Câu 1 : Ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” ? A. Trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Cao Bằng chuẩn bị cho Tổng khởi

Câu 1 : Ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” ?
A. Trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Cao Bằng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.
B. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Pháp.
C. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Mĩ.
D. Trong thời gian Bác Hồ bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài.
Câu 2: Trong bài thơ “ Tức cảnh Bác Pó”, cuộc sống vật chất của Bác Hồ như thế nào?
A. Bác Hồ được sống một cuộc sống vật chất đầy đủ, sang trọng.
B. Bác Hồ sống bình dị nhưng không hề thiếu thốn.
C. Bác Hồ sống với cuộc sống thiếu thốn, gian khổ nhưng Bác vẫn cho rằng đó là một cuộc sống sang trọng.
D. Bác Hồ sống một cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán, không có ý nghĩa.
Câu 3: Khi nhận xét về Bác Hồ, nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu đều có chung nhận định: “Trong người Bác luôn có sẵn cái thú lâm tuyền”. “Thú lâm tuyền” ở đây có nghĩa là:
A. Bác Hồ luôn yêu quý và thường hay nuôi dưỡng những con thú để bầu bạn với mình.
B. Bác luôn yêu thích thiên nhiên, sống gần gũi, hòa hợp với hiên nhiên.
C. Đó là những con vật ở chốn núi rừng.
D. Sở thích đi săn thú của Bác Hồ.
Câu 4: Tập thơ “Nhật kí trong tù” được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
A. Trong hoàn cảnh Bác Hồ đang hoạt động cách mạng ở Pháp.
B. Trong hoàn cảnh Bác Hồ bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc).
C. Trong thời gian Bác Hồ ở Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
D. Trong thời gian Bác Hồ ở Hà Nội để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ.
Câu 5: Câu thơ cuối “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”, sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
A. So sánh C. Ẩn dụ
B. Điệp từ D. Nhân hoá
Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong bài thơ “Ngắm trăng” ?
A. Trong khi đang đàm đạn việc quân trên thuyền.
B. Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước.
C. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa.
D. Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác.
Câu 7: Bài thơ “Đi đường” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Trong lúc Bác Hồ bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc), trên đường bị chuyển từ trại giam này sang trại giam khác. Bác đã sáng tác bài thơ.
B. Trong lúc Bác đi chiến dịch biên giới, phải trèo lên núi cao để quan sát.
C. Trong lúc Bác vượt biên giới tìm đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ ở nước ngoài.
D. Trong quá trình bôn ba hơi hải ngoại để tìm đường cứu nước.
Câu 8: Nhận định nào nói đúng nhất triết lí sâu xa của bài thơ “Đi đường” ?
A. Đường đời nhiều gian lao, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được thành công.
B. Để vững vàng trong cuộc sống, con người cần phải tôi rèn bản lĩnh.
C. Để thành công trong cuộc sống, con người phải biết chớp lấy thời cơ.
D. Càng lên cao thì càng gặp nhiều khó khăn gian khổ.
Câu 9: Dòng nào nói đúng nhất tâm trạng của tác giả được thể hiện ở hai câu thơ cuối bài “Đi đường” ?
A. Kiêu hãnh vì đã được đứng trên tất cả mọi người.
B. Sảng khoái vì đã thoát khỏi những nhọc nhằn trên đường đi.
C. Thanh thản, nhẹ nhàng, ung dung vì đã lên đến đỉnh cao nhất.
D. Mệt mỏi vì phải trải qua quãng đường đầy gian lao, vất vả.
Câu 10: Câu văn nào dưới đây trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của Lí Công Uẩn ?
A. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự ý chuyển dời?
B. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.
C. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
D. Thật là chốn tụ hội trọng yếu cuat bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Source: https://vvc.vn
Category : Từ Thiện

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay