Một tác phẩm nói về những người đẹp, dù là người đẹp trong quá khứ thì cũng vẫn gợi lên biết bao niềm say mê và lòng ngưỡng mộ. Huống chi, đây lại là các đại mỹ nhân thời phong kiến Trung Hoa mà nhan sắc đã trở thành điển tích „trầm ngư, lạc nhạn, bế nguyệt, tu hoa“, vì vậy không thể nói hết được độ quyến rũ của cái đẹp và ước mong chiêm ngưỡng kia còn mãnh liệt đến nhường nào.
Nhất là khi với bốn đại giai nhân này, vẻ đẹp thời hoàng kim đã vĩnh hằng sống sót. Dù muốn dù không, lịch sử vẻ vang cũng đã không cho những nàng có thời cơ sống đến bạc đầu. Bởi lẽ, nhan sắc của những nàng, xấu số thay, hoặc bị sử dụng cho những mưu đồ chính trị, hoặc lại là một trong những nguyên do chính dẫn đến sự khuynh đảo hay sụp đổ của cả một vương triều. Thế nên những kết cục sớm và bi thảm luôn là con đường mà chính sách phong kiến đã dành sẵn cho những nàng. Nhưng cũng chính những điều này lại đưa thân phận của Tây Thi, Chiêu Quân, Điêu Thuyền, Dương Quý Phi lên hàng „ đại mỹ nhân “, để rồi vẻ đẹp chim sa, cá lặn, nguyệt thẹn, hoa nhường và cả số phận đau thương của những nàng đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những phát minh sáng tạo văn chương và thẩm mỹ và nghệ thuật. Ngay trên sàn diễn cải lương thôi cũng đã khó hoàn toàn có thể đếm hết được số lượng tuồng tích lấy vật liệu từ những giai thoại về thiên tình sử diễm lệ mà bi hận của bốn đệ nhất giai nhân này ; nhiều vở trong số đó thực sự đã khơi dậy một cách thâm thúy những xúc cảm nghệ thuật và thẩm mỹ trong trái tim người thưởng ngoạn .
“Tứ đại mỹ nhân” một lần nữa lại tiếp tục khai thác hình ảnh của bốn giai nhân nổi tiếng trong sử sách Trung hoa. Nhưng điểm đặc biệt của tác phẩm, đúng như tên gọi, là đề cập đến cả bốn người đẹp; thêm nữa, cả bốn người đẹp này đều được tái hiện lại qua sắc vóc của cô đào khả ái Ngọc Huyền. Vì vậy, dù đã được giới thiệu trước rằng “Tứ đại mỹ nhân“ không phải là một vở diễn hoàn chỉnh mà chỉ gồm bốn trích đoạn ngắn, các khán giả ái mộ Ngọc Huyền cũng vẫn rất nóng lòng chờ đợi được thưởng thức. Ngoài sự mong muốn được xem lại những vai diễn đã từng gắn với tên tuổi của nàng công chúa bộ môn cải lương tuồng cổ“, người xem còn háo hức vì đây là tác phẩm lớn đầu tiên mang thương hiệu „Ngọc Huyền“ từ khi cô rời sân khấu trong nước ra định cư ở hải ngoại.
Và quả là trong một chừng mực nhất định Ngọc Huyền đã không phụ lòng người hâm mộ. Có xem “Tứ đại mỹ nhân“ mới thấy được sự chăm chút nắn nót công phu mà cô cùng nhóm cộng sự dành cho đứa con tinh thần của mình. Từ sự chuẩn bị chu đáo về phục trang, đạo cụ đến sự lựa chọn kỹ lưỡng về địa điểm ghi hình, từ những cảnh quay đẹp như tranh đến các màn ca múa được dàn dựng rực rỡ sinh động, tất cả những nỗ lực này làm cho „Tứ đại mỹ nhân“ đã mang dáng dấp của một tác phẩm nghệ thuật đích thực và ít nhiều ghi nhận một khả năng mới của Ngọc Huyền với tư cách là người chỉ đạo nghệ thuật và thực hiện chương trình.
Bao trùm lên tác phẩm là một bầu không khí đậm chất Trung hoa với nền nhạc hồ quảng đóng vai trò chủ đạo. Ngọc Huyền đã tỏ rõ được ưu thế khi khai thác triệt để thế mạnh về cải lương hồ quảng vốn là sở trường của cô. Do vậy tuy trong “Tứ đại mỹ nhân“ chúng ta hiếm gặp những bài bản cải lương và ngay cả bản vọng cổ cũng được sử dụng khá ít, nhưng không vì thế mà chất giọng kim pha thổ chẳng lẫn vào đâu được cùng với làn hơi mượt mà phong phú của Ngọc Huyền lại kém đi phần ngot ngào quyến rũ. Thêm vào đó, các đường nét vũ đạo uyển chuyển thanh thoát và cả nhan sắc dù không chói lọi nhưng rất đỗi mặn mà của cô càng làm tăng thêm vẻ duyên dáng cho những nhân vật cô thể hiện. Bên cạnh „cây đinh“ Ngọc Huyền, góp mặt vào các trích đoạn còn có những chàng kép được coi là sáng đẹp nhất trên sân khấu cải lương hiện nay như Trọng Phúc, Kim Tiểu Long, Hoàng Nhất, Trọng Nghĩa, Linh Tâm…. Khả năng diễn xuất khá điêu luyện cộng với nhiệt huyết của họ lúc nhập vai cũng là một trong những yếu tố làm nên phần nào thành công cho tác phẩm.
Trong bốn trích đoạn thì Chiêu Quân và Tây Thi có thể xem như là „cố nhân“ quen thuộc của Ngọc Huyền. Vì thế đây cũng là hai trích đoạn hay hơn cả. Nhất là Chiêu Quân. Nàng Vương Tường Hạo Nguyệt với nhan sắc bá mỵ thiên kiều bị gian thần họ Mao điểm cho nét „thương phu trích lệ“ vào bức họa đến nỗi có nguy cơ suốt đời không được diện kiến quân vương, những tưởng sẽ phải ngậm ngùi chôn vùi tuổi xuân trong cấm cung lạnh lẽo. Nhưng không giống với các cung nữ bình thường khác, số phận đã đẩy đưa nàng vào một khúc quanh mới, ấy là phải chịu cảnh cống nạp sang đất Hồ để đổi lấy một tờ hòa ước. Và đó cũng là lúc vua Hán mới biết mình đã đánh mất một giai nhân tuyệt sắc. Căm hận kẻ gian thần, xót thương nuối tiếc người ngọc, nhưng đã quá muộn màng rồi! Tất cả những tâm trạng bị dồn nén ấy đã bật ra thành lớp „Hớn đế biệt Chiêu Quân“ đẹp đến nao lòng. Ngọc Huyền cùng người bạn diễn Trọng Phúc đã thể hiện khá nhuần nhuyễn và ăn ý ở lớp diễn này, chứng tỏ cô vẫn còn thừa sung mãn về nội lực diễn xuất và cảm xúc trong cô về vai diễn qua thời gian vẫn tươi nguyên không hề sút giảm.
Trích đoạn Tây Thi cũng là chuyện về một giai nhân phải xa lìa quê hương sang đất giặc. Song khác với Chiêu Quân, nàng Tây Thi được Việt Vương Câu Tiễn giao nhiệm vụ dùng nhan sắc để góp phần làm sụp đổ ngai vàng Ngô Vương, báo thù cho Việt quốc. Tây Thi đã thành công trong việc làm Phù Sai mê đắm đến độ lơ là triều chính và bỏ hết ngoài tai lời can gián của Tướng quốc Ngũ Tử Tư, tạo điều kiện cho Việt Vương có cơ hội phục hận. Nhưng chính trong khi thực thi nhiệm vụ, Tây Thi lại nảy sinh tình yêu thực sự với Ngô Phù Sai và đó cũng là bi kịch của nàng. Mối tình Ngô Phù Sai-Tây Thi và mối tình Phạm Lãi-Tây Thi đều là những mối tình tuyệt đẹp còn được lưu truyền lại. Tuy nhiên trong trích đoạn này, mối tình thứ hai chỉ được điểm xuyết để nhấn mạnh thêm cho mối tình thứ nhất. Ngọc Huyền đã diễn tả thật cảm động những tình cảm mà nàng Tây Thi dành cho Phù Sai, song đáng tiếc là cô lại không thể hiện được rõ nét nỗi day dứt nội tâm của Tây Thi giữa chuyện tình cảm và nhiệm vụ mà mình được giao phó. Trong toàn bộ trích đọan hầu như không có lớp diễn nào nói lên nỗi lòng này của nàng Tây Thi, ngoại trừ một phân đoạn nhỏ diễn lại cảnh nàng cùng những người đẹp khác tuyên thề trước lúc lên đường sang Ngô quốc. Chính vì thế mà các câu thơ kết „Trầm ngư liệt nữ Tây Thi – Chí hùng không kém nam nhi Việt trào – Phá Ngô khí tiết làu làu – Cô tô đài thắm máu đào Phù Sai“ xem ra chẳng ăn nhập mấy với những gì nàng Tây Thi đã thể hiện trong trích đoạn.
Dương Quý Phi lại là một thiên tình sử vương giả đầy bi thương uất hận. Nàng Ngọc Hoàn, một bậc giai nhân có nhan sắc khuynh quốc khuynh thành „hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh“ và tuyệt kỹ trong vũ khúc Nghê thường, đã làm cho vị vua trí dũng song toàn Đường Huyền Tôn Lý Long Cơ si mê điên đảo. Một mình Dương Quý Phi đã đem lại vinh hiển cho cả dòng họ, khiến cho dân gian thuở ấy nhà nhà đều „bất trọng sinh nam trọng sinh nữ“ với ước mong con gái mình sẽ được như nàng. Nhưng cái nạn ngoại thích cũng phát sinh từ đó, làm di hại đến cả tính mạng của Dương Quý Phi. Tuy nhiên trích đoạn lần này chỉ xoáy sâu vào mối tình tay ba giữa Dương Quý Phi với Đường Minh Hoàng và An Lộc Sơn, lý giải đó như là nguyên nhân dẫn đến cái chết thảm khốc của nàng. Những diễn biến tình cảm của Dương Quý Phi với hai người đàn ông của đời nàng chắc hẳn người xem đã thuộc lòng và vì vậy không cần nhắc lại nhiều. Điểm đáng chú ý là trích đoạn đã có một sự sáng tạo mới về tình tiết khi để cho mối tình của Dương Ngọc Hoàn với An Lộc Sơn xuất hiện trước mối tình của Dương Quý Phi với Đường Minh Hoàng, nhất là khi mạnh dạn định rõ quê quán của Dương Quý Phi ở đất Lĩnh Nam, nơi có đặc sản là quả lệ chi. Nhưng cũng chính sự sáng tạo này lại làm cho khán giả có đôi chút ngộ nhận về xuất xứ của nàng quý phi họ Dương (chẳng lẽ nàng lại là người nước Nam ta, vì chỉ có xứ An nam tận cùng vùng đất Lĩnh Nam mới có đặc sản là trái vải!!??!!). Nhưng thôi, trong các tác phẩm nghệ thuật sự hư cấu âu cũng là điều dễ được chấp nhận, miễn là logic của các sự kiện được đảm bảo chặt chẽ. Vai diễn Dương Quý Phi của Ngọc Huyền có thể được đánh giá là tròn trịa và đẹp dù không có những khoảnh khắc xuất thần. Cảnh diễn tả cái chết của Dương Quý Phi tại đất Mã Ngôi-Ba Thục khá bi tráng, gieo vào lòng người xem một nỗi xót xa thương cảm cho trang quốc sắc thiên hương đã sớm phải bạc mệnh.
Cuối cùng, trong bức tranh toàn cảnh về bốn đại mỹ nhân thì chân dung Điêu Thuyền có được những nét chấm phá tươi tắn hơn. Vốn là một ca nhi có sắc đẹp tuyệt trần, Điêu Thuyền trở thành dưỡng nữ của Vương Tư Đồ và được giao trọng trách ly gián cha con Đổng Trác- Lữ Bố để giúp vua Hán Hiến đế nắm lại triều chính. Một gánh nặng mà chưa chắc bậc mày râu đã làm nổi, nhưng nhan sắc vốn là thứ vũ khí thật lợi hại, nó đã giúp Điêu Thuyền thực hiện thành công kế sách liên hoàn. Lữ Bố vì muốn chiếm người đẹp đã ra tay hạ sát cha nuôi, nhà Hán nhờ đó trừ khử được gian thần Đổng Trác mà không tốn một hòn tên mũi đạn. Như vậy có thể nói cả Đổng Trác và Lữ Bố đều mắc vào cái lưới nhan sắc của Điêu Thuyền, nhưng trong các âm mưu chính trị vẫn có chỗ cho chữ tình nảy nở. Điêu Thuyền trong lúc thi hành kế hoạch quyến rũ Lữ Bố thì cũng đã cảm luôn cái khí chất anh kiệt của chàng. Nàng được hay mất, mất hay được, có lẽ chúng ta không cần quan tâm lắm; chỉ biết rằng từ đây đã tồn tại một mối tình lãng mạn giữa „trai anh hùng“ với „gái thuyền quyên“. Ngọc Huyền và Trọng Nghĩa thật tươi trẻ và đáng yêu trong lớp „Phụng Nghi đình“, tuy chưa vượt qua được những Phùng Há, Kim Cương, Ngọc Giàu, Thanh Tòng…song cũng tạo ra một ấn tượng đẹp và khó quên.
Tựu trung lại, “Tứ đại mỹ nhân“ có thể được xếp vào loại tác phẩm đạt yêu cầu, dễ xem và dễ cảm. Phần biên tập kịch bản được thực hiện chu đáo, các tình tiết đưa vào trong các trích đoạn khá chọn lọc và chuyển tải tương đối đầy đủ nội dung. Với thời lượng hơn hai tiếng đồng hồ cho cả bốn trích đoạn, cũng phải thông cảm nhiều với Ngọc Huyền bởi cô không có thời gian đào sâu hơn nữa phần tâm lý nhân vật. Nếu có một mong muốn, thì hy vọng sau bước khởi đầu khả quan này, Ngọc Huyền sẽ tiếp tục khẳng định khả năng đa dạng của mình bằng các tác phẩm đạt giá trị nghệ thuật cao hơn. Cô vẫn còn quá nhiều năng lực để thực hiện được điều đó.
|