THAM GIA C
ÔNG ƯỚC HS – BƯỚC HỘI NHẬP QUAN TRỌNG CỦA VIỆT NAM VỚI THẾ GIỚI
(Bài đăng trên tạp chí Kinh tế đối ngoại – ĐH Ngoại thương số 01 tháng 8 – 2002)
Trần Nguyên Chẩn – TCHQ
I. Vai trò và tầm quan trọng của Công ước HS
Công ước HS 2002 (Tiếng Anh là Harmonized System, viết tắt là HS, sau đây gọi là Công ước HS) – Công ước về “Hệ thống hài hoà trong mô tả và quy tắc đánh số thứ tự hàng hoá” – là Bộ luật quốc tế về ngôn ngữ chung toàn cầu về hàng hoá. Nó là một sản phẩm trí tuệ của đại biểu 60 tổ chức Hải quan các nước thành viên sáng lập và 20 tổ chức quốc tế khác nghiên cứu trong thời gian gần 10 năm (1976 – 1983) để đúc kết và kế thừa có chọn lọc những kết quả đã đạt được từ trước tới nay và phát triển nó.
Với tư cách là một ngôn ngữ chung toàn cầu về hàng hoá, Công ước không những tạo điều kiện thuận lợi trong các cuộc đàm phán thương mại, thúc đẩy công cuộc cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh tốc độ hội nhập với khu vực và thế giới, đóng góp quan trọng trong công cuộc tự động hoá và hiện đại hoá các thủ tục hải quan, góp phần đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp.
Ngôn ngữ chính thức của Công ước là tiếng Anh và tiếng Pháp. Tham khảo biểu thuế của hầu hết các nước trên thế giới, ta thấy có 2 xu hướng: hoặc biểu thuế của họ chỉ có một ngôn ngữ duy nhất là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp (như Philippin, Malayxia, Singapore …) hoặc họ phát hành đồng thời bằng song ngữ. Ngôn ngữ của quốc gia đó và tiếng Anh hoặc tiếng Pháp (như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc …).
Để bạn đọc dễ theo dõi và hình dung toàn bộ quy mô, khối lượng công việc và độ phức tạp của công trình đồ sộ này, bài viết này trình bày các vấn đề thuộc Công ước theo trình tự thời gian mà Tổ chức Hải quan thế giới đã tiến hành.
II. Giới thiệu phụ lục Công ước HS
Như phần mở đầu đã trình bày, cuốn “Thuật ngữ bách khoa khung” hay Nomenclature (có nghĩa danh pháp hay thuật ngữ) chính là phụ lục duy nhất của Công ước.
Công trình đồ sộ này, vì tất cả sự vĩ đại và cả vì tầm quan trọng mà nó đã được hính những người sáng lập cùng một lúc đã đặt cho tới 5 tên gọi khác nhau:
- Hệ thống hài hoà trong mô tả và quy tắc đánh số thứ tự hàng hoá;
- Hệ thống hài hoà;
- Nomenclature
- Phụ lục của Công ước;
- Phần 2 của Công ước;
Trong đó, 1 là “tên gọi đầy đủ” của cuốn phụ lục, 2 là “tên gọi tắt” của nó. Với cái tên “Nomenclature” (Chứ không phải là “Name List” = danh mục), cái tên thứ 3 này nhấn mạnh rằng, các tên mục, tên Điều ước phải được mô tả bằng các thuật ngữ khoa học chuyên ngành và phải mang tính pháp lý như 6 quy tắc chung đã khẳng định, chứ không được phép tuỳ tiện, nó đồng thời cũng là tiêu đề của phần 2 của công trình có cái tên là “Hệ thống hài hoà trong môt tả và quy tắc đánh số thứ tự hàng hoá”; còn 4 và 5 cho biết là dù nó có quan trọng đến đâu thì phụ lục hoặc phần 2 cũng không thể đứng một mình!
Nội dung của cuốn sách bao gồm:
– Các quy tắc chung biểu diễn hệ thống hài hoà;
– Các chú giải của các phần hoặc của các chương bao gồm cả các chú giải của các Điều ước;
– Danh sách 1250 mục đã được sắp xếp theo một hệ thống và được chia nhỏ thành 5228 Điều ước.
2.1. 6 quy tắc chung biểu diễn hệ thống HS
Trong 6 quy tắc này, thì 5 quy tắc đầu áp dụng để tìm tên các mục, còn quy tắc 6 áp dụng để tìm tên Điều ước. Toàn bộ hàng hoá lưu thông trên thị trường thế giới, số lượng và chủng loại dù có thể nhiều vô kể, song vẫn phải tuân thủ 6 quy tắc chung này để được phân loại vào 5228 tên Điều ước xác định của 1250 mục HS.
2.2. Các chú giải của Công ước
Các chú giải của phần, chương bao gồm cả các chú giải của Điều ước như đã trình bày ở các quy tắc 1 và quy tắc 6 gắn trong Công ước có giá trị pháp lý ngang với 6 quy tắc và nó là một bộ phận cấu thành của Công ước. Chức năng của các chú giải là xác định chính xác hơn phạm vi và những giới hạn của từng Điều ước, của từng nhóm (hay tập hợp các mục), chương hoặc phần.
2.3. Chương, Nhóm, Phân nhóm và Nomenclature
2.3.1. Chương: Toàn bộ hàng hoá là động sản đang lưu thông trên thị trường thế giới đã được Công ước HS chia ra làm 96 lĩnh vực khác nhau được đánh số thứ tự từ 01 tới 97 theo một nguyên tắc là nông sản thực phẩm xếp trước rồi đến hàng công nghiệp và chương cuối cùng dành cho văn hoá phẩm và đồ cổ gọi là chương (chương 77 còn bỏ trống).
2.3.2. Nhóm: Thực chất trong ngôn ngữ luật ta phải sử dụng khái niệm “Mục” thay vì khái niệm “nhóm” rất mơ hồ, thì mới rõ nghĩa. “Mục” là thành phần của các chương, bao gồm các sản phẩm có những thuộc tính chung và được đánh số thứ tự bằng 4 số Ả Rập, với 2 số đầu là số thứ tự của chương và 2 số sau là vị trí của nó trong chương. Trong HS, trừ C77 bỏ trống, chương có ít “Mục” nhất là chương 13, chỉ có 2 “Mục” (được đánh số thứ tự như sau: 13.01; 13.02).Chương nhiều “Mục” nhất là chương 84 có tới 85 “Mục”. Toàn bộ hệ thống HS 2002 có 1250 mục. Các “Mục” đều được mô tả một cách đặc biệt để không lẫn lộn được với nhau. Trong số 1250 mục HS thì có 507 mục không có Điều ước “loại khác” vì các mục ở đây phần lớn chỉ có một nội dung, số khác tuy có nhiều nội dung nhưng đã được HS liệt kê hết thành các Điều ước cụ thể nên không còn chỗ cho Điều ước “loại khác”. Chỉ có 743 Mục còn lại là mỗi mục có một điều ước “loại khác”.
Trong HS, phần lớn các “Mục” xuất hiện trước trong chương phải là nguyên liệu của các mục xuất hiện sau và ngược lại.
Để xác định được mục (nhóm HS), người ta phải áp dụng các quy tắc chung từ 1 tới 5 đầu tiên của Công ước.
2.3.3. Phân nhóm
Phân nhóm theo đúng ngôn ngữ luật phải dịch là “Điều ước”. Để hình dung và tránh sự áp dụng tuỳ tiện như đã từng xảy ra, tác giả sẽ sử dụng khái niệm “Điều ước” thay vì phân nhóm như thói quen lâu nay. Giống trong luật một Điều ước luôn luôn được thể hiện thông qua một cặp thông số: tên Điều ước và số thứ tự của Điều ước có trong Công ước.
Một Điều ước cụ thể phải chứa đựng nội dung của mục xác định. HS 2002 đã đưa ra 5228 Điều ước, tức 5228 thuộc tính cơ bản của toàn bộ hàng hoá được mô tả nhất quán bằng các thuật ngữ khoa học để chúng không thể lẫn lộn được với nhau.
Chương có ít Điều ước nhất là chương 24 chỉ có 9 Điều ước, còn chương có nhiều Điều ước nhất là chương 84 với 521 Điều ước.
Trong 703 mục có các Điều ước “loại khác” thì các Điều ước “loại khác” này thường được xếp vào Điều ước thứ 9 của mục. Nội dung của Điều ước “loại khác” trong những trường hợp này phải được hiểu là: loại chưa được nêu trong các Điều ước của cùng mục, nó là toàn bộ nội dung còn lại của mục tạm thời chưa phân loại.
Quy tắc chung 6 được áp dụng để tìm tên của Điều ước (tức phân nhóm).
2.3.4. Nomenclature:
Theo quy định của điều 2 khoản a thì Nomenclature chính là “Hệ thống hài hoà trong mô tả và mã hàng hoá”, là nội dung cơ bản và linh hồn của Công ước HS. Khái niệm Nomenclature không đơn giản có ý nghĩa là danh mục, mà có bao hàm một phương pháp mô tả các Mục, các Điều ước mang tính pháp lý, thực chất là các thuật ngữ khoa học chuyên ngành, nguyên tắc đầu tiên bắt buộc phải áp dụng để phân loại hàng hoá theo biểu thuế.
Trong Công ước HS, việc áp dụng các thuật ngữ khoa học chuyên ngành trong việc mô tả toàn bộ 350.000 mặt hàng được tiến hành theo các nguyên tắc sau:
- Hầu hết 100.026 loại hoá chất dược liệu trong các chương 25 tới 38 được mô tả bằng các thuật ngữ chuyên ngành mà ta quen gọi là tên khoa học, phần lớn là tiếng Latinh.
- Các mặt hàng liên quan tới kỹ thuật và công nghệ thì sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành đó;
- Các mặt hàng luôn được bổ sung như vải, giấy, ô tô, xe máy … thì không nêu rõ tên sản phẩm cuối cùng, mà chỉ mô tả những tính chất cơ bản của mặt hàng, được phân biệt với nhau bởi cá thông số cơ bản như: tỷ trọng, công suất, công dụng …
- Những mặt hàng cụ thể, chỉ thể hiện bằng các sản phẩm cuối cùng như quả cam, quả quýt, quả chanh, thì ưu tiên cách mô tả thông dụng nhất và phổ biến nhất (ví dụ như quả soài = quả quéo = quả muỗm thì chỉ được phép chọn lấy một tên phổ biến, thông dụng nhất).
Nên nhớ rằng, dữ liệu cơ bản điện tử về hàng hoá đã tập hợp được 350.000 mặt hàng, nhưng không phải chúng được mô tả bằng một ngôn ngữ, mà phải thể hiện bằng một trong hai ngôn ngữ chính thức của Tổ chức Hải quan Thế giới (World Customs Orgnazation, viết tắt là WCO) là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Vì 350.000 mặt hàng đều có riêng cách mô tả không thể lẫn lộn, nên sau khi tập hợp được 350.000 mặt hàng, Tổ chức Hải quan thế giới đã cho phát hành một cuốn thuật ngữ về hàng hoá với 350.000 dòng, được sắp xếp theo vần ABC.
III. Phần chính của Công ước HS
Như đã giới thiệu, công trình đầu tay với ý tưởng tạo thành ngôn ngữ chung toàn cầu về hàng hoá cuối cùng cũng đã hoàn thành. Tuy rất khoa học và rất vĩ đại, nhưng nó không có gì ràng buộc để mọi người phải tuân thủ. Muốn cuốn thuật ngữ khung thực sự trở thành ngôn ngữ chung toàn cầu về hàng hoá, thì cuốn sách này phải mang tính pháp lý, có nghĩa là nó phải trở thành một bộ phận của Công ước Quốc tế. Thế là ngay trong năm 1983, Hải quan của 60 Quốc gia lại phải ngồi chung với nhau để thảo ra (Công ước này đến năm 1988 mới có hiệu lực).
(Liên hệ với thủ tục ban hành luật của Việt Nam, ta thấy phần này nó na ná giống lệnh của Chủ tịch nước công bố ban hành luật này).
Phần 1 (tức phần chính) của Công ước còn có tên: “Công ước quốc tế về Hệ thống hài hoà trong mô tả và quy tắc đánh số thứ tự hàng hoá”, hoặc “văn bản cơ sở của Công ước”.
Chúng ta chưa bao giờ thấy “Công ước quốc tế về Hệ thống hài hoà trong mô tả và quy tắc đánh số thứ tự hàng hoá” hoặc “Văn bản cơ sở của Công ước” xuất hiện với tư cách là một văn bản độc lập, vì nó chưa hoàn chỉnh.
Với tư cách là một Công ước hoàn chỉnh, nó luôn được mang cái tên là: “Hệ thống hài hoà trong mô tả và quy tắc đánh số thứ tự hàng hoá”.
Với 20 điều, Công ước nói lên quyền hạn, trách nhiệm, quyền lợi nghĩa vụ của các bên tham gia Công ước, cách thức duy trì và cập nhập Công ước, cách thức giải quyết tranh chấp v.v…
Để xác định vai trò của cuốn thật ngữ khung, Công ước đã phải dành tới 2 điều cho nó:
Điều 1: Những định nghĩa:
Theo công ước này:
a- “Hệ thống Hài hoà trong mô tả và quy tắc đánh số thứ tự, hàng hoá”, sau đây gọi tắt là “Hệ thống hài hoà”, nghĩa là cuốn Danh pháp bao gồm những mục và Điều ước về hàng hoá và những số thứ tự có liên quan với chúng, những chú giải của phần, chương, điều ước và những quy tắc chung giải thích “Hệ thống hài hoà” được ghi trong phụ lục của Công ước này.
Sợ khoản a Điều 1 chưa rõ, Công ước đã phải dành trọn Điều 2 để nhấn mạnh vai trò và vị trí của cuốn phụ lục.
Điều 2: Phụ lục
Phụ lục cho Công ước này là phần cấu thành Công ước, mọi đề cập đến Công ước bao gồm sự đề cập đến cả phụ lục.
Điều 3: Nghĩa vụ của các bên tham gia:
- Trừ những trường hợp được châm chước liệt kê trong điều 4:
A, kể từ ngày Công ước có hiệu lực trên lãnh thổ, cá biểu thuế và biểu thống kê quốc gia phải phù hợp với hệ thống HS.
Các bên tham gia phải:
i. Sử dụng toàn bộ nội dung, cả cách thức và phương pháp đánh số thứ tự các mục và các Điều ước của hệ thống HS, không được phép thêm bớt hoặc thay đổi.
ii. Áp dụng các quy tắc chung của Công ước và toàn bộ các chú giải của phần, chương và Điều ước về hàng hoá, không được phép thêm bớt, hoặc thay đổi phạm vi của các phần, chương, mục và Điều ước.
iii. Tuân thủ sự sắp xếp theo trật tự số học của Công ước.
B, Mỗi bên tham gia thiết lập một biểu thống kê hàng hoá XNK của mình theo cấp độ 6 số của HS, cũng có thể ở cấp độ cao hơn.
C, Các bên tham gia cũng có thể thiết lập một biểu kết hợp giữa thuế và thống kê.
2. Các bên tham gia phải điều chỉnh luật quốc gia của mình cho phù hợp với Công ước HS.
3. Các bên tham gia có thể thiết lập các Khoản nằm trong Điều ước để chi tiết hoá biểu thuế quốc gia với điều kiện các khoản phải là thành phần của Điều ước và chỉ làm rõ nội dung của Điều ước …
Điều 18: Công ước Quốc tế HS không cho các bên tham gia bảo lưu bất cứ điều gì
Để duy trì và cập nhật Công ước HS cũng như để giải quyết các tranh chấp trong phân loại hàng hoá, Tổ chức Hải quan thế giới đã thành lập ra Uỷ ban HS và Tiểu ban Khoa học kỹ thuật – bao gồm Lãnh đạo các cơ quan phân tích phân loại Hải quan các nước thành viên và có lịch sinh hoạt thường niên.
IV. Một vài văn bản quan trọng hướng dẫn áp dụng Công ước HS
4.1. Bộ chú giải hướng dẫn thi hành Công ước
Chúng ta đều biết, Công ước chính là luật quốc tế. Mà để thi hành một bộ luật chúng ta thường phải có văn bản dưới luật hướng dẫn. Công ước HS cũng vậy, chỉ có khác là cả hai văn bản: Công ước và hướng dẫn thi hành Công ước đều do một cơ quan duy nhất ban hành. Do đó, văn bản thứ hai sau khi có Công ước chính là văn bản hướng dẫn thi hành và áp dụng mà chúng ta quen với cách dịch là chú giải. Bộ chú giải tuy không phải là Công ước, nhưng với tư cách là văn bản hướng dẫn áp dụng và thi hành Công ước, thì các bên đã ký kết tham gia phải coi nó là một bộ phận cấu thành Công ước, không có nó nhiều trường hợp ta không hiểu nổi Công ước. Lấy thí dụ ngay 6 quy tắc chung, nếu không có những ví dụ minh hoạ như trong chú giải, thì khó mà có thể hiểu được cặn kẽ tinh thần và nội dung ngay của 6 quy tắc đầu tiên, hay ví dụ như cách phân loại “giấy cuốn đầu lọc thuốc lá” nếu như không có bộ chú giải ấy thì chúng ta không biết phân loại vào đâu.
Các chú giải của hệ thống HS phải tuân thủ trật tự hệ thống và đưa ra những bình luận về phạm vi của từng mục, đưa ra những sản phẩm chính của mỗi mục và các hàng hoá bị loại trừ khỏi mục này, kèm theo sự mô tả những đặc tính của hàng hoá (sự xuất hiện của nó, bản chất của nó, phương pháp sản xuất ra nó và lưu thông nó). Văn bản này được Tổ chức Hải quan thế giới thông qua tháng 6 năm 1985, được xuất bản năm 1986 và từ đó đến nay đã có 18 lần sửa đổi và bổ sung.
4.2. Tuyển tập các ý kiến phân loại
Để minh hoạ cho văn bản hướng dẫn của mình, Tổ chức Hải quan thế giới đã đưa ra một tuyển tập các ví dụ để phân loại. Tuyển tập này cũng đã được Tổ chức Hải quan thế giới thông qua vào tháng 6-1987, từ đó đến nay cũng đã có tới 17 lần sửa đổi và bổ sung và cũng được coi là văn bản hướng dẫn và quan điểm phân loại chính thức của Tổ chức Hải quan thế giới.
4.3. Dữ liệu cơ bản điện tử về hàng hoá của HS
Năm 1990, Tổ chức Hải quan thế giới đã quyết định xây dựng Dữ liệu cơ bản điện tử về hàng hoá bao gồm một danh sách tổng hợp toàn bộ hàng hoá hiện đang lưu thông trên thị trường thế giới với mã 6 số tương ứng của hệ thống HS. Theo thống kê của Tổ chức Hải quan thế giới, thì tính đến thời điểm năm 2000, toàn thế giới có 350.000 mặt hàng khác nhau, được mô tả bằng các thuật ngữ chuyên ngành để toàn bộ số mặt hàng trên không thể lẫn lộn với nhau, đồng thời áp dụng các quy tắc chung để sắp xếp chúng vào 5228 Điều ước của cuốn thuật ngữ khung như đã trình bày ở trên.
Dữ liệu cơ bản điện tử về hàng hoá là một công trình đồ sộ của Tổ chức Hải quan thế giới, thường xuyên được cập nhật và sửa đổi. Dữ liệu cơ bản điện tử về hàng hoá là những quan điểm chính thức hướng dẫn phân loại hàng hoá của WCO, là khuôn mẫu cho các bên tham gia Công ước, một công cụ vô cùng hữu hiệu cho các kiểm toán viên, cho các đơn vị nghiệp vụ hải quan và cho các cơ quan phân tích phân loại hải quan nữa, nó là một tài liệu tra cứu không thể thiếu của các cơ quan chức năng trong việc xác lập biểu thuế quốc gia, cũng như biểu thống kê.
Nếu coi cuốn Hệ thống HS là cuốn “thuật ngữ khung”, hay “pháp điển khung” với 5228 Điều ước HS, thì phải coi dữ liệu cơ bản điện tử về hàng hoá là Công ước HS toàn tập, là Công ước HS đầy đủ nhất và hoàn thiện nhất, vì nó bao hàm:
– Toàn văn Công ước HS bao gồm phần 1 và phần 2 (bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp)
– Toàn văn Bộ chú giải; giải thích và hướng dẫn thi hành Công ước HS
– 350.000 mặt hàng chính hiện đang lưu thông trên thị trường thế giới mà mỗi mặt hàng chỉ được xuất hiện một lần duy nhất được mô tả một cách khoa học bằng các thuật ngữ khoa học và mang tính pháp lý, được bổ sung thêm các chú giải mặt hàng thông qua 2 ngôn ngữ là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp để chúng không thể lẫn lộn với nhau, kèm các “tên thương mại phổ biến” của các mặt hàng đó, giúp việc phân loại thân thiện hơn. Với dữ liệu cơ bản điện tử trên về hàng hoá, thay vì phải tra cứu qua thuật ngữ mô tả, trong nhiều trường hợp, chúng ta có thể tra cứu thông qua tên thương mại của chúng.
Các văn bản chính thức của WCO để hướng dẫn, giải thích, khuyến nghị … về Công ước HS, tuy nó không phải là bộ phận cấu thành Công ước, nhưng các bên tham gia phải coi những văn bản này là thành phần không thể tách rời của Công ước, chỉ có thể, Công ước mới đảm đương được chức năng là ngôn ngữ chung toàn cầu về hàng hoá.
4.4. Biểu hàng hoá xếp theo vần ABC
Để tạo thuận lợi trong việc tra cứu các danh pháp tên gọi hoặc trong các chú giải của HS, WCO đã cho xuất bản một biểu hàng hoá theo vần ABC hay HS toàn tập không cần mã số, được bố trí như sau:
Cột 1: Các mặt hàng được sắp xếp theo vần ABC và các chú giải của chúng.
Cột 2: Các “chú giải bắt buộc” “phải tuân thủ các phần, chương và phân nhóm nói về sản phẩm đang được bàn tới”
Cột 3: Chỉ ra số trang trong đó có thể tìm thấy các “chú giải hướng dẫn” về mặt hang đang xem xét.
Công trình vĩ đại này chỉ có thể thành công sau khi 350.000 dữ liệu cơ bản điện tử về hàng hoá thành công.
V. Mối quan hệ giữa HS và biểu thuế
Toàn bộ bí mật của Công ước HS là ở chỗ nó đưa ra được 5228 thuộc tính cơ bản của toàn bộ hàng hoá mà chúng ta quen gọi là “phân nhóm”, nhưng thực tế nó là Điều ước. Mỗi một Điều ước đều được thể hiện thông qua một cặp thông số: tên Điều ước và số thứ tự mà với nội dung của Công ước thì toàn bộ hàng hoá phải được xử lý theo 5228 Điều ước (tức 5228 số thứ tự), nhưng số thứ tự của Công ước không đánh ố theo một quy tắc đặc biệt để ta có thể biết rõ nó thuộc chương nào, mục thứ mấy của chương và Điều ước thứ mấy của mục. HS cũng quy định cho phép các bên tham gia được phép chi tiết hoá ở mức độ cao hơn 6 số, với điều kiện các khoản bổ sung vào Điều ước phải phù hợp với những thuộc tính cơ bản mà HS đã quy định cho Điều ước đó.
Tại mục 4.3. chúng ta đã được giới thiệu về dữ liệu cơ bản điện tử về hàng hoá. Đây là một công trình vĩ đại của WCO nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia và nhằm đảm bảo các biểu thuế của các quốc gia khác nhau vẫn hài hoà với HS và đảm bảo là ngôn ngữ chung toàn cầu về hàng hoá: thông qua 2 ngôn ngữ chính thức của WCO là tiếng Anh và tiếng Pháp.
Nếu nội dung các “dòng thuế” hay các “khoản của Điều ước” trong biểu thuế của các quốc gia khác nhau được mô tả bằng các thuật ngữ mang tính pháp lý là giống nhau, thì chúng phải được sắp xếp vào cùng một Điều ước (tức cùng phân nhóm), chúng chỉ có thể khác nhau ở vị trí mà dòng thuế đó được sắp xếp trong Điều ước đó trong biểu thuế quốc gia đó mà thôi do các quốc gia được quyền ưu tiên sắp xếp các dòng thuế cho các mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn.
Trước đây, Hải quan cửa khẩu đã từng được chỉ đạo rằng, nếu một mặt hàng có thể phân loại trong hai mã, thì Hải quan cửa khẩu phải lấy mã số nào có thuế suất cao nhất. Nhưng ngày nay, dưới ánh sáng của Công ước HS, thì điều vô lý trên không thể có. Theo quy định của Công ước HS thì các mặt hàng chỉ được phép có một tên gọi duy nhất và khi đã được ghi nhận thì tên gọi đó mang tính pháp lý, được sắp xếp vào một vị trí xác định trong số 5228 vị trí của HS 2002 … Hãy hình dung đây là luật hình sự, giữa Điều 93 “tội giết người” và điều 98 “tội vô ý làm chết người”, quan toà được tự do chọn như chỉ đạo trên thì nguy hiểm biết chừng nào. Như mọi người đều biết, trong một bộ luật thì nội dung của điều luật quyết định vị trí của nó được sắp xếp trong bộ luật đó và là cáicó trước nhưng một khi bộ luật có hiệu lực, thì giữa nội dung điều luật và số thứ tự của nó gắn kết với nhau và có thể thay thế nhau. Nhiệm vụ của các bên tham gia Công ước là phải dựa vào thực tế để sắp xếp các mặt hàng chưa được nêu trong các Điều ước của Công ước nhưng cùng thuộc tính cơ bản với chung vào các Điều ước quy định.
Để dễ hiều chúng ta có thể liên hệ với luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam sửa đổi năm 2000: các tội phạm hình sự dù có nhiều bao nhiêu đi chăng nữa thì khi xét xử, toà án cũng phải quy về 344 điều luật đã được quy định trong bộ luật này. Rõ ràng Điều 93 và Điều 98 của Luật Hình sự là hoàn toàn khác nhau. Tương tự, ta thấy toàn bộ hàng hoá đang lưu thông trên thị trường thế giới, dù có nhiều đến bao nhiêu đi chăng nữa, thì cũng phải áp dụng 6 quy tắc chung HS để quy chúng về 5228 Điều ước HS.
Chúng ta có thể tóm tắt toàn bộ những vấn đề vừa trình bày ở trên vào bảng sau: Mối quan hệ giữa hệ thống HS và biểu thuế quốc gia.
Stt
|
Tên và mã
|
Hệ thống HS 2002
(Mã 6 số)
|
Dữ liệu điện tử về hàng hoá
(Mã 6 số)
|
Hệ thống biểu thuế
(mã 8 số – biểu thuế chung khối ASEAN – viết tắt là AHTN)
|
1 |
Tên Điều ước
|
5.228
Tên Điều ước khác nhau |
5228
Tên Điều ước của CU |
5228 Tên Điều ước của CU |
2 |
Mã Điều ước
|
5.228 Số thứ tự của Điều ước HS khác nhau |
5.228
Số thứ tự của Điều ước HS khác nhau |
5.228
Số thứ tự của Điều ước HS khác nhau |
3 |
Tên khoản của Điều ước
(
tên hàng)
|
0 |
350.000
Tên hàng khác nhau |
10689
Tên hàng khác nhau |
4 |
Mã khoản của Điều ước
(Mã hàng)
|
0 |
0 |
10689 số thứ tự của 5228 Điều ước HS khác nhau |
VI. Công ước HS và trách nhiệm của Hải quan Việt Nam
Như tất cả chúng ta đã biết, Nhà nước ta đã ký kết tham gia Công ước HS và có hiệu lực thực thi hiện hành kể từ ngay 1/1/2000. Theo pháp luật Điều 3 của Công ước, để làm tròn nghĩa vụ và trách nhiệm của một bên tham gia Công ước, Hải quan Nước Ta với tư cách là cơ quan được nhà nước giao làm đầu mối, thay mặt đại diện nhà nước tiến hành Công ước này, phải phối hợp với những Bộ, Ngành có tương quan để :
- Trước hết phải công bố công khai ngày Công ước HS có hiệu lực đối với Việt nam, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi, quyền hạn của các bên tham gia, nếu chưa kịp dịch ra tiếng Việt thì không cầu toàn, phải phát hành sớm nguyên bản tiếng Anh hoặc tiếng Pháp để các ngành, các doanh nghiệp và tất cả những ai quan tâm có điều kiện nghiên cứu;
- Phải tập trung trí tuệ các ngành có liên quan để dịch một cách chính xác toàn bộ Công ước HS ra tiếng Việt và cho xuất bản bằng song ngữ Ang – Việt và Pháp – Việt, trong đó bản dịch phải công bố là chỉ để tham khảo;
- Tập trung trí tuệ các ngành để dịch gấp và đảm bảo độ chính xác các văn bản hướng dẫn áp dụng Công ước như Bộ chú giải, Tuyển tập các ví dụ phân loại và cho xuất bản. Phải tổ chức hội thảo giữa các ngành, các nhà chuyên môn để thống nhất nhận thức về một loạt vấn đề trong Công ước đề cập tới nhưng còn mới mẻ với Việt Nam mà từ trước tới nay ta vẫn áp dụng tuỳ tiện.
- Cùng với Bộ Tài chính và các ngành có liên quan, xác lập Biểu thuế quốc gia bằng song ngữ Anh – Việt, tuân thủ triệt để các quy định của Công ước HS cả về thuật ngữ mô tả lẫn mã HS trên cơ sở biểu thuế AHTN với mã 8 số.
- Rà soát lại để bổ sung một số chi tiết trong dự thảo Nghị định của Chính phủ về “Triển khai Công ước HS”, Nghị định của Chính phủ về “Thủ tục Hải quan, chế độ kiểm tra giám sát Hải quan và Nghị định của Chính phủ về thi hành điều 27 và điều 72 Luật Hải quan đã và sẽ được ban hành”.
- Cung cấp đĩa CD-ROM dữ liệu cơ bản điện tử về hàng hoá cho Hải quan các cửa khẩu, các doanh nghiệp và các ngành khi có nhu cầu;
- Thiết lập tại các cửa khẩu lớn một đơn vị phân tích, phân loại và ở Trung ương cần sớm thành lập cơ quan chỉ đạo. Thông qua việc ban hành quy chế phân tích, phân loại và Quyết định của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan về chức năng, nhiệm vụ, hệ thống tổ chức và bộ máy của cơ quan đặc biệt này.
Hoạt động phân tích phân loại hàng hoá thực chất là một nghiệp vụ kiểm tra hải quan nhằm sắp xếp tất cả các hàng hoá chưa có trong biểu thế hoặc tuy có trong biểu thuế nhưng bằng mắt thường không thể xác định được các thuộc tính cơ bản của chúng để đưa nó về đúng Điều ước (giống như quan toà xét xử) mà Công ước HS đã quy định cho nó. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận này là hỗ trợ cho lực lượng kiểm hoá tại cửa khẩu trong những trường hợp hàng hoá không thể phân loại được bằng mắt thường, rõ ràng hoạt động này khác với các hoạt động “kiểm trả chất lượng” cũng như “dịch vụ giám định” cả về mục đích phân tích lẫn phương pháp phân tích.
Ta biết, trong biểu thuế của các bên tham gia, nhiều mặt hàng khác nhau bởi các thuộc tính riêng nhưng có chung những thuộc tính cơ bản đã được bổ sung vào trong một Điều ước. Những thuộc tính riêng này được phân biệt với nhau bởi tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế mà trên cơ sở đó sản phẩm đã được hình thành.
Như vậy, sơ bộ chúng ta có thể thấy: để xác định thuộc tính cơ bản được quy định tron Điều ước, ta có khoản 5228 phương pháp, còn để xác định các thuộc tính riêng quy định cho từng mặt hàng, từng khoản trong biểu thuế của một Điều ước ta phải có các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế (ISO) quy định riêng cho mặt hàng đó. Để phân tích phân loại 350.000 mặt hàng phân bổ tại 96 chương của HS, thay vì phải có 96 chuyên gia cho mỗi chương, Bộ phận phân tích, phân loại Hải quan chỉ cần tập trung vào các chuyên ngành sau:
A, Nông sản thực phẩm: Từ chương 1 tới chương 24
B, Hoá chất Từ chương 25 tới chương 38 (trừ Chương 32)
C, Vải – Giấy – Plastic Từ chương 39 tới chương 71 + Chương 32
D, Thiết bị máy móc: Từ chương 72 tới chương 96
Tổng biên chế cho một cơ sở phân tích phân loại phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu phân tích phân loại cần phải giải quyết trong một ngày.
Cán bộ Hải quan hoạt động trong lĩnh vực phân tích, phân loại, ngoài những kiến thức chuyên ngành ra, còn phải được đào tạo kỹ càng về Luật Quốc tế HS về các phương pháp phân tích, phân loại chuẩn, phải được hướng dẫn sử dụng thành thạo các máy móc phân tích và những quy trình thao tác chuẩn, phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của quy chế phân tích phân loại.
Quy mô của một cơ sơ PTPL đã được WCO đưa ra trong cuốn “Customs Laboratory Guide” – Sổ tay cơ sở Phân tích phân loại hàng hoá XNK” nhằm giúp các nước đang phát triển có căn cứ để thiết lập các cơ sở phân tích phân loại hàng hoá XNK cho nước mình. Theo Hải quan thế giới thì có 4 quy mô khác nhau áp dụng cho các cấp Hải quan khác nhau. Đó là: Cửa khảu, tỉnh – thành phố và Cơ quan phân tích phân loại Trung ương. Sau khi khảo sát các nhu cầu PTPL ở Việt Nam và đối chiếu với hướng dẫn của WCO, chúng tôi kiến nghị một mô hình sau:
STT |
Hạng mục |
Cơ sở TW |
Cơ sở MN |
Cơ sở M.TRG |
Cửa Khẩu Đ Biệt |
Ghi chú |
1 |
Quy mô |
Tiên tiến (Advance) |
Chuẩn (Standard) |
Cơ sở (Basic) |
Tối thiểu (Minimum) |
|
2 |
Nhu cầu Phân tích/ Năm |
20.000 Mẫu/ năm |
15.000 Mẫu/ năm |
5.500 Mẫu/ năm |
1.500 Mẫu/ năm |
|
3 |
Biên chế |
35 kỹ sư |
30 kỹ sư |
15 kỹ sư |
3-5 kỹ sư |
|
4 |
Thiết bị (USD) |
2.500.000 |
2.000.000 |
1.500.000 |
500.000 |
|
5 |
Diện tích làm việc |
2.500 m2 |
2000 m2 |
800 m2 |
50 m2 |
|
6 |
Đào tạo, huấn luyện/ năm |
3% tổng giá trị thiết bị |
|
|
|
chung |
7 |
Bảo dưỡng, sửa chữa |
5% tổng giá trị thiết bị |
|
|
|
Chung |
8 |
Sách (tài liệu) tra cứu/ năm |
10.000 USD |
|
|
|
|
Hoạt động nghiên cứu và phân tích phân loại hàng hoá thực ra là một nhiệm vụ kiểm tra hải quan nhằm mục đích sắp xếp tổng thể những hàng hoá chưa có trong biểu thế hoặc tuy có trong biểu thuế nhưng bằng mắt thường không hề xác lập được những thuộc tính cơ bản của chúng để đưa nó về đúng Điều ước ( giống như quan toà xét xử ) mà Công ước HS đã lao lý cho nó. Nhiệm vụ đa phần của bộ phận này là tương hỗ cho lực lượng kiểm hoá tại cửa khẩu trong những trường hợp hàng hoá không hề phân loại được bằng mắt thường, rõ ràng hoạt động giải trí này khác với những hoạt động giải trí “ kiểm trả chất lượng ” cũng như “ dịch vụ giám định ” cả về mục tiêu nghiên cứu và phân tích lẫn giải pháp nghiên cứu và phân tích. Ta biết, trong biểu thuế của những bên tham gia, nhiều mẫu sản phẩm khác nhau bởi những thuộc tính riêng nhưng có chung những thuộc tính cơ bản đã được bổ trợ vào trong một Điều ước. Những thuộc tính riêng này được phân biệt với nhau bởi tiêu chuẩn vương quốc hoặc tiêu chuẩn quốc tế mà trên cơ sở đó mẫu sản phẩm đã được hình thành. Như vậy, sơ bộ tất cả chúng ta hoàn toàn có thể thấy : để xác lập thuộc tính cơ bản được lao lý tron Điều ước, ta có khoản 5228 chiêu thức, còn để xác lập những thuộc tính riêng pháp luật cho từng mẫu sản phẩm, từng khoản trong biểu thuế của một Điều ước ta phải có những tiêu chuẩn vương quốc hoặc quốc tế ( ISO ) pháp luật riêng cho mẫu sản phẩm đó. Để nghiên cứu và phân tích phân loại 350.000 loại sản phẩm phân chia tại 96 chương của HS, thay vì phải có 96 chuyên viên cho mỗi chương, Bộ phận nghiên cứu và phân tích, phân loại Hải quan chỉ cần tập trung chuyên sâu vào những chuyên ngành sau : A, Nông sản thực phẩm : Từ chương 1 tới chương 24B, Hoá chất Từ chương 25 tới chương 38 ( trừ Chương 32 ) C, Vải – Giấy – Plastic Từ chương 39 tới chương 71 + Chương 32D, Thiết bị máy móc : Từ chương 72 tới chương 96T ổng biên chế cho một cơ sở nghiên cứu và phân tích phân loại nhờ vào trọn vẹn vào nhu yếu nghiên cứu và phân tích phân loại cần phải xử lý trong một ngày. Cán bộ Hải quan hoạt động giải trí trong nghành nghề dịch vụ nghiên cứu và phân tích, phân loại, ngoài những kỹ năng và kiến thức chuyên ngành ra, còn phải được huấn luyện và đào tạo kỹ càng về Luật Quốc tế HS về những giải pháp nghiên cứu và phân tích, phân loại chuẩn, phải được hướng dẫn sử dụng thành thạo những máy móc nghiên cứu và phân tích và những quy trình tiến độ thao tác chuẩn, phải tuân thủ khắt khe những pháp luật của quy định nghiên cứu và phân tích phân loại. Quy mô của một cơ sơ PTPL đã được WCO đưa ra trong cuốn “ Customs Laboratory Guide ” – Sổ tay cơ sở Phân tích phân loại hàng hoá XNK ” nhằm mục đích giúp những nước đang tăng trưởng có địa thế căn cứ để thiết lập những cơ sở nghiên cứu và phân tích phân loại hàng hoá XNK cho nước mình. Theo Hải quan quốc tế thì có 4 quy mô khác nhau vận dụng cho những cấp Hải quan khác nhau. Đó là : Cửa khảu, tỉnh – thành phố và Cơ quan nghiên cứu và phân tích phân loại Trung ương. Sau khi khảo sát những nhu yếu PTPL ở Nước Ta và so sánh với hướng dẫn của WCO, chúng tôi đề xuất kiến nghị một quy mô sau :
Nếu một cơ sở phân tích phân loại được thành lập chỉ để phục vụ một cửa khẩu hoặc một địa phương, thì cơ sở này sẽ thuộc biên chế của địa phương đó, còn nếu nó phải phục vụ cho một tỉnh, thành phố khác nhau, thì nó phải trực thuộc cơ quan TCHQ …
Xuất phát từ điều kiện kinh tế, sau khi cân nhắc, chúng tôi thấy ở Việt Nam trước mắt nên thành lập 3 cơ sở phân tích phân loại tại 3 khu vực: Miền Bắc, Miền Trung và Miền nam, với 3 quy mô khác nhau. Miền Bắc với quy mô Advanced, miền Trung với quy mô Basic, còn miền Nam với quy mô Standard.
Bảng trên tóm tắt toàn bộ những vấn đề cơ bản liên quan đến việc thiết lập các trung tâm PTPL tại Việt Nam.
VII. Kết luận
Phân tích phân loại hàng hoá là một khâu nghiệp vụ mang tính đặc thù của ngành Hải quan, bằng cách áp dụng khoản hơn 1.000 phương pháp chuẩn hải quan để tìm ra những thuộc tính, tạo ra các Mục và các Điều ước, nên nó không thể lẫn lộn với các hoạt động tương tự của các ngành và cũng không thể thay thế bởi các ngành.
Cơ sở pháp lý cho hoạt động này đã được Luật Hải quan VN vừa được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001 và Công ước HS đã có hiệu lực trên đất nước ta từ ngày 1/1/2000 bảo đảm. Thế nhưng, thực tế đây mới là điều kiện cần. Công ước quan trọng này có thực sự trở thành một Công ước của ngôn ngữ chung toàn cầu về hàng hoá hay không, có có thiết thực góp phần vào trào lưu hội nhập với khu vực và thế giới, có đóng góp tích cực vào công cuộc cải cách hành chính, chống tiêu cực phiền hà, chống gian lận thương mại, có tác dụng bảo vệ quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp Việt Nam hay không, điều này phụ thuộc rất nhiều vào những nỗ lực chủ quan và thiện chí hợp tác vì sự nghiệp chung của các ngành chức năng trong việc thi hành và triển khai Công ước HS, Luật Hải quan, Luật thuế và Luật thương mại Việt Nam.
Trên đây là một vài kết quả nghiên cứu bước đầu, xin công bố để mọi người cùng tham khảo, hy vọng nó sẽ ít nhiều giúp ích trong việc soạn thảo lại bài giảng về Công ước HS trong trường Cao đẳng Hải quan, trong việc giới thiệu và phổ biến Công ước này với các ngành và các doanh nghiệp XNK, cũng như làm tài liệu để tham khảo trong việc xác lập lại và hoàn thiện Biểu thuế và Biểu thống kê. Nó cũng là tài liệu bổ ích để tham khảo, để rà soát bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa chính xác trong dự thảo Nghị định của Chính phủ về “thi hành Công ước HS”, cũng như Nghị định của Chính phủ về “Phân loại hàng hoá”. (Bài này đã được tác giả hiệu đính sửa chữa so với nguyên bản vào tháng 10/2002).
Tài liệu tham khảo
1. Harmonized commodity description and coding system – WCO – 1996&2002
2. The International Convention on the harmonized commodity description and coding system – WCO-1996&2002
3. Các biểu thuế của Đức, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippin, Malasya, AHTN.
4. Glossary of International Customs Terms – 1996.
5. Compendium of Classification Opinions – 1996.
6. The Harmonized System Commodity Data Base 1996 & 2000.
7. Customs Laboratory Guide-WCO-1996.
8. Công văn bàn giao “Đàm phán biểu thuế AHTN” (Biểu thuế chung khối ASEAN) giữa TCHQ và Bộ Tài chính.2001.
9. Training Modul HS- WCO-1996.
10. Tra cứu tổng hợp thuốc & biệt dược.1996.NXB:KHKT (42.000 tªn thuốc).
11. Bàn về Công ước HS – Trần Nguyên Chẩn 2002
12. Công ước 2002 – Công ước HS sửa đổi, có hiệu lực từ 1/1/2002.