Nếu Đức Chúa Trời đã biết rằng Adam và Eva sẽ phạm tội, Vậy tại sao Ngài lại tạo ra họ?

Câu hỏi

Nếu Đức Chúa Trời đã biết rằng Adam và Eva sẽ phạm tội, Vậy tại sao Ngài lại tạo ra họ?

Trả lời

Xem thêm: Chuyên gia quốc tế nói gì về việc mở cửa trở lại sau dịch SARS-CoV-2?

Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời đã tạo ra tất cả mọi thứ — kể cả chúng ta – cho chính Ngài. Ngài được vinh quang trong sự sáng tạo của Ngài. ” Vì muôn vật đều từ Ngài, bởi Ngài và hướng về Ngài. Vinh quang thuộc về Ngài đời đời vô cùng! A- men (Rô-ma 11:36, RVVV11).

Có thể rất khó để thấy Adam và Eva rơi vào tội lỗi có thể mang đến vinh quang cho Đức Chúa Trời như thế nào?. Trên thực tế, một số người thậm chí có thể tự hỏi, nếu như Đức Chúa Trời đã biết trước tất cả những rắc rối mà họ sẽ gây ra, thì tại sao Ngài đã tạo ra họ ngay từ ban đầu.

Đức Chúa Trời là toàn năng (thông suốt mọi sự) (Thi Thiên 139:1-6) và Ngài biết tương lai (Ê- sai 46:10). Vì vậy, Ngài chắc chắn biết rằng Adam và Eva sẽ phạm tội. Nhưng Ngài cũng đã tạo ra họ và ban cho họ sự tự do ý chí mà họ đã chọn phạm tội.

Chúng ta phải cẩn thận lưu ý rằng Adam và Eva rơi vào tội lỗi không có nghĩa là Đức Chúa Trời là tác giả của tội lỗi hoặc rằng Ngài đã cám dỗ họ phạm tội (Gia-cơ 1:13). Nhưng sự sa ngã đang phục vụ cho mục đích của kế hoạch tổng thể của Đức Chúa Trời đối với sự sáng tạo và nhân loại.

Nếu chúng ta xem xét điều mà một số nhà thần học gọi là “câu chuyện siêu tưởng (không tưởng)” (hoặc câu chuyện/cốt truyện tổng quát) của Kinh Thánh, chúng ta thấy rằng lịch sử Kinh Thánh có thể được chia làm ba phần chính: 1) Địa đàng (sáng thế ký 1-2); 2) Địa đàng đã mất (Sáng thế ký 3 – Khải huyền 20); và Địa đàng tái lập (khôi phục) (Khải huyền 21-22). Cho đến nay, phần lớn nhất của câu chuyện được dành cho việc chuyển từ Địa đàng đã mất sang Địa đàng tái lập. Trung tâm của câu chuyện siêu tưởng này là thập tự giá, cái mà đã được lên kế hoạch ngay từ lúc bắt đầu (Công Vụ 2:23).

Đọc Kinh thánh một cách cẩn thận, chúng ta được dẫn dắt đến những kết luận sau:

1. Sự sa ngã của loài người đã được biết trước bởi Đức Chúa Trời.

2. Sự đóng đinh của Đấng Christ, sự chuộc tội của những người đã được Đức Chúa Trời chọn, đã được định sẵn bởi Đức Chúa Trời.

3. Tất cả mọi người sẽ một ngày nào đó sẽ tôn vinh Đức Chúa Trời (Thi Thiên 86:9), và Đức Chúa Trời nhằm mục đích “quy tụ muôn vật lại trong Đấng Christ, cả những vật trên trời và dưới đất” (Ê-phê-sô 1:10, RVV11)

Mục đích của Đức Chúa Trời là tạo ra một thế giới mà trong đó sự vinh quang của Ngài có thể được thể hiện trong toàn bộ sự trọn vẹn của nó. Sự vinh quang của Đức Chúa Trời là mục tiêu tổng quát của sự sáng tạo. Trên thực tế, đó là mục tiêu tổng quát của tất cả mọi thứ mà Ngài làm. Vũ trụ được tạo ra để hiển thị Vinh quang của Đức Chúa Trời (Thi thiên 19:1), và Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời được tiết lộ chống lại những người không tôn vinh Đức Chúa Trời (Rô ma 1:18-25). Thế giới mà thể hiện tốt nhất vinh quang của Đức Chúa Trời là thế giới chúng ta – một thế giới mà đã cho phép sa ngã, một thế giới được cứu chuộc, một thế giới sẽ được khôi phục tình trạng hoàn hảo như lúc ban đầu.

Cơn thịnh nộ và lòng thương xót của Đức Chúa Trời thể hiện sự giàu có của vinh hiển Ngài, nhưng chúng ta không thể nhìn thấy mà không có sự sa ngã của nhân loại. Chúng ta sẽ không bao giờ biết ân điển nếu chúng ta không bao giờ cần đến ân điển. Do đó, tất cả kế hoạch của Đức Chúa Trời – bao gồm sự sa ngã, sự chọn lọc, sự cứu chuộc và sự chuộc tội của nhân loại – phục vụ cho mục đích tôn vinh Đức Chúa Trời. Khi một người đàn ông rơi vào tội lỗi, lòng thương xót của Đức Chúa Trời ngay lập tức được thể hiện trong việc Đức Chúa Trời không giết anh ta ngay tại chỗ. Ân điển của Đức Chúa Trời ngay lập tức được thể hiện rõ trong vỏ bọc mà Ngài đã cung cấp cho sự xấu hổ của họ (Sáng thế ký 3:21). Sự kiên nhẫn và nhẫn nhịn của Đức Chúa Trời đã được thể hiện sau đó khi loài người ngày càng rơi sâu vào tội lỗi. Sự công bình và thịnh nộ của Đức Chúa Trời được thể hiện khi Ngài đã tạo ra lũ lụt, và lòng thương xót và ân điển của Đức Chúa Trời một lần nữa được thể hiện khi Ngài cứu Nô-ê và gia đình. Sự thịnh nộ và công bình hoàn hảo của Đức Chúa Trời sẽ được nhìn thấy ở tương lai khi Ngài đối phó với Sa-tan một lần và mãi mãi ( Khải Huyền 20:7-10).

Sự vinh quang của Đức Chúa Trời cũng được tiết lộ trong tình yêu của Ngài (1 Giăng 4:16). Sự hiểu biết của chúng ta về tình yêu của Đức Chúa Trời đến từ Người và công việc cứu rỗi của Đấng Giê-su Christ trong thế giới sa ngã này. “Tình yêu thương của Đức Chúa Trời đối với chúng ta đã được bày tỏ trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai con Một của Ngài đến trần gian để chúng ta nhờ Con ấy mà được sống” (1 Giăng 4:9, RVV11). Nếu Đức Chúa Trời đã quyết định không tạo ra Adam và Eva, dựa trên sự hiểu biết của Ngài về sự sa ngã của họ — hoặc Ngài đã tạo ra họ thành như những người máy không có ý chí – thì Chúng ta sẽ không bao giờ thực sự biết được tình yêu là gì.

Buỗi triễn lãm cuối cùng của sự vinh quang của Đức Chúa Trời là ở Thập tự giá, nơi mà sự thịnh nộ, sự công bình và lòng thương xót của Ngài gặp nhau. Sự đoán xét công bình cho tất cả tội lỗi được thi hành trên Thập tự giá, và ân điển của Đức Chúa Trời được thể hiện trong lời nói của con trai Ngài, “Lạy cha, xin tha cho họ” (Lu-ca 23:34, RVV11). Tình yêu và ân điển của Đức Chúa Trời được thể hiện rất rõ ràng ở những người mà Ngài đã cứu rỗi (Giăng 3:16, Ê-phê-sô 2:8-10). Cuối cùng, Đức Chúa Trời sẽ được tôn vinh khi những người được Ngài chọn thờ phượng Ngài cho đến muôn đời cùng với các thiên sứ, và những kẻ tà ác cũng sẽ tôn vinh Đức Chúa Trời khi sự công bình của Ngài dẫn đến hình phạt đời đời (vĩnh cữu) của những người phạm tội mà không chịu ăn năn (tội đồ ngoan cố) (Phi-líp 2:11). Nếu không có sự sa ngã của Adam và Eva, chúng ta sẽ không bao giờ biết được sự công bình, ân điển, lòng thương xót hay tình yêu của Đức Chúa Trời.

Một số người đưa ra ý kiến phản đối rằng khả năng biết trước và sự định trước (sự tiền sắc phong) của những sa ngã của Đức Chúa Trời gây thiệt hại cho sự tự do của con người. Nói cách khác, nếu Đức Chúa Trời đã tạo ra nhân loại với đầy đủ sự hiểu biết về sự sa ngã vào tội lỗi sắp xảy ra, thì làm sao con người có thể chịu trách nhiệm về tội lỗi của mình? Câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi đó có thể được tìm thấy trong “Tín điều Xưng Đức tin Westminster” (tuyên xưng đức tin của Westminster)

“Đức Chúa Trời, từ mọi vĩnh cữu, đã làm, bằng lời khuyên khôn ngoan và thánh thiện nhất của ý chí mình, quy định bất cứ điều gì xảy ra một cách tự do và không thể nào thay đổi được; vậy nên, Đức Chúa Trời không phải là tác giả của tội lỗi, cũng không phải là sự bạo lực đưa ra cho ý chí của các tạo vật; cũng không có gì làm hại cho sự tự do ý chí của những tạo vật; và cũng không có sự tự do hay sự ngẫu nhiên của những nguyên nhân thứ hai đã bị lấy đi, mà đúng hơn là thành lập ra (WFC, III.1)

Nói cách khác, Đức Chúa Trời quy định những sự kiện trong tương lai theo cách mà sự tự do của chúng ta và công việc của các nguyên nhân thứ yếu (công việc ít quan trọng như là các quy luật tự nhiên) được bảo tồn. Các nhà thần học gọi đây là “sự đồng thuận song hành” (sự trùng nhau, xảy ra đồng thời). Sự tối thượng của Đức Chúa Trời sẽ đi theo cùng các sự lựa chọn tự do của chúng ta một cách đồng thời, theo cách mà các sự lựa chọn tự do của chúng ta luôn luôn dẫn đến việc thực thi ý muốn của Đức Chúa Trời (bởi “sự tự do” chúng ta nghĩ rằng các sự lựa chọn của chúng ta không bị ép buộc bởi những ảnh hưởng từ bên ngoài). Đó là một sự tương tác phức tạp giữa ý chí và các lựa chọn, nhưng là Đấng tạo hoá, Đức Chúa Trời có thể xử lý bất kỳ mức độ phức tạp nào.

Đức Chúa Trời thấy trước sự sa ngã của Adam và Eva. Ngài, dù sao, cũng đã tạo ra họ, theo hình ảnh của chính Ngài, để mang laị sự vinh quang cho chính Ngài. Họ được ban cho sự tự do để đưa ra các sự lựa chọn. Mặc dù họ đã chọn không vâng lời, sự lựa chọn của họ đã trở thành phương tiện mà qua đó ý chí tối thượng của Đức Chúa Trời được thực hiện và qua đó sự Vinh hiển đầy đủ của Ngài sẽ được nhìn thấy.

English


Trở lại trang chủ tiếng Việt

Nếu Đức Chúa Trời đã biết rằng Adam và Eva sẽ phạm tội, Vậy tại sao Ngài lại tạo ra họ?

Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời đã tạo ra tất cả mọi thứ — kể cả chúng ta – cho chính Ngài. Ngài được vinh quang trong sự sáng tạo của Ngài. ” Vì muôn vật đều từ Ngài, bởi Ngài và hướng về Ngài. Vinh quang thuộc về Ngài đời đời vô cùng! A- men (Rô-ma 11:36, RVVV11).Có thể rất khó để thấy Adam và Eva rơi vào tội lỗi có thể mang đến vinh quang cho Đức Chúa Trời như thế nào?. Trên thực tế, một số người thậm chí có thể tự hỏi, nếu như Đức Chúa Trời đã biết trước tất cả những rắc rối mà họ sẽ gây ra, thì tại sao Ngài đã tạo ra họ ngay từ ban đầu.Đức Chúa Trời là toàn năng (thông suốt mọi sự) (Thi Thiên 139:1-6) và Ngài biết tương lai (Ê- sai 46:10). Vì vậy, Ngài chắc chắn biết rằng Adam và Eva sẽ phạm tội. Nhưng Ngài cũng đã tạo ra họ và ban cho họ sự tự do ý chí mà họ đã chọn phạm tội.Chúng ta phải cẩn thận lưu ý rằng Adam và Eva rơi vào tội lỗi không có nghĩa là Đức Chúa Trời là tác giả của tội lỗi hoặc rằng Ngài đã cám dỗ họ phạm tội (Gia-cơ 1:13). Nhưng sự sa ngã đang phục vụ cho mục đích của kế hoạch tổng thể của Đức Chúa Trời đối với sự sáng tạo và nhân loại.Nếu chúng ta xem xét điều mà một số nhà thần học gọi là “câu chuyện siêu tưởng (không tưởng)” (hoặc câu chuyện/cốt truyện tổng quát) của Kinh Thánh, chúng ta thấy rằng lịch sử Kinh Thánh có thể được chia làm ba phần chính: 1) Địa đàng (sáng thế ký 1-2); 2) Địa đàng đã mất (Sáng thế ký 3 – Khải huyền 20); và Địa đàng tái lập (khôi phục) (Khải huyền 21-22). Cho đến nay, phần lớn nhất của câu chuyện được dành cho việc chuyển từ Địa đàng đã mất sang Địa đàng tái lập. Trung tâm của câu chuyện siêu tưởng này là thập tự giá, cái mà đã được lên kế hoạch ngay từ lúc bắt đầu (Công Vụ 2:23).Đọc Kinh thánh một cách cẩn thận, chúng ta được dẫn dắt đến những kết luận sau:1. Sự sa ngã của loài người đã được biết trước bởi Đức Chúa Trời.2. Sự đóng đinh của Đấng Christ, sự chuộc tội của những người đã được Đức Chúa Trời chọn, đã được định sẵn bởi Đức Chúa Trời.3. Tất cả mọi người sẽ một ngày nào đó sẽ tôn vinh Đức Chúa Trời (Thi Thiên 86:9), và Đức Chúa Trời nhằm mục đích “quy tụ muôn vật lại trong Đấng Christ, cả những vật trên trời và dưới đất” (Ê-phê-sô 1:10, RVV11)Mục đích của Đức Chúa Trời là tạo ra một thế giới mà trong đó sự vinh quang của Ngài có thể được thể hiện trong toàn bộ sự trọn vẹn của nó. Sự vinh quang của Đức Chúa Trời là mục tiêu tổng quát của sự sáng tạo. Trên thực tế, đó là mục tiêu tổng quát của tất cả mọi thứ mà Ngài làm. Vũ trụ được tạo ra để hiển thị Vinh quang của Đức Chúa Trời (Thi thiên 19:1), và Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời được tiết lộ chống lại những người không tôn vinh Đức Chúa Trời (Rô ma 1:18-25). Thế giới mà thể hiện tốt nhất vinh quang của Đức Chúa Trời là thế giới chúng ta – một thế giới mà đã cho phép sa ngã, một thế giới được cứu chuộc, một thế giới sẽ được khôi phục tình trạng hoàn hảo như lúc ban đầu.Cơn thịnh nộ và lòng thương xót của Đức Chúa Trời thể hiện sự giàu có của vinh hiển Ngài, nhưng chúng ta không thể nhìn thấy mà không có sự sa ngã của nhân loại. Chúng ta sẽ không bao giờ biết ân điển nếu chúng ta không bao giờ cần đến ân điển. Do đó, tất cả kế hoạch của Đức Chúa Trời – bao gồm sự sa ngã, sự chọn lọc, sự cứu chuộc và sự chuộc tội của nhân loại – phục vụ cho mục đích tôn vinh Đức Chúa Trời. Khi một người đàn ông rơi vào tội lỗi, lòng thương xót của Đức Chúa Trời ngay lập tức được thể hiện trong việc Đức Chúa Trời không giết anh ta ngay tại chỗ. Ân điển của Đức Chúa Trời ngay lập tức được thể hiện rõ trong vỏ bọc mà Ngài đã cung cấp cho sự xấu hổ của họ (Sáng thế ký 3:21). Sự kiên nhẫn và nhẫn nhịn của Đức Chúa Trời đã được thể hiện sau đó khi loài người ngày càng rơi sâu vào tội lỗi. Sự công bình và thịnh nộ của Đức Chúa Trời được thể hiện khi Ngài đã tạo ra lũ lụt, và lòng thương xót và ân điển của Đức Chúa Trời một lần nữa được thể hiện khi Ngài cứu Nô-ê và gia đình. Sự thịnh nộ và công bình hoàn hảo của Đức Chúa Trời sẽ được nhìn thấy ở tương lai khi Ngài đối phó với Sa-tan một lần và mãi mãi ( Khải Huyền 20:7-10).Sự vinh quang của Đức Chúa Trời cũng được tiết lộ trong tình yêu của Ngài (1 Giăng 4:16). Sự hiểu biết của chúng ta về tình yêu của Đức Chúa Trời đến từ Người và công việc cứu rỗi của Đấng Giê-su Christ trong thế giới sa ngã này. “Tình yêu thương của Đức Chúa Trời đối với chúng ta đã được bày tỏ trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai con Một của Ngài đến trần gian để chúng ta nhờ Con ấy mà được sống” (1 Giăng 4:9, RVV11). Nếu Đức Chúa Trời đã quyết định không tạo ra Adam và Eva, dựa trên sự hiểu biết của Ngài về sự sa ngã của họ — hoặc Ngài đã tạo ra họ thành như những người máy không có ý chí – thì Chúng ta sẽ không bao giờ thực sự biết được tình yêu là gì.Buỗi triễn lãm cuối cùng của sự vinh quang của Đức Chúa Trời là ở Thập tự giá, nơi mà sự thịnh nộ, sự công bình và lòng thương xót của Ngài gặp nhau. Sự đoán xét công bình cho tất cả tội lỗi được thi hành trên Thập tự giá, và ân điển của Đức Chúa Trời được thể hiện trong lời nói của con trai Ngài, “Lạy cha, xin tha cho họ” (Lu-ca 23:34, RVV11). Tình yêu và ân điển của Đức Chúa Trời được thể hiện rất rõ ràng ở những người mà Ngài đã cứu rỗi (Giăng 3:16, Ê-phê-sô 2:8-10). Cuối cùng, Đức Chúa Trời sẽ được tôn vinh khi những người được Ngài chọn thờ phượng Ngài cho đến muôn đời cùng với các thiên sứ, và những kẻ tà ác cũng sẽ tôn vinh Đức Chúa Trời khi sự công bình của Ngài dẫn đến hình phạt đời đời (vĩnh cữu) của những người phạm tội mà không chịu ăn năn (tội đồ ngoan cố) (Phi-líp 2:11). Nếu không có sự sa ngã của Adam và Eva, chúng ta sẽ không bao giờ biết được sự công bình, ân điển, lòng thương xót hay tình yêu của Đức Chúa Trời.Một số người đưa ra ý kiến phản đối rằng khả năng biết trước và sự định trước (sự tiền sắc phong) của những sa ngã của Đức Chúa Trời gây thiệt hại cho sự tự do của con người. Nói cách khác, nếu Đức Chúa Trời đã tạo ra nhân loại với đầy đủ sự hiểu biết về sự sa ngã vào tội lỗi sắp xảy ra, thì làm sao con người có thể chịu trách nhiệm về tội lỗi của mình? Câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi đó có thể được tìm thấy trong “Tín điều Xưng Đức tin Westminster” (tuyên xưng đức tin của Westminster)”Đức Chúa Trời, từ mọi vĩnh cữu, đã làm, bằng lời khuyên khôn ngoan và thánh thiện nhất của ý chí mình, quy định bất cứ điều gì xảy ra một cách tự do và không thể nào thay đổi được; vậy nên, Đức Chúa Trời không phải là tác giả của tội lỗi, cũng không phải là sự bạo lực đưa ra cho ý chí của các tạo vật; cũng không có gì làm hại cho sự tự do ý chí của những tạo vật; và cũng không có sự tự do hay sự ngẫu nhiên của những nguyên nhân thứ hai đã bị lấy đi, mà đúng hơn là thành lập ra (WFC, III.1)Nói cách khác, Đức Chúa Trời quy định những sự kiện trong tương lai theo cách mà sự tự do của chúng ta và công việc của các nguyên nhân thứ yếu (công việc ít quan trọng như là các quy luật tự nhiên) được bảo tồn. Các nhà thần học gọi đây là “sự đồng thuận song hành” (sự trùng nhau, xảy ra đồng thời). Sự tối thượng của Đức Chúa Trời sẽ đi theo cùng các sự lựa chọn tự do của chúng ta một cách đồng thời, theo cách mà các sự lựa chọn tự do của chúng ta luôn luôn dẫn đến việc thực thi ý muốn của Đức Chúa Trời (bởi “sự tự do” chúng ta nghĩ rằng các sự lựa chọn của chúng ta không bị ép buộc bởi những ảnh hưởng từ bên ngoài). Đó là một sự tương tác phức tạp giữa ý chí và các lựa chọn, nhưng là Đấng tạo hoá, Đức Chúa Trời có thể xử lý bất kỳ mức độ phức tạp nào.Đức Chúa Trời thấy trước sự sa ngã của Adam và Eva. Ngài, dù sao, cũng đã tạo ra họ, theo hình ảnh của chính Ngài, để mang laị sự vinh quang cho chính Ngài. Họ được ban cho sự tự do để đưa ra các sự lựa chọn. Mặc dù họ đã chọn không vâng lời, sự lựa chọn của họ đã trở thành phương tiện mà qua đó ý chí tối thượng của Đức Chúa Trời được thực hiện và qua đó sự Vinh hiển đầy đủ của Ngài sẽ được nhìn thấy.

Source: https://vvc.vn
Category: Thời sự

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay