Bài 5: Các phương thức bảo tồn đa dạng sinh học – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản vừa đủ của tài liệu tại đây ( 768.47 KB, 96 trang )

“nội vi kết hợp ngoại vi” mặc dù phương thức này chưa được đề cập trong trong sách, tạp

chí chuyên nghành.

1.1. Bảo tồn tại chỗ (In – situ conservation):

Phương thức này nhằm bảo tồn các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên để duy trì và khôi phục

quần thể các loài trong môi trường tự nhiên của chúng. Đối với các loài được thuần hoá, bảo tồn in

– situ là bảo tồn chúng trong môi trường sống nơi đã hình thành và phát triển các đặc điểm đặc

trưng của chúng. Do vậy bảo tồn in – situ cũng là hình thức lý tưởng trong bảo tồn nguồn gen.

Ở những nơi có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ có hiệu qủa thì bảo tồn in – situ cho cả hệ sinh

thái là phương pháp lý tưởng. Chẳng hạn để bảo tồn nguồn gen cây rừng thì phương thức bảo tồn

in – situ được thể hiện qua việc xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt, xác lập tình

trạng hợp pháp trong các đơn vị lớn hơn như các khu rừng cấm và các công viên quốc gia.

Loại hình bảo tồn tại chỗ hiện đang được phát triển mạnh trên thế giới là việc xây dựng các khu

bảo tồn. Khu bảo tồn là một vùng đất hay biển đặc biệt được dành cho việc bảo vệ và duy trì tính

đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hoá và được quản lý bằng các hình

thức hợp pháp hay các hình thức hữu hiệu khác (IUCN, 1994 trong Phạm Nhật, 1999).

Loại hình và phân hạng các loại hình khu bảo tồn ở các quốc gia trên thế giới hiện có nhiều điểm

khác nhau. IUCN (1994 trong Phạm Nhật, 1999) đã đưa ra 6 loại hình khu bảo vệ như sau:

• Khu bảo vệ nghiêm ngặt (Strict Protection): gồm hai hình thức

+

Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt (Strict nature reserve, Ia ): là vùng đất hoặc biển chứa

một số hệ sinh thái nổi bật hoặc đại diện, có những đặc điểm sinh vật, địa lý hoặc những loài

nguyên sinh phục vụ cho nghiên cứu khoa học, quan trắc môi trường, giáo dục và để duy trì

nguồn tài nguyên di truyền trong một trạng thái động và tiến hoá.

+

Vùng hoang dã (Wilderness area, Ib): là vùng đất rộng lớn chưa bị tác động hay biến đổi

đáng kể hoặc là vùng biển còn giữ lại được những đặc điểm tự nhiên của nó, không bị ảnh

hưởng thường xuyên và là nơi sống đầy ý nghĩa mà việc bảo tồn nhằm giữ được các điều

kiện tự nhiên của nó.

• Vườn quốc gia (National park, II) hay khu bảo tồn hệ sinh thái và giải trí

(Ecosystem conservation and recreation): II

Là vùng đất hoặc biển tự nhiên được quy hoạch để (a) bảo vệ sự toàn vẹn sinh thái của một

hoặc nhiều hệ sinh thái cho các thế hệ hiện tại và mai sau; (b) loại bỏ sự khai thác hoặc

chiếm dụng không mang tính tự nhiên đối với những mục đích của vùng đất và (c) tạo cơ

sở nền móng cho tất cả các hoạt động khoa học, giáo dục, vui chơi, giải trí và tham quan

mà các hoạt động đó phải phù hợp với văn hoá và môi trường.

Vườn Quốc gia hoặc khu bảo tồn hệ sinh thái và giải trí thể hiện một hình mẫu tiêu biểu

cho trạng thái tự nhiên của một vùng địa lý, một quần xã sinh học và tài nguyên di truyền,

những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng để tạo ra tính ổn định và đa dạng.

