33 mỹ nhân trung hoa cổ đại

1. Tây Thi

Tây Thi (chữ Hán chính thể: 西施, latin hóa: xi shi) (506 TCN-?) là một người con gái rất đẹp thời Xuân Thu và cũng là một trong Tứ đại mĩ nhân Trung Quốc. Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước (trầm ngư), người con gái đó đã có công lớn trong việc giúp Phạm Lãi, Văn Chủng và Việt Vương Câu Tiễn diệt vua Ngô Phù Sai.

2. Điêu Thuyền

Điêu Thuyền (chữ Hán chính thể: 貂蟬, latin hóa: diào chán) là một người đẹp trong tứ đại mĩ nhân Trung Hoa và là một nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, với sắc đẹp được ví là “bế nguyệt“(mặt trăng phải giấu mình). Điêu Thuyền là con nuôi trong nhà Tư đồ Vương Doãn, được Vương Doãn bày kế gả cho cả Đổng Trác và Lã Bố để tùy cơ li gián họ nhằm mục đích lật đổ Đổng Trác. Một mặt nàng tỏ vẻ yêu quí Đổng Trác, nhưng khi đến với Lã Bố thì lại ra sức quyến rũ, khi đến cao trào thì Lã Bố chịu không nổi đả kích giết luôn Đổng Trác vì muốn cướp lấy Điêu Thuyền từ tay Đổng Trác. Mưu sĩ Lý Nho của Đổng Trác biết trước sự nguy hiểm của Điêu Thuyền, nhưng không sao can thiệp được mà trước đó chỉ biết thốt lên “Bọn ta đều chết cả về tay người đàn bà này”.

3. Vương Chiêu Quân

Chiêu Quân (chữ Hán: 昭君, bính âm: zhào jun) là một trong Tứ đại mĩ nhân của lịch sử Trung Quốc. Với sắc đẹp được ví là “lạc nhạn” (làm cho chim sa), câu chuyện về nàng trở thành một đề tài sáng tác phổ biển của thi ca, nghệ thuật. Chiêu Quân đi vào lịch sử Trung Quốc như một người đẹp hòa bình. Sự quên mình của nàng góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa nhà Hán và Hung Nô.

4. Dương Quý Phi

Dương Quý Phi (chữ Hán:楊貴妃, 719 – 756) là một cung phi của Đường Minh Hoàng. Bà được xếp vào một trong Tứ đại mĩ nhân của lịch sử Trung Quốc. Dương Quý Phitên thật là Dương Ngọc Hoàn (楊玉環), sinh ở tỉnh Tứ Xuyên vào khoảng năm 719. Bà là con út trong số bốn người con gái của một vị quan tư hộ đất Thục Chân. Gia đình này nguyên gốc ở một quận nhỏ thuộc Trung Đông[1], là Hòa Âm đến đây lập nghiệp. Cha là Dương Huyền Diễn thuộc dòng khá giả vì tổ phụ từng làm thứ sử tại quận Kim. Ngọc Hoàn có sắc đẹp được ví là “tu hoa“, nghĩa là khiến hoa phải xấu hổ. Sau khi vào cung, Ngọc Hoàn tư niệm cố hương. Ngày kia, nàng đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kềm được, buông lời than thở: “Hoa à, hoa à! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy?”. Lời chưa dứt lệ đã tuông rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải là loại hoa trinh nữ (cây xấu hổ). Lúc này, có một cung nga nhìn thấy, người cung nga đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi Dương Ngọc Hoàn là “tu hoa”.

5. Ban Chiêu

Ban Chiêu (Hán tự: 班昭; bính âm: Bān Zhāo; Wade-Giles: Pan Chao) (45-116), tự là Huệ Ban (惠班), được xem là nữ sử gia đầu tiên của Trung Quốc.

6. Thái Diễm

Thái Diễm (chữ Hán: 蔡琰, 177–?) hay Sái Diễm, tự là Chiêu Cơ (昭姬), nhưng sau trùng huý với Tư Mã Chiêu (司馬昭) nên người đời sau đổi thành Văn Cơ (文姬, tứcThái Văn Cơ hay Sái Văn Cơ). Bà là một nữ sĩ tài hoa mà bạc phận, là tác giả của Bi phẫn thi (ngũ ngôn), một thi phẩm được coi là một kiệt tác (thể loại thơ tự sự) của văn học Kiến An[1]và của thơ ca cổ điển Trung Quốc.

