Cấu tạo máy giặt và hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng máy giặt

Thông số kỹ thuật, cấu trúc, hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng máy giặt công nghiệp, hư hỏng và cách khắc phục máy giặt

THÔNG SỐ MÁY GIẶT 

I/-Các số liệu kỹ thuật máy giặt:
1.Dung lượng máy: ( kg)
-là khối lượng lớn nhất đồ giặt khô mà máy có thể giặt được trong một lần.
2.Áp suất nguồn cung cấp nước:(kg/cm2)
-Thường có trị số từ 0,3 đến 8kg/cm2
3.Mức nước trong thùng: (lít)
-lượng nước nạp vào thùng giặt cho mỗi lần thao tác gồm:
-5 mức: 25-30-37-45-51.
-3 mức: 30-37-45.
4.Lượng nước tiêu tốn cho cả quá trình giặt:
– thường từ 150 đến 220 lít, ứng với chương trình giặt bình thường, gồm 1 lần giặt và 3 lần giũ.
5.Công suất động cơ điện:
– có các loại từ 120-150W
6. Điện áp nguồn cung cấp:
-thường là 220V xoay chiều một pha 50Hz.
7. Công suất gia nhiệt:
-với các máy có bộ phận gia nhiệt khi giặt thì có ghi thêm công suất tiêu thụ.

II/- Nguyên lý làm việc:
Các máy giặt đều thực hiện các công việc giặt, giũ, vắt.
-Giặt: Trong quá trình này, đồ giặt được quay theo và đảo lộn trong máy. Chúng cọ sát vào nhau trong môi trường nước, xà phòng và được làm sạch dần.Thời gian kéo dài 18 phút, cuối giai đoạn nước bẩn được xả ra ngoài.
-Vắt: Máy vắt theo kiểu li tâm. Thùng giặt được quay theo một chiều với tốc độ tăng dần đến 600 vòng/phút. Thời gian vắt 5-7 phút.
-Giũ: Trong quá trình giũ, máy làm việc như quá trình giặt.Giũ có tác dụng làm sạch. Thời gian không dài, thường 6-7 phút.

CẤU TẠO MÁY GIẶT

1.Phần công nghệ:
Gồm các bộ phận thực hiện các thao tác giặt, giũ, vắt như:
-Thùng chứa nước
-Thùng giặt
-Thùng vắt
-Bàn khuấy
-Các van nạp nước sạch
-Các van xả nước bẩn

2.Phần động lực:
Gồm các bộ phận cung cấp năng lượng cho phần công nghệ như:
-Động cơ điện
-Hệ thống puli và dây đai truyền
-Điện trở gia nhiệt
-Phanh hãm

3.Phần đièu khiển và bảo vệ:
Dùng để điều khiển phần động lực và phần công nghệ của máy để thực hiện các thao tác giặt, giũ, vắt.

SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG MÁY GIẶT1.Vị trí đặt máy:
-Nơi nào đủ rộng, thuận lợi cho việc sử dụng.
-Bằng phẳng, không đọng nước
-Bề mặt của thùng máy phải cách tường từ 5-7 cm.
-Điều chỉnh chân máy ở vị trí thăng bằng.
-Tránh nơi có nước, có mưa, có ánh sáng.
-Các ổ cắm điện,nước sạch cho máy cần ở gần máy.
-Ống nước thải nước giặt phải thoát nhanh không bị đọng nước.

Tham khảo :  Những sai lầm đáng tiếc khi quyết định hành động mua máy giặt công nghiệp tự chế

– Nơi nào đủ rộng, thuận tiện cho việc sử dụng. – Bằng phẳng, không đọng nước-Bề mặt của thùng máy phải cách tường từ 5-7 cm. – Điều chỉnh chân máy ở vị trí cân đối. – Tránh nơi có nước, có mưa, có ánh sáng. – Các ổ cắm điện, nước sạch cho máy cần ở gần máy. – Ống nước thải nước giặt phải thoát nhanh không bị đọng nước .

2.Nguồn điện:
-Điện áp cấp cho máy đúng định mức
-Ổ cắm điện phải tiếp xúc tốt.
-Máy cần có dây tiếp đất bảo vệ

3.Nguồn nước:
-Phải có áp suất tối thiểu 0,3atm

4.Chuẩn bị giặt:
-Kiểm tra, bỏ hết các vật lạ và cứng còn sót lại.
-Không giặt lẫn đồ giặt đễ bị phai màu với đồ giặt khác.
-Nên giặt đồ mềm ,mỏng và đồ cứng, nặng, dày riêng
-Không giặt đồ ít bẩn với đồ quá bẩn.

5.Chuyển chế độ giặt:
-Cần chọn chế độ giặt thích hợp:mức nước, thời gian giặt, số lần giũ, thời gian vắt, nhiệt độ nước giặt, lượng bột giặt.

6.Bảo dưỡng máy giặt:
-Sau vài tuần sử dụng nên vệ sinh:lưới lọc nước vào,lưới lọc bẩn, hốc nạp xà phòng,ống dẫn nước thải,lau chùi máy.
Khi nghỉ một thời gian không dùng máy, cần cho máy chạy ở chế độ vắt không tải trong khoảng 1 phút. Mở máy khoảng 1 giờ để máy được khô.

HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

1.Đèn báo không sáng

-Nguồn cung cấp điện ở ổ cắm bị mất.
-Tiếp xúc giữa ổ cắm và phích cắm bị hỏng
-Đứt nguồn dây dẫn vào máy
-Cầu chì máy bị dứt
Kiểm tra và sửa chữa các chỗ trên

2.Có điện vào máy,đèn báo sáng, các đèn báo hiệu khác sáng, không có nước nạp vào thùng, máy không hoạt động.

-Mất nước nguồn cấp
-Van nguồn nước bị đóng
-Lưới lọc nước bị bẩn
-Van điện từ nạp nước bị ketk
-Cuộn dây van nạp nước bị dứt hoặc cháy.
-Không có điện cho van nạp nước.
Kiểm tra và sửa chữa phần cấp nước

3.Nạp đủ nước, máy làm việc, mâm quay khó quay, có hiện tượng bị kẹt hoặc không quay được-Có vật lạ và cứng rơi lọt dưới khe của mâm khuấy.
-Cho nhiều đồ giặt vào thùng nhưng ít nước
-Dây cu-rua truyền bị dão,trượt, đứt
-Động cơ điện chính bị hỏng
-Tụ điện hỏng
Kiểm tra và sửa chữa các điều trên

4. Khi vắt, máy bị rung và lắc mạnh, có tiếng va đập vào thùng máy

– Đồ giặt bị xoắn chặt với nhau thành cụm, đồ phải gỡ tơi và dàn ra những phía của thùng .

5. Máy hoạt động bình thường nhưng có tiếng ồn lớn

– Các ổ bi bị khô mỡ và mòn nhiều, phải thay ổ bi mới .

6. Chạm điện ra vỏ máy

– Có dây dẫn mang điện bị mất lớp cách điện tiếp xúc với vỏ máy .
– Phải bọc lại cách điện, hoặc thay dây điện

Source: https://vvc.vn
Category: Bảo Dưỡng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay