Sở khoa học công nghệ Gia Lai ở đâu? Giới thiệu tổng quát về Sở KHCN Gia Lai – https://vvc.vn – Tin Tức Gia Lai Cập Nhật 24/7

ADVERTISEMENT

Sở khoa học công nghệ Gia Lai là một trong những từ khóa được search nhiều nhất trên google. Trong bài viết này, baomoigialai.vn sẽ viết bài Sở khoa học công nghệ Gia Lai ở đâu? Giới thiệu tổng quát về Sở KHCN Gia Lai.

Hình ảnh có liên quan

Địa chỉ Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai ở đâu?

  • Văn phòng chính quyền địa phương ở Thành phố Pleiku
  • Địa chỉ: 98B Phạm Văn Đồng, P. Hoa Lư, Thành phố Pleiku, Gia Lai 600000
  • Điện thoại: 0269 3518 456
  • Tỉnh: Gia Lai

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

  • Địa chỉ: 98b Phạm Văn Đồng, TP. Pleiku, Gia Lai
  • ĐT: (0269) 3824264; Fax: (0269) 3823934; Mail: [email protected]

  Ngày 09/02/1979 Ban Khoa học Kỹ thuật tỉnh Gia Lai – Kon Tum được thành lập theo Quyết định số 15/QĐ-UB-TC về việc thành lập Ban Khoa học và kỹ thuật của tỉnh trực thuộc UBND tỉnh Gia Lai – Kon Tum. Ngay sau đó ít lâu, vào tháng 9/1979 Chi bộ đầu tiên của Ban Khoa học – Kỹ thuật được thành lập. Chi bộ bao gồm 04 người, đó là các đồng chí Tô Đình Tú, Nguyễn Hồng Nam, Đào Ngọc Xuân, Lê Văn Toàn. Bí thư đầu tiên của chi bộ là đồng chí Nguyễn Hồng Nam. Năm 1991, tỉnh Gia Lai – Kon Tum được tách ra 02 tỉnh là tỉnh Gia Lai và tỉnh Kin Tum. Do vậy Chi bộ dược đổi tên thành Chi bộ cơ sở Ban Khoa học – Kx thuật tỉnh Gia Lai. Năm 1993 Ban Khoa học – Kỹ thuật tỉnh Gia Lai đổi thành Sở Khoa học và Công nghệ Môi trường, do đó Cho bộ Ban Khoa học – Kỹ thuật tỉnh Gia Lai lại đổi tên thành Chi bộ cơ sở Sở Khoa học và Công nghệ Môi trường. Đến năm 2003, lĩnh vực môi trường được tách ra sáp nhập vào Sở Tài nguyên và Môi trường. Sở Khoa học và Công nghệ Môi trường được đổi thành Sở Khoa học và Công nghệ nên chi bộ cơ sở Sở Khoa học và Công nghệ Môi trường đổi tên thành Chi bộ cơ sở Sở Khoa học và Công nghệ.
Sau gần 40 năm hình thành và phát triển, từ 01 Chi bộ chỉ có 04 người, đến nay Đảng bộ đã có 40 đảng viên đang tham gia sinh hoạt tại 5 Chi bộ. số đảng viên nam là 26 (65,8%), số đảng viên nữ 14 (34,2%). Có 07 đảng viên là đoàn TNCS Hồ Chí Minh (18,4%). Số đảng viên có trình độ Cao cấp lỹ luận chính trị là 14 đồng chí (36,8%).
Trước sự lớn mạnh và trưởng thành đó, vào tháng 3 năm 2019 Đảng bộ cơ sở Sở Khoa học và Công nghệ được thành lập tại Quyết định số 1316/QĐ-ĐUK ngày 28/92/2919 của Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh trên cơ sở nâng cấp chi bộ cơ sở Sở Khoa học và Công nghệ thành Đảng bộ cơ sở. Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ đã trải qua 16 kỳ đại hội. Ban Chấp hành Đảnh bộ Sở Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ 2015-2020 được chuẩ y tại Quyết định số 1317-QĐ/ĐUK của Đảng ủy khối các cơ quan tinhe hồm 7 đồng chí, do đồng chí Lưu Trung Nghĩa làm Bí thư Đảng bộ.
Trong 40 năm qua Đảng bộ cơ sở Sở Khoa học và Công nghệ đã khẳng định được vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng nói chung và nhiệm vụ chính trị nói riêng. Đảng bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền tổ chức thực hiện tốt các mặt công tác chuyên môn trên cơ sở sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy, thủ trưởng cơ quan và Ban chấp hành các tổ chức đoàn thể nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Hoạt động Khoa học và Công nghệ đã có những chuyển biến tích cực; được triển khai đồng bộ trên tất cả các mặt công tác. Đảng bộ đã kịp thời ra Nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền xác định rõ nhiệm vụ, bám sát nội dung các nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, của Bộ KH&CN tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc và cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra.
Đảng bộ đã tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho toàn thể đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để không ngừng nâng cao nhận thức chính trị, lập trường giai cấp và củng cố lòng tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, vào Chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh và Nghị quyết của chi bộ trong các kỳ họp. Đảng bộ đã lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội, cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị thực hiện có hiệu quả chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Đảm bảo được sự đoàn kết nội bộ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình nhằm nâng cao sức chiến đấu của Đảng bộ và cơ quan. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, toàn thể đảng viên,công chức, viên chức và người lao động thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước; đoàn kết, phát huy sức mạnh tập thể tập trung triển khai tốt các nhiệm vụ, giải pháp để đưa Khoa học và Công nghệ tỉnh nhà ngày càng có vai trò quan trọng và đóng góp nhiều hơn vào việc phát triển kinh tế xã hội. Ban chấp hành Đảng bộ chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm. Tập thể Ban chấp hành đảng bộ và người đứng đầu cơ quan, đơn vị đều nêu cao tính tiên phong, gương mẫu; thực hành đạo đức công vụ; nói đi đôi với làm; mỗi đảng viên phải tự chịu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ cũng như trong sinh hoạt. Cán bộ, đảng viên luôn gương mẫu thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phát huy vai trò tiền phong, đổi mới, sáng tạo và trách nhiệm ở từng vị trí công tác.
Ban chấp hành Đảng bộ đã nắm bắt tốt diễn biến tư tưởng của đảng viên, quần chúng; làm tốt công tác tư tưởng chính trị để đảng viên, quần chúng hiểu và chia sẻ những khó khăn, áp lực cải cách, đổi mới phục vụ của cơ quan, tạo sự đồng thuận, ổn định tư tưởng, yên tâm công tác và sáng tạo.
Ban chấp hành Đảng bộ đã nắm bắt tốt diễn biến tư tưởng của đảng viên, quần chúng; làm tốt công tác tư tưởng chính trị để đảng viên, quần chúng hiểu và chia sẻ những khó khăn, áp lực cải cách, đổi mới phục vụ của cơ quan, tạo sự đồng thuận, ổn định tư tưởng, yên tâm công tác và sáng tạo.
Đảng bộ đã thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện, khắc phục chủ nghĩa cá nhân của mỗi cán bộ, đảng viên; triển khai thực hiện mạnh mẽ việc thực hiện Chỉ thị 05- CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ban chấp hành Đảng bộ đã tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng nên trong nhiều năm qua Đảng bộ và các cơ quan đơn vị thực hiện sự lãnh đạo của Đảng bộ không có đảng viên vi phạm các quy định của đảng, pháp luật của nhà nước.
Đảng bộ đã thực hiện nghiêm túc Quy chế làm việc đã đề ra; luôn tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong tổ chức và hoạt động của Đảng. Xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tăng cường chế độ lãnh đạo tập thể đi đôi với phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu.
Tổ chức thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên mới đảm bảo quy trình và xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng Đảng bộ ngày càng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Với những thành tích đó, năm 2006 Chi bộ được Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh công nhận là tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền và nhiều năm liên tục gần đây Đảng bộ đều được Đảng ủy khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh công nhận danh hiệu tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh.
Phát huy truyền thống tốt đẹp trong suốt 40 năm qua, với vai trò chính trị có tính nguyên tắc, quyết định, trong thời gian tới Đảng bộ sở KH&CN sẽ luôn kịp thời lãnh đạo chính quyền có các biện pháp, giải pháp mới hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ chính trị được giao; Tăng cường lãnh đạo các tổ chức đoàn thể quần chúng hoạt động hiệu quả, đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh. Thực hiện có kết quả công tác xây dựng Đảng và phát triển đảng viên mới; Tiếp tục gắn nội dung học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ từ đó góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan đơn vị./.

       Sau năm 1975, sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh và xuất phát điểm của nền kinh tế lạc hậu, cơ sở hạ tầng kỹ thuật rất nghèo nàn, trình độ văn hóa, điều kiện tiếp cận khoa học kỹ thuật còn hạn chế, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Gia Lai – Kon Tum cũng như các tỉnh thành miền Nam đã bắt tay vào khôi phục để’ phát triển, với mục tiêu phấn đấu nhằm đưa kinh tế – xã hội của tỉnh dần ổn định và phát triển, trong đó xác định vai trò của khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh thuộc phạm vi khoa học kỹ thuật. Vì vậy,
ngày 09/02/1979, UBND tỉnh Gia Lai – Kon Tum đã ban hành Quyết định số 15/QĐ/UB-TC về việc thành lập Ban Khoa học Kỹ thuật (KHKT) tỉnh Gia Lai – Kon Tum, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về khoa học và kỹ thuật trên địa bàn tỉnh và đó cũng chính là cơ quan tiền thân của Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) ngày nay.
Sau 40 năm hình thành và phát triển với chức năng, nhiệm vụ được xác định qua các thời kỳ, Sở KH&CN đã thực hiện tốt công tác tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; thực hiện các hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển KH&CN trên địa bàn tỉnh và đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế – xã hội tỉnh nhà.

Qua các thời kỳ hình thành và phát triển, ngành KH&CN tỉnh Gia Lai đã có nhiều lần thay đổi về tên gọi cũng như cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ được giao để phù hợp hơn với từng giai đoạn hỗ trợ, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước cũng như của tỉnh.
Những năm đầu thành lập, chức năng, nhiệm vụ chính của Ban Khoa học Kỹ thuật tập trung chủ yếu trên 3 lĩnh vực cơ bản: (i) Tiêu chuẩn hóa, kiểm tra chất lượng sản phẩm và kiểm tra đo lường; (ii) Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý; và (iii) Tổ chức quan hệ với các cơ quan nghiên cứu KHKT của Trung ương và các tỉnh để giải quyết các vấn đề trọng yếu trong kế hoạch sản xuất của tỉnh và của Trung ương tại địa phương.
Về tên gọi, bắt đầu từ Ban Khoa học Kỹ thuật (1979), Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật (1984), Ban Khoa học và Kỹ thuật (1988), Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1993) và Sở Khoa học và Công nghệ (2003) cho đến nay. Cùng với việc thay đổi tên gọi qua từng giai đoạn, cơ cấu tổ chức, số lượng cán bộ, công chức của ngành cũng có nhiều thay đổi. Ban Khoa học Kỹ thuật khi mới thành lập số lượng cán bộ, công chức còn rất ít, cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất khó khăn. Trong điều kiện phương tiện kỹ thuật phục vụ cho sản xuất ở địa phương còn hạn chế; đời sống người dân gặp nhiều khó khăn; tình trạng nghèo đói, bệnh tật là yếu tố làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, thiếu điều kiện sản xuất để có thể khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Trong tình hình đó, ngành KH&CN của tỉnh đã luôn vượt qua các thách thức, vượt qua khó khăn tập trung trí tuệ tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về KH&CN để từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và giải quyết tình trạng đói nghèo.
Đến nay, hệ thống tổ chức ngành KH&CN trên địa bàn tỉnh về cơ bản đã được kiện toàn, từ cấp tỉnh là Sở KH&CN đến cấp huyện là phòng Kinh tế hoặc phòng Kinh tế – Hạ tầng, các sở, ngành, đơn vị đều có bộ phận về KH&CN. Sở KH&CN là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực KH&CN, bao gồm: hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở theo quy định của pháp luật. Ở cấp huyện, phòng Kinh tế hoặc Kinh tế – Hạ tầng được giao tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về KH&CN, trong đó có 01 đồng chí Lãnh đạo phòng phụ trách và 01 cán bộ kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn huyện. Ngoài ra ở các sở, ngành, đơn vị đều có các bộ phận tham mưu triển khai nhiệm vụ về KH&CN và trên địa bàn còn có nhiều tổ chức hoạt động KH&CN, các doanh nghiệp KH&CN.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ KH&CN, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và sự nỗ lực tích cực nhiệt tình của đội ngũ trí thức làm công tác KH&CN, hoạt động KH&CN tỉnh ngày càng được đẩy mạnh, chú trọng vào nghiên cứu ứng dụng, đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào thực tiễn sản xuất một cách có hiệu quả góp phần tích cực phục vụ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Chức năng và nhiệm vụ của sở khoa học công nghệ Gia Lai

I. Vị trí, chức năng:
1. Sở Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi tắt là Sở) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở theo quy định của pháp luật.
2. Sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Trụ sở của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai đặt tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
II. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai thực hiện theo quy định tại Điều 2, Thông tư Liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/10/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; và các quy định của pháp luật có liên quan.
III. Tổ chức bộ máy Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai
1. Lãnh đạo Sở: có Giám đốc và Phó giám đốc.
2. Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở:
a) Văn phòng;
b) Thanh tra;
c) Phòng Kế hoạch – Tài chính;
d) Phòng Quản lý Khoa học;
đ) Phòng Quản lý Công nghệ và Thị trường công nghệ;
e) Phòng Quản lý Chuyên ngành;
g) Phòng Quản lý khoa học, công nghệ cơ sở
3. Đơn vị hành chính thuộc Sở: Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lưòng – Chất lưọng
4. Đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Sở: Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ
5. Biên chế của Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị trực thuộc đuợc phân bổ hàng năm theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nuớc về khoa học và công nghệ của Phòng Công thưong thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, của Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thực hiện theo quy định tại mục I và mục II của thông tư liên tịch số 05/2008-BKHCN và Bộ Nội vụ​

Cơ cấu tổ chức của Sở Khoa học công nghệ Gia Lai

Source: https://vvc.vn
Category : Công nghệ

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay
Liên kết:SXMB