• Thắng cảnh thiên nhiên (Natural monument)/ Bảo tồn đặc điểm tự nhiên

(Conservation of natural feature): III

Là vùng đất bao gồm một hoặc nhiều đặc điểm tự nhiên hoặc văn hoá nổi bật hoặc có giá trị

độc đáo phục vụ cho mục đích thuyết minh, giáo dục và thưởng ngoạn của nhân dân.

• Khu bảo tồn thiên nhiên có quản lý (Conservation through active management)/ Khu

bảo tồn sinh cảnh/bảo tồn loài (Habitat Species management area): IV

Là một vùng đất hay biển bắt buộc phải can thiệp tích cực cho mục tiêu quản lý để đảm bảo

những điều kiện cần thiết cho việc bảo vệ những loài có tầm quan trọng quốc gia, những

nhóm loài, quần xã sinh học hoặc các đặc điểm tự nhiên của môi trường nơi mà chúng 22

cần

có sự quản lý đặc biệt để tồn tại lâu dài. Nghiên cứu khoa học, quan trắc môi trường và

phục vụ giáo dục là những hoạt động thích hợp với loại hình này.

• Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/cảnh quan biển (Protected Landscape/Seascape):

V

Là một vùng đất hay biển lân cận, nơi tác động giữa con người với tự nhiên được diễn ra

thường xuyên. Mục tiêu quản lý và duy trì những cảnh quan có tầm quan trọng quốc gia thể

hiện tính chất tác động qua lại giữa người với đất hoặc biển. Những khu này mang tính

chất kết hợp giữa văn hoá và cảnh quan tự nhiên có giá trị thẩm mỹ cao và đó cũng là nơi

phục vụ mục đích đa dạng sinh thái, khoa học, văn hoá và giáo dục.

• Khu sử dụng bền vững các hệ sinh thái tự nhiên (Sustainable use of natural

ecosystem) hay Khu quản lý tài nguyên (Managed resource protected area): VI

Một vùng chứa các hệ thống tự nhiên chưa hoặc ít bị biến đổi được quản lý bảo vệ một

cách chắc chắn dài hạn vừa duy trì tính đa dạng sinh học đồng thời có khả năng cung cấp

bền vững các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của con người.

1.2. Bảo tồn chuyển chỗ (Ex – situ conservation)

Bảo tồn chuyển chỗ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược tổng hợp nhằm bảo vệ các

loài đang có nguy cơ bị tuyệt diệt. Đây là phương thức bảo tồn các hợp phần của đa dạng

sinh học bên ngoài sinh cảnh tự nhiên của chúng. Thực tế, bảo tồn chuyển chỗ hay bảo tồn

nơi khác là phương thức bảo tồn các cá thể trong những điều kiện nhân tạo dưới sự giám sát

của con người.

Đối với nhiều loài hiếm thì bảo tồn tại chỗ chưa phải là giải pháp khả thi nhất đặc biệt trong

những điều kiện áp lực của con người ngày càng gia tăng. Nếu quần thể còn lại là quá nhỏ để

tiếp tục tồn tại, hoặc nếu như tất cả những cá thể còn lại được tìm thấy ở ngoài khu bảo vệ thì

bảo tồn tại chỗ sẽ không có hiệu quả. Trong trường hợp này, giải pháp duy nhất để ngăn cho loài

khỏi bị tuyệt chủng là bảo tồn chuyển chỗ.

Bảo tồn chuyển chỗ thường gặp phải những khó khăn như: chi phí lớn, khó nghiên cứu đối

với các loài có vòng đời phức tạp, có chế độ dinh dưỡng thay đổi mỗi khi chúng lớn lên và

do đó môi trường sống của chúng thay đổi theo, và khó áp dụng cho các loài không thể sinh

sản (động vật) hoặc tái sinh (thực vật) ngoài môi trường sống tự nhiên.

*Một số hình thức bảo tồn chuyển chỗ thường gặp:

Vườn động vật hay vườn thú (Zoo):

Vườn động vật trước đây có truyền thống là đặc biệt quan tâm đến các loài động vật có

xương sống. Trong vài ba chục năm trở lại đây, mục tiêu cuả các vườn động vật đã có

nhiều thay đổi, trở thành nơi nhận nuôi các loài động vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng và

phục vụ nghiên cứu. Các vườn động vật trên thế giới hiện nay đang nuôi khoảng trên

500.000 loài động vật có xương sống ở cạn, đại diện cho 3000 loài thú,chim, bò sát và ếch

nhái (Conway, 1998 trong Phạm Nhật, 1999). Phần lớn mục đích của các vườn động vật

hiện nay là gây nuôi các quần thể động vật hiếm và đang bị đe doạ tuyệt chủng trên thế

giới. Việc nghiên cứu ở các vườn động vật đang được chú ý nhiều và các nhà khoa học

đang cố gắng tìm mọi biện pháp tối ưu để nhân giống, phòng chống bệnh tật. Tất nhiên có

nhiều vấn đề về kỹ thuật nhân nuôi, sinh thái và tập tínhh loài cũng như việc thả các loài trở

về với môi trường sống tự nhiên đang đặt ra cho công tác nhân nuôi mà các vườn động vật

cần giải quyết.

Bể nuôi (Aquarium):

Trước kia bể nuôi thường chỉ dùng để trưng bày các loài cá lạ và hấp dẫn khách tham quan.

Gần đây để đối phó trước nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật sống ở nước, 23

các

chuyên gia về cá, thú biển và san hô đã cùng hợp tác với các Viện nghiên cứu biển, các

thuỷ cung và các bể nuôi tổ chức nhân nuôi bảo tồn các loài đang được quan tâm. Có

khoảng 580.000 loài cá đang được nuôi giữ trong bể nuôi (Olney and Ellis, 1991 trong

Phạm Nhật, 1999). Các chương trình gây giống các loài cá biển và san hô hiện còn trong

giai đoạn khởi đầu, song đây là một lĩnh vực nghiên cứu có nhiều triển vọng.

Vườn thực vật (Botanic garden)

Hiện nay có khoảng 1500 vườn thực vật trên thế giới đã có các bộ sưu tập của các loài thực

vật chính. Đó thực sự là một nỗ lực lớn trong sự nghiệp bảo tồn thực vật. Các vườn thực vật

trên thế giới hiện nay đang quản lí ít nhất là 35000 loài thực vật chiếm khoảng 15% số loài

thực vật toàn cầu (IUCN/WWF, 1989; Given, 1994 trong Phạm Nhật, 1999). Vườn thực vật

lớn nhất trên thế giới là Vườn thực vật Hoàng gia Anh ở Kew có khoảng 25000 loài thực

vật đã được trồng, bằng khoảng 10% số loài thực vật trên thế giới, trong đó có 2700 loài đã

được liệt kê vào Sách Đỏ thế giới (Reid and Miller, 1989 trong Phạm Nhật, 1999). Vườn

thực vật hiện đang có xu thế tập trung vào gieo trồng các loài cây quý hiếm đang có nguy

cơ tuyệt chủng.

Vườn thực vật góp phần quan trọng trong việc bảo tồn thực vật vì các bộ sưu tập sống của

chúng cũng như các bộ tiêu bản khô là một trong những nguồn thông tin tốt nhất về phân

bố cũng như yêu cầu về nơi cư trú của thực vật. Ban thư ký bảo tồn các vườn thực vật

(Botanic Garden Conservation Secretariat-BGCS) của IUCN đã được thành lập để điều

phối những hoạt động bảo tồn của các vườn thực vật trên thế giới (BGCS, 1987 trong Phạm

Nhật, 1999). Các ưu tiên của chương trình này là xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu toàn

cầu để phối hợp các hoạt động thu mẫu cũng như xác định các loài quan trọng chưa được

hiểu biết đầy đủ hay những loài không còn tìm thấy trong tự nhiên.

Ngân hàng hạt giống (Seed bank):

Hạt của nhiều loài thực vật có thể giữ và bảo quản trong điều kiện khô, lạnh nên ngoài việc trồng

cây, các vườn thực vật và viện nghiên cứu đã xây dựng bộ sưu tập về hạt. Đây được coi là các

bộ sưu tập hay là ngân hàng hạt giống. Khả năng tồn tại lâu dài của hạt đặc biệt có giá trị cho

việc bảo tồn Ex – situ vì nó cho phép bảo tồn hạt trong một không gian nhỏ, chi phí thấp. Hiện có

hơn 50 ngân hàng hạt giống trên thế giới, trong đó nhiều ngân hàng hạt giống được đặt tại các

nước đang phát triển và được điều phối tích cực bởi nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp

Quốc tế (Consultative Group on International Agricultural Research – CGIAR) (Phạm Nhật,

1999).

1.3. Sự liên quan giữa 2 phương thức bảo tồn

Bảo tồn Ex – situ và bảo tồn In – situ phải được nhìn nhận là những cách tiếp cận có tính bổ

sung cho nhau (Robinson, 1992). Những cá thể từ các quần thể được bảo tồn Ex -situ có thể

được thả định kỳ ra ngoài thiên nhiên để tăng cường cho các quần thể được bảo tồn In- situ.

Việc nghiên cứu các quần thể được bảo tồn Ex -situ có thể cung cấp cho ta những hiểu biết

về đặc tính sinh học của loài và gợi ra những chiến lược bảo tồn mới cho các quần thể được

bảo tồn+ In – situ. Các quần thể Ex -situ được bảo tồn tốt sẽ làm giảm nhu cầu phải bắt các

cá thể ngoài hoang dã để phục vụ mục đích trưng bày hoặc nghiên cứu. Kết quả của bảo tồn

Ex -situ đối với một loài sẽ góp phần giáo dục quần chúng về sự cần thiết phải bảo tồn loài

cung như bảo vệ các cá thể của loài đó ngoài tự nhiên.

Một phương thức trung gian cần cho bảo tồn In -situ và bảo tồn Ex – situ là sự giám sát và

quản lý chặt chẽ quần thể các loài quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt diệt trong các khu 24

bảo

vệ nhỏ. Những quần thể này vẫn còn mang tính hoang dã song con người thỉnh thoảng có

thể can thiệp được để tránh sự suy thoái số lượng quần thể.

Việc lựa chọn phương thức bảo tồn phải dựa trên cơ sở luật pháp về bảo tồn đa dạng sinh

học (các công ước quốc tế, luật pháp của mỗi quốc gia) và điều kiện cụ thể của từng quốc

gia, từng vùng.

2. Luật pháp liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học

2.1. Vai trò của luật pháp trong bảo tồn đa dạng sinh học

Công cụ pháp chế hay luật pháp có thể được áp dụng tại các cấp địa phươnng, quốc gia hay

quốc tế để bảo vệ tất cả các khía cạnh của đa dạng sinh học. Các văn bản pháp luật sẽ cung

cấp phương tiện và chương trình để bảo tồn đa dạng sinh học. Mặc dù luật pháp là hết sức

quan trọng nhưng nó chỉ là cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ các loài động thực vật quan trọng

đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Ngoài ra cần phải tổ chức tốt công tác bảo vệ cụ thể cũng

như làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục để nhân dân trong vùng tự giác tham gia công

tác bảo tồn đa dạng sinh học thì mới thực hiện được bảo tồn đa dạng sinh học một cách

toàn diện.

2.2. Các thoả hiệp quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học

2.2.1. Lý do

Bảo tồn đa dạng sinh học cần có sự tham gia của các quốc gia trên toàn thế giới. Các cơ chế

kiểm soát hiện đang tồn tại trên thế giới được dựa trên cơ sở của mỗi quốc gia và sự thoả hiệp

quốc tế là tăng cường khả năng bảo tồn loài và sinh cảnh (de Klemn, 1993 trong Phạm Nhật,

1999). Hợp tác quốc tế là cần thiết vì một số lý do sau:

+ Các loài động vật không có khái niệm về biên giới trong phân bố. Nỗ lực bảo tồn là phải

bảo vệ loài ở tất cả mọi điểm trong vùng phân bố của chúng. Như vậy, sự nỗ lực của một

quốc gia là không hiệu quả nếu trong khi đó môi trường sống của loài đó ở quốc gia khác

đang bị phá huỷ.

+ Nạn buôn bán các sản phẩm sinh học hiện đang diễn ra trên thị trường quốc tế. Nhu cầu

lớn ở các nước giàu có thể sẽ dẫn đến hậu quả khai thác quá mức các loài ở những nước

nghèo. Để ngăn chặn việc khai thác quá mức, việc kiểm soát và quản lý buôn bán là yêu

cầu cấp thiết cả trong nhập khẩu và xuất khẩu.

+ Những lợi ích mà đa dạng sinh học mang lại có tầm quan trọng quốc tế. Các quốc gia

giàu có thuộc vùng ôn đới được hưởng lợi từ đa dạng sinh học của vùng nhiệt đới, do đó họ

cần phải sẵn sàng giúp đỡ các nước nghèo khó hơn vì họ đã tham gia thực hiện việc bảo tồn

đa dạng sinh học tại đó.

+ Rất nhiều vấn đề của các loài hay các hệ sinh thái bị đe doạ có quy mô toàn cầu nên đòi

hỏi sự hợp tác quốc tế để giải quyết, ví dụ như việc đánh bắt thuỷ hải sản quá mức, săn bắn

quá mức, ô nhiễm không khí và mưa axit, ô nhiễm sông hồ, đại dương, biến đổi khí hậu

toàn cầu và suy thoái tầng ôzôn.

2.2.2. Các công ước quốc tế

+ Công ước về bảo tồn loài:

Thoả hiệp quan trọng nhất trong việc bảo vệ các loài ở quy mô quốc tế là Công ước về

buôn bán các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng (Convention on International Trade in

Endangered Species of Wild Fauna and Flora – CITES). Công ước ra đời năm 1973 với

tham gia của 120 nước, đồng thời có sự phối hợp với chương trình môi trường Liên Hiệp

Quốc (United Nations Environmental Program – UNEP). Theo công ước này, các quốc gia

thành viên đồng ý hạn chế buôn bán và khai thác có tính huỷ diệt những loài nằm trong

danh sách được nhất trí của Công ước. Công ước có 25 điều và 3 phụ lục. Việt Nam là

25

thành viên thứ 122 của CITES, được chấp nhận ngày 20/4/1994 (Phạm Nhật, 1999).

Một số công ước bảo tồn khác:

+ Công ước về bảo tồn các loài động vật di cư (1979)

+ Công ước về bảo tồn các loài sinh vật biển vùng Nam Cực

+ Công ước về điều tiết săn bắt cá Voi

+ Công ước về bảo vệ các loài chim

+ Công ước về đánh bắt và bảo vệ sinh vật biển ở Vịnh Ban tích

Các công ước về bảo tồn sinh cảnh có 3 công ước quan trọng:

+ Công ước về bảo vệ các vùng đất ướt Ramsar (Ramsar Convention on Wetlands) ra

đời năm 1971 nhằm ngăn chặn sự xuống cấp của các vùng đất ướt và thừa nhận các giá trị

sinh thái, khoa học, kinh tế, văn hoá và giải trí của chúng. Công ước này bao hàm các vùng

nước ngọt, cửa sông, sinh cảnh bờ biển của 400 điểm khác nhau với 30 triệu ha.

+ Công ước về bảo tồn văn hoá thế giới và di sản thiên nhiên (Convention Concerning

the Protection of the World Cultural and Natural Heritage) của UNESCO, IUCN với 109

nước tham gia. Mục đích của công ước là bảo vệ các vùng đất tự nhiên đáng chú ý trên thế

giới.

+ Mạng lưới khu dự trữ sinh quyển (International Network of Biosphere Reserves) được

thiết lập bởi chương trình “Con người và sinh quyển” của UNESCO (UNESCO Man and

the Biosphere Program – MAB).

Công ước về kiểm soát ô nhiễm: được ký kết nhằm ngăn cấm hoặc hạn chế tình trạng ô

nhiễm ở các quốc gia và trên phạm vi toàn thế giới.

+ Công ước về bảo vệ tầng ôzon (Convention on the Protection of the

Ozone Layer). Công ước này liên quan đến việc điều tiết và không khuyến khích sử dụng

chất chlorofluofluorocarbon vì nó liên quan đến việc phá huỷ tầng ôzôn và làm tăng lượng

tia cực tím chiếu vào quả đất.

+ Ngoài ra còn có một số công ước khác như công ước về việc ngăn chặn ô nhiễm biển,

công ước về vùng biển,…cũng đã được ký kết.

2.2.3. Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về môi trường và phát triển (United Nations Conference on

Environment and Development – UNCED) diễn ra tại Rio de Janeiro, Braxin, trong thời

gian 12 ngày vào tháng 6 năm 1992 (5/61992). Tham gia Hội nghị có 178 nước với hơn

100 nguyên thủ quốc gia, cùng với những người đứng đầu tổ chức Liên Hiệp Quốc, các tổ

chức phi chính phủ và các tổ chức bảo tồn khác trên thế giới.

Các thành viên Hội nghị đã bàn bạc, đi đến thoả thuận ký kết 5 văn bản chính thức được

trình bày dưới đây và khởi xướng thực hiện nhiều dự án mới liên quan đến công tác bảo tồn

và phát triển bền vững.

Tuyên bố Rio (The Rio Declaration): tuyên bố nêu rõ những nguyên tắc có tính định

hướng cho các nước giàu cũng như các nước nghèo về môi trường và phát triển. Quyền lợi

của các dân tộc trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên của họ phục vụ cho phát triển

kinh tế xã hội được thừa nhận đầy đủ nếu các hoạt động đó không làm tổn hại đến môi

trường tại đó hay ở bất kỳ một nơi nào khác. Tuyên bố đề cập đến nguyên tắc “người gây ô

nhiễm phải trả tiền”, theo nguyên tắc này thì bất kỳ một công ty hay một chính phủ nào gây

ra ô nhiễm môi trường phải có trách nhiệm sửa chữa thiệt hại hoặc trả tiền đền bù.

Công ước về sự thay đổi khí hậu toàn cầu (Convention on Global Climate Change):

Công ước này đỏi hỏi các nước công nghiệp phải giảm thiểu các chất gây ô nhiễm và các

khí nhà kính khác do họ gây ra và phải thường xuyên làm báo cáo về tiến trình này. Trong

26

khi các giới hạn ô nhiễm chưa được xác định, công ước nêu rõ: các khí nhà kính phải được

duy trì ổn định ở mức không làm ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu.

Công ước về đa dạng sinh học (Convention on Biological Diversity): Công ước này có 3

mục tiêu: bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng bền vững đa dạng sinh học, phân phối công

bằng lợi nhuận của các sản phẩm mới lấy từ các loài hoang dã và các loài thuần dưỡng .

Hai mục tiêu đầu không phức tạp nhưng mục tiêu thứ ba gây ra rất nhiều tranh cãi bởi vì

nó yêu cầu các nước có tài nguyên đa dạng sinh học phải nhận được sự đền bù hợp lý từ các

nước hay công ty có sử dụng các loài được thu thập từ lãnh thổ nước họ.

Đã có 170 nước phê chuẩn công ước đa dạng sinh học (Bryant, 2004). Việt Nam là thành

viên thứ 99 (ký công ước vào tháng 10/1994) và Công ước này chính thức có hiệu lực ở

Việt Nam từ ngày 28 tháng 11 năm 1994. Một số nước trong đó có Mỹ không phê chuẩn

công ước này vì e ngại ngành công nghệ sinh học khổng lồ của họ sẽ bị hạn chế.

Các chính phủ đã kí kết và phê chuẩn công ước này nhất trí sẽ thực thi một số giải pháp

nhằm bảo tồn đa dạng sinh học. Các giải pháp chủ yếu bao gồm:

+ xây dựng các kế hoạch quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học

+xác định các hệ sinh thái, loài và tổ hợp gen quan trọng nhằm bảo tồn và

sử dụng bền vững đa dạng sinh học

+theo dõi, giám sát đa dạng sinh học và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến đa

dạng sinh học

+thiết lập một hệ thống các khu vực bảo tồn

+quản lí tài nguyên sinh học phục vụ cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững

+phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái

+thực thi các giải pháp về bảo tồn ngoại vi

Tuyên bố về các nguyên tắc đối với rừng (Statement on Forest Principles): Sự nhất trí đạt

được về công tác quản lý rừng đã gặp nhiều khó khăn vì những khác biệt sâu sắc về quan

điểm giữa các nước ôn đới và nhiệt đới, các nước giàu và các nước nghèo. Cuối cùng tuyên

bố đã đưa ra lời kêu gọi về quản lý rừng theo hướng bền vững mà không có thêm khuyến

cáo nào kèm theo.

Lịch trình 21 (Agenda 21): Tài liệu này ra đời là một cố gắng mới để trình bày một cách có hệ

thống và toàn diện những chính sách cần thiết liên quan đến phát triển bền vững. Lịch trình này

chỉ ra sự liên kết giữa môi trường và các vấn đề khác vốn trước đây vẫn thường đưa ra cân nhắc

một cách tách biệt như: quyền lợi của trẻ em, sự nghèo khó, vấn đề phụ nữ, chuyển giao công

nghệ…Các kế hoạch hoạt động được vạch ra để giải quyết các vấn đề về khí quyển, suy thoái

đất, sa mạc hoá, phát triển miền núi, nông nghiệp và phát triển nông thôn, việc phá rừng, đất

ngập nước, môi trường thuỷ vực và vấn đề ô nhiễm. Các cơ chế về tài chính, tổ chức, công nghệ

và pháp luật để thực hiện những hoạt động này cũng được đề cập.

2.3. Luật pháp của mỗi quốc gia

Luật pháp là chỗ dựa hết sức quan trọng, là các căn cứ pháp lý làm cơ sở cho việc tổ chức

bảo tồn. Ở mỗi quốc gia, dựa trên tình hình kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên, đặc điểm và

hiện trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên…nhiều văn bản pháp luật, dưới luật và các chính

sách, thể chế liên quan được soạn thảo và ban hành kịp thời nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện

thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học. Một

điều dễ dàng nhận thấy rằng các văn bản pháp luật ở mỗi quốc gia không hoàn toàn giống

nhau và luôn được thay đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Bài 6: Tổ chức quản lý bảo tồn đa dạng sinh học

27

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:

+ Xác định được cách thức tổ chức và quản lý đa dạng sinh học tại

các khu bảo tồn.

+ Giải thích được sự cần thiết và xác định được các hoạt động phối

hợp, hỗ trợ trong bảo tồn đa dạng sinh học.

1. Tổ chức quản lý đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn

1.1. Sự hình thành các khu bảo tồn

Một trong những bước đi cơ bản quan trọng nhất trong việc bảo tồn các quần xã sinh vật là

việc thành lập hệ thống các khu bảo tồn. Trong khi các điều kiện khác (pháp luật, việc sử

dụng đất….) chưa đảm bảo cho việc gìn giữ môi trường sống của các loài thì các khu bảo

tồn sẽ là một điểm khởi đầu quan trọng.

Có thể thành lập các khu bảo tồn theo nhiều cách, song có hai phương thức phổ biến nhất,

đó là thông qua nhà nước ( thường ở cấp trung ương hay cấp địa phương ), và các tổ chức

bảo tồn hay cá nhân sở hữu những vùng đất đó. Nhà nước có thể dành ra những vùng

đất làm khu bảo tồn và ban hành luật pháp cho phép sử dụng tài nguyên của các khu bảo

tồn đó ở các mức độ khác nhau cho mục đích thương mại, thăm quan vui chơi giải trí và sử

dụng theo phương pháp truyền thống của người dân địa phương. Nhiều khu bảo tồn cũng đã

được các tổ chức tư nhân thành lập nên. Một hình thức đang ngày càng phổ biến đó là sự

hợp tác giữa chính phủ của một nước đang phát triển với các tổ chức bảo tồn quốc tế, các

ngân hàng quốc tế và chính phủ của các quốc gia phát triển. Trong mối quan hệ hợp tác như

thế, các tổ chức bảo tồn thường cung cấp tài chính và các hỗ trợ về đào tạo, khoa học và

quản lý nhằm giúp các nước đang phát triển thành lập và quản lí hệ thống các khu bảo tồn.

Hình thức hợp tác này đã được tăng lên đáng kể nhờ cơ chế hỗ trợ vốn mới thông qua quỹ

Môi Trường Toàn cầu (GEF) do Ngân hàng thế giới và các cơ quan của Liên Hiệp Quốc

thành lập.

Các khu bảo tồn còn được hình thành bởi các cộng đồng địa phương vì họ muốn gìn giữ

những phong tục tập quán riêng trong đời sống của họ. Thông thường các khu bảo tồn cũng

là nơi cư trú của một số cộng đồng địa phương do vậy cần phải có những quyết định cho

phép con người tác động ở một mức độ nào đó. IUCN (1984, 1985, 1994) đã xây dựng và

cải tiến một hệ thống phân loại các khu bảo tồn như đã nêu ở bài 5. Mức độ sử dụng/can

thiệp cụ thể ở các khu bảo tồn đã được phân định từ nhỏ đến lớn như sau:

+ Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt: Là những khu được bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ

dành cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và quan trắc môi trường. Các khu bảo

tồn thiên nhiên này cho phép giữ gìn các quần thể của các loài cũng như các quá trình của

hệ sinh thái sao cho chúng ở trạng thái không bị nhiễm loạn càng nhiều càng tốt.

+ Vườn quốc gia: là những khu vực rộng lớn có vẻ đẹp thiên nhiên (ở biển hay ở đất liền)

được gìn giữ bảo vệ một hoặc vài hệ sinh thái ở đó, đồng thời được dùng cho các mục đích

giáo dục, nghiên cứu khoa học, nghỉ ngơi giải trí và tham quan du lịch. Tài nguyên ở đây

thường không được phép khai thác cho mục đích thương mại.

+ Các di sản quốc gia: là những khu vực nhỏ hơn được thiết lập nhằm bảo tồn những đặc

trưng về sinh học, địa lí, địa chất hay văn hoá của của một nơi nào đó.

+ Các khu vưc quản lý nơi cư trú của động vật hoang dã: có những điểm tương tự với

các khu bảo tồn nghiêm ngặt nhưng một số hoạt động chủ yếu của con người được phép

tiến hành tại đây để duy trì các đặc thù của cộng đồng dân cư. Việc khai thác có kiểm soát

cũng được phép.

28

+ Các khu bảo tồn cảnh quan trên đất liền và trên biển: cho phép người dân tác động/sử

Source: https://vvc.vn
Category: Bảo Tồn

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay