Ô nhiễm nước và biện pháp xử lý

Ô nhiễm nguồn nước là yếu tố ô nhiễm quan trọng nhất. Vì nó có vận tốc Viral khá cao và nếu các nguồn nước đều bị ô nhiễm thì không chỉ con người tất cả chúng ta mà các sinh vật khác đều không có nguồn nước sạch để sử dụng dẫn đến diệt vong .

Ô nhiễm nước được hiểu là sự suy thoái chất lượng của nguồn nước được đo bởi các tiêu chuẩn sinh học, hóa học và vật lí theo quy định về sự an toàn khi sử dụng. Sự suy giảm này được đánh giá dựa theo việc số lượng các nguồn nước có thể sử dụng, tình trạng các nguồn nước không đạt đúng tiêu chuẩn, và sức khỏe cộng đồng hay sinh thái bị tác động tiêu cực. Chất ô nhiễm là những chất vượt quá giới hạn cho phép mà gây hại đến đời sống của các sinh vật dưới nước và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Như vậy, lượng dư của kim loại nặng, chất đồng vị phóng xạ, photpho, nitơ, natri,… và những nguyên tố cần thiết khác, cũng như vi rút, vi khuẩn gây bệnh, tất cả đều là chất gây ô nhiễm. Một vài chất có thể là chất ô nhiễm trong một giai đoạn riêng biệt mặc dù nó không gây hại ở những giai đoạn khác.

Nguyên nhân của ô nhiễm nguồn nước

-Một số thống kê của công ty thông cống nghẹt Quốc Hùng sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên có thể là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt… Nước mưa rơi xuống mái nhà, mặt đất, đường phố đô thị, khu công nghiệp… kéo theo các chất bẩn, các chất độc hại xuống sông, hồ hoặc các chất thải của các sinh vật, động vật và kể cả xác chết của chúng.
 

ô nhiễm môi trường nước
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước là vấn đề gay gắt hiện nay vì nó có sự lan tỏa nhanh.

-Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu là do các hoạt động xả nước thải từ các khu dân cư, khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp lớn, các hoạt động giao thông vận tải, lượng dư thừa khi sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón trong sản xuất nông nghiệp… vào môi trường nước. Theo thời gian,các dạng gây ô nhiễm có thể diễn ra thường xuyên hoặc tức thời hay chỉ là do sự cố rủi ro.

Theo bản chất của các tác nhân gây ô nhiễm, người ta có thể phân biệt ô nhiễm nguồn nước thành nhiều loại khác nhau như: ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm vi sinh vật, cơ học hay vật lí (ô nhiễm nhiệt hoặc do các chất lơ lửng không tan), ô nhiễm phóng xạ. Theo phạm vi thải vào môi trường nước, người ta phân biệt: ô nhiễm điểm (ô nhiễm từ một miệng cống thải nhà máy…) và ô nhiễm diện (ví dụ ô nhiễm từ một vụ tràn dầu trên một vùng biển). Theo vị trí không gian, người ta phân biệt: ô nhiễm sông,ô nhiễm hồ, ô nhiễm biển, ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm.

Ô nhiễm nước mặt và các biện pháp xử lý

ô nhiễm nước
Các phương pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước bằng phương pháp sinh học.
 

Ô nhiễm nước mặt xảy ra khi có quá nhiều các chất có hại trong nước, nhiều hơn con số để đảm bảo sự an toàn đối với sức khỏe của con người và các sinh vật và động thực vật trên Trái Đất. Nước ô nhiễm được phát tán từ nguồn tập trung (ô nhiễm điểm) hoặc được khuếch tán từ các nguồn không tập trung (ô nhiễm diện)

Các nguồn gây ô nhiễm tập trung đó là các nguồn ô nhiễm rời rạc và hạn hẹp, ví dụ như các ống dẫn đổ ra sông suối, kênh rạch từ các khu công nghiệp hoặc nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị. Thông thường, nguồn gây ô nhiễm từ khu công nghiệp được kiểm soát trong khâu xử lí và được điều chỉnh bằng giấy phép theo quy định của pháp luật. Một trong những nguyên tắc quan trọng của việc hạn chế chất ô nhiễm là nước từ các nguồn khác nhau thì không nên hòa lẫn vào nhau. Chúng cần phải được tách nhau ra theo các mục đích đã định trước. Ví dụ như dòng chất thải trong hoạt động nông nghiệp có chứa nhiều nitrat và thành phần hóa học trong các thuốc trừ sâu nên được giữ xa dòng nước chảy phục vụ cho nhu cầu sử dụng ở đô thị. Đây là vấn đề quan trọng nhất của hệ thống phân phối nước trên diện tích rộng cung cấp cho nhiều người sử dụng khác nhau theo các yêu cầu chất lượng nước khác nhau.
 

nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường  nước
Các biện pháp hóa học được sử dụng trong các nhà máy xí nghiệp để xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

Các nguồn gây ô nhiễm không tập trung là những nguồn khuếch tán và không liên tục. Chúng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như việc sử dụng đất, khí hậu, thủy văn, địa hình, thực vật tự nhiên, và địa chất. Chất ô nhiễm từ nguồn không tập trung này hay nguồn nước ô nhiễm rất khó kiểm soát. Những nguồn gây ô nhiễm không tập trung phổ biến ở các thành phố là từ những con đường, các bãi đất trống có chứa các loại chất ô nhiễm, và sự ô nhiễm từ các kim loại nặng, các chất hóa học, và trầm tích. Ví dụ như dầu, nhớt hay các chất tẩy rửa được sử dụng trong đời sống hàng ngày, chúng chảy trên bề mặt sau đó chảy xuống cống đổ ra kênh rạch, tạo ra sự ô nhiễm các nguồn nước khi nó đổ ra. Các nguồn nước bị ô nhiễm còn do việc phun thuốc trừ sâu cho cây trồng, sau đó ngấm vào các nguồn nước và chảy vào sông suối hoặc thâm nhập vào tầng nước mặt làm nhiễm bẩn nước ngầm. Tương tự, nước mưa và nước thải từ nhà máy và bãi kho là những nguồn ô nhiễm không tập trung. Những nguồn ô nhiễm không tập trung ở ngoại thành thì liên quan tới nông nghiệp, lâm nghiệp và khai thác khoáng sản.

Biện pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước

Thông thường việc xử lý ô nhiễm nước bằng các phương pháp sau: xử lý bằng phương pháp sinh học, hóa học hay hóa lý.
 

biện pháp gây ô nhiễm nước
Ô nhiễm môi trường nước làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

– Phương pháp sinh học: có 3 phương pháp xử lý nước bằng phương pháp sinh học đó là phương pháp hiếu khí, kị khí và thiếu khí. Các phương pháp này có những ưu điểm như có thể xử lý nước thải có sự ô nhiễm các chất hữu cơ trên diện rộng. Có thể tự điều chỉnh cho phù hợp với tình trạng ô nhiễm của vùng nước. Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm đó là vấn đề đầu tư khá tốn kém, có thể làm loãng nước thải có nồng độ cao như vậy sẽ làm tăng lượng nước thải trên diện rộng. Với những ưu nhược điểm đó nhưng phương pháp sinh học vẫn được sử dụng rộng rãi và thích hợp với các nguồn nước bị ô nhiễm các chất thải hữu cơ dễ phân hủy.

>> Xem thêm: Tình trạng ô nhiễm môi trường biển nước ta

– Phương pháp hóa học được dùng trong công tác xử lý nước ô nhiễm đó là: trung hòa, oxy hóa khử. Các phương pháp này đều dùng các tác nhân hóa học nên là phương pháp đắt tiền. Người ta sử dụng phương pháp này để khử các chất hòa tan và trong các hệ thống nước khép kín. Đôi khi phương pháp này được sử dụng để xử lý sơ bộ các chất hóa học độc hại có trong thành phần nước bị ô nhiễm.

– Phương pháp hóa sinh: đó là phương pháp sử dụng khả năng của vi sinh vật vì nguồn sinh dưỡng trong các hoạt động sống của vi sinh vật đó là cacbon. Phương pháp này được sử dụng để loại các chất hữu cơ hòa tan và loại bỏ một số chất thải hữu cơ ra khỏi nguồn nước trước khi thải ra môi trường. Có hai phương pháp chủ yếu là hiếu khí và yếm khí.

Chính vì ý thức được  những tác hại nguy hiểm do nguồn nước gây ra nên người dân đã quan tâm hơn đến vấn đề xử lý nước sinh hoạt, các cơ quan chính quyền đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát các hoạt động xả thải tại các khu công nghiệp. Góp phần bảo vệ môi trường nước của chúng ta.

Tags: nguyên nhân ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường là gì, hậu quả ô nhiễm môi trường, thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường

Source: https://vvc.vn
Category : Môi trường

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay