Gặp nhau cuối năm – Wikipedia tiếng Việt

Gặp nhau cuối năm (tên khác: Táo Quân[1]) là một chương trình hài kịch chính luận[2] được thực hiện bởi Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, phát sóng vào lúc 20h00 ngày Tất niên âm lịch hằng năm trên tất cả các kênh truyền hình của VTV từ năm 2003.

Đến nay, chương trình được coi là một trong những món ăn niềm tin của người theo dõi truyền hình trong dịp Tết Nguyên Đán. [ 3 ] [ 4 ]

Lịch sử

Gặp nhau cuối năm được Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam bắt đầu sản xuất và phát sóng vào ngày Tất niên âm lịch hàng năm trên tất cả các kênh truyền hình quảng bá của VTV từ năm 2003, với tư cách là số đặc biệt của Gặp nhau cuối tuần.[1][4] Đến năm 2007, chương trình vẫn tiếp tục được sản xuất sau khi Gặp nhau cuối tuần đã kết thúc.[5]

Tổng quan

Táo Quân (2003–2019, 2021–nay)

Được coi là phiên bản chiếm phần lớn thời lượng của Gặp nhau cuối năm,[6] Táo Quân tập trung vào phản ánh, thảo luận, đả kích những vấn đề nóng bỏng, nổi cộm diễn ra trong năm thuộc các lĩnh vực đời sống xã một cách hài hước,[7] được thể hiện qua buổi chầu cuối năm, khi các Táo sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc đã làm được trong suốt một năm qua.[8] Phiên bản cũng là sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật như tấu nói, hài kịch, dân ca cải lương, chèo và nhạc chế.[7] Trong khoảng thời gian từ năm 2009 – 2018, Táo Quân thường thay đổi định dạng bằng cách nhại lại theo những gameshow hoặc truyền hình thực tế.[9]

Ban đầu, Táo Quân chỉ là một tiểu phẩm hài độc lập của chương trình Gặp nhau cuối năm, tuy nhiên đến đầu năm 2007 đã chính thức được hợp nhất với nội dung của chương trình.[10] Ngày 21 tháng 11 năm 2019, Táo Quân đã được thông báo tạm ngừng phát sóng và thay vào đó là phiên bản mới Làng Vũ Đại thời hội nhập vào năm 2020.[11]

Làng Vũ Đại thời hội nhập (2020)

Là phiên bản mới sau khi Táo Quân tạm ngừng phát sóng, Làng Vũ Đại thời hội nhập xoay quanh câu chuyện của làng Vũ Đại trong thời kì hội nhập đổi mới, được thể hiện qua các nhân vật quen thuộc bước ra từ những tác phẩm văn học hay điển tích sân khấu nổi tiếng, có mong muốn phát triển du lịch để làm kinh tế, thay đổi diện mạo cuộc sống, con người ở làng quê. Phiên bản này không tổng kết những vấn đề nóng của xã hội diễn ra trong năm như Táo Quân mà chỉ lướt qua một cách nhẹ nhàng một số vấn đề dân sinh và các hiện tượng truyền thông xã hội.[12]

Sau khi phát sóng một số duy nhất vào ngày 24 tháng 1 năm 2020,[12] phiên bản đã được thay thế trở lại bằng Táo Quân sau khi có thông báo chính thức về việc phát sóng vào năm 2021.[13][14]

Sản xuất

Phát triển

Với ý tưởng ban đầu là tạo ra một chương trình nhằm tổng kết lại mọi sự kiện vào dịp cuối năm, NSND Khải Hưng cùng NSƯT Đỗ Thanh Hải đã sáng tạo ra chương trình Gặp nhau cuối năm dựa trên sự thành công trước đó của Gặp nhau cuối tuần.[15][16] Vai diễn Bắc Đẩu trong phiên bản Táo Quân do NSND Công Lý đề xuất ý tưởng và sau này cũng là người đảm nhận chính trong suốt các năm sau đó.[15][17] NSƯT Xuân Bắc từng bày tỏ mong muốn được ghi danh vào vai Thiên Lôi trong phiên bản, nhưng sau đó đã được phân vào vai Nam Tào.[15]

Ghi hình

Trong các số đầu tiên phát sóng, chương trình được ghi hình chủ yếu trong trường quay S9 cũ, nay là trường quay S15 Đài Truyền hình Việt Nam.[10][18] Những năm sau đó, chương trình ghi hình tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt – Xô.[19] Vào các năm 2015, 2016 và 2017, Gặp nhau cuối năm được ghi hình ở trường quay S14 và S15 của VTV.[19][20][21] Riêng hai năm 2008 và 2020, chương trình tổ chức ghi hình lần lượt tại Nhà hát Kim Mã và Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ, Hà Nội.[22]

Năm 2021, phiên bản Táo Quân của chương trình được ghi hình trong ba ngày từ 26 đến 28 tháng 1 năm 2021,[23] tuy nhiên buổi quay cuối đã tổ chức ghi hình không khán giả vì lý do an toàn bởi diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19.[24] Việc tổ chức ghi hình không khán giả cũng được thực hiện trong hai đêm ghi hình của chương trình vào năm 2022.[25]

Danh sách tham gia

Ảnh hưởng

Được coi là một trong những món ăn tinh thần của khán giả truyền hình trong dịp Tết Nguyên Đán, sau mỗi năm phát sóng, Gặp nhau cuối năm đều thu hút một lượng lớn người xem và quan tâm.[45][46][47] Phiên bản Táo Quân cũng trở nên phổ biến và gắn liền với tên tuổi của chương trình.[48] Nhiều câu thoại mang tính châm biếm trong Táo Quân được cho là đã gây “sốt” sau khi phát sóng.[49][50] Giá quảng cáo chương trình được báo cáo với mức cao nhất là 625 triệu đồng cho 30 giây quảng cáo.[51][52] Giá vé để tham gia các buổi ghi hình của chương trình tăng dần đều theo từng năm, với giá cao nhất là 12 triệu cho một cặp vé.[53] Theo một thống kê của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông vào năm 2016, chương trình có tỷ suất người xem là 7,11% tại Hà Nội và 0,99% tại Thành phố Hồ Chí Minh.[54] Năm 2017, tỉ suất người xem của chương trình lần lượt là 12,69% và 1,81% và đến năm 2018 tỉ suất người xem riêng trên kênh VTV1 đã đạt 15,14%.[3][54]

Tranh cãi

Phiên bản Táo Quân của chương trình từng gặp phải nhiều tranh cãi và chỉ trích về chất lượng nội dung và phạm vi đề cập. Trong vài năm trở lại, Táo Quân đã bị đánh giá là “nhạt”, “đi vào lối mòn”, “thiếu chiều sâu” hay phạm vi đề cập các vấn đề xã hội còn “hạn hẹp”, “chưa bao quát”.[55][56] Chương trình được cho là gây “khó chịu” cho người xem khi chèn quá nhiều quảng cáo trong thời gian phát sóng,[57] xuất hiện cả trong lời thoại các nhân vật.[58] Dàn diễn viên cũng bị đánh giá là “cũ kỹ” vì không có nhiều lớp diễn viên trẻ kế cận đảm nhận các vai trò quan trọng trong chương trình.[59] Không dừng lại ở Táo Quân, phiên bản mới Làng Vũ Đại thời hội nhập của chương trình sau khi phát sóng đã gây nên ý kiến trái chiều vì nội dung “thiếu điểm nhấn” và “đều đều”, đồng thời bị so sánh với các video trên kênh YouTube 1977 Vlog.[60][61][62]

Vào năm năm nay, chương trình gây ra tranh cãi khi sử dụng hai diễn viên người lùn đại diện thay mặt cho nhân vật Doanh, Nghiệp trong phân đoạn chầu của Táo Kinh tế. [ 63 ] [ 64 ] Năm 2018, chương trình bị chỉ trích nặng nề vì những câu thoại mang tính ” miệt thị “, ” xúc phạm ” đến hội đồng người LGBT qua phân đoạn trò chuyện với nhân vật Bắc Đẩu trong chương trình. [ 65 ] [ 66 ] Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường cùng Trung tâm Tổ chức bảo vệ và thôi thúc quyền của người LGBT sau đó đã gửi văn bản đến VTV để phản đối chương trình. [ 67 ] [ 68 ]

Kiểm duyệt nội dung và phát hành

Vào ngày 30 tháng 1 năm 2013, chương trình đã bị Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi công văn để giải trình về việc công diễn trong ba ngày từ 25 đến 27 tháng 1 mà không có giấy cấp phép cũng như yêu cầu phải cắt bỏ nhiều nội dung, phân đoạn được cho là “phản cảm” trước khi phát hành đĩa DVD và phát sóng truyền hình.[69][70] Trong các năm 2013 đến 2015, phiên bản Táo Quân của chương trình được cho là bị “cắt gọt”, “tuýt còi” vì chạm đến những câu chuyện nóng của xã hội và bị ví với “vùng cấm” của cơ quan kiểm duyệt.[71][72][73]

Từ năm 2010, chương trình đã được phát hành trên đĩa DVD một tuần trước ngày Tết Nguyên Đán với thời lượng dài hơn so với bản phát truyền hình.[74] Tuy nhiên đến năm 2014, việc phát hành DVD đã được thay thế bằng phát hành trực tuyến.[75] Vào năm 2014, đơn vị khai thác bản quyền truyền hình của chương trình tại thời điểm Công ty Đầu tư và phát triển an ninh công nghệ cao đã gửi đã gửi hồ sơ khởi kiện YouTube vì vi phạm bản quyền hai chương trình Táo Quân 2014Gala cười.[76] Từ năm 2018, VTV chính thức tải lên bản đầy đủ của chương trình trên VTV Giải trí và đăng ký bản quyền tại Hoa Kỳ.[77] Năm 2021, VTV phát sóng Táo Quân qua kênh YouTube VTV News song song với thời gian phát sóng trong nước để phục vụ kiều bào ở nước ngoài.[78]

Các phiên bản khác

Chương trình từng thực hiện một chuyến lưu diễn vào năm 2010 tại Berlin, Đức cho các kiều bào sống tại địa phương với ba tiểu phẩm lần lượt là “Giàu giả, nghèo thật”, “Ước mơ trúng thưởng” và “Thật giả, giả thật”.[79] Một phiên bản Táo Quân khác được VFC thực hiện tại Cộng hòa Séc vào tháng 9 năm 2019 có tên Táo Quân vi hành cũng đã phát sóng vào ngày 17 tháng 1 năm 2020 trên kênh VTV3, với nội dung đề cập đến cuộc sống mưu sinh của người Việt Nam ở nước ngoài.[80][81] Một hoạt cảnh dựa trên Táo Quân đã được thực hiện tại lễ trao giải Ấn tượng VTV 2020 với chủ đề “Dấu ấn 50 năm” diễn ra vào ngày 5 tháng 9 năm 2020.[82] Hai phần tiền truyện và hậu truyện của Táo Quân 2022 gồm sáu số cũng được phát hành trên VTVGo từ ngày 27 tháng 1 năm 2022.[83]

Trong bốn năm từ 2019 đến 2022, một loạt phần chương trình hài kịch ăn theo Táo liên quân đã được sản xuất và phát hành dựa theo tựa game Garena Liên Quân Mobile.[84] Cũng vào ngày 3 tháng 2 năm 2021, bản chiếu mạng của Táo QuânTáo Quân tiền truyện chính thức công chiếu trên YouTube do Viettel Telecom sản xuất, với nội dung xoay quanh những vấn đề các Táo bàn bạc trước khi lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng.[85]

Trao Giải

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Source: https://vvc.vn
Category: Giải trí

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay