Hướng dẫn vệ sinh mắt đúng cách

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Bích Nhĩ – Bác sĩ Chuyên khoa Mắt – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Bụi bẩn, hóa chất vô tình lọt vào mắt hoặc ghèn gỉ trong mắt sẽ khiến bạn khó chịu, đôi khi là rất đau đớn. Nhanh chóng vệ sinh mắt đúng cách theo từng trường hợp có thể hạn chế tổn thương và bảo toàn thị lực cho bạn.

1. Đối với hóa chất

Hướng dẫn vệ sinh mắt sẽ khác nhau tùy vào từng trường hợp và nguyên nhân tác động đến mắt. Trong đời sống, có rất nhiều hóa chất gia dụng tiềm ẩn nguy cơ làm tổn thương đôi mắt của bạn. Chẳng hạn như:

  • Thuốc tẩy, bột giặt, nước xả vải;
  • Chất tẩy rửa cống;
  • Phân bón, thuốc trừ sâu;
  • Xà phòng rửa chén;
  • Nước lau kính, lau sàn;
  • Sản phẩm làm đẹp, tắm gội, mỹ phẩm, tạo kiểu tóc;
  • Các sản phẩm vôi như thạch cao và xi măng.

Bước đầu tiên để vệ sinh mắt trong trường hợp này là loại bỏ hóa chất ra khỏi mắt càng sớm càng tốt. Cụ thể:

  • Rửa mắt bằng nước mát hoặc dung dịch muối ngay lập tức trong ít nhất 15 phút. Nếu bạn đeo kính áp tròng, hãy lấy tháo kính ra, đồng thời tiếp tục rửa mắt.
  • Sau khi rửa xong, hãy gọi đến đến đường dây nóng y tế và trình bày tình huống vừa xảy ra để nhận được lời khuyên nên làm gì tiếp theo. Đối với những hóa mỹ phẩm như xà phòng và dầu gội, thông thường bạn chỉ cần rửa mắt bằng nước thường theo đúng hướng dẫn trên nhãn bao bì là được.
  • Nếu nhân viên y tế ở đường dây nóng yêu cầu bạn đến phòng cấp cứu, hãy mang theo hộp đựng hóa chất để các bác sĩ biết và đưa ra hướng giải quyết chính xác.

rửa mắt

2. Mủ hoặc chất nhầy

Mủ hoặc chất nhầy (gỉ / ghèn) có thể khô thành một lớp gây ngứa hoặc khó chịu. Bạn có thể bị đổ ghèn khi cảm lạnh, dị ứng hoặc đau mắt đỏ. Tình trạng tắc tuyến lệ hoặc các vấn đề với tuyến dầu trong mí mắt cũng tạo ra mủ hoặc chất nhầy nơi khóe mắt.

Hướng dẫn vệ sinh mắt đúng cách trong trường hợp này như sau:

  • Bước 1: Gỡ các lớp ghèn đã khô ra;
  • Bước 2: Đặt một chiếc khăn ấm và ẩm lên mắt nhắm trong vài phút;
  • Bước 3: Nhúng khăn vào nước ấm một lần nữa để chuẩn bị lấy mủ nhầy ra;
  • Bước 4: Dùng tăm bông hoặc một góc của khăn đã thấm nước ấm, nhắm mắt lau nhẹ nhàng từ góc trong ra ngoài;
  • Bước 5: Lặp lại bước trên với tăm bông mới hoặc phần chưa sử dụng của khăn cho đến khi mắt sạch.

Lưu ý :

  • Rửa tay trước và sau khi thực hiện vệ sinh mắt;
  • Điều chỉnh nhiệt độ nước vừa đủ ấm, không dùng nước nóng. Mắt, mí mắt và vùng da xung quanh mắt rất nhạy cảm, dễ bị bỏng rát.
  • Đề phòng lây nhiễm bằng cách sử dụng khăn lau mới cho mỗi lần, nhất là trong trường hợp nhiễm trùng (đau mắt đỏ). Sử dụng hai chiếc khăn lau khác nhau ở cả hai mắt để không truyền vi trùng từ mắt này sang mắt kia.

3. Bụi bẩn hoặc mảnh vụn

Thỉnh thoảng, gió có thể cuốn theo bụi bẩn hoặc cát bay vào mặt bạn, khó chịu hơn là khi chúng lọt vào mắt. Các bước vệ sinh mắt đúng cách đối với tình huống này là:

  • Tận dụng nước mắt của bạn: Nhẹ nhàng kéo mí mắt trên xuống, đè nó nằm lên trên hàng mi dưới. Nháy mắt vài lần. Điều này sẽ làm cho bạn chảy nước mắt, đồng thời kéo theo bụi bẩn ra ngoài.
  • Rửa với nước: Bạn cũng có thể rửa mắt bằng nước mát từ vòi. Chớp mắt với nước sạch đến khi nào cảm thấy dễ chịu và dị vật đã trôi ra ngoài.
  • Lau mắt: Nếu bạn có thể nhìn thấy mảnh bụi trên nhãn cầu của mình, hãy cố gắng lấy nó ra bằng cách lau nhẹ với khăn ướt. Không chọc sâu vào và ngừng tác động nếu dị vật bị mắc kẹt trong mắt.

Lưu ý không nên chà sát mạnh bên ngoài vì điều này hoàn toàn có thể đẩy bụi bẩn hoặc mảnh vụn lọt sâu hơn vào mắt bạn .
lau mắt

4. Trường hợp khác

Ngoài trường hợp bị tổn thương mắt, mọi người cũng nên vệ sinh mắt hàng ngày, đặc biệt là sau khi đi ra ngoài về, trước khi nhỏ mắt hoặc sau khi trang điểm. Có thể vệ sinh mắt thường xuyên theo các bước sau:

  • Rửa tay trước khi thực hiện;
  • Nhỏ nước muối sinh lý NaCl 0.9% (có bán tại các nhà thuốc);
  • Dùng gạc y tế hoặc khăn sạch thấm nước lau mắt từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới;
  • Dùng tăm bông sạch chà phần chân lông mi;
  • Vệ sinh riêng từng mắt, không dùng chung khăn hoặc gạc cho cả 2 mắt để tránh viêm nhiễm.

Lưu ý, không nên tác động lực mạnh khi làm sạch mắt, cũng như tự pha nước muối rửa mắt vì không đúng nồng độ và không bảo vệ vệ sinh .

5. Khi nào nên đi bác sĩ?

Bạn hoàn toàn có thể cần chăm nom y tế nếu cảm thấy :

  • Gặp khó khăn khi nhìn hoặc mở mắt;
  • Đau đớn;
  • Tròng trắng của mắt bị đỏ;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Chảy nước mắt không ngừng;
  • Không thể tự lấy bụi bẩn hoặc các dị vật ra khỏi mắt.

Thực hiện các bước vệ sinh mắt đúng cách không chỉ giúp cho mắt hết khó chịu, thêm sạch sẽ, mà còn phòng ngừa một số bệnh như viêm bờ mi, viêm kết mạc hoặc tổn thương thị lực. Để có được đôi mắt khỏe đẹp, mọi người cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng tốt cho mắt và thường xuyên tập luyện thể thao hợp lý.

BS CKI Nguyễn Thị Bích Nhĩ có gần 10 năm kinh nghiệm về chuyên ngành mắt. Điều trị các bệnh lý nội khoa về mắt cũng như các phẫu thuật mắt như : Mộng thịt, Quặm mi mắt, u mi, Glocom và phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco. Bên cạnh đó còn điều trị bệnh lý võng mạc Đái tháo đường bằng phương pháp tiêm thuốc Anti-VEGF nội nhãn và phẫu thuật tạo hình mắt. Hiện bác sĩ đang là Bác sĩ Mắt thuộc khoa Khám bệnh – Nội khoa bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Quý khách hàng có thể đăng ký khám và điều trị, phẫu thuật các bệnh về mắt tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec bằng cách đến các Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo:webmd.com

Source: https://vvc.vn
Category : Bảo Dưỡng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay