Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi – Chủ đề: Nghề nghiệp – Đề tài: Trang trí – Phạm Thị Duyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Hoạt động: Tạo hình
§Ò tµi: Trang trí
Chủ đề: NGHỀ NGHIỆP
Đối tượng: Lớp mẫu giáo lớn (5-6 tuổi).
Số lượng: 28 trẻ.
Thời gian: 30-35 phút.
Ngày dạy: /11/2014
Giáo viên: Phạm Thị Duyên
Trường Mầm Non Tam Hưng B
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số đồ dùng
- Trẻ biết cách trang trí các sản phẩm của cô chú công nhân theo cách riêng của trẻ một cách sáng tạo.
* Kỹ năng:
- Trẻ trang trí theo cách sắp xếp tự do, lặp lại, xen kẽ họa tiết, phối hợp lựa chọn nguyên vật liệu (Nhũ màu, kim sa, bìa màu, màu nước)
- Kỹ năng xé dán, kỹ năng vẽ,để trang trí trên một số đồ dùng gia đình.
- Mở rộng kỹ năng vẽ trang trí đối xứng bằng màu nước theo đường diềm trên của các đồ dùng trong gia đình.
- Trẻ phối hợp cùng bạn để hoàn thiện sản phẩm.
- Trẻ đặt tên cho sản phẩm của mình.
* Thái độ:
- Trẻ hào hứng, tích cực tham gia vào hoạt động, cất dọn đồ dùng gọn gang sau khi hoàn thành sản phẩm.
- Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường qua việc tái sử dụng các nguyên vật liệu.
II: CHUẨN BỊ:
* Địa điểm:Trong lớp học
* Đồ dùng của cô:
- 3-4 sản phẩm gợi ý:
+ Sản phẩm 1: Đĩa nhựa được trang trí diềm bằng cách gắn hoa bằng giấy màu, đề can, 1 hoa vàng 2 hoa xanh, 1 hoa đỏ.
+ Sản phẩm 2: Tủ được trang trí trên cánh cửa bằng các họa tiết hoa, lá, các hình ảnh khác nhau theo cách sắp xếp tự do.
+ Sản phẩm 3: Lọ hoa được vẽ trang trí các họa tiết trên đường diềm chiếc lọ hoa bằng màu nước.
- Nhạc bài hát: “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Bảng gắn hình ảnh “Lựa chọn của bé”.
- Bàn trưng bày sản phẩm của trẻ
- Màu nước, bút vẽ, một chiếc cốc nhựa chưa trang trí.
* Đồ dùng của trẻ:
- Kẹp tên, thẻ tên sản phẩm.
- Một số sản phẩm của các nghề: Bát đĩa, lọ hoa.do trẻ tự tạo từ các nguyên vật liệu tái chế từ vỏ hộp bánh, chai lọ, đĩa, cốc giấy, giấy báo
- Hồ dán, keo, băng dính xóp dính, màu các loại, giấy các loại.
- Màu nước, bút lông vẽ màu nước.
- Đĩa đựng khăn lau tay, bút lông, khay màu, đĩa đựng hồ, rổ đựng các nguyên vật liệu
III: CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
1: Ổn định tổ chức
- Giới thiệu khách
- Cô Đố trẻ về cái tủ, cái đĩa, bát,
- Cho trẻ so sánh nhóm đồ dùng đã trang trí và nhóm đồ dùng chưa trang trí có gì giống và khác nhau
- Hôm trước cô và các con đã cùng nhau làm những đồ dùng như tủ, lọ hoa, cốc, hôm nay cô con mình cùng trang trí những đồ dùng đó cho đẹp nhé!
2, Nội dung chính
* Hướng dẫn mở đề tài
- Cô đưa ra 3 sản phẩm gợi ý cho trẻ quan sát và đàm thoại:
a, Đĩa nhựa: Đĩa nhựa được trang trí diềm bằng cách gắn hoa bằng giấy màu, đề can, 1 hoa vàng 2 hoa xanh, 1 hoa đỏ.
- Đây là đồ dùng gì? Được trang trí như thế nào?
(Về nguyên vật liệu, họa tiết, cách trang trí)
b, Cái tủ: Tủ được trang trí trên cánh cửa bằng các họa tiết hoa, lá, các hình ảnh khác nhau theo cách sắp xếp tự do.
- Các con quan sát xem cái tủ này được trang trí như thế nào?
- Hôm trước cô và các con đã cùng làm những chiếc tủ và chuẩn bị rất nhiều hình ảnh, hôm nay các con có thể dùng những hình ảnh đó để trang trí chiếc tủ thật đẹp theo cách riêng của mình nhé!
c, Lọ hoa: Lọ hoa được vẽ trang trí đối xứng các họa tiết trên đường diềm chiếc lọ hoa bằng màu nước
- Đây là cái gì? Các con có nhận xét gì về lọ hoa?
- Cô đã trang trí lọ hoa này bằng cách đối xứng trên thân lọ hoa, cô sử dụng chất liệu gì để trang trí lọ hoa?(Màu nước)
* Cô hướng dẫn cách trang trí đối xứng cho trẻ:
- Để trang trí theo cách vẽ đối xứng, cô chia khoảng cách trên thân lọ hoa thành 2 phần: cô vẽ đường zích zắc từ 2 bên đấy và miệng lọ hoa cho cân đối với nhau.
- Nhắc trẻ khi sử dụng màu nước muốn đổi màu thì phải rửa sạch bút, lau khô mới chấm chổi vào màu khác.
* Hình thành ý tưởng cho trẻ
- Bây giờ các con hãy cùng suy nghĩ và chia sẻ ý tưởng với cô và các bạn về đồ dùng mình thích trang trí nào!
- Con trang khí đồ dùng gì? Bằng chất liệu gì? Trang trí bằng cách nào?
- Hỏi nhiều trẻ, cô gợi mở ý tưởng cho trẻ
* Trẻ về nhóm trang trí các đồ dùng theo ý thích.
- Cô giới thiệu nguyên liệu ở các nhóm. Trước khi cho trẻ về nhóm cô cho trẻ lấy thẻ tên và tự đăng kí đồ dùng mình thích trang trí trên bảng “Lựa chọn của bé”
- Cho trẻ về nhóm trang khí đồ dùng của mình, khích lệ trẻ sáng tạo và phối hợp cùng nhau để hoàn thành sản phẩm
( Khi trẻ thực hiện cô mở nhạc nhẹ nhàng cho trẻ nghe)
- Cô quan sát, động viên gợi mở và giúp đỡ trẻ khi cần thiết
Khuyến khích trẻ đặt tên cho sản phẩm của mình, cô chụp lại những hình ảnh trẻ đang trang trí.
* Trưng bày và chia sẻ sản phẩm
- Cô mời trẻ lên giới thiệu chia sẻ bài của mình cho các bạn cùng xem.
- Trên đây có rất nhiều sản phẩm đã được các con trang trí vậy con thích sản phẩm nào? Vì sao?
- Con đã trang trí như thế nào? Con sử dụng nguyên liệu gì để trang trí?
- Con sẽ sử dụng đồ dùng này làm gì?
- Đồ dùng này có tên là gì? Vì sao con lại đặt tên đó?
=> Cô chia sẻ và đưa ra nhuwgnx cảm nghĩ của mình về sản phẩm của trẻ.
* Giáo dục: Đây là những đồ dùng rất rẹp do những bàn tay khéo léo tạo ra và khi sử dụng thì các con phải chú ý giữ gìn.
- Từ những nguyên phế liệu mà các con đã tạo ra những đồ dùng rất có ích. Việc làm nhỏ bé của các con đã góp phần quan trọng trong việc bào vệ môi trường của chúng ta rồi đấy.
3, Kêt thúc
Cô kết nối điện thoại vào máy tính cho trẻ xem những hình ảnh trẻ vừa trang trí đồ dùng.
Hôm nay các con đã trang trí được rất nhiều đồ dùng như bát, cốc,lọ hoa, đĩa, tủ,...rất đẹp cô khen tất cả các con.
“Tin gì? Tin gì?”
Trẻ vỗ tay
Trẻ lắng nghe
Trẻ xem hình ảnh
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ hát