công ước vacsava và nội dung
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.27 KB, 30 trang )
VACSAVA
I. Khái quát về công ước vac-sa-va:
1. Hoàn cảnh ra đời:
Do tính chất quốc tế của hoạt động vận chuyển hàng không, nên từ rất sớm và cho
một thời gian rất dài người ta đã phải tạo ra một hệ thống các quy tắc thống nhất cho vận
chuyển hàng không quốc tế. Hệ thống này bao gồm rất nhiều điều ước quốc tế mà cứ cái
sau lại sửa đổi bổ sung cho cái trước, tập hợp các điều này, đặt trên cơ sở công ước Vac-
sa-va năm 1929, được gọi là hệ thống công ước Vac-sa-va.
Nằm trong hệ thống điều luật quốc tế về luật tư trong lĩnh vực hàng không dân sư,
công ước Vac-sa-va là một văn bản pháp luật quốc tế nhằm thống nhất xung đột điều
chỉnh các quan hệ phát sinh trong vận chuyển hàng không quốc tế.
Ban đầu mới chỉ có 23 quốc gia kết ước, đến nay đã có trên 140 quốc gia và lãnh thổ
ký kết và tham gia Công ước. Công ước chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc phát
triển ngành hàng không dân sự quốc tế. Việt Nam đã chính thức gia nhập công ước này
vào ngày 11-10-1982 và ngày 9-01-1983 Công ước đã có hiệu lực đối với Việt Nam.
2. Phạm vi, mục đích áp dụng:
2.1. Phạm vi:
Công ước Vac-sa-va áp dụng cho cả các hợp đồng vận chuyển, có đền bù và không
đền bù. Sự đền bù ở đây được tính cho cả việc trả tiền hoặc trả bằng lợi ích các vật chất
khác trực tiếp cho công việc vận chuyển.
Trong khoản 2, điều 2 Công ước Vac-sa-va có quy định là “Công ước này không
áp dụng đối với việc vận chuyển thực hiện theo những điều khoản bất kỳ Công ước về
bưu điện Quốc tế nào”. Công ước Vac-sa-va chỉ áp dụng cho việc vận chuyển hàng không
quốc tế hành khách, hành lý hoặc hàng hóa hoặc không trả công mà việc vận chuyển đó
do nhà nước hoặc các pháp nhân được thành lập một cách hợp pháp thực hiện ( khoản 1,
điều 2 của công ước).
Khoản 2, điều 1 của công ước đã đưa ra định nghĩa vận chuyển quốc tế có nghĩa là
bất kỳ một việc vận chuyển nào mà phụ thuộc vào hợp đồng của các bên, nơi khởi hành
và nơi đến, có hoặc không có gián đoạn trong vận chuyển hoặc chuyển tài được nằm
trong hoặc lãnh thổ của hai quốc gia kết ước hoặc lãnh thổ của một Quốc gia kết ước, nếu
có một nơi dừng thỏa thuận nằm trong lãnh thổ thuộc chủ quyền, quyền thống trị, ủy trị
hoặc sự ủy quyền của chính quyền khác, dù là chính quyền đó không tham gia Công ước.
Việc vận chuyển không có 1 nơi dừng thỏa thuận như vậy giữa những lãnh thổ thuộc chủ
quyền, quyền thống trị, ủy trị hoặc ủy quyền của cùng một quốc gia kết ước không được
coi là có tính chất quốc tế nhằm mục đích của Công ước này.
Không kể đến những bên tham gia hợp đồng vận chuyển hàng không quốc tế có
quốc tịch nước nào, cư trú hoạc có trụ sở kinh doanh chính ở đó, tầu bay được đăng ký ở
Quốc gia nào, hợp đồng được ký kết ở đâu, Công ước chỉ lưu ý đến nơi khởi hành, nơi
đến hoặc nơi dừng thỏa thuận mà căn cứ vào hợp đồng giữa các bên nằm trong lãnh thổ
của các quốc gia khác nhau. Tính chất quốc tế của vận chuyển được biểu hiện ở hai dạng
sau:
1. Nơi đi và nơi đến nằm trong lãnh thổ của hai Quốc gia kết ước.
2. Nơi đi và nơi đến nằm trong lãnh thổ của 1 Quốc gia kết ước, nếu có một nơi dừng thỏa
thuận (an agreed stopping place) nằm trong lãnh thổ chủ quyền, quyền thống trị, ủy trị
hoặc sự ủy quyền của chính khác của cùng một Quốc gia kết ước. Công ước đã không
tính đến việc có tính đến việc có gián đoạn trong vận chuyển hay chuyển tải.
Công ước Vac-sa-va có thể áp dụng cho một phạm vi rộng hơn nữa của việc vận
chuyển quốc tế theo tinh thần của Công ước, có nghĩa là nếu chúng ta phân tích dạng thứ
hai của vận chuyển quốc tế, chúng ta sẽ thấy như sau: giả định rằng quốc gia A được
quốc gia B ủy quyền trên lãnh thổ của mình theo tinh thần của khoản 2, điều 1 của Công
ước mà quốc gia B không tham gia công ước và nếu hành khách, hành lý hay hàng hóa đi
tầu bay của nước A từ A, có thỏa thuận dừng ở B rồi lại quay về A theo tầu bay của A,
trong trường hợp có xảy ra tổn thất, thì mọi trường hợp Công ước đều được áp dụng để
giải quyết việc bồi thường thiệt hại. Bởi, nếu xét toàn bộ Công ước một cách logic chúng
ta thấy rằng người bị tổn thất (hành khách, người gởi hàng hoặc những người khác) chỉ
được quyền kiện ra toàn án của một trong những Quốc gia kết ước hoặc là nơi người vận
chuyển có nơi thường trú hoặc có trụ sở kinh doanh chính hoặc là nơi kinh doanh mà ký
kết hợp đồng hoặc là nơi đến. Vì vậy việc vận chuyển mà có nơi khởi hành và nơi đến
nằm trên cùng lãnh thổ của một quốc gia kết ước và có nơi dừng thỏa thuận nằm trên
lãnh thổ của một quốc gia khác dù nó không tham gia công ước hoặc nó không thuộc chủ
quyền, quyền thống trị, ủy trị hay quyền hành của Quốc gia kia cũng phải được coi là
vận chuyển Quốc tế. Nghị định thư La Haye đã thay đổi định nghĩa vận chuyển hàng
không quốc tế như sau:
“Nhằm mục đích của công ước này, vận chuyển quốc tế có nghĩa là bất kỳ vận
chuyển nào mà phù hợp với sự thỏa thuận giữa các bên nơi khởi hành và nơi đến, có hoặc
không có gián đoạn trong vận chuyển hoặc chuyển tải nằm trong lãnh thổ hoặc của hai
quốc gia kết ước hoặc của một quốc gia kết ước nếu có một nơi dừng thỏa thuận trong
lãnh thổ của một quốc gia khác, dù là quốc gia đó không phải là một quốc gia kết ước.
Việc vận chuyển giữa hai điểm trong lãnh thổ của một quốc gia kết ước không có một nơi
dừng thỏa thuận trong lãnh thổ của một quốc gia khác thì khổng phải là vận chuyển quốc
tế nhằm mục đích của Công ước này”.
Để làm rõ thêm định nghĩa vận chuyển quốc tế nói trên, người ta thường phân biệt
giữa vận chuyển quốc tế và chuyến bay quốc tế. Có một số người tỏ ra nhầm lẫn cho rằng
nếu tầu bay đang vận chuyển cứ bay qua lãnh thổ của một quốc gia khác thì cũng coi tầu
bay đó thực hiện việc vận chuyển quốc tế. Điều đó chỉ đúng nếu khi sự thỏa thuận giữa
hành khách hoặc người gửi hàng với người vận chuyển là tầu bay có dừng lại tại lãnh thổ
của quốc gia bay qua. Ví dụ một tầu bay của Mỹ bay từ phần chính của lãnh thổ Mỹ đến
Alaska qua Canada nhằm vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa, tầu bay đó bao
giờ cũng được coi là tầu bay thực hiện chuyến bay quốc tế, nhưng trong việc vận chuyển
thì có hai trường hợp khác nhau:
Một là, nếu theo thỏa thuận của hành khách hay người gửi hàng, không có một nơi
dừng nào trên lãnh thổ Canada, thì việc vận chuyển mà tầu bay đó thực hiện được coi là
vận chuyển nội địa.
Hai là, nếu theo thỏa thuận có một nơi dừng trên lãnh thổ Canada thì việc vận
chuyển đó được coi là vận chuyển quốc tế.
Công ước Vacsava được áp dụng cho cả việc vận chuyển quốc tế do nhiều người
vận chuyển hàng không liên tiếp đảm nhận, nếu các bên tham gia hợp đồng coi đó là khai
thác đơn hoặc nó được chấp nhận dưới dạng một hợp đồng hoặc một loạt hợp đồng về nó
không mất đi tính chất quốc tế bởi một hợp đồng hay nhiều hợp đồng được thực hiện
hoàn toàn trong lónh thổ của một Quốc gia kết ước.
2.2. Mục đích:
Thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo đảm các lợi ích của người tiêu dùng trong
vận tải hàng không quốc tế và các yêu cầu cho việc bồi thường thỏa đáng trên cơ sở
nguyên tắc bồi thường tổn thất.
Khẳng định lại mong muốn đối với sự phát triển có trật tự của các hoạt động vận tải hàng
không quốc tế và sự di chuyển thuận lợi của hành khách, hành lí và hàng hoá phù hợp với
các nguyên tắc và mục đích của Công ước về Hàng không Dân dụng Quốc tế.
Được thuyết phục rằng hành động tập thể của các Quốc gia để hài hoà hoá và nhất thể
hoá hơn nữa các quy định liên quan hoạt động vận tải hàng không quốc tế thông qua một
Công ước mới là cách thức phù hợp nhất để đạt được sự cân bằng hợp lí của các lợi ích.
3. Khái quát nội dung Vacsava:
Công ước Warsaw là công ước quốc tế về trách nhiệm bồi thường trong vận tải
quốc tế của hóng hàng khụng đối với con người, hành lý và hàng hóa.
Công ước được ký tại Warsaw, Ba Lan ngày 12 tháng 10 năm 1929;
Năm 1955, công ước được sửa đổi tại Hague, Hà Lan gọi là Nghị định thư Hague
1955;
Năm 1975, công ước được sửa đổi tại Montreal, Canada gọi là Nghị định thư
Montreal 1975.
Ba văn bản này khác nhau về mức giới hạn bồi thường trong đó Công ước Warsaw
có mức thấp nhất (Vietnam Airlines vẫn áp dụng mức này). Các quốc gia, cỏc hóng hàng
không tự lựa chọn giữa 3 văn bản này để đưa vào điều kiện chuyên chở, cung cấp dịch vụ
hàng không.
Công ước Warsaw quy định như sau:
Người chuyên chở phải phát hành vé hành khách.
Người chuyên chở phải phát hành phiếu hành lý cho hành lý ký gửi.
Trách nhiệm bồi thường tối thiểu của người chuyên chở là:
16.600 SDR (Quyền rút vốn đặc biệt) đối với thương tổn về người.
17 SDR/kg hàng lý ký gửi hoặc hàng hóa.
332 SDR đối với hành lý xách tay.
Giới hạn bồi thường này có giá trị trong trường hợp người chuyên chở không đưa
ra mức trách nhiệm được chấp nhận (cao hơn). Những thỏa thuận về mức bồi
thường thấp hơn là không có giá trị và vô hiệu.
Tại thời điểm ngày 1 tháng 4 năm 2007, tỷ giá quy đổi là:
1 SDR = 1,135 EUR = 1,51 USD.
Công ước Montreal 1999 sẽ thay thế hệ thống Công ước Warsaw ngay khi nó được
tất cả các nước phê chuẩn. Song, cho đến nay, vẫn còn sự chắp vá của luật lệ hàng
không quốc tế bởi các quốc gia ủng hộ các công ước, nghị định thư theo từng
nhóm khác nhau và thậm chí có nước không tuân thủ một công ước, nghị định thư
nào.
II. Các điều khoản Công ước Vacsava trong vận chuyển hàng hóa hàng không:
1. Quy định của Công ước Vacsava về vận đơn hàng không:
1.1. Vận đơn hàng không:
• Khái niệm: Vận đơn hàng không (Airwaybill-AWB) là chức từ vận chuyển hàng
hoá và bằng chức của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hoá bằng máy
bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển
• Chức năng:
Là bằng chức của một hợp đòng vận tải đã được ký kết giữa người chuyên
chở và người gửi hàng
Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng
Là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng
không
Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hoá
Là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên
chở hàng hoá
• Phân loại:
Căn cứ vào người phát hành, gồm có: Vận đơn của hãng hàng không và
Vận đơn trung lập
Căn cứ vào việc gom hàng, gồm có: Vận đơn chủ và Vận đơn của người
gom hàng
• Nội dung của vận đơn hàng không:
Nội dung mặt trước vận đơn
Mặt trước của vận đơn bao gồm các cột mục để trống để người lập vận đơn
điền những thông tin cần thiết khi lập vận đơn. Theo mẫu tiêu chuẩn của
IATA, những cột mục đó là:
+ Số vận đơn (AWB number)
+ Sân bay xuất phát (Airport of departure)
+ Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn (issuing carrier?s name and
address)
+ Tham chiếu tới các bản gốc ( Reference to originals)
+ Tham chiếu tới các điều kiện của hợp đồng ( Reference to conditions of
contract)
+ Người chủ hàng (Shipper)
+ Người nhận hàng (Consignee)
+ Ðại lý của người chuyên chở (Issuing carrier’s agent)
+ Tuyến đường (Routine)
+ Thông tin thanh toán (Accounting information)
+ Tiền tệ (Currency)
+ Mã thanh toán cước (Charges codes)
+Cước phí và chi phí (Charges)
+ Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for carriage)
+ Giá trị khai báo hải quan (Declare value for customs)
+ Số tiền bảo hiểm (Amount of insurance)
+Thông tin làm hàng (Handing information)
+ Số kiện (Number of pieces)
+ Các chi phí khác (Other charges)
+ Cước và chi phí trả trước (Prepaid)
+ Cước và chi phí trả sau (Collect)
+ Ô ký xác nhận của người gửi hàng ( Shipper of certification box)
+ Ô dành cho người chuyên chở (Carrier of excution box)
+ Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến (For carrier of use only at
destination)
+ Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở
(Collect charges in destination currency, for carrier of use only).
Nội dung mặt sau vận đơn
Trong bộ vận đơn gồm nhiều bản, chỉ có ba bản gốc và một số bản copy có
những quy định về vận chuyển ở mặt sau.
Mặt hai của vận đơn hàng không bao gồm hai nội dung chính:
*Thông báo liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở : Tại mục
này, người chuyên chở thông báo số tiền lớn nhất mà họ phải bồi thường
trong trường hợp hàng hoá bị tổn thất trong quá trình chuyên chở, tức là
thông báo giới hạn trách nhiệm của mình. Giới han trách nhiêm của người
chuyên chở được quy định ở đây là giới hạn được quy định trong các công
ước, quy tắc quốc tế hoặc luật quốc gia về hàng không dân dụng.
* Các điều kiện hợp đồng : Nội dung này bao gồm nhiều điều khoản khác
nhau liên quan đến vận chuyển lô hàng được ghi ở mặt trước. Các nội dung
đó thường là:
+ Các định nghĩa, như định nghĩa về người chuyên chở, định nghĩa về công
ước Vac-sa-va 1929, định nghĩa về vận chuyển, điểm dừng thoả thuận
+ Thời hạn trách nhiệm chuyên chở của người chuyên chở hàng không
+ Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở hàng không
+ Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở hàng không
+ Cước phí của hàng hoá chuyên chở
+ Trọng lượng tính cước của hàng hoá chuyên chở
+Thời hạn thông báo tổn thất
+ Thời hạn khiếu nại người chuyên chở
+ Luật áp dụng.
• Trách nhiệm lập vận đơn: Theo điều 5 và 6 công ước Vacsava thì người gửi hàng
có trách nhiệm lập vận đơn
• Phân phối vận đơn:
• Khi phát hành vận đơn cho một lô hàng, người ta phát hành vận đơn gồm nhiều
bản khác nhau. Bộ vận đơn có thể gồm từ 8 đến 14 bản, thông thường là 9 bản, trong
đó bao giờ cũng gồm ba bản gốc, hay còn gọi là các bản chính (orginal), còn lại là các
bản phụ (copy), được đánh số từ 4 đến 14. Vận đơn được phân phối như sau:
• Bản gốc số 3 dành cho người gửi hàng, dùng để làm bằng chứng của việc người
chuyên chở đã nhận hàng để chở và làm bằng chứng của hợp đồng chuyên chở. Bản
này có chữ ký của cả người chuyên chở và người gửi hàng.
• Bản số 9, dành đại lý, bản này được người đại lý hay người chuyên chở phát
hành giữ lại.
Bản gốc số 1, dành cho người chuyên chở, màu xanh lá cây, được người chuyên
chở phát hành vận đơn giữ lại nhằm mục đích thanh toán và để dùng làm bằng
chứng của hợp đồng vận chuyển. Bản này có chữ ký của người gửi hàng.
Bản gốc số 2, dành cho người nhận hàg, màu hồng, được gửi cùng lô hàng tới
nơi đến cuối cùng và giao cho người nhận khi giao hàng.
Bản số 4, là biên lai giao hàng, có sẵn ở nơi đến cuối cùng. Bản này có chữ ký
của người nhận hàng và được người chuyên chở cuối cùng giữ lại để làm biên lai
giao hàng và làm bằng chứng là người chuyên chở đã hoàn thành hợp đồng chuyên
chở.
Bản số 5, dành cho sân bay đến, có sẵn ở sân bay đến.
Bản số 6, dành cho người chuyên chở thứ 3, dùng khi hàng được chuyên chở tại
sân bay thứ 3.
Bản số 7, dành cho người chuyên chở thứ 2, dùng khi hàng được chuyển tải tại
sân bay thứ 2.
Bản số 8, dành cho người chuyên chở thứ 1, được bộ phận chuyển hàng hoá của
người chuyên chở đầu tiên giữ lại khi làm hàng.
Bản số 10 đến 14, là những bản chỉ dùng cho chuyên chở khi cần thiết
1.2. Quy định của công ước Vacsava về vận đơn hàng không:
Theo công ước Vacsava 1929, các quy định về vận đơn hàng không bao gồm 12
điều, từ điều 5 đến điều 16:
Điều 5.
1. Mỗi người vận chuyển hàng hóa có quyền yêu cầu người gửi hàng lập và giao cho
mình một chứng từ gọi là “không vận đơn”; mỗi người gửi hàng có quyền yêu cầu người
vận chuyển chấp nhận chứng từ này.
2. Việc thiếu, không hợp quy cách và mất không vận đơn không ảnh hưởng đến sự tồn
tại, hoặc giá trị của hợp đồng vận chuyển phụ thuộc vào các quy định của Điều 9, tuy
nhiên còn bị các quy tắc của Công ước này điều chỉnh.
Điều 6.
1. Người gửi hàng phải lập ba bộ không vận đơn và giao không vận đơn cùng với hàng
hóa.
2. Bộ thứ nhất ghi “giành cho người vận chuyển” và do người gửi hành lý. Bộ thứ hai ghi
“giành cho người nhận hàng” do người gửi hàng và người vận chuyển cùng ký và gửi
kèm theo hàng hóa. Bộ thứ ba do người vận chuyển ký và người vận chuyển trao cho
người gửi hàng sau khi nhận hàng.
3. Người vận chuyển ký vào lúc nhận hàng.
4. Chữ ký của người vận chuyển có thể được đóng dấu; chữ ký của người gửi hàng có thể
đánh máy hoặc đóng dấu.
5. Theo yêu cầu của người gửi hàng, nếu người vận chuyển lập không vận đơn, thì người
vận chuyển được coi là đã thay mặt người gửi hàng làm như vậy, trừ khi có chứng minh
ngược lại.
Điều 7.
Người vận chuyển hàng hóa có quyền yêu cầu người gửi hàng lập không vận đơn riêng
khi có hai kiện hàng trở lên.
Điều 8.
Không vận đơn bao gồm những chi tiết sau:
a. Nơi và ngày lập;
b. Nơi đi và nơi đến;
c. Các nơi dùng thỏa thuận, với điều kiện người vận chuyển có thể bảo lưu quyền thay
đổi các nơi dùng trong trường hợp cần thiết và nếu người vận chuyển thực hiện quyền đó,
thì việc thay đổi nơi dừng không ảnh hưởng đến việc tước bỏ tính chất quốc tế của vận
chuyển;
d. Tên và địa chỉ của người gửi hàng;
e. Tên và địa chỉ của người vận chuyển thứ nhất;
f. Tên và địa chỉ của người nhận hàng nếu có yêu cầu như vậy;
g. Bản chất của hàng hóa;
h. Số lượng và phương thức đóng gói và ký mã hiệu chi tiết hoặc số của các kiện hàng;
i. Trọng lượng, số lượng và khối lượng hoặc kích thước hàng hóa;
j. Điều kiện bên ngoài của hàng hóa và hình thức đóng gói;
k. Nếu đã thoả thuận, thì cước phí, ngày và nơi thanh toán và người thanh toán;
l. Nếu hàng được gửi thanh toán vào lúc giao hàng, thì giá hàng và nếu trường hợp có yêu
cầu chi phí phải trả.
m. Giá trị kê khai theo Điều 22 (2);
n. Số bộ không vận đơn;
o. Các chứng từ đưa cho người vận chuyển kèm theo không vận đơn;
p. Thời gian ấn định hoàn thành việc vận chuyển và tóm tắt hành trình nếu vấn đề này đã
được thỏa thuận;
q. Lời tuyên bố rằng việc vận chuyển thường lệ thuộc vào những quy tắc liên quan tới
trách nhiệm mà Công ước này lập nên.
Điều 9.
Nếu người vận chuyển nhận hàng không có không vận đơn đã được lập hoặc nếu không
vận đơn không ghi mọi chi tiết nêu từ điểm (a) đến (i) và (p) của Điều 8 thì người vận
chuyển sẽ không được quyền vận dụng những quy định này của Công ước này để loại bỏ
hoặc hạn chế trách nhiệm của mình.
Điều 10.
1. Người gửi hàng chịu trách nhiệm về sự chính xác của các chi tiết và các lời khai liên
quan đến hàng hóa mà người đó điền vào vận đơn.
2. Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại mà người vận chuyển hoặc bất
kỳ người nào khác phải gánh chịu do khai không hợp quy cách, sai hoặc không đầy đủ
mọi chi tiết và các lời khai.
Điều 11.
1. Vận đơn hàng không là bằng chứng hiển nhiên của việc ký kết hợp đồng về việc tiếp
nhận hàng hóa và các điều kiện vận chuyển.
2. Những lời khai trong không vận đơn liên quan đến trọng lượng, kích thước và bao gói
hàng hóa, cũng như chi tiết liên quan tới số kiện là bằng chứng hiển nhiên của các sự thật
đã kê khai; những chi tiết liên quan đến số lượng, khối lượng và điều kiện hàng hóa
không tạo nên bằng chứng để kiện người vận chuyển trừ khi những chi tiết trên đã được
ghi trong không vận đơn và đã được người vận chuyển với sự chứng kiến của người gửi
hàng kiểm tra hoặc các chi tiết đó liên quan đến điều kiện rõ ràng của hàng hóa.
Điều 12.
1. Phụ thuộc vào trách nhiệm của mình thực hiện mọi nghĩa vụ theo hợp đồng vận
chuyển, người gửi hàng có quyền định đoạt hàng hóa bằng cách lấy hàng lại tại cảng
hàng không đi hoặc đến, hoặc yêu cầu giao tại nơi đến hoặc trong hành trình cho một
người khác người nhận có tên trong vận đơn, hoặc bằng cách yêu cầu vận chuyển chở lại
cảng hàng không khởi hành. Người gửi hàng không được quyền định đoạt hàng hóa theo
cách trên khi gây tổn hại tới người vận chuyển hoặc người gửi hàng khác và người gửi
hàng phải thanh toán mọi chi phí khi thực hiện quyền này.
2. Nếu không thể thực hiện các mệnh lệnh trên của người gửi hàng, thì người vận chuyển
phải thông báo ngay lập tức cho người gửi hàng biết.
3. Nếu người vận chuyển tuân theo lệnh của người gửi hàng định đoạt hàng hóa mà
không yêu cầu xuất trình bộ không vận đơn đã trao cho người gửi hàng, thì người vận
chuyển phải chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại có thể xảy ra trong khi thi hành mệnh lệnh
đối với bất kỳ người nào có quyền sở hữu hợp pháp bộ không vận đơn đó, điều này
không tổn hại đến quyền đòi lại từ người gửi hàng.
4. Quyền giành cho người gửi hàng bị đình chỉ vào lúc quyền của người nhận hàng bắt
đầu theo Điều 13 dưới đây. Tuy nhiên, nếu người nhận hàng từ chối nhận không vận đơn
hoặc hàng hóa, nếu người vận chuyển không thể liên lạc được với người nhận hàng, thì
người gửi hàng tiếp tục quyền định đoạt hàng hóa.
Điều 13.
1. Trừ những trường hợp nói tại Điều trên, khi hàng hóa tới địa điểm đến, người nhận
hàng được quyền yêu cầu người vận chuyển trao cho mình không vận đơn và hàng hóa,
đồng thời thanh toán các khoản lệ phí và tuân theo các điều kiện vận chuyển ghi trong
vận đơn.
2. Trừ khi có thỏa thuận khác, người vận chuyển có nhiệm vụ thông báo cho người nhận
hàng ngay sau khi hàng tới.
3. Nếu người vận chuyển thừa nhận mất hàng hoặc nếu hàng hóa không tới sau bảy ngày
kể từ ngày lẽ ra hàng phải tới thì người nhận hàng được quyền khởi kiện người vận
chuyển theo hợp đồng vận chuyển.
Điều 14.
Người gửi hàng và người nhận hàng có thể thực hiện tương ứng tất cả các quyền nêu tại
các Điều 12 và 13 bằng tên của chính mình hoặc hành động cho quyền lợi của chính
mình hoặc cho quyền lợi của người khác, miễn là thực hiện nghĩa vụ mà hợp đồng đã xác
định.
Điều 15.
1. Các Điều 12, 13 và 14 không ảnh hưởng đến quan hệ của người gửi hàng và người
nhận hàng với nhau hoặc những quan hệ với người thứ ba mà quyền lợi của họ bắt nguồn
hoặc từ người gửi hàng hoặc từ người nhận hàng.
2. Những quy định của các Điều 12, 13 và 14 chỉ có thể thay đổi bằng cách quy định
trong không vận đơn.
Điều 16.
1. Người gửi hàng phải cung cấp tin tức và gửi kèm theo không vận đơn những chứng từ
cần thiết để đáp ứng các thủ tục hải quan, thuế nhập cảnh hoặc cảnh sát trước khi hàng có
thể được giao cho người nhận hàng. Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm với người vận
chuyển về mọi thiệt hại do việc thiếu, không đầy đủ hoặc không hợp quy cách của bất kỳ
thông tin hoặc chứng từ nào trừ khi thiệt hại là do lỗi của người vận chuyển và đại lý của
họ.
2. Người vận chuyển không có nghĩa vụ thẩm tra việc đúng hoặc đủ các thông tin hoặc
chứng từ như vậy.
2. Trách nhiệm của người chuyên chở hàng không đối với hàng hóa theo công
ước Vacsava 1929:
Theo công ước Vacsava, trách nhiệm của người chuyên chở hàng hóa được quy
định từ điều 17 đến điều 30:
Điều 17.
Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra trong trường hợp hành khách
chết và bị thương hoặc bất kỳ thương tích về thân thể nào của hành khách, nếu tai nạn
gây ra thiệt hại ở trên tầu bay hoặc trong quá trình hoạt động xếp tải và dỡ tải.
Điều 18.
1. Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra trong trường hợp mất mát,
thiếu hụt, hư hỏng hành lý hoặc hàng hóa ký gửi, nếu sự việc gây thiệt hại xảy ra trong
quá trình vận chuyển bằng tầu bay.
2. Việc vận chuyển bằng tầu bay trong phạm vi nghĩa vụ của khoản trên bao gồm giai
đoạn mà hành lý hoặc hàng hóa nằm trong sự bảo quản của người vận chuyển cho dù ở
trong cảng hàng không hoặc là ở trong tầu bay, hoặc trong trường hợp hạ cánh ngoài cảng
hàng không, sân bay, thì ở bất kể nơi nào.
3. Giai đoạn vận chuyển bằng tầu bay không mở rộng tới bất kỳ việc vận chuyển nào
bằng đường bộ, đường biển hoặc đường sông tiến hành ngoài cảnh hàng không. Tuy
nhiên, nếu việc vận chuyển như vậy xảy ra trong khi thực hiện hợp đồng vận chuyển
bằng tầu bay nhằm mục đích lấy hàng, giao hàng hoặc chuyển tải, thiệt hại được coi là
kết quả của sự kiện xảy ra trong quá trình vận chuyển bằng tầu bay, trừ khi có chứng
minh ngược lại.
Điều 19.
Người vận chuyển chịu trách nhiệm về thiệt hại do sự chậm trễ xảy ra trong quá trình vận
chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa.
Điều 20.
1. Người vận chuyển không chịu trách nhiệm, nếu phía vận chuyển chứng minh được
rằng mình và đại lý của mình đã áp dụng mọi biện pháp để tránh thiệt hại hoặc đã không
thể áp dụng các biện pháp như vậy.
2. Trong vận chuyển hàng hóa và hành lý, người vận chuyển không chịu trách nhiệm, nếu
chứng minh được rằng thiệt hại xảy ra do lỗi trong việc lái tầu bay trong việc chỉ huy tầu
bay hoặc trong không vận và trong mọi phương diện khác mà phía vận chuyển và đại lý
của họ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để tránh thiệt hại.
Điều 21.
Nếu người vận chuyển chứng minh được rằng thiệt hại do lỗi của người bị tổn thương
gây ra hoặc góp phần gây ra thì toà án có thể miễn cho người vận chuyển toàn bộ hoặc
một phần trách nhiệm, phù hợp với những quy định của luật toà án.
Điều 22.
1. Trong vận chuyển hành khách trách nhiệm của người vận chuyển đối với mỗi hành
khách được giới hạn một khoản 125.000 Franc phù hợp với luật toà án mà vụ kiện được
thụ lý, thiệt hại được quyết định thanh toán bằng hình thức trả theo định kỳ, giá trị tiền
tương ứng của việc thanh toán nêu trên không được vượt quá 125.000 Franc. Tuy nhiên,
do hợp đồng đặc biệt, người vận chuyển và hành khách có thể thỏa thuận giới hạn trách
nhiệm cao hơn.
2. Trong việc vận chuyển hành lý ký gửi và hàng hóa, trách nhiệm của người vận chuyển
được giới hạn ở một khoản 250 Franc cho mỗi một kilôgam, trừ khi người gửi hàng công
bố giá trị vào lúc giao hàng cho người vận chuyển và trả một khoản tiền bổ sung nếu có
yêu cầu như vậy. Trong trường hợp đó, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm trả một
khoản tiền không vượt quá giá trị đã công bố, trừ khi người vận chuyển chứng minh được
rằng khoản tiền bồi thường đó lớn hơn giá trị thực tế của hành lý người gửi giao hàng.
3. Đối với các đồ vật mà hành khách tự bảo quản, thì trách nhiệm của người vận chuyển
được giới hạn 5000 Franc cho mỗi hành khách.
4. Các khoản tiền đề cập ở trên được coi là đồng Franc Pháp chứa 62 miligram vàng
900/1000. Những khoản tiền này có thể được chuyển ra bất kỳ tiền tệ quốc gia nào và
làm tròn số.
Điều 23.
Bất kỳ quy định nào nhằm giảm bớt trách nhiệm của người vận chuyển hoặc ấn định thấp
hơn trách nhiệm mà đã quy định trong Công ước này đều vô hiệu và không có giá trị,
nhưng việc vô hiệu của bất kỳ quy định nào như vậy không kéo theo sự vô hiệu của toàn
bộ hợp đồng mà vẫn còn phụ thuộc vào những quy định của Công ước này.
Điều 24.
1. Trong những trường hợp quy định trong các Điều 18 và 19, bất kỳ việc kiện nào về
thiệt hại, dù căn cứ vào đâu, chỉ có thể đưa ra toà phụ thuộc vào những điều kiện và giới
hạn quy định trong Công ước này.
2. Trong những trường hợp Điều 17 xác định, những quy định của khoản trên cũng được
áp dụng, không phương hại tới vấn đề ai là người có quyền kiện và những quyền tương
ứng của họ là gì.
Điều 25.
1. Người vận chuyển không được vận dụng những quy định của Công ước này mà loại bỏ
hoặc hạn chế trách nhiệm của mình. Nếu thiệt hại bị gây ra do lỗi cố ý hoặc do sơ suất
của người vận chuyển mà theo luật toà án thụ lý vụ kiện này sơ suất đó được coi như
tương đương với lỗi cố ý.
2. Tương tự như vậy, người vận chuyển không được quyền vận dụng những quy định nói
trên, nếu thiệt hại gây ra trong cùng trường hợp do bất kỳ đại lý nào của người vận
chuyển hành động trong phạm vi nhiệm vụ của anh ta.
Điều 26.
1. Việc người được quyền giao hành lý hoặc hàng hóa nhận hàng mà không khiếu nại gì
sẽ là bằng chứng rõ ràng rằng hàng hóa hoặc hành lý đã được giao trong điều kiện tốt và
phù hợp với chứng từ vận chuyển.
2. Trong trường hợp thiệt hại, người được quyền nhận hàng phải khiếu nại với người vận
chuyển ngay sau khi đã phát hiện ra thiệt hại và muộn nhất trong vòng ba ngày kể từ
ngày nhận đối với hành lý và bảy ngày kể từ ngày nhận đối với hàng hóa. Trong trường
hợp chậm trễ đơn khiếu nại phải làm muộn nhất là trong vòng mười bốn ngày kể từ ngày
mà hành lý hoặc hàng hóa lẽ ra phải được đặt dưới sự định đoạt của người nhận.
3. Mỗi đơn khiếu nại phải được lập thành văn bản đúng với chứng từ vận chuyển hoặc
bằng thông báo riêng bằng văn bản gửi trong thời gian nói trên.
4. Nếu không khiếu nại vào những thời gian nêu trên, thì không khởi kiện nào đối với
người vận chuyển được coi là hợp pháp, trừ trường hợp người vận chuyển gian lận.
Điều 27.
Trong trường hợp người có trách nhiệm bồi thường chết, thì việc khởi kiện đòi bồi
thường thiệt hại được pháp luật chấp nhận theo những điều kiện của Công ước này chống
lại những người đại diện hợp pháp tài sản của người đó.
Điều 28.
1. Theo sự lựa chọn của nguyên đơn, việc khởi kiện về thiệt hại phải được tiến hành tại
lãnh thổ của một trong các bên ký kết hoặc là trước tòa án có nơi ở cố định của người vận
chuyển, hoặc nơi có trụ sở kinh doanh chính của người vận chuyển đó hoặc nơi người
vận chuyển có cơ sở kinh doanh mà hợp đồng được ký kết hoặc trước toà án nơi đến.
2. Những vấn đề về thủ tục tố tụng do luật toà án thụ lý vụ kiện điều chỉnh.
Điều 29.
1. Quyền về thiệt hại bị hủy bỏ, nếu việc khởi kiện không được thực hiện trong vòng hai
năm kể từ ngày tầu bay đến điểm đến hoặc từ ngày mà lẽ ra tầu bay phải đến hoặc kể từ
ngày việc vận chuyển chấm dứt.
2. Phương pháp tính thời gian giới hạn được xác định theo luật toà án mà thụ lý vụ kiện.
Điều 30.
1. Trong trường hợp việc vận chuyển do nhiều người vận chuyển khác nhau liên tiếp đảm
nhận và không nằm trong phạm vi định nghĩa nói tại khoản 3, Điều 1, thì mỗi người vận
chuyển nhận hành khách, hành lý hoặc hàng hóa phải theo những quy tắc được thiết lập
trong Công ước này và được coi là một trong các bên của hợp đồng vận chuyển trong
chừng mực hợp đồng có quan hệ tới chặng vận chuyển được thực hiện dưới sự giám sát
của mình.
2. Trong trường hợp vận chuyển theo cách này, hành khách hoặc người đại diện của họ
chỉ có thể khởi kiện người vận chuyển thực hiện việc vận chuyển mà tai nạn hoặc chậm
trễ xảy ra, trừ trường hợp mà, bởi sự thỏa thuận rõ ràng, người vận chuyển thứ nhất đảm
nhận trách nhiệm cho toàn bộ hành trình.
3. Đối với hành lý hoặc hàng hóa, hành khách hoặc người gửi hàng có quyền khởi kiện
nhà vận chuyển thứ nhất, và khởi kiện người vận chuyển cuối cùng, hơn nữa mỗi người
có thể khởi kiện người vận chuyển đã thực hiện việc vận chuyển mà mất mát, thiếu hụt,
hư hỏng hoặc chậm trễ xảy ra. Những người vận chuyển này phải liên đới chịu trách
nhiệm đối với hành khách hoặc người gửi hàng hoặc người nhận hàng.
2.1. Thời hạn trách nhiệm:
Thời hạn trách nhiệm là điều khoản quy định trách nhiệm của người chuyên chở
về mặt thời gian và không gian đối với hàng hoá .Theo công ước Vác-sa-va, người
chuyên chở phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá trong quá trình vận chuyển bằng máy
bay.
Vận chuyển bằng máy bay bao gồm giai đoạn mà hàng hoá nằm trong sự bảo quản
của người chuyên chở hàng không ở cảng hàng không, ở trong máy bay, hoặc ở bất cứ
nơi nào nếu máy bay phải hạ cánh ngoài cảng hàng không .
Vận chuyển bằng máy bay không mở rộng tới bất kỳ việc vận chuyển nào bằng
đường bộ, đường biển hoặc đường sông tiến hành ngoài cảng hàng không. Tuy nhiên,
nếu việc vận chuyển như vậy xảy ra trong khi thực hiện hợp đồng vận chuyển bằng máy
bay nhằm mục đích lấy hàng, giao hoặc chuyển tải hàng thì thiệt hại được coi là kết quả
của sự kiện xảy ra trong quá trình vận chuyển bằng máy bay.
2.2. Cơ sở trách nhiệm:
Theo công ước Vac-sa-va 1929, người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về thiệt hại
trong trường hợp mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hoá trong quá trình vận chuyển hàng
không. Người chuyên chở cũng phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra do chậm trong
quá trình vận chuyển hàng hoá bằng máy bay .
Tuy nhiên, người chuyên chở không phải chịu trách nhiệm nếu anh ta chứng minh
được rằng anh ta và đại lý của anh ta đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để tránh thiệt hại
hoặc đã không thể áp dụng được những biện pháp như vậy trong khả năng của mình.
Người chuyên chở cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu anh ta chứng minh
được rằng thiệt hại xảy ra do lỗi trong việc hoa tiêu, chỉ huy hoặc vận hành máy bay hoặc
trong mọi phương tiện khác mà anh ta và đại lý của anh ta đã áp dụng mọi biện pháp cần
thiết nhưng thiệt hại vẫn xảy ra .
Như vậy theo công ước Vác-sa-va, người chuyên chở hàng không phải chịu trách
nhiệm bồi thường trong hai trường hợp sau : hàng hoá bị mất mát hư hại và hàng hoá bị
giao chậm trong thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở .
Nhưng, theo công ước thì người chuyên chở được hưởng miễn trách nhiệm không
phải bồi thường khi tổn thất của hàng hoá là do lỗi trong việc hoa tiêu, chỉ huy vận hành
máy bay hoặc trong trường hợp người chuyên chở hay người thay mặt họ cố gắng hết sức
trong khả năng có thể nhưng tổn thất về hàng hoá vẫn xảy ra.
2.3. Giới hạn trách nhiệm:
Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở là điều khoản quy định số tiền lớn
nhất mà người chuyên chở phải bồi thường cho một đơn vị hàng hoá trong trường hợp
tính chất và trị giá không được kê khai trên vận đơn hàng không.
Theo công ước Vác-sa-va 1929, trách nhiệm của người chuyên chở được giới hạn
ở một khoản 250 Franc/kg trừ phi người gửi hàng đã có tờ kê khai đặc biệt trị giá ở nơi
giao hàng, vào lúc hàng hoá được giao cho người chuyên chở và một khoản phí bổ sung
nếu người chuyên chở yêu cầu.
Trong trường hợp trị giá hàng hoá đã được kê khai trên vận đơn thì giới hạn trách
nhiệm của người chuyên chở là trị giá kê khai trên vận đơn .
Nếu trị giá hàng hoá mà người gửi hàng kê khai trên vận đơn lớn hơn giá trị thực
tế của hàng hoá lúc giao hàng thì người chuyên chở chỉ phải bồi thường tới giá trị của
hàng hoá lúc giao hàng nếu họ chứng minh được như vậy .
Ðồng Franc nói ở đây là đồng Franc Pháp có hàm lượng vàng là 65,5 mg vàng, độ
tinh khiết 900/1000 Khoản tiền này có thể đổi ra bất kỳ đồng tiền quốc gia nào theo số
tròn .
Trong trường hợp người chuyên chở cố ý gây tổn thất cho hàng hoá thì họ không
được hưởng giới hạn trách nhiệm nói trên.
3. Những sửa đổi, bổ sung Công ước Vacsava về trách nhiệm của người chuyên
chở:
• Nghị định thư Hague 1955:
Theo nghị định thư Hague 1955 thì người chuyên chở không được miễn trách đối
với những tổn thất về hàng hoá do lỗi trong việc hoa tiêu, chỉ huy và điều hành máy bay.
Nhưng theo Hague thì người chuyên chở được miễn tránh nhiệm khi mất mát, hư hại
hàng hoá là do kết quả của nội tỳ, ẩn tỳ và phẩm chất của hàng hoá chuyên chở (Mục
XII, nghị định thư Hague).
• Công ước Guadalazara 1961: Công ước Guadalazara 1961 đã đề cập đến trách
nhiệm của người chuyên chở theo hợp đồng và người chuyên chở thực sự mà
Công ước Vác-sa-va chưa đề cập tới:
– Theo Công ước Guadalazara thì người chuyên chở theo hợp đồng là người ký
một hợp đồng vận chuyển được điều chỉnh bằng Công ước Vac-sa-va 1929 với
người gửi hàng hay với người thay mặt người gửi hàng (mục I, khoản b ).
– Người chuyên chở thực sự là một người khác, không phải là người chuyên chở
theo hợp đồng, thực hiện toàn bộ hay một phần hợp đồng vận chuyển (mục I
khoản c ).
– Công ước Guadalazara quy định rằng, cả người chuyên chở thực sự và người
chuyên chở theo hợp đồng đều phải chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng.
Nhưng khi bao gồm cả vận chuyển kế tiếp thì người chuyên chở theo hợp đồng
có trách nhiệm đối với toàn bộ quá trình vận tải, người chuyên chở thực sự chỉ
có trách nhiệm đối với phần thực hiện của anh ta.
– Khi khiếu nại, người nhận hàng có thể lựa chọn khiếu nại từng người chuyên
chở thực sự hoặc khiếu nại người chuyên chở theo hợp đồng.
• Nghị định thư Guatemala 1971: Nghị định thư Guatemala 1971 đã quy dịnh chi
tiết hơn cách tính trọng lượng hàng hoá để xét bồi thường:
– Theo nghị định thư Guatemala, trong trường hợp hàng hoá bị mất mát, hư hại
hoặc giao chậm một phần thì trọng lượng được xem xét để tính số tiền mà
người chuyên chở phải chịu trách nhiệm bồi thường là trọng lượng của một
hay nhiều kiện bị tổn thất.
– Nhưng nếu phần hàng hoá bị mất mát, hư hại hay giao chậm lại ảnh hưởng đến
giá trị của kiện khác ghi trong cùng một vận đơn hàng không thì toàn bộ trọng
lượng của một kiện hay nhiều kiện khác ấy cùng dược xem xét và giới hạn
trách nhiệm của người chuyên chở (mục VIII, khoản 2b). Ðiều này không được
quy định trong Công ước Vác-sa-va cũng như nghị định thư và công ước trước
nghị định thư Guatemala.
• Các nghị định thư Montreal 1975, số 1,2,3,4 : Các nghị định thư Montreal 1975,
số 1,2,3,4 quy định một số điểm khác sau đây:
– Giới hạn trách nhiệm được thể hiện bằng đồng SDR chứ không phải đồng
Franc như công ước Vác-sa-va 1929. Giới hạn trách nhiệm của người chuyên
chở theo nghị định thư số 1 đối với hàng hoá là 17SDR/kg.
– Với những nước không phải thành viên của Quỹ tiền tệ quốc tế thì có thể đổi
đồng SDR ra tiền tệ quốc gia khi bồi thường. Néu luật quốc gia không cho
phép như vậy thì có thể sử dụng giới hạn trách nhiệm là 250 Făng vàng/kg như
đã nói ở trên.
– Tăng thêm những miễn trách sau đây cho người chuyên chở hàng không khi
hàng hoá mất mát, hư hại do:
+ Thiếu sót trong đóng gói hàng hoá do người chuyên chở, người phục vụ
hay người đại lý của họ thực hiện.
+ Hành động chiến tranh hoặc xung đột vũ trang.
+ Hành động do chính quyền nhân dân thực hiện có liên quan đến xuất
nhập khẩu quá cảnh.
4. Khiếu nại và kiện tụng người chuyên chở hàng không:
4.1. Khiếu nại:
Khiếu nại là việc làm cần thiết và quan trọng của người đi nhận hàng khi hàng hoá
bị tổn thất và giao chậm trong quá trình vận chuyển. Khiếu nại mở đường cho việc kiện
tụng sau này.
Muốn khiếu nại có hiệu quả thì việc khiếu nại phải tiến hành đúng thủ tục và thời hạn.
Ðiều 26, công ước Vác-sa-va quy định như sau “Việc nhận hàng mà không có
khiếu nại gì của người nhận hàng là bằng chứng đầu tiên rằng hàng hoá và hành lý đã
được giao trong điều kiện tốt và phù hợp với chứng từ vận chuyển”.
Trong trường hợp thiệt hại, người được quyền nhận hàng phải khiếu nại người vận
chuyển ngay lập tức sau khi đã phát hiện ra thiệt hại và chậm nhất là 7 ngày sau ngày
nhận hàng.
Trường hợp chậm chễ đơn khiếu nại phải chậm nhất trong vòng 7 ngày kể từ ngày
nhận hàng hoặc phải làm chậm nhất trong vòng 14 ngày kể từ ngày hàng hoá lẽ ra phải
đặt dưới quyền định đoạt của người nhận hàng.
Mỗi đơn khiếu nại phải được lập thành văn bản đúng với chứng từ vận chuyển
hoặc bằng thông báo riêng gửi trong thời gian nói trên.
Không khiếu nại vào trong thời gian nói trên thì không việc khởi kiện nào được
coi là hợp pháp chống lại người vận chuyển trừ khi họ gian lận.
Theo nghị định thư Hague 1955, thời gian khiếu nại người chuyên chở về tổn thất
hàng hoá và giao chậm theo Công ước Vac-sa-va 1929 là 7 ngày và 14 ngày được nâng
lên là 14 đến 21 ngày kể từ ngày nhận hàng.
4.2. Thời hạn khiếu nại:
Theo công ước Vac-sa-va, quyền đòi thiệt hại bị huỷ bỏ, nếu việc khởi kiện không
được thực hiện trong vòng 2 năm kể từ ngày máy bay đến địa điểm đến hoặc kể từ ngày
lẽ ra máy bay phải đến hoặc kể tù ngày vận chuyển chấm dứt (điều 29, khoản 1, công ước
Vac-xa-va 1929).
4.3. Đối tượng khiếu nại:
Hành trình hàng không có thể có nhiều người chuyên chở khác nhau, trong trường hợp
này, người nhận hàng, người gửi hàng có khiếu nại những người chuyên chở sau đây:
• Người chuyên chở đầu tiên
• Người chuyên chở cuối cùng
• Người chuyên chở mà đoạn chuyển chở của họ hàng hoá bị tổn thất.
4.4. Nơi kiện tụng:
Do tính quốc tế của vận tải hàng không, người đi kiện và bị kiện có thể ở những
nước khác nhau. Vì vậy khi đi kiện phải xác định nơi kiện phù hợp.
Theo công ước Vac-sa-va 1929 thì tuỳ sự lựa chon của nguyên đơn, thì việc khởi
kiện có thể được tiến hành tại:
• Toà án của một trong các bên ký công ước, hoặc
• Toà án, nơi ở cố định của người vận chuyển, hoặc
• Nơi có trụ sở kinh doanh chính của người vận chuyển, hoặc
• Nơi người vận chuyển có trụ sở mà hợp đồng được ký, hoặc toà án có thẩm quyền
tại nơi hàng đến.
Những vấn đề về thủ tục tố tụng do toà án thụ lý vụ kiện điều chỉnh.
III. Liên hệ trách nhiệm của người chuyên chở hàng không Việt Nam.
1. Thời hạn trách nhiệm.
Điều 160. Bồi thường thiệt hại đối với hành khách
Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hành khách
chết hoặc bị thương do tai nạn xảy ra trong tàu bay, trong thời gian người vận chuyển đưa
hành khách lên tàu bay hoặc rời tàu bay.
2. Cơ sở trách nhiệm:
Trách nhiệm:
+ Chịu trách nhiệm đối với mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hoá, hành lý ký gửi trong
qúa trình chuyên chở hàng hoá.
+ Chịu trách nhiệm đối với tổn thất thiệt hại do chậm giao.
Điều 161. Bồi thường thiệt hại đối với hàng hoá, hành lý
1. Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng
hàng hoá, hành lý ký gửi do sự kiện xảy ra từ thời điểm người gửi hàng, hành khách giao
hàng hoá, hành lý ký gửi cho người vận chuyển đến thời điểm người vận chuyển trả hàng
hoá, hành lý ký gửi cho người có quyền nhận; đối với vận chuyển hàng hoá, thời gian
trên không bao gồm quá trình vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc
đường thuỷ nội địa được thực hiện ngoài cảng hàng không, sân bay.
2. Trường hợp xảy ra mất mát, thiếu hụt hoặc hư hỏng hành lý xách tay, người vận
chuyển chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu người vận chuyển có lỗi gây ra thiệt hại.
Trường hợp hàng hoá, hành lý đã được bồi thường nhưng sau đó hàng hoá, hành lý lại
đến địa điểm đến thì người nhận hàng, hành khách vẫn có quyền nhận số hàng hoá, hành
lý đó và hoàn trả số tiền bồi thường đã nhận cho người vận chuyển.
3. Trường hợp hàng hoá đã được người vận chuyển hàng không tiếp nhận thì bất kỳ thiệt
hại nào cũng được coi là kết quả của sự kiện xảy ra khi vận chuyển bằng đường hàng
không mà không phụ thuộc vào phương thức vận chuyển thực tế, trừ trường hợp người
vận chuyển chứng minh được thiệt hại xảy ra trong giai đoạn vận chuyển bằng đường
biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy nội địa. Trường hợp người vận chuyển thay
thế một phần hoặc toàn bộ việc vận chuyển bằng đường hàng không bằng phương thức
vận chuyển khác mà không được sự đồng ý của người gửi hàng thì việc vận chuyển bằng
phương thức khác đó được coi là vận chuyển bằng đường hàng không.
4. Người vận chuyển phải hoàn trả cho người gửi hàng, hành khách cước phí vận chuyển
đối với số hàng hoá, hành lý ký gửi bị thiệt hại
Điều 162. Mức bồi thường thiệt hại hàng hoá, hành lý
1. Mức bồi thường của người vận chuyển đối với mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hoá,
hành lý được tính như sau:
a) Theo thoả thuận giữa các bên, nhưng không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế;
b) Theo mức giá trị đã kê khai của việc nhận hàng hoá, hành lý ký gửi tại địa điểm đến.
Trường hợp người vận chuyển chứng minh được giá trị đã kê khai cao hơn giá trị thực tế
thì mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế;
c) Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hàng hoá, hành lý ký gửi không kê khai giá trị;
d) Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hành lý xách tay.
2. Trong trường hợp hàng hoá, hành lý ký gửi không kê khai giá trị mà bị mất mát, thiếu
hụt, hư hỏng và không xác định được giá trị thiệt hại thực tế thì mức bồi thường của
người vận chuyển được tính đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định
tại Điều 166 của Luật này.
Điều 164. Bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm
1. Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra do vận chuyển chậm, trừ
trường hợp chứng minh được mình, nhân viên và đại lý của mình không thể áp dụng hoặc
đã áp dụng mọi biện pháp để tránh thiệt hại nhưng thiệt hại vẫn xảy ra.
2. Việc bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm không vượt quá mức giới hạn trách
nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 166 của Luật này.
Miễn, giảm trách nhiệm:
Do bản chất tự nhiên, khuyết tật vốn có (nội tì, ẩn tì của hàng hoá)
Do hành động bắt giữ, cưỡng chế của cơ quan Nhà nước/toà án .
Do xung đột vũ trang hay chiến tranh.
Do lỗi của người gửi hàng, người nhận hàng, người áp tải hàng.
Điều 165. Miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Trong trường hợp chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên có quyền yêu cầu
bồi thường thiệt hại, người vận chuyển được miễn một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm bồi
thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Trong trường hợp chứng minh được thiệt hại đối với tính mạng, sức khoẻ của hành
khách xảy ra do lỗi của hành khách, người vận chuyển được miễn một phần hoặc toàn bộ
trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của hành khách; người vận
chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khoẻ của
hành khách nếu thiệt hại đó hoàn toàn do tình trạng sức khoẻ của hành khách gây ra.
3. Người vận chuyển được miễn một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm bồi thường đối với
hàng hoá, hành lý ký gửi bị thiệt hại một cách tương ứng trong các trường hợp sau đây:
a) Do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hoá, hành lý ký gửi;
b) Do quyết định của Tòa án hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hoá,
hành lý ký gửi;
c) Do xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang;
d) Do lỗi của người gửi, người nhận hàng hóa, hành lý ký gửi hoặc do lỗi của người áp
tải được người gửi hàng hoặc người nhận hàng cử đi kèm hàng hoá.
3. Giới hạn trách nhiệm
Đối với việc vận chuyển không áp dụng Công ước Vác sa va hoặc Công ước
Montreal, giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển sẽ không thấp hơn giới hạn bằng
tiền trên một kg hàng hoá trong bảng giá hoặc điều kiện vận chuyển của người vận
chuyển đối với hàng hóa mất mát, hư hại hoặc chậm trễ, với điều kiện không áp dụng
giới hạn trách nhiệm thấp hơn 17 SDR một kilôgram đối với việc vận chuyển đi/đến Mỹ
Khoản tiền lớn nhất người chuyên chở phải bồi thường cho chủ hàng trên 1 kg hàng
hoá bị mất mát, hư hỏng.
Nếu hàng hoá có kê khai giá trị trên vận đơn (Declared value): bồi thường theo giá trị
kê khai
Nếu người chuyên chở chứng minh được rằng giá trị thực tế nhỏ hơn giá trị kê khai:
bồi thường theo giá trị thực tế
Nếu hàng hoá không kê khai giá trị trên vận đơn (Non declared value): sử dụng giới
hạn trách nhiệm của người vận chuyển
Nếu không xác định được giá trị thiệt hại thực tế: sử dụng giới hạn trách nhiệm của
người vận chuyển
Mức bồi thường thiệt hại không vượt quá giới hạn trách nhiệm dân sự
Đối với việc vận chuyển không áp dụng Công ước Vác sa va hoặc Công ước
Montreal, theo các quy định trong điều kiện vận chuyển chung và giá cước áp dụng,
người vận chuyển phải cho phép người gửi tăng giới hạn trách nhiệm bằng cách kê khai
giá trị vận chuyển cao hơn và trả thêm cước phí nếu được yêu cầu.
Trong trường hợp mất mát, hư hại hoặc chậm trễ một phần của lô hàng, trọng lượng
xác định giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển chỉ là trọng lượng của kiện hàng
hoặc những kiện hàng liên quan.
hoặc sự chuyển nhượng ủy quyền của chính quyền sở tại khác, dù là chính quyền sở tại đó không tham gia Công ước. Việc luân chuyển không có 1 nơi dừng thỏa thuận hợp tác như vậy giữa những chủ quyền lãnh thổ thuộc chủquyền, quyền thống trị, ủy trị hoặc ủy quyền của cùng một vương quốc kết ước không đượccoi là có đặc thù quốc tế nhằm mục đích mục tiêu của Công ước này. Không kể đến những bên tham gia hợp đồng luân chuyển hàng không quốc tế cóquốc tịch nước nào, cư trú hoạc có trụ sở kinh doanh thương mại chính ở đó, tầu bay được ĐK ởQuốc gia nào, hợp đồng được ký kết ở đâu, Công ước chỉ quan tâm đến nơi khởi hành, nơiđến hoặc nơi dừng thỏa thuận hợp tác mà địa thế căn cứ vào hợp đồng giữa những bên nằm trong lãnh thổcủa những vương quốc khác nhau. Tính chất quốc tế của luân chuyển được biểu lộ ở hai dạngsau : 1. Nơi đi và nơi đến nằm trong chủ quyền lãnh thổ của hai Quốc gia kết ước. 2. Nơi đi và nơi đến nằm trong chủ quyền lãnh thổ của 1 Quốc gia kết ước, nếu có một nơi dừng thỏathuận ( an agreed stopping place ) nằm trong chủ quyền lãnh thổ chủ quyền lãnh thổ, quyền thống trị, ủy trịhoặc sự chuyển nhượng ủy quyền của chính khác của cùng một Quốc gia kết ước. Công ước đã khôngtính đến việc có tính đến việc có gián đoạn trong luân chuyển hay chuyển tải. Công ước Vac-sa-va hoàn toàn có thể vận dụng cho một khoanh vùng phạm vi rộng không chỉ có vậy của việc vậnchuyển quốc tế theo niềm tin của Công ước, có nghĩa là nếu tất cả chúng ta nghiên cứu và phân tích dạng thứhai của luân chuyển quốc tế, tất cả chúng ta sẽ thấy như sau : giả định rằng vương quốc A đượcquốc gia B ủy quyền trên chủ quyền lãnh thổ của mình theo ý thức của khoản 2, điều 1 của Côngước mà vương quốc B không tham gia công ước và nếu hành khách, tư trang hay sản phẩm & hàng hóa đitầu bay của nước A từ A, có thỏa thuận hợp tác dừng ở B rồi lại quay về A theo tầu bay của A, trong trường hợp có xảy ra tổn thất, thì mọi trường hợp Công ước đều được vận dụng đểgiải quyết việc bồi thường thiệt hại. Bởi, nếu xét hàng loạt Công ước một cách logic chúngta thấy rằng người bị tổn thất ( hành khách, người gởi hàng hoặc những người khác ) chỉđược quyền kiện ra toàn án của một trong những Quốc gia kết ước hoặc là nơi người vậnchuyển có nơi thường trú hoặc có trụ sở kinh doanh thương mại chính hoặc là nơi kinh doanh thương mại mà kýkết hợp đồng hoặc là nơi đến. Vì vậy việc luân chuyển mà có nơi khởi hành và nơi đếnnằm trên cùng chủ quyền lãnh thổ của một vương quốc kết ước và có nơi dừng thỏa thuận hợp tác nằm trênlãnh thổ của một vương quốc khác dù nó không tham gia công ước hoặc nó không thuộc chủquyền, quyền thống trị, ủy trị hay quyền hành của Quốc gia kia cũng phải được coi làvận chuyển Quốc tế. Nghị định thư La Haye đã biến hóa định nghĩa luân chuyển hàngkhông quốc tế như sau : “ Nhằm mục tiêu của công ước này, luân chuyển quốc tế có nghĩa là bất kể vậnchuyển nào mà tương thích với sự thỏa thuận hợp tác giữa những bên nơi khởi hành và nơi đến, có hoặckhông có gián đoạn trong luân chuyển hoặc chuyển tải nằm trong chủ quyền lãnh thổ hoặc của haiquốc gia kết ước hoặc của một vương quốc kết ước nếu có một nơi dừng thỏa thuận hợp tác tronglãnh thổ của một vương quốc khác, dù là vương quốc đó không phải là một vương quốc kết ước. Việc luân chuyển giữa hai điểm trong chủ quyền lãnh thổ của một vương quốc kết ước không có một nơidừng thỏa thuận hợp tác trong chủ quyền lãnh thổ của một vương quốc khác thì khổng phải là luân chuyển quốctế nhằm mục đích mục tiêu của Công ước này ”. Để làm rõ thêm định nghĩa luân chuyển quốc tế nói trên, người ta thường phân biệtgiữa luân chuyển quốc tế và chuyến bay quốc tế. Có một số ít người tỏ ra nhầm lẫn cho rằngnếu tầu bay đang luân chuyển cứ bay qua chủ quyền lãnh thổ của một vương quốc khác thì cũng coi tầubay đó thực thi việc luân chuyển quốc tế. Điều đó chỉ đúng nếu khi sự thỏa thuận hợp tác giữahành khách hoặc người gửi hàng với người luân chuyển là tầu bay có dừng lại tại lãnh thổcủa vương quốc bay qua. Ví dụ một tầu bay của Mỹ bay từ phần chính của chủ quyền lãnh thổ Mỹ đếnAlaska qua Canada nhằm mục đích luân chuyển hành khách, tư trang và sản phẩm & hàng hóa, tầu bay đó baogiờ cũng được coi là tầu bay thực thi chuyến bay quốc tế, nhưng trong việc vận chuyểnthì có hai trường hợp khác nhau : Một là, nếu theo thỏa thuận hợp tác của hành khách hay người gửi hàng, không có một nơidừng nào trên chủ quyền lãnh thổ Canada, thì việc luân chuyển mà tầu bay đó thực thi được coi làvận chuyển trong nước. Hai là, nếu theo thỏa thuận hợp tác có một nơi dừng trên chủ quyền lãnh thổ Canada thì việc vậnchuyển đó được coi là luân chuyển quốc tế. Công ước Vacsava được vận dụng cho cả việc luân chuyển quốc tế do nhiều ngườivận chuyển hàng không liên tục đảm nhiệm, nếu những bên tham gia hợp đồng coi đó là khaithác đơn hoặc nó được gật đầu dưới dạng một hợp đồng hoặc một loạt hợp đồng về nókhông mất đi đặc thù quốc tế bởi một hợp đồng hay nhiều hợp đồng được thực hiệnhoàn toàn trong lónh thổ của một Quốc gia kết ước. 2.2. Mục đích : Thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ những quyền lợi của người tiêu dùng trongvận tải hàng không quốc tế và những nhu yếu cho việc bồi thường thỏa đáng trên cơ sởnguyên tắc bồi thường tổn thất. Khẳng định lại mong ước so với sự tăng trưởng có trật tự của những hoạt động giải trí vận tải đường bộ hàngkhông quốc tế và sự chuyển dời thuận tiện của hành khách, hành lí và hàng hoá tương thích vớicác nguyên tắc và mục tiêu của Công ước về Hàng không Dân dụng Quốc tế. Được thuyết phục rằng hành vi tập thể của những Quốc gia để hài hoà hoá và nhất thểhoá hơn nữa những pháp luật tương quan hoạt động giải trí vận tải đường bộ hàng không quốc tế trải qua mộtCông ước mới là phương pháp tương thích nhất để đạt được sự cân đối phải chăng của những quyền lợi. 3. Khái quát nội dung Vacsava : Công ước Warsaw là công ước quốc tế về nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường trong vận tảiquốc tế của hóng hàng khụng so với con người, tư trang và sản phẩm & hàng hóa. Công ước được ký tại Warsaw, Ba Lan ngày 12 tháng 10 năm 1929 ; Năm 1955, công ước được sửa đổi tại Hague, Hà Lan gọi là Nghị định thư Hague1955 ; Năm 1975, công ước được sửa đổi tại Montreal, Canada gọi là Nghị định thưMontreal 1975. Ba văn bản này khác nhau về mức số lượng giới hạn bồi thường trong đó Công ước Warsawcó mức thấp nhất ( Vietnam Airlines vẫn vận dụng mức này ). Các vương quốc, cỏc hóng hàngkhông tự lựa chọn giữa 3 văn bản này để đưa vào điều kiện kèm theo chuyên chở, cung ứng dịch vụhàng không. Công ước Warsaw pháp luật như sau : Người chuyên chở phải phát hành vé hành khách. Người chuyên chở phải phát hành phiếu tư trang cho tư trang ký gửi. Trách nhiệm bồi thường tối thiểu của người chuyên chở là : 16.600 SDR ( Quyền rút vốn đặc biệt quan trọng ) so với thương tổn về người. 17 SDR / kg hàng lý ký gửi hoặc sản phẩm & hàng hóa. 332 SDR so với tư trang xách tay. Giới hạn bồi thường này có giá trị trong trường hợp người chuyên chở không đưara mức nghĩa vụ và trách nhiệm được gật đầu ( cao hơn ). Những thỏa thuận hợp tác về mức bồithường thấp hơn là không có giá trị và vô hiệu. Tại thời gian ngày 1 tháng 4 năm 2007, tỷ giá quy đổi là : 1 SDR = 1,135 EUR = 1,51 USD.Công ước Montreal 1999 sẽ sửa chữa thay thế mạng lưới hệ thống Công ước Warsaw ngay khi nó đượctất cả những nước phê chuẩn. Song, cho đến nay, vẫn còn sự chắp vá của luật lệ hàngkhông quốc tế bởi những vương quốc ủng hộ những công ước, nghị định thư theo từngnhóm khác nhau và thậm chí còn có nước không tuân thủ một công ước, nghị định thưnào. II. Các pháp luật Công ước Vacsava trong luân chuyển sản phẩm & hàng hóa hàng không : 1. Quy định của Công ước Vacsava về vận đơn hàng không : 1.1. Vận đơn hàng không : • Khái niệm : Vận đơn hàng không ( Airwaybill-AWB ) là chức từ luân chuyển hànghoá và bằng chức của việc ký kết hợp đồng và luân chuyển hàng hoá bằng máybay, về điều kiện kèm theo của hợp đồng và việc đã đảm nhiệm hàng hoá để luân chuyển • Chức năng : Là bằng chức của một hợp đòng vận tải đường bộ đã được ký kết giữa người chuyênchở và người gửi hàng Là dẫn chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng Là giấy ghi nhận bảo hiểm hàng hoá luân chuyển bằng đường hàngkhông Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hoá Là hướng dẫn cho nhân viên cấp dưới hàng không trong quy trình ship hàng chuyênchở hàng hoá • Phân loại : Căn cứ vào người phát hành, gồm có : Vận đơn của hãng hàng không vàVận đơn trung lập Căn cứ vào việc gom hàng, gồm có : Vận đơn chủ và Vận đơn của ngườigom hàng • Nội dung của vận đơn hàng không : Nội dung mặt trước vận đơnMặt trước của vận đơn gồm có những cột mục để trống để người lập vận đơnđiền những thông tin thiết yếu khi lập vận đơn. Theo mẫu tiêu chuẩn củaIATA, những cột mục đó là : + Số vận đơn ( AWB number ) + Sân bay xuất phát ( Airport of departure ) + Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn ( issuing carrier ? s name andaddress ) + Tham chiếu tới những bản gốc ( Reference to originals ) + Tham chiếu tới những điều kiện kèm theo của hợp đồng ( Reference to conditions ofcontract ) + Người chủ hàng ( Shipper ) + Người nhận hàng ( Consignee ) + Ðại lý của người chuyên chở ( Issuing carrier’s agent ) + Tuyến đường ( Routine ) + tin tức giao dịch thanh toán ( Accounting information ) + Tiền tệ ( Currency ) + Mã giao dịch thanh toán cước ( Charges codes ) + Cước phí và ngân sách ( Charges ) + Giá trị kê khai luân chuyển ( Declare value for carriage ) + Giá trị khai báo hải quan ( Declare value for customs ) + Số tiền bảo hiểm ( Amount of insurance ) + tin tức làm hàng ( Handing information ) + Số kiện ( Number of pieces ) + Các ngân sách khác ( Other charges ) + Cước và ngân sách trả trước ( Prepaid ) + Cước và ngân sách trả sau ( Collect ) + Ô ký xác nhận của người gửi hàng ( Shipper of certification box ) + Ô dành cho người chuyên chở ( Carrier of excution box ) + Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến ( For carrier of use only atdestination ) + Cước trả sau bằng đồng xu tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở ( Collect charges in destination currency, for carrier of use only ). Nội dung mặt sau vận đơnTrong bộ vận đơn gồm nhiều bản, chỉ có ba bản gốc và một số ít bản copy cónhững pháp luật về luân chuyển ở mặt sau. Mặt hai của vận đơn hàng không gồm có hai nội dung chính : * Thông báo tương quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở : Tại mụcnày, người chuyên chở thông tin số tiền lớn nhất mà họ phải bồi thườngtrong trường hợp hàng hoá bị tổn thất trong quy trình chuyên chở, tức làthông báo giới hạn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Giới han trách nhiêm của ngườichuyên chở được pháp luật ở đây là số lượng giới hạn được lao lý trong những côngước, quy tắc quốc tế hoặc luật vương quốc về hàng không gia dụng. * Các điều kiện kèm theo hợp đồng : Nội dung này gồm có nhiều lao lý khácnhau tương quan đến luân chuyển lô hàng được ghi ở mặt trước. Các nội dungđó thường là : + Các định nghĩa, như định nghĩa về người chuyên chở, định nghĩa về côngước Vac-sa-va 1929, định nghĩa về luân chuyển, điểm dừng thoả thuận + Thời hạn nghĩa vụ và trách nhiệm chuyên chở của người chuyên chở hàng không + Cơ sở nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở hàng không + Giới hạn nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở hàng không + Cước phí của hàng hoá chuyên chở + Trọng lượng tính cước của hàng hoá chuyên chở + Thời hạn thông tin tổn thất + Thời hạn khiếu nại người chuyên chở + Luật vận dụng. • Trách nhiệm lập vận đơn : Theo điều 5 và 6 công ước Vacsava thì người gửi hàngcó nghĩa vụ và trách nhiệm lập vận đơn • Phân phối vận đơn : • Khi phát hành vận đơn cho một lô hàng, người ta phát hành vận đơn gồm nhiềubản khác nhau. Bộ vận đơn hoàn toàn có thể gồm từ 8 đến 14 bản, thường thì là 9 bản, trongđó khi nào cũng gồm ba bản gốc, hay còn gọi là những bản chính ( orginal ), còn lại là cácbản phụ ( copy ), được đánh số từ 4 đến 14. Vận đơn được phân phối như sau : • Bản gốc số 3 dành cho người gửi hàng, dùng để làm vật chứng của việc ngườichuyên chở đã nhận hàng để chở và làm dẫn chứng của hợp đồng chuyên chở. Bảnnày có chữ ký của cả người chuyên chở và người gửi hàng. • Bản số 9, dành đại lý, bản này được người đại lý hay người chuyên chở pháthành giữ lại. Bản gốc số 1, dành cho người chuyên chở, màu xanh lá cây, được người chuyênchở phát hành vận đơn giữ lại nhằm mục đích mục tiêu thanh toán giao dịch và để dùng làm bằngchứng của hợp đồng luân chuyển. Bản này có chữ ký của người gửi hàng. Bản gốc số 2, dành cho người nhận hàg, màu hồng, được gửi cùng lô hàng tớinơi đến ở đầu cuối và giao cho người nhận khi giao hàng. Bản số 4, là biên lai giao hàng, có sẵn ở nơi đến sau cuối. Bản này có chữ kýcủa người nhận hàng và được người chuyên chở sau cuối giữ lại để làm biên laigiao hàng và làm dẫn chứng là người chuyên chở đã triển khai xong hợp đồng chuyênchở. Bản số 5, dành cho trường bay đến, có sẵn ở trường bay đến. Bản số 6, dành cho người chuyên chở thứ 3, dùng khi hàng được chuyên chở tạisân bay thứ 3. Bản số 7, dành cho người chuyên chở thứ 2, dùng khi hàng được chuyển tải tạisân bay thứ 2. Bản số 8, dành cho người chuyên chở thứ 1, được bộ phận chuyển hàng hoá củangười chuyên chở tiên phong giữ lại khi làm hàng. Bản số 10 đến 14, là những bản chỉ dùng cho chuyên chở khi cần thiết1. 2. Quy định của công ước Vacsava về vận đơn hàng không : Theo công ước Vacsava 1929, những pháp luật về vận đơn hàng không gồm có 12 điều, từ điều 5 đến điều 16 : Điều 5.1. Mỗi người luân chuyển sản phẩm & hàng hóa có quyền nhu yếu người gửi hàng lập và giao chomình một chứng từ gọi là “ không vận đơn ” ; mỗi người gửi hàng có quyền nhu yếu ngườivận chuyển đồng ý chứng từ này. 2. Việc thiếu, không hợp quy cách và mất không vận đơn không tác động ảnh hưởng đến sự tồntại, hoặc giá trị của hợp đồng luân chuyển nhờ vào vào những lao lý của Điều 9, tuynhiên còn bị những quy tắc của Công ước này kiểm soát và điều chỉnh. Điều 6.1. Người gửi hàng phải lập ba bộ không vận đơn và giao không vận đơn cùng với hànghóa. 2. Bộ thứ nhất ghi “ giành cho người luân chuyển ” và do người gửi tư trang. Bộ thứ hai ghi “ giành cho người nhận hàng ” do người gửi hàng và người luân chuyển cùng ký và gửikèm theo sản phẩm & hàng hóa. Bộ thứ ba do người luân chuyển ký và người luân chuyển trao chongười gửi hàng sau khi nhận hàng. 3. Người luân chuyển ký vào lúc nhận hàng. 4. Chữ ký của người luân chuyển hoàn toàn có thể được đóng dấu ; chữ ký của người gửi hàng có thểđánh máy hoặc đóng dấu. 5. Theo nhu yếu của người gửi hàng, nếu người luân chuyển lập không vận đơn, thì ngườivận chuyển được coi là đã đại diện thay mặt người gửi hàng làm như vậy, trừ khi có chứng minhngược lại. Điều 7. Người luân chuyển sản phẩm & hàng hóa có quyền nhu yếu người gửi hàng lập không vận đơn riêngkhi có hai kiện hàng trở lên. Điều 8. Không vận đơn gồm có những cụ thể sau : a. Nơi và ngày lập ; b. Nơi đi và nơi đến ; c. Các nơi dùng thỏa thuận hợp tác, với điều kiện kèm theo người luân chuyển hoàn toàn có thể bảo lưu quyền thayđổi những nơi dùng trong trường hợp thiết yếu và nếu người luân chuyển triển khai quyền đó, thì việc biến hóa nơi dừng không tác động ảnh hưởng đến việc tước bỏ đặc thù quốc tế của vậnchuyển ; d. Tên và địa chỉ của người gửi hàng ; e. Tên và địa chỉ của người luân chuyển thứ nhất ; f. Tên và địa chỉ của người nhận hàng nếu có nhu yếu như vậy ; g. Bản chất của sản phẩm & hàng hóa ; h. Số lượng và phương pháp đóng gói và ký mã hiệu chi tiết cụ thể hoặc số của những kiện hàng ; i. Trọng lượng, số lượng và khối lượng hoặc size sản phẩm & hàng hóa ; j. Điều kiện bên ngoài của sản phẩm & hàng hóa và hình thức đóng gói ; k. Nếu đã thoả thuận, thì cước phí, ngày và nơi thanh toán giao dịch và người giao dịch thanh toán ; l. Nếu hàng được gửi giao dịch thanh toán vào lúc giao hàng, thì giá hàng và nếu trường hợp có yêucầu ngân sách phải trả. m. Giá trị kê khai theo Điều 22 ( 2 ) ; n. Số bộ không vận đơn ; o. Các chứng từ đưa cho người luân chuyển kèm theo không vận đơn ; p. Thời gian ấn định hoàn thành xong việc luân chuyển và tóm tắt hành trình dài nếu yếu tố này đãđược thỏa thuận hợp tác ; q. Lời công bố rằng việc luân chuyển thường lệ thuộc vào những quy tắc tương quan tớitrách nhiệm mà Công ước này lập nên. Điều 9. Nếu người luân chuyển nhận hàng không có không vận đơn đã được lập hoặc nếu khôngvận đơn không ghi mọi chi tiết cụ thể nêu từ điểm ( a ) đến ( i ) và ( p ) của Điều 8 thì người vậnchuyển sẽ không được quyền vận dụng những lao lý này của Công ước này để loại bỏhoặc hạn chế nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Điều 10.1. Người gửi hàng chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về sự đúng mực của những cụ thể và những lời khai liênquan đến sản phẩm & hàng hóa mà người đó điền vào vận đơn. 2. Người gửi hàng phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về mọi thiệt hại mà người luân chuyển hoặc bấtkỳ người nào khác phải gánh chịu do khai không hợp quy cách, sai hoặc không đầy đủmọi cụ thể và những lời khai. Điều 11.1. Vận đơn hàng không là vật chứng hiển nhiên của việc ký kết hợp đồng về việc tiếpnhận sản phẩm & hàng hóa và những điều kiện kèm theo luân chuyển. 2. Những lời khai trong không vận đơn tương quan đến khối lượng, size và bao góihàng hóa, cũng như chi tiết cụ thể tương quan tới số kiện là dẫn chứng hiển nhiên của những sự thậtđã kê khai ; những chi tiết cụ thể tương quan đến số lượng, khối lượng và điều kiện kèm theo hàng hóakhông tạo nên vật chứng để kiện người luân chuyển trừ khi những cụ thể trên đã đượcghi trong không vận đơn và đã được người luân chuyển với sự tận mắt chứng kiến của người gửihàng kiểm tra hoặc những chi tiết cụ thể đó tương quan đến điều kiện kèm theo rõ ràng của sản phẩm & hàng hóa. Điều 12.1. Phụ thuộc vào nghĩa vụ và trách nhiệm của mình thực thi mọi nghĩa vụ và trách nhiệm theo hợp đồng vậnchuyển, người gửi hàng có quyền định đoạt sản phẩm & hàng hóa bằng cách lấy hàng lại tại cảnghàng không đi hoặc đến, hoặc nhu yếu giao tại nơi đến hoặc trong hành trình dài cho mộtngười khác người nhận có tên trong vận đơn, hoặc bằng cách nhu yếu luân chuyển chở lạicảng hàng không khởi hành. Người gửi hàng không được quyền định đoạt sản phẩm & hàng hóa theocách trên khi gây tổn hại tới người luân chuyển hoặc người gửi hàng khác và người gửihàng phải giao dịch thanh toán mọi ngân sách khi triển khai quyền này. 2. Nếu không hề thực thi những mệnh lệnh trên của người gửi hàng, thì người vận chuyểnphải thông tin ngay lập tức cho người gửi hàng biết. 3. Nếu người luân chuyển tuân theo lệnh của người gửi hàng định đoạt sản phẩm & hàng hóa màkhông nhu yếu xuất trình bộ không vận đơn đã trao cho người gửi hàng, thì người vậnchuyển phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về mọi thiệt hại hoàn toàn có thể xảy ra trong khi thi hành mệnh lệnhđối với bất kể người nào có quyền sở hữu hợp pháp bộ không vận đơn đó, điều nàykhông tổn hại đến quyền đòi lại từ người gửi hàng. 4. Quyền giành cho người gửi hàng bị đình chỉ vào lúc quyền của người nhận hàng bắtđầu theo Điều 13 dưới đây. Tuy nhiên, nếu người nhận hàng khước từ nhận không vận đơnhoặc sản phẩm & hàng hóa, nếu người luân chuyển không hề liên lạc được với người nhận hàng, thìngười gửi hàng liên tục quyền định đoạt sản phẩm & hàng hóa. Điều 13.1. Trừ những trường hợp nói tại Điều trên, khi sản phẩm & hàng hóa tới khu vực đến, người nhậnhàng được quyền nhu yếu người luân chuyển trao cho mình không vận đơn và sản phẩm & hàng hóa, đồng thời thanh toán giao dịch những khoản lệ phí và tuân theo những điều kiện kèm theo luân chuyển ghi trongvận đơn. 2. Trừ khi có thỏa thuận hợp tác khác, người luân chuyển có trách nhiệm thông tin cho người nhậnhàng ngay sau khi hàng tới. 3. Nếu người luân chuyển thừa nhận mất hàng hoặc nếu sản phẩm & hàng hóa không tới sau bảy ngàykể từ ngày lẽ ra hàng phải tới thì người nhận hàng được quyền khởi kiện người vậnchuyển theo hợp đồng luân chuyển. Điều 14. Người gửi hàng và người nhận hàng hoàn toàn có thể triển khai tương ứng tổng thể những quyền nêu tạicác Điều 12 và 13 bằng tên của chính mình hoặc hành vi cho quyền hạn của chínhmình hoặc cho quyền hạn của người khác, miễn là thực thi nghĩa vụ và trách nhiệm mà hợp đồng đã xácđịnh. Điều 15.1. Các Điều 12, 13 và 14 không ảnh hưởng tác động đến quan hệ của người gửi hàng và ngườinhận hàng với nhau hoặc những quan hệ với người thứ ba mà quyền hạn của họ bắt nguồnhoặc từ người gửi hàng hoặc từ người nhận hàng. 2. Những lao lý của những Điều 12, 13 và 14 chỉ hoàn toàn có thể đổi khác bằng cách quy địnhtrong không vận đơn. Điều 16.1. Người gửi hàng phải phân phối tin tức và gửi kèm theo không vận đơn những chứng từcần thiết để phân phối những thủ tục hải quan, thuế nhập cư hoặc công an trước khi hàng cóthể được giao cho người nhận hàng. Người gửi hàng phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm với người vậnchuyển về mọi thiệt hại do việc thiếu, không khá đầy đủ hoặc không hợp quy cách của bất kỳthông tin hoặc chứng từ nào trừ khi thiệt hại là do lỗi của người luân chuyển và đại lý củahọ. 2. Người luân chuyển không có nghĩa vụ và trách nhiệm thẩm tra việc đúng hoặc đủ những thông tin hoặcchứng từ như vậy. 2. Trách nhiệm của người chuyên chở hàng không so với sản phẩm & hàng hóa theo côngước Vacsava 1929 : Theo công ước Vacsava, nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở sản phẩm & hàng hóa được quyđịnh từ điều 17 đến điều 30 : Điều 17. Người luân chuyển phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về thiệt hại xảy ra trong trường hợp hành kháchchết và bị thương hoặc bất kể thương tích về thân thể nào của hành khách, nếu tai nạngây ra thiệt hại ở trên tầu bay hoặc trong quy trình hoạt động giải trí xếp tải và dỡ tải. Điều 18.1. Người luân chuyển phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về thiệt hại xảy ra trong trường hợp mất mát, thiếu vắng, hư hỏng hành lý hoặc sản phẩm & hàng hóa ký gửi, nếu vấn đề gây thiệt hại xảy ra trongquá trình luân chuyển bằng tầu bay. 2. Việc luân chuyển bằng tầu bay trong khoanh vùng phạm vi nghĩa vụ và trách nhiệm của khoản trên gồm có giaiđoạn mà tư trang hoặc sản phẩm & hàng hóa nằm trong sự dữ gìn và bảo vệ của người luân chuyển mặc dầu ởtrong cảng hàng không quốc tế hoặc là ở trong tầu bay, hoặc trong trường hợp hạ cánh ngoài cảnghàng không, trường bay, thì ở bất kể nơi nào. 3. Giai đoạn luân chuyển bằng tầu bay không lan rộng ra tới bất kể việc luân chuyển nàobằng đường đi bộ, đường thủy hoặc đường sông thực thi ngoài cảnh hàng không. Tuynhiên, nếu việc luân chuyển như vậy xảy ra trong khi triển khai hợp đồng vận chuyểnbằng tầu bay nhằm mục đích mục tiêu lấy hàng, giao hàng hoặc chuyển tải, thiệt hại được coi làkết quả của sự kiện xảy ra trong quy trình luân chuyển bằng tầu bay, trừ khi có chứngminh ngược lại. Điều 19. Người luân chuyển chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về thiệt hại do sự chậm trễ xảy ra trong quy trình vậnchuyển hành khách, tư trang và sản phẩm & hàng hóa. Điều 20.1. Người luân chuyển không chịu nghĩa vụ và trách nhiệm, nếu phía luân chuyển chứng tỏ đượcrằng mình và đại lý của mình đã vận dụng mọi giải pháp để tránh thiệt hại hoặc đã khôngthể vận dụng những giải pháp như vậy. 2. Trong luân chuyển sản phẩm & hàng hóa và tư trang, người luân chuyển không chịu nghĩa vụ và trách nhiệm, nếuchứng minh được rằng thiệt hại xảy ra do lỗi trong việc lái tầu bay trong việc chỉ huy tầubay hoặc trong không vận và trong mọi phương diện khác mà phía luân chuyển và đại lýcủa họ đã vận dụng mọi giải pháp thiết yếu để tránh thiệt hại. Điều 21. Nếu người luân chuyển chứng tỏ được rằng thiệt hại do lỗi của người bị tổn thươnggây ra hoặc góp thêm phần gây ra thì toà án hoàn toàn có thể miễn cho người luân chuyển hàng loạt hoặcmột phần nghĩa vụ và trách nhiệm, tương thích với những lao lý của luật toà án. Điều 22.1. Trong luân chuyển hành khách nghĩa vụ và trách nhiệm của người luân chuyển so với mỗi hànhkhách được số lượng giới hạn một khoản 125.000 Franc tương thích với luật toà án mà vụ kiện đượcthụ lý, thiệt hại được quyết định hành động thanh toán giao dịch bằng hình thức trả theo định kỳ, giá trị tiềntương ứng của việc thanh toán giao dịch nêu trên không được vượt quá 125.000 Franc. Tuy nhiên, do hợp đồng đặc biệt quan trọng, người luân chuyển và hành khách hoàn toàn có thể thỏa thuận hợp tác số lượng giới hạn tráchnhiệm cao hơn. 2. Trong việc luân chuyển tư trang ký gửi và sản phẩm & hàng hóa, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vận chuyểnđược số lượng giới hạn ở một khoản 250 Franc cho mỗi một kilôgam, trừ khi người gửi hàng côngbố giá trị vào lúc giao hàng cho người luân chuyển và trả một khoản tiền bổ trợ nếu cóyêu cầu như vậy. Trong trường hợp đó, người luân chuyển phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm trả mộtkhoản tiền không vượt quá giá trị đã công bố, trừ khi người luân chuyển chứng tỏ đượcrằng khoản tiền bồi thường đó lớn hơn giá trị trong thực tiễn của tư trang người gửi giao hàng. 3. Đối với những vật phẩm mà hành khách tự dữ gìn và bảo vệ, thì nghĩa vụ và trách nhiệm của người vận chuyểnđược số lượng giới hạn 5000 Franc cho mỗi hành khách. 4. Các khoản tiền đề cập ở trên được coi là đồng Franc Pháp chứa 62 miligram vàng900 / 1000. Những khoản tiền này hoàn toàn có thể được chuyển ra bất kể tiền tệ vương quốc nào vàlàm tròn số. Điều 23. Bất kỳ lao lý nào nhằm mục đích giảm bớt nghĩa vụ và trách nhiệm của người luân chuyển hoặc ấn định thấphơn nghĩa vụ và trách nhiệm mà đã pháp luật trong Công ước này đều vô hiệu và không có giá trị, nhưng việc vô hiệu của bất kể pháp luật nào như vậy không kéo theo sự vô hiệu của toànbộ hợp đồng mà vẫn còn phụ thuộc vào vào những lao lý của Công ước này. Điều 24.1. Trong những trường hợp pháp luật trong những Điều 18 và 19, bất kể việc kiện nào vềthiệt hại, dù địa thế căn cứ vào đâu, chỉ hoàn toàn có thể đưa ra toà nhờ vào vào những điều kiện kèm theo và giớihạn pháp luật trong Công ước này. 2. Trong những trường hợp Điều 17 xác lập, những lao lý của khoản trên cũng đượcáp dụng, không phương hại tới yếu tố ai là người có quyền kiện và những quyền tươngứng của họ là gì. Điều 25.1. Người luân chuyển không được vận dụng những pháp luật của Công ước này mà loại bỏhoặc hạn chế nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Nếu thiệt hại bị gây ra do lỗi cố ý hoặc do sơ suấtcủa người luân chuyển mà theo luật toà án thụ lý vụ kiện này sơ suất đó được coi nhưtương đương với lỗi cố ý. 2. Tương tự như vậy, người luân chuyển không được quyền vận dụng những pháp luật nóitrên, nếu thiệt hại gây ra trong cùng trường hợp do bất kể đại lý nào của người vậnchuyển hành vi trong khoanh vùng phạm vi trách nhiệm của anh ta. Điều 26.1. Việc người được quyền giao tư trang hoặc sản phẩm & hàng hóa nhận hàng mà không khiếu nại gìsẽ là vật chứng rõ ràng rằng sản phẩm & hàng hóa hoặc tư trang đã được giao trong điều kiện kèm theo tốt vàphù hợp với chứng từ luân chuyển. 2. Trong trường hợp thiệt hại, người được quyền nhận hàng phải khiếu nại với người vậnchuyển ngay sau khi đã phát hiện ra thiệt hại và muộn nhất trong vòng ba ngày kể từngày nhận so với tư trang và bảy ngày kể từ ngày nhận so với sản phẩm & hàng hóa. Trong trườnghợp chậm trễ đơn khiếu nại phải làm muộn nhất là trong vòng mười bốn ngày kể từ ngàymà tư trang hoặc hàng hóa lẽ ra phải được đặt dưới sự định đoạt của người nhận. 3. Mỗi đơn khiếu nại phải được lập thành văn bản đúng với chứng từ luân chuyển hoặcbằng thông tin riêng bằng văn bản gửi trong thời hạn nói trên. 4. Nếu không khiếu nại vào những thời hạn nêu trên, thì không khởi kiện nào đối vớingười luân chuyển được coi là hợp pháp, trừ trường hợp người luân chuyển gian lận. Điều 27. Trong trường hợp người có nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường chết, thì việc khởi kiện đòi bồithường thiệt hại được pháp lý gật đầu theo những điều kiện kèm theo của Công ước này chốnglại những người đại diện thay mặt hợp pháp gia tài của người đó. Điều 28.1. Theo sự lựa chọn của nguyên đơn, việc khởi kiện về thiệt hại phải được thực thi tạilãnh thổ của một trong những bên ký kết hoặc là trước tòa án nhân dân có nơi ở cố định và thắt chặt của người vậnchuyển, hoặc nơi có trụ sở kinh doanh thương mại chính của người luân chuyển đó hoặc nơi ngườivận chuyển có cơ sở kinh doanh thương mại mà hợp đồng được ký kết hoặc trước toà án nơi đến. 2. Những yếu tố về thủ tục tố tụng do luật toà án thụ lý vụ kiện kiểm soát và điều chỉnh. Điều 29.1. Quyền về thiệt hại bị hủy bỏ, nếu việc khởi kiện không được triển khai trong vòng hainăm kể từ ngày tầu bay đến điểm đến hoặc từ ngày mà lẽ ra tầu bay phải đến hoặc kể từngày việc luân chuyển chấm hết. 2. Phương pháp tính thời hạn số lượng giới hạn được xác lập theo luật toà án mà thụ lý vụ kiện. Điều 30.1. Trong trường hợp việc luân chuyển do nhiều người luân chuyển khác nhau liên tục đảmnhận và không nằm trong khoanh vùng phạm vi định nghĩa nói tại khoản 3, Điều 1, thì mỗi người vậnchuyển nhận hành khách, tư trang hoặc sản phẩm & hàng hóa phải theo những quy tắc được thiết lậptrong Công ước này và được coi là một trong những bên của hợp đồng luân chuyển trongchừng mực hợp đồng có quan hệ tới chặng luân chuyển được triển khai dưới sự giám sátcủa mình. 2. Trong trường hợp luân chuyển theo cách này, hành khách hoặc người đại diện thay mặt của họchỉ hoàn toàn có thể khởi kiện người luân chuyển thực thi việc luân chuyển mà tai nạn đáng tiếc hoặc chậmtrễ xảy ra, trừ trường hợp mà, bởi sự thỏa thuận hợp tác rõ ràng, người luân chuyển thứ nhất đảmnhận nghĩa vụ và trách nhiệm cho toàn bộ hành trình. 3. Đối với tư trang hoặc sản phẩm & hàng hóa, hành khách hoặc người gửi hàng có quyền khởi kiệnnhà luân chuyển thứ nhất, và khởi kiện người luân chuyển ở đầu cuối, không chỉ có vậy mỗi ngườicó thể khởi kiện người luân chuyển đã thực thi việc luân chuyển mà mất mát, thiếu vắng, hư hỏng hoặc chậm trễ xảy ra. Những người luân chuyển này phải trực tiếp chịu tráchnhiệm so với hành khách hoặc người gửi hàng hoặc người nhận hàng. 2.1. Thời hạn nghĩa vụ và trách nhiệm : Thời hạn nghĩa vụ và trách nhiệm là pháp luật pháp luật nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chởvề mặt thời hạn và khoảng trống so với hàng hoá. Theo công ước Vác-sa-va, ngườichuyên chở phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm so với hàng hoá trong quy trình luân chuyển bằng máybay. Vận chuyển bằng máy bay gồm có quá trình mà hàng hoá nằm trong sự bảo quảncủa người chuyên chở hàng không ở cảng hàng không quốc tế, ở trong máy bay, hoặc ở bất cứnơi nào nếu máy bay phải hạ cánh ngoài cảng hàng không quốc tế. Vận chuyển bằng máy bay không lan rộng ra tới bất kể việc luân chuyển nào bằngđường bộ, đường thủy hoặc đường sông triển khai ngoài cảng hàng không quốc tế. Tuy nhiên, nếu việc luân chuyển như vậy xảy ra trong khi thực thi hợp đồng luân chuyển bằng máybay nhằm mục đích mục tiêu lấy hàng, giao hoặc chuyển tải hàng thì thiệt hại được coi là kết quảcủa sự kiện xảy ra trong quy trình luân chuyển bằng máy bay. 2.2. Cơ sở nghĩa vụ và trách nhiệm : Theo công ước Vac-sa-va 1929, người chuyên chở phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về thiệt hạitrong trường hợp mất mát, thiếu vắng, hư hỏng hàng hoá trong quy trình luân chuyển hàngkhông. Người chuyên chở cũng phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về thiệt hại xảy ra do chậm trongquá trình luân chuyển hàng hoá bằng máy bay. Tuy nhiên, người chuyên chở không phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm nếu anh ta chứng minhđược rằng anh ta và đại lý của anh ta đã vận dụng mọi giải pháp thiết yếu để tránh thiệt hạihoặc đã không hề vận dụng được những giải pháp như vậy trong năng lực của mình. Người chuyên chở cũng không phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường nếu anh ta chứng minhđược rằng thiệt hại xảy ra do lỗi trong việc hoa tiêu, chỉ huy hoặc quản lý và vận hành máy bay hoặctrong mọi phương tiện đi lại khác mà anh ta và đại lý của anh ta đã vận dụng mọi giải pháp cầnthiết nhưng thiệt hại vẫn xảy ra. Như vậy theo công ước Vác-sa-va, người chuyên chở hàng không phải chịu tráchnhiệm bồi thường trong hai trường hợp sau : hàng hoá bị mất mát hư hại và hàng hoá bịgiao chậm trong thời hạn nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở. Nhưng, theo công ước thì người chuyên chở được hưởng miễn trách nhiệm khôngphải bồi thường khi tổn thất của hàng hoá là do lỗi trong việc hoa tiêu, chỉ huy vận hànhmáy bay hoặc trong trường hợp người chuyên chở hay người đại diện thay mặt họ cố gắng nỗ lực hết sứctrong năng lực hoàn toàn có thể nhưng tổn thất về hàng hoá vẫn xảy ra. 2.3. Giới hạn nghĩa vụ và trách nhiệm : Giới hạn nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở là pháp luật pháp luật số tiền lớnnhất mà người chuyên chở phải bồi thường cho một đơn vị chức năng hàng hoá trong trường hợptính chất và trị giá không được kê khai trên vận đơn hàng không. Theo công ước Vác-sa-va 1929, nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở được giới hạnở một khoản 250 Franc / kg trừ phi người gửi hàng đã có tờ kê khai đặc biệt quan trọng trị giá ở nơigiao hàng, vào lúc hàng hoá được giao cho người chuyên chở và một khoản phí bổ sungnếu người chuyên chở nhu yếu. Trong trường hợp trị giá hàng hoá đã được kê khai trên vận đơn thì số lượng giới hạn tráchnhiệm của người chuyên chở là trị giá kê khai trên vận đơn. Nếu trị giá hàng hoá mà người gửi hàng kê khai trên vận đơn lớn hơn giá trị thựctế của hàng hoá lúc giao hàng thì người chuyên chở chỉ phải bồi thường tới giá trị củahàng hoá lúc giao hàng nếu họ chứng tỏ được như vậy. Ðồng Franc nói ở đây là đồng Franc Pháp có hàm lượng vàng là 65,5 mg vàng, độtinh khiết 900 / 1000 Khoản tiền này hoàn toàn có thể đổi ra bất kể đồng xu tiền vương quốc nào theo sốtròn. Trong trường hợp người chuyên chở cố ý gây tổn thất cho hàng hoá thì họ khôngđược hưởng số lượng giới hạn nghĩa vụ và trách nhiệm nói trên. 3. Những sửa đổi, bổ sung Công ước Vacsava về nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyênchở : • Nghị định thư Hague 1955 : Theo nghị định thư Hague 1955 thì người chuyên chở không được miễn trách đốivới những tổn thất về hàng hoá do lỗi trong việc hoa tiêu, chỉ huy và quản lý và điều hành máy bay. Nhưng theo Hague thì người chuyên chở được miễn tránh nhiệm khi mất mát, hư hạihàng hoá là do hiệu quả của nội tỳ, ẩn tỳ và phẩm chất của hàng hoá chuyên chở ( MụcXII, nghị định thư Hague ). • Công ước Guadalazara 1961 : Công ước Guadalazara 1961 đã đề cập đến tráchnhiệm của người chuyên chở theo hợp đồng và người chuyên chở thực sự màCông ước Vác-sa-va chưa đề cập tới : – Theo Công ước Guadalazara thì người chuyên chở theo hợp đồng là người kýmột hợp đồng luân chuyển được kiểm soát và điều chỉnh bằng Công ước Vac-sa-va 1929 vớingười gửi hàng hay với người thay mặt đại diện người gửi hàng ( mục I, khoản b ). – Người chuyên chở thực sự là một người khác, không phải là người chuyên chởtheo hợp đồng, triển khai hàng loạt hay một phần hợp đồng vận chuyển ( mục Ikhoản c ). – Công ước Guadalazara lao lý rằng, cả người chuyên chở thực sự và ngườichuyên chở theo hợp đồng đều phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm triển khai hợp đồng. Nhưng khi gồm có cả luân chuyển sau đó thì người chuyên chở theo hợp đồngcó nghĩa vụ và trách nhiệm so với hàng loạt quy trình vận tải đường bộ, người chuyên chở thực sự chỉcó nghĩa vụ và trách nhiệm so với phần triển khai của anh ta. – Khi khiếu nại, người nhận hàng hoàn toàn có thể lựa chọn khiếu nại từng người chuyênchở thực sự hoặc khiếu nại người chuyên chở theo hợp đồng. • Nghị định thư Guatemala 1971 : Nghị định thư Guatemala 1971 đã quy dịnh chitiết hơn cách tính khối lượng hàng hoá để xét bồi thường : – Theo nghị định thư Guatemala, trong trường hợp hàng hoá bị mất mát, hư hạihoặc giao chậm một phần thì khối lượng được xem xét để tính số tiền màngười chuyên chở phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường là khối lượng của mộthay nhiều kiện bị tổn thất. – Nhưng nếu phần hàng hoá bị mất mát, hư hại hay giao chậm lại ảnh hưởng tác động đếngiá trị của kiện khác ghi trong cùng một vận đơn hàng không thì hàng loạt trọnglượng của một kiện hay nhiều kiện khác ấy cùng dược xem xét và giới hạntrách nhiệm của người chuyên chở ( mục VIII, khoản 2 b ). Ðiều này không đượcquy định trong Công ước Vác-sa-va cũng như nghị định thư và công ước trướcnghị định thư Guatemala. • Các nghị định thư Montreal 1975, số 1,2,3,4 : Các nghị định thư Montreal 1975, số 1,2,3,4 lao lý 1 số ít điểm khác sau đây : – Giới hạn nghĩa vụ và trách nhiệm được bộc lộ bằng đồng SDR chứ không phải đồngFranc như công ước Vác-sa-va 1929. Giới hạn nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyênchở theo nghị định thư số 1 so với hàng hoá là 17SDR / kg. – Với những nước không phải thành viên của Quỹ tiền tệ quốc tế thì hoàn toàn có thể đổiđồng SDR ra tiền tệ vương quốc khi bồi thường. Néu luật vương quốc không chophép như vậy thì hoàn toàn có thể sử dụng số lượng giới hạn nghĩa vụ và trách nhiệm là 250 Făng vàng / kg nhưđã nói ở trên. – Tăng thêm những miễn trách sau đây cho người chuyên chở hàng không khihàng hoá mất mát, hư hại do : + Thiếu sót trong đóng gói hàng hoá do người chuyên chở, người phục vụhay người đại lý của họ thực thi. + Hành động cuộc chiến tranh hoặc xung đột vũ trang. + Hành động do chính quyền sở tại nhân dân triển khai có tương quan đến xuấtnhập khẩu quá cảnh. 4. Khiếu nại và kiện tụng người chuyên chở hàng không : 4.1. Khiếu nại : Khiếu nại là việc làm thiết yếu và quan trọng của người đi nhận hàng khi hàng hoábị tổn thất và giao chậm trong quy trình luân chuyển. Khiếu nại mở đường cho việc kiệntụng sau này. Muốn khiếu nại có hiệu suất cao thì việc khiếu nại phải thực thi đúng thủ tục và thời hạn. Ðiều 26, công ước Vác-sa-va pháp luật như sau ” Việc nhận hàng mà không cókhiếu nại gì của người nhận hàng là dẫn chứng tiên phong rằng hàng hoá và tư trang đãđược giao trong điều kiện kèm theo tốt và tương thích với chứng từ luân chuyển “. Trong trường hợp thiệt hại, người được quyền nhận hàng phải khiếu nại người vậnchuyển ngay lập tức sau khi đã phát hiện ra thiệt hại và chậm nhất là 7 ngày sau ngàynhận hàng. Trường hợp chậm chễ đơn khiếu nại phải chậm nhất trong vòng 7 ngày kể từ ngàynhận hàng hoặc phải làm chậm nhất trong vòng 14 ngày kể từ ngày hàng hoá lẽ ra phảiđặt dưới quyền định đoạt của người nhận hàng. Mỗi đơn khiếu nại phải được lập thành văn bản đúng với chứng từ vận chuyểnhoặc bằng thông tin riêng gửi trong thời hạn nói trên. Không khiếu nại vào trong thời hạn nói trên thì không việc khởi kiện nào đượccoi là hợp pháp chống lại người luân chuyển trừ khi họ gian lận. Theo nghị định thư Hague 1955, thời hạn khiếu nại người chuyên chở về tổn thấthàng hoá và giao chậm theo Công ước Vac-sa-va 1929 là 7 ngày và 14 ngày được nânglên là 14 đến 21 ngày kể từ ngày nhận hàng. 4.2. Thời hạn khiếu nại : Theo công ước Vac-sa-va, quyền đòi thiệt hại bị huỷ bỏ, nếu việc khởi kiện khôngđược triển khai trong vòng 2 năm kể từ ngày máy bay đến khu vực đến hoặc kể từ ngàylẽ ra máy bay phải đến hoặc kể tù ngày luân chuyển chấm hết ( điều 29, khoản 1, công ướcVac-xa-va 1929 ). 4.3. Đối tượng khiếu nại : Hành trình hàng không hoàn toàn có thể có nhiều người chuyên chở khác nhau, trong trường hợpnày, người nhận hàng, người gửi hàng có khiếu nại những người chuyên chở sau đây : • Người chuyên chở tiên phong • Người chuyên chở ở đầu cuối • Người chuyên chở mà đoạn chuyển chở của họ hàng hoá bị tổn thất. 4.4. Nơi kiện tụng : Do tính quốc tế của vận tải đường bộ hàng không, người đi kiện và bị kiện hoàn toàn có thể ở nhữngnước khác nhau. Vì vậy khi đi kiện phải xác lập nơi kiện tương thích. Theo công ước Vac-sa-va 1929 thì tuỳ sự lựa chon của nguyên đơn, thì việc khởikiện hoàn toàn có thể được tiến hành tại : • Toà án của một trong những bên ký công ước, hoặc • Toà án, nơi ở cố định và thắt chặt của người luân chuyển, hoặc • Nơi có trụ sở kinh doanh thương mại chính của người luân chuyển, hoặc • Nơi người luân chuyển có trụ sở mà hợp đồng được ký, hoặc toà án có thẩm quyềntại nơi hàng đến. Những yếu tố về thủ tục tố tụng do toà án thụ lý vụ kiện kiểm soát và điều chỉnh. III. Liên hệ nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở hàng không Nước Ta. 1. Thời hạn nghĩa vụ và trách nhiệm. Điều 160. Bồi thường thiệt hại so với hành kháchNgười luân chuyển có nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hành kháchchết hoặc bị thương do tai nạn đáng tiếc xảy ra trong tàu bay, trong thời hạn người luân chuyển đưahành khách lên tàu bay hoặc rời tàu bay. 2. Cơ sở nghĩa vụ và trách nhiệm : Trách nhiệm : + Chịu nghĩa vụ và trách nhiệm so với mất mát, thiếu vắng, hư hỏng hàng hoá, tư trang ký gửi trongqúa trình chuyên chở hàng hoá. + Chịu nghĩa vụ và trách nhiệm so với tổn thất thiệt hại do chậm giao. Điều 161. Bồi thường thiệt hại so với hàng hoá, hành lý1. Người luân chuyển có nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu vắng, hư hỏnghàng hoá, tư trang ký gửi do sự kiện xảy ra từ thời gian người gửi hàng, hành khách giaohàng hoá, tư trang ký gửi cho người luân chuyển đến thời gian người luân chuyển trả hànghoá, tư trang ký gửi cho người có quyền nhận ; so với luân chuyển hàng hoá, thời giantrên không gồm có quy trình luân chuyển bằng đường thủy, đường đi bộ, đường tàu hoặcđường thuỷ trong nước được thực thi ngoài cảng hàng không quốc tế, trường bay. 2. Trường hợp xảy ra mất mát, thiếu vắng hoặc hư hỏng hành lý xách tay, người vậnchuyển chỉ chịu nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường nếu người luân chuyển có lỗi gây ra thiệt hại. Trường hợp hàng hoá, tư trang đã được bồi thường nhưng sau đó hàng hoá, tư trang lạiđến khu vực đến thì người nhận hàng, hành khách vẫn có quyền nhận số hàng hoá, hànhlý đó và hoàn trả số tiền bồi thường đã nhận cho người luân chuyển. 3. Trường hợp hàng hoá đã được người luân chuyển hàng không đảm nhiệm thì bất kể thiệthại nào cũng được coi là tác dụng của sự kiện xảy ra khi luân chuyển bằng đường hàngkhông mà không phụ thuộc vào vào phương pháp luân chuyển trong thực tiễn, trừ trường hợp ngườivận chuyển chứng tỏ được thiệt hại xảy ra trong quá trình luân chuyển bằng đườngbiển, đường đi bộ, đường tàu hoặc đường thủy trong nước. Trường hợp người luân chuyển thaythế một phần hoặc hàng loạt việc luân chuyển bằng đường hàng không bằng phương thứcvận chuyển khác mà không được sự đồng ý chấp thuận của người gửi hàng thì việc luân chuyển bằngphương thức khác đó được coi là luân chuyển bằng đường hàng không. 4. Người luân chuyển phải hoàn trả cho người gửi hàng, hành khách cước phí vận chuyểnđối với số hàng hoá, tư trang ký gửi bị thiệt hạiĐiều 162. Mức bồi thường thiệt hại hàng hoá, hành lý1. Mức bồi thường của người luân chuyển so với mất mát, thiếu vắng, hư hỏng hàng hoá, tư trang được tính như sau : a ) Theo thoả thuận giữa những bên, nhưng không vượt quá giá trị thiệt hại thực tiễn ; b ) Theo mức giá trị đã kê khai của việc nhận hàng hoá, tư trang ký gửi tại khu vực đến. Trường hợp người luân chuyển chứng tỏ được giá trị đã kê khai cao hơn giá trị thực tếthì mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại trong thực tiễn ; c ) Theo giá trị thiệt hại thực tiễn so với hàng hoá, tư trang ký gửi không kê khai giá trị ; d ) Theo giá trị thiệt hại thực tiễn so với tư trang xách tay. 2. Trong trường hợp hàng hoá, tư trang ký gửi không kê khai giá trị mà bị mất mát, thiếuhụt, hư hỏng và không xác lập được giá trị thiệt hại trong thực tiễn thì mức bồi thường củangười luân chuyển được tính đến mức số lượng giới hạn nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy địnhtại Điều 166 của Luật này. Điều 164. Bồi thường thiệt hại do luân chuyển chậm1. Người luân chuyển có nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra do luân chuyển chậm, trừtrường hợp chứng tỏ được mình, nhân viên cấp dưới và đại lý của mình không hề vận dụng hoặcđã vận dụng mọi giải pháp để tránh thiệt hại nhưng thiệt hại vẫn xảy ra. 2. Việc bồi thường thiệt hại do luân chuyển chậm không vượt quá mức số lượng giới hạn tráchnhiệm bồi thường thiệt hại lao lý tại Điều 166 của Luật này. Miễn, giảm nghĩa vụ và trách nhiệm : Do thực chất tự nhiên, khuyết tật vốn có ( nội tì, ẩn tì của hàng hoá ) Do hành vi bắt giữ, cưỡng chế của cơ quan Nhà nước / toà án. Do xung đột vũ trang hay cuộc chiến tranh. Do lỗi của người gửi hàng, người nhận hàng, người áp tải hàng. Điều 165. Miễn, giảm nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường thiệt hại1. Trong trường hợp chứng tỏ được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên có quyền yêu cầubồi thường thiệt hại, người luân chuyển được miễn một phần hoặc hàng loạt nghĩa vụ và trách nhiệm bồithường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của bên có quyền nhu yếu bồi thường thiệt hại. 2. Trong trường hợp chứng tỏ được thiệt hại so với tính mạng con người, sức khoẻ của hànhkhách xảy ra do lỗi của hành khách, người luân chuyển được miễn một phần hoặc toàn bộtrách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của hành khách ; người vậnchuyển không phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường thiệt hại so với tính mạng con người, sức khoẻ củahành khách nếu thiệt hại đó trọn vẹn do thực trạng sức khoẻ của hành khách gây ra. 3. Người luân chuyển được miễn một phần hoặc hàng loạt nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường đối vớihàng hoá, tư trang ký gửi bị thiệt hại một cách tương ứng trong những trường hợp sau đây : a ) Do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hoá, tư trang ký gửi ; b ) Do quyết định hành động của Tòa án hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền so với hàng hoá, tư trang ký gửi ; c ) Do xảy ra cuộc chiến tranh hoặc xung đột vũ trang ; d ) Do lỗi của người gửi, người nhận sản phẩm & hàng hóa, tư trang ký gửi hoặc do lỗi của người áptải được người gửi hàng hoặc người nhận hàng cử đi kèm hàng hoá. 3. Giới hạn trách nhiệmĐối với việc luân chuyển không áp dụng Công ước Vác sa va hoặc Công ướcMontreal, số lượng giới hạn nghĩa vụ và trách nhiệm của người luân chuyển sẽ không thấp hơn số lượng giới hạn bằngtiền trên một kg hàng hoá trong bảng giá hoặc điều kiện kèm theo luân chuyển của người vậnchuyển so với sản phẩm & hàng hóa mất mát, hư hại hoặc chậm trễ, với điều kiện kèm theo không áp dụnggiới hạn nghĩa vụ và trách nhiệm thấp hơn 17 SDR một kilôgram so với việc luân chuyển đi / đến MỹKhoản tiền lớn nhất người chuyên chở phải bồi thường cho chủ hàng trên 1 kg hànghoá bị mất mát, hư hỏng. Nếu hàng hoá có kê khai giá trị trên vận đơn ( Declared value ) : bồi thường theo giá trịkê khaiNếu người chuyên chở chứng tỏ được rằng giá trị thực tiễn nhỏ hơn giá trị kê khai : bồi thường theo giá trị thực tếNếu hàng hoá không kê khai giá trị trên vận đơn ( Non declared value ) : sử dụng giớihạn nghĩa vụ và trách nhiệm của người vận chuyểnNếu không xác lập được giá trị thiệt hại thực tiễn : sử dụng số lượng giới hạn nghĩa vụ và trách nhiệm củangười vận chuyểnMức bồi thường thiệt hại không vượt quá số lượng giới hạn nghĩa vụ và trách nhiệm dân sựĐối với việc luân chuyển không áp dụng Công ước Vác sa va hoặc Công ướcMontreal, theo những pháp luật trong điều kiện kèm theo luân chuyển chung và giá cước vận dụng, người luân chuyển phải được cho phép người gửi tăng số lượng giới hạn nghĩa vụ và trách nhiệm bằng cách kê khaigiá trị luân chuyển cao hơn và trả thêm cước phí nếu được nhu yếu. Trong trường hợp mất mát, hư hại hoặc chậm trễ một phần của lô hàng, trọng lượngxác định số lượng giới hạn nghĩa vụ và trách nhiệm của người luân chuyển chỉ là khối lượng của kiện hànghoặc những kiện hàng tương quan .