7. Trác Văn Quân

Thời ấy, Trác Văn Quân thuộc hàng quốc sắc thiên hương, con của tri huyện Thiểm Tây Trác Bá Lộc. Nàng được gã cho thư sinh Vương Hàm Tân, đỗ tú tài rồi nhưng vẫn tiếp tục việc bút nghiên. Nửa năm hương lửa đang nồng, Hàm Tân bỗng lâm bạo bệnh từ trần. Nửa đời hồng nhan dang dở. Trong suốt thời gian làm tuần, nàng ngồi rũ rượi bên bàn thờ chồng. Bỗng một đêm, văng vẳng từ bên kia sông, tiếng đàn ai theo với lời ca não nùng.

8. Tạ Đạo Uẩn

Tạ Đạo Uẩn sống vào đời nhà Tấn (265-419). Lúc nhỏ đã nổi tiếng thông minh, có tài biện luận. Sau, Tạ Đạo Uẩn kết duyên cùng Vương Ngưng Chi cũng là 1 nhà nho lỗi lạc đương thời. Làm vợ Vương, nàng thường thay chồng tiếp khách văn chương, luận bàn thi phú. Nàng là con người hoạt bát, thông suốt nhiều vấn đề, lập luận vững chăc làm nhiều tay danh sĩ đương thời phải thán phục.

9. Võ Tắc Thiên

Võ Tắc Thiên (chữ Hán: 武則天) (17 tháng 2, 625 – 16 tháng 12 năm 705), tên thật là Võ Chiếu (武曌). Bà là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, và để lại nhiều tranh luận về công tội giữa các nhà sử học. Bà đã trải qua các vị trí tài nhân, chiêu nghi, hoàng phi, hoàng hậu, hoàng thái hậu, hoàng đế, thái thượng hoàng, nhưng cuối cùng trước khi qua đời đã quay lại với vị trí hoàng hậu của nhà Đường. Việc bà nổi lên nắm quyền cai trị bị các nhà sử học Khổng giáo chỉ trích mạnh mẽ nhưng các nhà sử học từ sau thập kỷ 1950 đã có cái nhìn khác về bà.

10. Thượng Quan Uyển Nhi

Cháu gái Thượng Quan Nghị, hiệu xưng là Cân Quốc Thủ Tướng đầu tiên. Thời Đường Cao Tông, cháu gái tể tướng Thượng Quan Nghị là Thượng Quan Uyển Nhi, thông thuộc thi thư, không những biết ngâm thơ viết văn mà còn hiểu biết chuyện xưa nay, thông minh mẫn tiệp dị thường.

11. Ban Tiệp Dư

Nàng họ Ban, không biết tên, vốn là một cung phi của vua Thành Đế nhà Hán (32-8 trước D.L.). Nàng làm nữ quan, chức Tiệp Dư nên thường gọi nàng Ban Tiệp Dư. Nàng đẹp, duyên dáng, được nhà vua sủng ái. Nhưng sau, nhà vua say mê Triệu Phi Yến. Bị nàng này gièm pha, nàng Ban sợ nguy cho thân nên xin vua cho hầu bà Thái Hậu ở cung Trường Tín. Từ đó, sự sủng hạnh của vua đối với nàng ngày càng phai lần.

12. Chân Hoàng Hậu

Hoài Hoàng hậu (懷皇后) Chân thị (甄氏) (? – 251), còn gọi là Chân Hoàng hậu (甄皇后) là vợ của Ngụy Tề Vương Tào Phương, hoàng đế nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc.Chân thị là người Vô Cấp thuộc quận Trung Sơn nước Ngụy (nay là huyện Định Nguyên thuộc tỉnh Hà Nam). Ông nội của bà là Chân Nghiễm, An Thành Hương Mục Hầu (sau đổi thành Ngụy Xương Mục Hầu), anh trai của Văn Chiêu Hoàng hậu, vợ cả của Ngụy Văn đế Tào Phi. Chân thị qua đời năm 251, thụy hiệu của bà chỉ có một chữ thay vì hai chữ là do chồng bà bị phế năm 254.

13. Hoa Nhị Phu Nhân

Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn từng ngưỡng mộ tài danh của Hoa Nhị Phu NhânHoa Nhị Phu Nhân là Phí Quý Phi của Hậu Thục Hậu Chủ – Mạnh Xưởng, xuất thân là 1 ca kỹ ở Thanh Thành. Tương truyền “Hoa Nhị Phu Nhân Cung Từ” có hơn 100 biến, trong đó thật ra chỉ có hơn 90 biến. Khi Tống diệt Hậu Thục, chỉ dùng có 1 vạn quân, 14 vạn quân Hậu Thục không chiến mà hàng, Hoa Nhị Phu Nhân theo Mạnh Xưởng lưu vong về phương bắc, đêm nghỉ ở Gia Minh dịch trạm, cảm hoài nỗi buồn nước mất nhà tan, đề lên vách quán bài “Thái Tang Tử”. Nhưng vì quân kỵ thôi thúc nên bị mất hết một nửa, cứ viết được 1 chữ lại rơi lệ.

14. Hầu Phu Nhân

Tùy Dương Đế Dương Quảng tại vị, quảng cáo cao lâu, bắt hàng ngàn thiên hạ mỹ nữ nhốt vào trong đó, Hầu Phu Nhân chính là 1 trong số hàng ngàn cung nữ đó mà suốt cả cuộc đời cũng chưa hề gặp được Tùy Dương Đế, cuối cùng tự ải mà chết.

15. Đường Uyển

Đường Uyển, người Âm Sơn Việt Châu thời Nam Tống là biểu muội của Lục Du. Tác phẩm tiêu biểu : “Thoa Đầu Phụng”.

16. Tiết Đào

Tiết Đào 薛濤 (768-831), tự Hồng Độ, người Trường An, là nữ thi nhân thời nhà Đường, người gọi là Nữ Hiệu Thư, từng xướng họa cùng thi nhân nổi tiếng đương thời Nguyên Chẩn, thực lực không thua kém ai.

17. Chu Thục Chân

Nữ từ nhân nổi tiếng thời Tống, hiệu xưng U Thê Cư Sĩ, được biết là một tài nữ người ở Tiền Đường thời Tống, thi từ đều giỏi, đương thời chỉ có nàng mới xứng tề danh với Lý Thanh Chiếu. Tác phẩm tiêu biểu có “Đoạn Trường Tập” và “Đoạn Trường Từ” được lưu truyền, nổi tiếng nhất là “Điệp Luyến Hoa”.

18. Quách Ái

Các cung nữ triều nhà Minh đa phần đều xuất thân từ các gia đình thanh bạch trong chốn kinh thành. Một khi được chọn vào cung thì học như con chim trong lồng, khó lòng mà gặp lại người thân nữa. Hơn nữa những năm đầu triều Minh vẫn còn áp dụng chế độ tuẫn táng tàn bạo của triều Nguyên trước. Khi Minh Tuyên Tông mất, cung nữ Quách Ái được lệnh phải tuẫn táng khi nàng chỉ vào cung mới được 20 ngày. “Tuyệt mệnh từ” là tác phẩm nàng viết trước lúc chết, câu câu đều chứa chan nước mắt thể hiện sự sinh tử biệt ly với cha mẹ.

19. Liễu Như

Là kỹ nữ nổi tiếng cuối đời Minh, tên thật là Dương Ái

20. Lý Sư Sư

Tư ái của Tống Huy Tông ( bồ nhí ). ( NM : Rất nổi tiếng trong tác phẩm Thủy Hử. Nghe đâu là tình nhân của Lãng Tử Yến Thanh )

21. Trần Viên Viên

Trần Viên Viên (chữ Hán: 陳園園, 1624-1681), là một mĩ nhân thời Minh mạt-Thanh sơ trong lịch sử Trung Quốc.

22. Lý Thanh Chiếu

Lý Thanh Chiếu (chữ Hán: 李清照, 1084 – mất khoảng năm 1151), hiệu Dị An cư sĩ (易安居士), là nữ tác gia chuyên sáng tác từ nổi tiếng thời nhà Tống, (Trung Quốc). Theo đánh giá của nhà văn Lâm Ngữ Đường (林語堂), thì bà là nữ thi nhân bậc nhất Trung Hoa.

23. Tả Phấn

Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm nghe tiếng em gái thi nhân Tả Tư là Tả Phấn có tài năng hơn người nên lập tức tuyển vào cung, Tả Phấn vì tài đức siêu quần nên ngày ngày được đế vương cùng quần thần tán thưởng, được phong làm người coi giữ hậu cung. Hiềm nổi ngư sắc hoang đường Tư Mã Viêm là một trong số các đế vương vô sỉ vô vi của lịch sử, Tả Phấn được phong là Quý Phi, bất quá là do Tư Mã Viêm vì cái hư danh trọng hiền đãi sĩ, trong “Tấn Thư” gọi Tả Phấn là “Tư lậu thể luy, thường cư bạc thất” (thân thể gầy yếu, ở nhà đạm bạc). “Trác Mộc Thi” là tác phẩm mà trong đó, Tả Phấn tả lại cuộc sống đạm bạc của mình.

24. Hoàng Nga

Hoàng Nga là nữ văn hoc của đời Minh, vợ của Dương Thận. Từ ấu thơ Hòang Nga đã giỏi về lịch sử, thơ văn và các lọai khác. Rất nhiều người tôn bái Hòang Ngalà Nữ Khổng Tử và Nữ Mạnh Tử

25. Vệ Tử Phu

Vệ Tử Phu ở đời Tây Hán Võ Đế, bà ta là Ca Nữ trở thành hòang hậu và cũng là người làm cột trụ cho Thái Tử Lưu Cứ. Thái tử tự sát và làm cho kêt thúc cuộc đời chính trị bà. Vệ Tử Phu nổi tiếng khắp thiên hạ vì mái tóc đen và đẹp.

26. Ngư Huyền Cơ

Dịch cầu vô giá bảo, nan đắc hữu tình lang.
(Bảo vật vô giá dễ tìm, khó kiếm được người xứng đôi)
Ngư Huyền Cơ sanh trong thời Đường Võ Tông. NHC rất thích đọc sách và rất thông minh, 5 tuổi đã biết ngâm thơ, 7 tuổi đã biết làm văn.

27. Đổng Ngạc Thị

Đổng Ngạc Thị người Thuận Trị Đế yêu nhất. Trong cuộc đời của Đổng Ngạc Thị phải nói là ” Hồng Nhan Bạc Phận ” Đổng Ngạc Thị vừa đẹp lại vừa có tài nên được Thuận Trị Đế rất yêu thương. Thuận Trị Đế muốn lập Đổng Ngạc Thị lên làm hòang hậu nhưng bị hòang thái hậu Hiếu Trang kiến quyết ngăn cản. Đến khi Đổng Ngạc Thị bị bịnh chết. Thì Thuận Trị Đế mới xin hòang thái hậu ân điển phong cho Đổng Ngạc Thị làm hòang hậu ( Đó là nguyện vọng cuối cùng của Thuận Trị Đế. ). Đổng Ngạc Thị là vị hòang hậu thứ ba của Thuận Trị Đế

28. Hồng Phất Nữ

Phong trần tam hiệp – Trương Hồng Phất, ái thê của Lý Tịnh, một cô gái thông minh và giản dị.

29. Chương Đức Đậu

Chương Đức Đậu là hoàng hậu của đời Đông Hán, là một vị hòang hậu xen vào trong chuyên triều chính. Bà ta rất đẹp nhưng rất thủ đọan.

30. Hạ Cơ

Hạ Cơ là con gái của Trịnh Mục Công, Hạ Cơ có một sắc đẹp được người ta gọi là “Đào Hoa Phu Nhân”, Hạ Cơ rất đẹp lại giỏi về văn và Hạ Cơ cũng là tam trong tứ Mỹ Nhân của đời Xuân Thu.

31. Đặng Tuy

Đặng Tuy Hán Hòa Hy hoàng hậu .

32. Lý Hương Quân

Lý Hương Quân ‘ Tần Hoài Bát Diễm là người nỗi tiếng gan dạ và có nghĩa. Lý Hương Quân lúc nào cũng mang cây quạt lụa kế bên mình, cây quạt màu trắng và trên quạt có vẽ hình hoa đào màu sắc rất đẹp, bởi vậy được gọi là “Quạt Hoa Đào ”. Hoa đào trên quạt là do Lý Hương Quân lấy máu tươi vẽ thành, trên quạt có ghi khắc chuyện tình đau thương của cô ta và tình lang Hầu Phương Thành. Và đó cũng là niềm hy vọng để Lý Hương Quân sống.

33. Triệu Phi Yến

Hán Thành Đế hoàng hậu. Giỏi ca múa, thân hình nhỏ gọn, nhẹ như chim yến, tương truyền có thể đứng trong lòng bàn tay mà múa nên gọi là “Phi Yến”. Nhập cung thời Thành Đế cùng với Tiệp Dư, sau được lập làm hoàng hậu. Khi Bình Đế tức vị, bị phế làm thứ dân, tự sát mà chết.

Share this:

Thích bài này:

Thích

Đang tải …

Source: https://vvc.vn
Category : Giải trí

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay