Bạn không hề thành công xuất sắc nếu không hiểu rõ được điểm mạnh và điểm yếu của mình trong việc làm .
Điểm mạnh của ESFJ trong công việc:
– Luôn luôn tìm kiếm các giải pháp cùng thắng: Tính cách của các ESFJ là đánh giá cao sự hài hòa và làm hết sức mình để tránh xung đột bất kỳ nơi nào có thể. Họ là những người có kỹ năng làm nhóm tốt bẩm sinh, cố gắng để tất cả mọi người đều đạt được điều mình muốn.
– Rất trung thành: Các ESFJ rất coi trọng các mối quan hệ và sự ổn định rất cao, họ cố gắng hết sức để không làm ảnh hưởng tình trạng hiện tại, trừ khi thật cần thiết. Điều này làm cho họ trở thành những nhân viên hay đối tác rất trung thành và đáng tin cậy.
– Nhạy cảm và ấm áp: Tính cách của ESFJ là tìm kiếm sự hài hòa và quan tâm sâu sắc đến cảm xúc của người khác, họ cẩn thận không xúc phạm hoặc làm tổn thương bất cứ ai.
– Biết cách để kết nối với mọi người: Các ESFJ là những con người thân thiện và tính tập thể cao, họ không gặp khó khăn với cuộc nói chuyện nhỏ hoặc theo những nghi thức xã hội khác.
– Rất coi trọng nhiệm vụ: Các ESFJ có xu hướng nhận trách nhiệm và đáng tin cậy, họ dành nhiều sự quan tâm đến nhiệm vụ và trách nhiệm của họ. Các ESFJ là những người lao động rất chăm chỉ, thường đặt nhiệm vụ của mình trên nhu cầu của họ.
– Làm tốt với các vấn đề thực tế: Những người có các loại tính cách ESFJ có kỹ năng thực hành xuất sắc và không né tránh các công việc đơn giản, thông thường, các công việc thường nhật. Họ luôn luôn đảm bảo rằng những người gần gũi với họ sẽ được chăm sóc.
Điểm yếu của ESFJ trong công việc:
– Thường bị ám ảnh bởi địa vị xã hội của họ: Các ESFJ thường có một nhu cầu rất lớn muốn được xem là người chịu trách nhiệm, tôn trọng và thành công – họ sẽ làm tất cả mọi thứ để nânng cao địa vị xã hội và sự ảnh hưởng của họ.
– Có thể không linh hoạt: Các ESFJ rất coi trọng truyền thống và thường lo lắng quá nhiều về những việc mà người khác vẫn xem là chấp nhận được. Do đó, họ có thể sẽ phải rất cẩn thận hoặc thậm chí phê phán khi nói đến phương pháp khác thường hay các quan điểm độc đáo.
– Không sẵn sàng ứng biến: Những người mang tính cách ESFJ thường không thích mạo hiểm ra bên ngoài vùng an toàn của họ và không thích thực hiện các bước táo bạo, họ sợ phải đối mặt với các tính huống mới mà không thể kiểm soát được.
– Rất dễ bị chỉ trích: Các ESFJ rất không thích các cuộc xung đột và phê bình – họ có xu hướng phòng thủ và bị tổn thương nếu một người nào đó (đặc biệt là một người gần gũi với họ) chỉ trích thói quen, ý tưởng, truyền thống yêu thích của họ.
– Thường quá vị tha: Các ESFJ thường chăm sóc và lo lắng quá nhiều về những người khác, điều đó làm cho sự quan tâm của họ sẽ trở nên rất lớn và sự quan tâm quá mức đôi khi không được chào đón. Điều này cũng có thể dẫn đến nhu cầu của họ bị lãng quên.
– Rất có nhu cầu được khen: Các ESFJ cần phải được biết là họ đang được thích và nỗ lực của họ mang lại giá trị. Do đó, những người có loại cá tính này thường tìm kiếm lời khen ngợi hoặc cố gắng để thu hút sự chú ý của người khác.
Các nguyên tắc thành công
– Trau dồi ưu điểm. Hãy để khả năng phục vụ và cho đi trời phú của mình lan tỏa ra thế giới bên ngoài, hãy cho cả thế giới biết về món quà trời phú này của bạn. Hãy cho phép mình có được cơ hội chăm sóc và phát triển gia đình, và cả nơi làm việc của bạn, những việc mà sẽ mang lại những giá trị cho bản thân và cả những người khác nữa. Hãy tìm những công việc hay sở thích nào đó cho phép bạn nhận ra được sức mạnh của mình.
– Khắc phục điểm yếu. Bạn nên hiểu và chấp nhận rằng có những việc sẽ không bao giờ được như mong muốn. Hãy nhớ rằng những người khác cần nhìn nhận thế giới theo cách riêng của họ. Đối mặt và giải quyết với những bất hòa hoặc sự khác biệt của người khác không có nghĩa bạn phải thay đổi bản thân, điều đó có nghĩa bạn cho phép mình có cơ hội trưởng thành. Bằng cách đối mặt với yếu điểm của mình, bạn đang thể hiện sự tôn trọng bản thân mình cũng như tôn trọng những người khác.
– Đừng quá nóng vội. Hãy để mọi việc diễn ra một cách tự nhiên trước khi bạn phán xét nó, và cho phép người khác khám phá ra điều gì tốt nhất cho họ trong khi bạn cố gắng tìm hiểu tất cả những thay đổi và những hoàn cảnh bất ngờ.
– Hãy tìm hiểu thế giới của người khác. Đừng để bản thân lầm tưởng rằng bạn luôn biết rõ điều gì là tốt đẹp cho những người xung quanh. Hãy mở cửa trái tim để đón nhận cơ hội thấu hiểu nhu cầu thật sự của họ, thông qua việc nhìn nhận rằng cách họ nhìn thế giới này cũng rất đúng đắn nhưng lại có thể khác với cách nhìn của bạn.
– Thử để người khác gánh vác một phần công việc. Bằng cách để mọi người đưa ra quan điểm riêng của mình, bạn không chỉ có thể điều khiển được mọi việc mà còn công nhận họ như một phần cuộc sống của bạn. Hãy biết rằng, sẽ tốt hơn nếu bạn giúp người khác hiểu được ý kiến của bạn hơn là để họ không biết gì cả.
– Hãy nhìn nhận thế giới một cách tỉ mỉ. Hãy nhớ rằng, mọi việc đôi khi không như bề ngoài của nó. Bạn cần phải nhìn sâu vào bên trong để khám phá ra sự thật, đặc biệt trong trường hợp mà bạn cảm thấy chắc chắn với quyết định đầu tiên của mình. Ẩn dấu bên trong mọi việc còn có rất nhiều tầng ý nghĩa và sự thật mà bạn cần phải khám phá.
– Đừng tự nhốt mình. Ở trong vùng an toàn của mình, suy cho cùng rồi cũng sẽ tự chuốc lấy thất bại. Hãy biến chuỗi ngày của mình là những ngày mà bạn bước ra thế giới ngoài kia và khám phá ra được nhiều điều hay. Điều này sẽ giúp bạn mở rộng sự hiểu biết và chú trọng những ý tưởng cũng như cơ hội mới.
– Chịu trách nhiệm trước mọi người. Hãy nhớ rằng họ cần hiểu bạn và chính bạn cũng vậy. Bày tỏ quan điểm về sự ngờ vực và những khó khăn cũng như những lí do của mình để họ có thể trở thành người bạn đồng hành của bạn trên con đường chinh phục thử thách.
– Hãy tin tưởng vào những điều tốt đẹp nhất. Đừng đợi người khác làm theo ý bạn. Mỗi người đều có giá trị và quan điểm riêng, cũng như hoàn cảnh đều có thể trở thành điều tốt đẹp. Nếu tin vào điều này, bạn sẽ tìm được cách biến nó thành sự thật.
– Nếu chưa chắc chắn, hãy hỏi lại ngay. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ, thiếu thông tin thì hãy hỏi lại ngay. Đừng tự đánh đồng việc thiếu những thông tin phản hồi là một với việc nhận được những phản hồi tiêu cực. Nếu bạn cần phản hồi từ người khác, hãy hỏi ngay!