Các đặc điểm tâm lý của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản vừa đủ của tài liệu tại đây ( 260.63 KB, 25 trang )

5. Các đặc điểm tâm lý của trẻ em có

hoàn cảnh khó khăn

Những niềm tin tự hủy hoại khớp với các loại sau đây :

• Những niềm tin “phải, buộc phải”: phải làm những điều người khác muốn trẻ

phải làm chứ không phải để đạt các nhu cầu của bản thân.

• Những niềm tin gây thảm họa: không đưa đến một khả năng lựa chọn nào cho tương

lai và không tránh khỏi khiến trẻ cảm thấy thất vọng chán nản ( Em không bao giờ học nữa)

• Những niềm tin “luôn luôn” và “không bao giờ”: Sự phóng đại sự

thật và khiến trẻ cảm thấy khó chịu vì có những lúc có điều tích cực xảy ra đều bị làm ngơ

hoặc phủ nhận. “Mọi người luôn luôn chỉ trích em”

• Những niềm tin không khoan dung người khác: niềm tin cho rằng

người khác vốn hư hèn, xấu xa hoặc ác ý, không làm điều đáng ra họ phải làm và không đạt

tới kỳ vọng của trẻ đưa đến những cảm nghĩ tiêu cực và làm hỏng các mối quan hệ.

• Những niềm tin đổ lỗi: kiếm cớ khước từ nhu cầu tự sửa đổi, và muốn ai khác phải

thay đổi.

• Những niềm tin nhận thức tiêu cực về bản thân: “Em khó ưa, em là

người xấu”, niềm tin bị loại

5. Các đặc điểm tâm lý của trẻ em có

hoàn cảnh khó khăn

5.2. Sự ứng phó với trầm cảm

• Trầm cảm được biểu lộ bằng trạng thái suy kém rõ ràng với sự

mất quan tâm hoặc vui thú trong các hoạt động bình thường

• Sự trầm cảm cũng có thể là kết quả của những ý nghĩa tiêu

cực. Những ý nghĩa này có thể bao gồm cái nhìn tiêu cực về

bản thân, những diễn dịch tiêu cực về các kinh nghiệm riêng

và những quan điểm tiêu cực về tương lai.

• Trẻ em ứng phó với chứng trầm cảm bằng rất nhiều cách. Một

số trẻ em có thể trốn chạy khỏi gia đình. Một số, đặc biệt là

các em trai, biểu lộ cảm nghĩ bằng những hành vi hướng

ngoại và có thể hành động quá khích. Các em gái thường biểu

lộ sự trầm cảm theo cách hướng nội, băn khoăn và/hoặc trở

nên lo lắng.

5. Các đặc điểm tâm lý của trẻ em có

hoàn cảnh khó khăn

• Trẻ em trải qua rối loạn

lo lắng có thể cho thấy

các triệu chứng nôn

nóng, bất an, phiền

muộn, mất ngủ, kém tập

trung, đi tiểu thường,

trạng thái kích động, trí

tuệ yếu, choáng váng,

căng cơ bắp hoặc dễ bị

mệt.

5. Các đặc điểm tâm lý của trẻ em có

hoàn cảnh khó khăn

5.3. Mặc cảm có tội, tự trách

mình : Trẻ hổ thẹn vì

những gì đã xảy đến cho

mình như bị cưỡng dâm,

bị làm nhục hoặc các em

tự trách mình vì đã không

tự bảo vệ được.

5.4. Giận dữ và có ác cảm :

Một số trẻ tức giận người

lớn vì bị bạc đãi hoặc

không được chăm sóc

thích đáng hoặc có thể do

các em cứ đinh ninh sẽ bị

phê bình hoặc trừng phạt.

5. Các đặc điểm tâm lý của trẻ em có

hoàn cảnh khó khăn

5.5. Hoài nghi, thiếu tin tưởng : Trẻ sống trong hoàn

cảnh khó khăn thường có đủ lý do để ngờ vực.

Những người lớn mà các em thường gặp thường có

vẻ xa cách với trẻ và không hiểu được những khó

khăn này.

5.6. Khó diễn tả cảm xúc bằng lời : Có thể do bị choáng

ngộp bởi chính tâm trạng của mình và muốn đè nén

những tâm trạng đó hoặc trẻ chưa bao giờ được

khuyến khích để tự nói về mình và không có đủ lời

để diễn tả tâm trạng.

5. Các đặc điểm tâm lý của trẻ em có

hoàn cảnh khó khăn

5.7. Không nói thật : Vì trẻ ước

mơ một hoàn cảnh khác,

tránh né những đề tài đau

thương, sợ bị hậu quả xấu,

trẻ cố gắng muốn lấy lòng

người lớn ( cố gắng nói ra

những điều hay hoặc

những điều mà người lớn

muốn nghe), cố ý nói dối để

tránh câu chuyện, không

muốn tiếp xúc với người

khác hoặc để gây sự chú ý

của người nghe.

6. Tâm trạng của trẻ trong

hoàn cảnh khó khăn.

Trẻ trong hoàn cảnh khó khăn thường biểu lộ các tâm trạng như

sau :

• Mất đi sự ham thích và sinh lực : Trẻ đau khổ, lo lắng hoặc sợ

sệt có thể ngồi yên một chổ suốt ngày, không ham thích một

hoạt động nào, mất hết cả sinh lực.

• Ít tập trung và nhiều bức rứt : Trẻ buồn, lo lắng thường khó

tập trung tư tưởng. Đôi khi căng thẳng quá, trẻ trở nên hết sức

năng động, bức rứt : chạy nhảy khắp nơi, không thể ngồi yên

và có thái độ gàn dỡ, dễ bị kích động.

• Hung hăng và phá phách : Trẻ dễ đâm ra hung hăng, phá

phách khi có cảm xúc mạnh. Vì không thể diễn tả tâm trạng

bằng lời nói, trẻ có thể đánh đập người khác khi chúng cảm

thấy căng thẳng, tức giận hoặc sợ hải. Trẻ bắt chước những

hành vi hung hăng vì trẻ đã từng là nạn nhân của những hành

vi bạo lực.

6. Tâm trạng của trẻ trong

hoàn cảnh khó khăn.

Không tin tưởng vào người lớn nếu trẻ đã từng bị

người lớn đối xử hung bạo. Tuy nhiên, những trẻ

mồ côi lại bám chặt lấy người lớn như sợ sẽ bị bỏ

rơi, có trẻ lại không muốn đem lòng thương mến ai.

Buồn bã và khó tính, rất dễ nổi cáu.

Trẻ không phải lúc nào cũng có thể nói về tâm

trạng của mình. Trẻ có thể vì quá bối rối hoặc sợ

hãi nên không xác định được tâm trạng của mình

hoặc không biết nói như thế nào để diễn tả tâm

trạng.

Source: https://vvc.vn
Category : Từ Thiện

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay