CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT LÀM SẠCH BỀ MẶT KIM LOẠI

CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT LÀM SẠCH BỀ MẶT KIM LOẠI

CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT LÀM SẠCH BỀ MẶT KIM LOẠI

             Không có loại sơn nào có khả năng bảo vệ tốt khi được sơn trên một bề mặt không được chuẩn bị kỹ càng. Màng sơn chỉ thực sự có hiệu quả khi được sơn trên bề mặt đã được chuẩn bị tốt và phù hợp…
Khả năng bảo vệ của màng sơn không những phụ thuộc vào chất lượng sơn mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng chuẩn bị bề mặt, điều kiện thi công, phương pháp thi công cũng như tay nghề của công nhân.

1. Ảnh hưởng của lớp gỉ và bẩn đối với sơn
            Các vết bẩn, vết gỉ…có thể làm mất khả năng bám dính của sơn với bề mặt cần sơn. Việc sơn lên một bề mặt chuẩn bị không phù hợp, sẽ không tạo được một nền tảng vững chắc để bảo vệ bề mặt chống lại sự ăn mòn của môi trường và các ảnh hưởng hóa học khác.
            Bề mặt sơn nhiễm bẩn sẽ làm cho độ bám dính giữa các lớp sơn giảm đi, tăng khả năng thẩm thấu của nước, dẫn đến phá hoại bề mặt cần bảo vệ. Do vậy trước khi sơn lớp tiếp theo phải rửa nước ngọt toàn bộ bề mặt sau đó làm khô rồi mới sơn tiếp.
            Mục đích của các phương pháp làm sạch bề mặt là làm sạch các vết bẩn và các vết gỉ giúp cho màng sơn bám dính tốt hơn và hiệu quả chống ăn mòn cao hơn.
2. Các cấp độ gỉ sét
          Cấp độ gỉ A: Bề mặt thép được bao bọc toàn bộ bởi một lớp áo tôn và có rất ít gỉ.
          Cấp độ gỉ B: Bề mặt thép bắt đầu gỉ và lớp áo tôn bắt đầu bong tróc.
          Cấp độ gỉ C: Bề mặt thép đã tróc hết lớp áo tôn, nhưng các lỗ rỗ vẫn khó nhận biết bằng mắt thường.
          Cấp độ gỉ D: Bề mặt thép đã gỉ và các lỗ rỗ đã nhận biết được bằng mắt thường.
3. Các phương pháp làm sạch bề mặt

          Giả sử là trước khi được xử lý, bề mặt thép đã được làm sạch bụi và bẩn, đồng thời lớp gỉ dày cũng đã được làm sạch bớt bằng gõ búa.
         – Làm sạch bằng bàn chải sắt: Phương pháp này tiện lợi, nhưng không phù hợp cho việc xử lý các mối hàn. Nhược điểm cơ bản của phương pháp này là dễ làm cho bề mặt bị bóng, do đó làm giảm đi độ bám dính của lớp sơn lót lên bề mặt nền.
          – Làm sạch bằng búa gõ: Gõ thường kết hợp với bàn chải sắt. Phương pháp này đôi khi thuận tiện cho những sửa chữa cục bộ và cho một vài hệ sơn thích hợp. Nhược điểm của phương pháp này là không thể làm sạch bề mặt đạt chất lượng cao
       – Làm sạch bằng ngọn lửa: Phương pháp này liên quan đến việc xử lý nhiệt, nhờ thiết bị đốt cháy (acetylen, oxy). Phương pháp này làm sạch hầu hết lớp áo tôn, nhưng kém hơn khi xử lý lớp gỉ, do đó không đáp ứng được các yêu cầu của các hệ sơn hiện đại.
         – Mài đĩa cát (sử dụng đĩa mài): Là các đĩa quay phủ bằng hạt nhám (hạt mài). Dùng cho những vùng sửa chữa cục bộ hoặc loại bỏ các mảng gỉ nhỏ. Chất lượng của đĩa cát ngày càng được hoàn thiện do đó giúp xử lý bề mặt được tốt hơn
         – Làm sạch bằng phun nước áp lực cao: Phương pháp này dùng để tẩy sạch các lớp sơn cũ, cặn bẩn với áp lực từ 1.700 bar – 2.000 bar (25.000 – 30.000 psi).
        – Làm sạch bằng phun cát ướt: Làm sạch bằng hỗn hợp nước và cát, dưới áp suất cao. Được dùng để xử lý các mảng gỉ lớn. Sau khi làm sạch do bề mặt thép bị ướt nên phải được làm khô trước khi quét sơn. Phương pháp này có ưu điểm là không gây ô nhiễm môi trường vì không có bụi.
        – Làm sạch bằng phun cát khô: Đây là phương pháp được dùng phổ biến, chất lượng bề mặt được chuẩn bị rất cao. Các vết gỉ, chất bẩn bị loại bỏ hoàn toàn đồng thời bề mặt được tạo nhám tốt, độ bám dính của lớp sơn được cải thiện rõ rệt. Nhược điểm của phương pháp này rất bụi nên gây ô nhiễm môi trường.
4. Kỹ thuật làm sạch bề mặt bằng phương pháp phun cát.
         Một bề mặt thép bị gỉ hoặc “bẩn” có thể làm sạch một cách có hiệu quả bằng phương pháp phun cát tức là các hạt cát, đá, sỏi nhỏ được đẩy tới với một tốc độ cao qua miệng ống phun sẽ tác động lên bề mặt để làm sạch gỉ và các chất bẩn dính trên nó.

         Kích thước một hạt mài (cát, sỏi) khoảng từ 0,3 đến 1,5 mm (12 – 60 mils) là kích thước được kiểm nghiệm hiệu quả nhất đạt được các tiêu chuẩn chuẩn bị bề mặt theo quy định, đặc biệt có hiệu qủa khi làm sạch bề mặt bị lõm sâu. (Việc sử dụng hạt sỏi trong quá trình chuẩn bị bề mặt thường sử dụng nhiều hơn và hiệu qủa hơn dùng bằng cát).
Việc chuẩn bị bề mặt đạt hiệu qủa cao, nhanh chóng và kinh tế hay không còn phụ thuộc vào mức độ gỉ sét, mức độ rỗ của bề mặt cần làm sạch. Một bề mặt tôn còn mới, phẳng chắc chắn chi phí cho việc làm sạch sẽ ít tốn kém hơn so với một bề mặt gỉ, rỗ nhiều.

        Các chú ý trước khi phun cát:
        * Mài phẳng cạnh sắc, góc, mối hàn.
        * Mài láng những mối hàn gồ ghề, khuyết tật sắt thép, tẩy sạch ba vớ hàn…
        * Các lỗ khoét nên có đường kính tối thiểu 30mm, được kiểm tra và chấp thuận trước khi làm sạch.
5. Các tiêu chuẩn làm sạch bề mặt.
          Chuẩn bề bề mặt là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết. Do đó chúng ta cần phải hiểu rõ các tiêu chuẩn chuẩn bị bề mặt. Tiêu chuẩn làm sạch bề mặt thông thường nhất được gọi là :“ tiêu chuẩn chuẩn bị cho bề mặt thép” ký hiệu SIS 05 5900-1967 do Viện nghiên cứu ăn mòn Thụy Điển soạn thảo với sự hợp tác của Hiệp hội kiểm tra và avật liệu Hoa kỳ (ASTM) và Ủy ban nghiên cứu sơn cấu trúc thép (SSPC). Tiêu chuẩn chỉ ra các cấp độ khác nhau.
           * Các cấp độ làm sạch bề mặt bằng phương pháp cạo và dùng bàn chải sắt… (phương pháp thủ công) được ký hiệu bắt đầu bằng chữ “St” (St 2; St3).
            * Còn làm sạch bằng phương pháp phun cát là “Sa” (Sa 1; Sa 2; Sa 2.5; Sa 3). Tuy nhiên trong thực tế thường sử dụng             4 loại cấp độ sau:

St3

Cạo, tẩy gỉ và những chất bẩn bằng bàn chải sắt phải rất cẩn trọng. Việc giải quyết và xử lý bể mặt phải vô hiệu lớp gì và những vật lạ. Sau khi làm sạch bằng không khí khô nén hay bàn chải sạch, bề mặt phải có độ bóng sáng của kim loại .

Sa 2.0

Bề mặt làm sạch bằng phun cát kỹ, những vết gỉ, cặn bẩn được tẩy sạch để lộ hầu hết bề mặt nền, sau đó được làm sạch lại bằng không khí khô nén, hoặc bàn chải sạch .

Sa 2.5

Bề mặt được phun cát rất kỹ, hiện lên màu kim loại gốc. Các vết gỉ nếu còn chỉ ở dạng vết hoặc sợi mảnh, bề mặt sau đó được làm sạch bằng không khí khô nén, hay bàn chải sạch .

Sa 3.0

Bề mặt được phun cát cực kỹ cho kim loại thuần. Loại bỏ hoàn toàn lớp gỉ, vật lạ…, sau đó được làm sạch lại bằng không khí khô nén hay bàn chải sạch. Bề mặt sau khi phun cát và làm sạch sẽ cho mầu sáng kim loại đồng nhất.


6. Các tiêu chuẩn tương đương.

Trong kỹ thuật giải quyết và xử lý bề mặt bằng phun cát, người ta còn sử dụng những tiêu chuẩn của Anh ( BS ) và của Mỹ ( SSPC ) tương tự với tiêu chuẩn Thụy Điển được đưa ra dưới đây :

Tiêu chuẩn Thụy Điển
SIS 05 5900

Tiêu Chuẩn Anh – BS

Tiêu chuẩn Mỹ-SSPC


Sa 3.0
Sa 2.5
Sa 2.0
 

Chất lượng loại 1
Chất lượng loại 2
Chất lượng loại 3

SP-5 trắng kim loại
SP-10 gần trắng kim loại
SP-6 thương phẩm

7. Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn.

               Nước, hơi ẩm, dầu, mỡ, các vết gỉ mờ, vết phấn cũng như các chất bẩn không thích hợp để sơn.
            Chuẩn bị bề mặt kim loại trước khi sơn là một công việc cực kỳ quan trọng, bởi lẽ nếu bề mặt được chuẩn bị tốt thì màng sơn sẽ bám dính tốt vào bề mặt nền do đó nâng cao được tuổi thọ và chất lượng của màng sơn. Ngược lại, nếu chuẩn bị bề mặt không tốt thì màng sơn sẽ nhanh chóng bị bong tróc, gây phá huỷ bề mặt nền. Do vậy, khi chuẩn bị bề mặt nền cần phải tiến hành theo đúng các trình tự sau:
7.1. Đối với bề mặt thép mới.
         Các bước chuẩn bị được tiến hành theo thứ tự như sau:

          – Dùng giẻ tẩm dung môi ( xăng pha sơn, dầu TC1…) để tẩy sạch các vết dầu mỡ bám trên bề mặt thép.
          – Dùng vòi phun nước để rửa sạch các cặn bẩn (đất, cát, bùn…) sau đó làm khô bằng giẻ lau hoặc thổi khí nén.
          – Cuối cùng : Dùng súng phun cát, máy mài hoặc giấy nhám để tẩy các gỉ sét, vẩy hàn… sau đó được làm sạch lại bằng giẻ lau hoặc khí nén
         – Một điểm cần hết sức lưu ý là: Bề mặt thép sau khi làm sạch theo các bước trên đây sẽ bị gỉ sét trở lại rất nhanh chóng. Vì vậy, phải sơn ngay càng sớm càng tốt một lớp sơn chống gỉ để bảo vệ bề mặt vừa mới được làm sạch khỏi bị gỉ sét trở lại.

7.2. Đối với bề mặt có lớp sơn cũ và bề mặt bị gỉ sét nhiều.
         Các bước chuẩn bị được tiến hành theo thứ tự như sau:
          – Dùng giẻ tẩm dung môi ( xăng pha sơn, dầu TC1…) để tẩy sạch các vết dầu mỡ bám trên bề mặt .
          – Dùng vòi phun nước để rửa sạch các cặn bẩn ( đất, cát, bùn…) sau đó làm khô bằng giẻ lau hoặc thổi khí nén.
          – Dùng nạo, hoặc phun nước áp lực cao để loại bỏ bớt lớp gỉ.
         – Cuối cùng : Dùng súng phun cát, máy mài hoặc giấy nhám …để tẩy hết lơp sơn cũ hoặc các vết gỉ, vẩy hàn… sau đó được làm sạch lại bằng giẻ lau hoặc khí nén và phải được sơn ngay một lớp sơn chống gỉ.

7.3. Chuẩn bị bề mặt thứ cấp.
           Vì một lý do nào đó như phải cắt, hàn vá bổ sung, sửa chữa cục bộ mà sau khi đã sơn xong 1 lớp sơn chống gỉ, người sử dụng chưa có điều kiện sơn ngay lớp sơn tiếp theo. Vì vậy sau khi các công việc cắt, hàn vá, sửa chữa cục bộ được hoàn tất, các bước chuẩn bị cho lớp sơn tiếp theo được tiến hành như sau:
         – Dùng máy mài, bàn chải sắt, nạo… để tẩy sạch các vẩy hàn, lớp sơn bị cháy do hàn cắt, lớp sơn bị hư hỏng do gia công cơ khí… sau đó dùng chổi sơn để dặm vá ngay khu vực đó bằng 1 lớp sơn chống gỉ, để cho sơn khô hòan tòan.
          – Dùng giẻ tẩm dung môi lau sạch các vết dầu, mỡ, sau đó dùng vòi phun nước để tẩy sạch các cặn bẩn. Dùng giẻ lau khô hoặc khí nén để làm khô bề mặt trước khi sơn lớp sơn kế tiếp

Source: https://vvc.vn
Category : Bảo Dưỡng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay