SKKN Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sẵn có ở địa phương để tổ chức các hoạt động cho nhóm trẻ 25 – 36 tháng trường mầm non Cẩm Qúy

Bạn đang xem

20 trang mẫu

Xem thêm: Nội dung cơ bản của Luật Công nghệ thông tin

của tài liệu “SKKN Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sẵn có ở địa phương để tổ chức các hoạt động cho nhóm trẻ 25 – 36 tháng trường mầm non Cẩm Qúy”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

	SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
	PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY	
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁP LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI SẴN CÓ Ở ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHO NHÓM TRẺ 25-36 THÁNG Ở TRƯỜNG MẦM NON CẨM QUÝ
 Người thực hiện: Dương Thị Hằng
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Cẩm Quý
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn.
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
SỐ TRANG
1
 Mở đầu	
Trang 1
1.1
 Lý do chọn đề tài
Trang 1,2 
1.2
 Mục đích nghiên cứu
Trang 2
1.3
 Đối tượng nghiên cứu
Trang 2
1.4
 Phương pháp nghiên cứu
Trang: 2
2
 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Trang: 2
2.1
 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trang: 2,3
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Trang: 3
* Thuận lợi.
Trang: 3,4
* Khó khăn.
Trang: 4,5
2.3
 Các biện pháp, giải pháp
Trang: 6
2.3.1
Biện pháp 1: Phối kết hợp với BGH nhà trường và tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và cùng với các đồng chí giáo viên trong trường làm đồ dùng đồ chơi.
Trang: 6,7
2.3.2
 Biện pháp 2: Phối hợp với hội cha, mẹ phụ huynh sưu tầm quyên góp nguyên vật liệu và cùng cô làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ.
Trang: 8,9,10
2.3.3
 Biện pháp 3: Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo sử dụng trong các hoạt động học có chủ định của trẻ.
Trang:10,11,12,13
2.3.4
 Biện pháp 4: Làm đồ dùng đồ chơi và sử dụng đồ chơi tự tạo cho trẻ qua các hoạt động khác:
Trang: 13,14,15
2.3.5
 Biện pháp 5: Làm tốt công tác tuyên truyền
Trang : 15,16
2.4
 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trang: 16,17,18
3
Kết luận, kiến nghị
Trang: 18,19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Mầm non giữ một vị trí quan trọng hàng đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân. Dưới mái trường Mầm non trẻ sẽ được chăm sóc và giáo dục phát triển toàn diện thông qua các hoạt động “Học mà chơi, chơi mà học”. Trẻ ở tuổi Mầm non là giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển nhân cách.[1] 
Như chúng ta đã biết đối với trẻ ở độ tuổi mầm non vui chơi chính là hoạt động chủ đạo của trẻ, qua vui chơi có thể phản ánh hiện thực xung quanh trẻ một cách sáng tạo và độc đáo. Nhưng trẻ sẽ chơi bằng cách nào và chơi như thế nào ? Để trẻ chơi một cách thoải mái và thích thú thì đồ chơi chính là phương tiện duy nhất khiến trẻ vui chơi một cách hứng thú nhất, đồ dùng đồ chơi có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chơi với đồ chơi giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.[2]
“Đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ em thực hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau có tác dụng rèn luyện thể lực cho trẻ. Đặc biệt là những đồ chơi tự tạo, khi được chơi với những loại đồ chơi tự tạo sẽ giúp cho trẻ chơi một cách hào hứng hơn, đồng thời tạo cho trẻ có cảm giác thân thiện hơn với môi trường hơn nữa việc chơi với đồ chơi tự tạo sẽ phát huy được ở trẻ khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ, trẻ có thể tự mình tìm tòi, khám phá và trải nghiệm bằng cách có thể tự mình tạo ra những loại đồ chơi theo ý tưởng của trẻ. Đồ chơi hết sức cần thiết đối với trẻ, nó có tác dụng và ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non, vì bất kể một trẻ em nào đều có nhu cầu chơi và rất yêu quí đồ chơi, chúng sống và hành động cùng với đồ chơi. Đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, nó giúp các em làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người”[3]. Đồ chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội dần dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này. Trẻ nhỏ cần rất nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua việc chúng chơi hàng ngày. Chơi là cách học phù hợp nhất khi người lớn muốn trẻ tìm tòi khám phá. Qua chơi trẻ được phát triển hiểu biết, kỹ năng trong rất nhiều tình huống khác nhau.[4]
Đồ dùng đồ chơi của trẻ em hiện đang có bán rất nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, có rất nhiều đồ dùng đồ chơi không đảm bảo nguồn gốc nếu xét trên phương diện giáo dục, mà giá thành sản phẩm lại đắt như: Súng, gươm, dao Những đồ chơi này lại mang tính bạo lực rất nguy hiểm đối với trẻ. Trong khi các phụ, phế phẩm từ thiên nhiên và trong cuộc sống có rất nhiều như: Các chai nhựa, lọ nhựa, các loại hoa, quả, rơm rạ, các hòn sỏi, hòn đá được nhặt ở các khe suối ở các vùng đồi núi... Đang sẵn có và có rất nhiều ở địa phương. Người lớn có thể tận dụng những nguyên vật liệu này làm đồ dùng đồ chơi cho con em mình chơi.
Nắm bắt được tầm quan trọng của việc trẻ chơi với đồ chơi tự tạo bản thân đã tìm tòi nghiên cứu và đưa ra : “ Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sẵn có ở địa phương để tổ chức các hoạt động cho nhóm trẻ 25 – 36 tháng trường mầm non Cẩm Qúy”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
 Xuất phát từ thực tiễn về việc sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào các hoạt động của trẻ tại lớp học, tôi nhận thấy việc sử dụng “ Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sẵn có ở địa phương để tổ chức các hoạt động cho nhóm trẻ 25 – 36 tháng trường mầm non Cẩm Qúy”. là hết sức cần thiết nhằm phục vụ cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ ở trường mầm non Cẩm Qúy - Huyện Cẩm Thủy - Tỉnh Thanh Hóa. Nhằm giúp cho trẻ hứng thú hơn vào các hoạt động học và vui chơi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tổng hợp một số kinh nghiệm làm ĐDĐC sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để tổ chức các hoạt động cho nhóm trẻ 25- 36 tháng
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu
 Xây dựng cơ sở lý thuyết; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin tại nhóm trẻ 25 – 36 tháng;
 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. phương pháp xây dựng kế hoạch; phương pháp thực hiện trên trẻ nhóm trẻ 25 – 36 tháng tuổi A Trường mầm non Cẩm Quý năm hoc 2016-2017
Phương pháp thực hành làm đồ dùng đồ chơi.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Như chúng ta đã biết; đồ chơi làm bằng nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương là những đồ chơi sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn ở thiên nhiên hoặc có sẵn ở địa phương như: Lá cây, cánh hoa, vỏ trứng, vỏ sò, vỏ ốc, các loại cành cây khô, chiếu hư, vỏ bao bì, các loại ống nhựa đã vứt đi, rơm rạ, lông gà, các tấm phọc, thùng đựng đồ đã qua sử dụng Đây là những nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ tìm và ít tốn kém về kinh phí. Đồ dùng đồ chơi chơi có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển tâm sinh lý, trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ và góp phần vào sự hình thành nhân cách trẻ thơ. Quá trình trẻ học và chơi với đồ chơi giúp trẻ khám trẻ khám phá các đặc điểm, thuộc tính của đồ chơi. Qua đó giúp trẻ hình thành sự chú ý và ghi nhớ có chủ định, góp phần vào sự phát triển trí tuệ, tích lũy các biểu tượng là cơ sở cho hoạt động tư duy, tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ.
	“Sự ảnh hưởng của đồ dùng đồ chơi là vô cùng quan trọng và cần thiết đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, bởi vì tư duy trực quan hình ảnh chiếm vị thế chủ đạo đối với trẻ”[5], đối với trẻ nhà trẻ 25 -36 tháng tuổi đây là giai đoạn trẻ đang còn rất là non nớt, trẻ nói chưa thạo và đi lại còn chưa vững, và để thu hút trẻ tập trung sự chú ý vào trong giờ học, giờ chơi, tất cả mọi hoạt động của trẻ đều phải có đồ dùng dạy học hấp dẫn đẹp mắt, màu sắc sặc sỡ, trẻ được nhìn, được quan sát thực tế thì những biểu tượng mới khắc sâu vào trong tâm trí trẻ. Nếu không có đồ dùng trực quan thì mọi hoạt động, mọi kiến thức cô truyền thụ chỉ dừng lại ở mức cảm tính. 
“Đồ chơi là thế giới riêng của trẻ và là con đường dẫn trẻ đi vào tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh một cách hiệu quả nhất, chỉ có đồ chơi mới giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu được vui chơi, được trải nghiệm của trẻ”[4]. Đặc biệt việc sử dụng những đồ chơi tự tạo vào các hoạt động ở góc chơi của trẻ càng nhiều sẽ càng khuyến khích trẻ tích cực hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ sử dụng đó phải đảm bảo an toàn,tính thẩm mĩ đối với trẻ. Việc sử dụng những đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương vào các hoạt động của trẻ sẽ góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để phát triển trí tuệ và óc sáng tạo ở trẻ. 
Việc tự làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để phục vụ cho trẻ học và chơi cũng góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ Mầm non. Đó là một trong những phương tiện để phát triển trí tuệ ở trẻ, cũng như giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ. Tự làm đồ chơi vừa là nội dung, vừa là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, phát triển thẩm mỹ có hiệu quả cho trẻ. 
2.2. Thực trạng của vấn đề.
Nhóm trẻ 25-36 tháng tuổi là một lớp của Trường Mầm Non Cẩm Qúy thuộc xã Cẩm Qúy là một xã vùng cao của Huyện Cẩm Thủy, trong lớp đa số trẻ là dân tộc Mường, chỉ có một số ít là trẻ dân tộc Kinh, điều kiện kinh tế của các bậc phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn.
* Thuận lợi 
Luôn được ban giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt như cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 
Hàng tháng nhà trường chỉ đạo chuyên môn thường xuyên phát động các phong trào thi đua “Làm đồ dùng đồ chơi” tạo điều kiện cho các giáo viên được tìm tòi, sáng tạo và tạo ra những sản phẩm độc đáo để phục vụ cho quá trình giảng dạy hằng ngày.
Trong năm học 2015-2016 nhà trường đã có bộ đồ dùng đồ chơi tự tạo đã đạt giải đặc biệt trong hội thi đồ dùng đồ chơi tự tạo cấp Tỉnh. Đây cũng là một nền tảng và là một động lực để cho bản thân tôi cũng như tất cả các cô giáo trong trường cố gắng hơn nữa, sáng tạo hơn nữa trong việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ cho trẻ hoạt động.
Được sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể trong xã, lãnh đạo địa phương đã từng bước chăm lo đến cơ sở vật chất của nhà trường, cho đến nay nhà trường đã có khuân viên rộng rãi, thoáng mát cho trẻ hoạt động và vui chơi.
Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công việc tâm huyết với nghề.
Vật liệu, phế liệu, nguyên vật liệu thiên nhiên đồ dùng để chuẩn bị cho việc làm đồ dùng đồ chơi dễ tìm dễ kiếm.
Bản thân có trình độ cao đẳng chính quy trường đại học Hồng Đức – Thanh Hóa, luôn được chuyên môn nhà trường quan tâm và tạo điều kiện được đi học các lớp chuyên đề về làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết dạy của cô và hoạt động vui chơi của trẻ.
Luôn được sự quan tâm của phụ huynh luôn ủng hộ và quyên góp nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi tại lớp phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
* Khó khăn: 
Là một trường thuộc xã vùng cao của Huyện Cẩm Thủy, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn và còn nhiều khó khăn, kinh phí để mua đồ dùng phục vụ cho các hoạt động giảng dạy của nhà trường còn nhiều hạn hẹp.
 Trong lớp nhóm trẻ 25 – 36 tháng tuổi có tổng số 17 cháu trong đó có 15 cháu chiếm 85 % số trẻ trong lớp là người dân tộc mường trẻ rất nhút nhát nên khả năng học hỏi, giao tiếp còn nhiều hạn chế. Do vậy quá trình tham gia vào các hoạt động cùng các bạn trong lớp trẻ chưa mạnh dạn, tự tin.
Khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động theo kế hoạch đề ra thì đồ dùng cho cô và trẻ hoạt động còn thiếu thốn rất nhiều chưa đủ để phục vụ cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ.
Đồ dùng đồ chơi sẵn có cho trẻ hoạt động còn hạn hẹp và chưa phong phú.
Tài liệu phục vụ cho việc hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ còn ít, chủ yếu là các giáo viên tự sáng tạo và sưu tầm để làm những đồ dùng đò chơi phù hợp với chủ đề chủ điểm để phục vụ cho việc học và chơi của trẻ.
Giáo viên có ít thời gian để nghiên cứu làm đồ dùng đồ chơi theo ý tưởng và mới lạ.
Đồ dùng tự tạo ra phục vụ cho các hoạt động còn bị hư hỏng nhiều do trẻ chưa biết cách giữ gìn và bảo quản đồ dùng đồ chơi.
 	 Nhận thức của các bậc phụ huynh: Nhìn chung rất nhiều các bậc phụ huynh chưa nhận thức đúng về vai trò của đồ dùng đồ chơi, có rất nhiều các bậc phụ huynh yêu chiều con cái mình để rồi dành những số tiền ít ỏi kiếm được trong ngày đi mua những thứ đồ chơi như: kiếm, dao(Là những đồ chơi bằng nhựa) nhưng lại rất nguy hiểm và không an toàn cho trẻ. Đa số các bậc phụ huynh chưa hề nghĩ rằng việc tự làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi, từ những nguyên vật liệu phế phẩm trong sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình có rất nhiều, dùng để cùng trẻ làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi, trẻ vừa yêu thích sản phẩm của mình làm ra, vừa có ý nghĩa giáo dục trẻ, phụ huynh lại vừa tiết kiệm được tiền của khi không phải mua những đồ chơi rất đắt trên thị trường vừa không rõ nguồn gốc lại không an toàn cho trẻ chơi.
Nhận thức chung của mọi người dân địa phương: Chưa thấy rõ được tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi an toàn hay không an toàn cho trẻ, do bận nhiều công việc trong lao động sản xuất chưa quan tâm đến việc chơi và sử dụng đồ chơi của con em mình và có rất nhiều người dân còn chưa hiểu và thông cảm với công việc của các cô giáo Mầm non là làm những công việc gì? và dạy học như thế nào?
Còn về việc dạy học tôi vẫn tiến hành đầy đủ, dạy theo chương Mầm non mới. Nhưng khi tiến hành tôi nhận thấy tiết học vẫn chưa thu hút được sự chú ý của trẻ, trẻ chưa hứng thú khám phá, chưa phát huy được sự khéo léo của đôi bàn tay, khả năng sáng tạo và chưa lôi cuốn trẻ vào việc khám phá qua các hoạt động. Từ đó chưa có điều kiện phát triễn thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ Phát triển sự khéo léo và khả năng sáng tạo của trẻ. Hay nói chung hơn là chưa phát triển một cách toàn diện nhân cách trẻ Mầm non.
* Kết quả thực trạng khảo sát.
Từ những thuận lợi và khó khăn thực tế trên tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng việc sử dụng đồ dùng đồ chơi tại lớp nhóm trẻ 25-36 tháng tuổi như sau: 
TT
Nội dung
Số trẻ
Kết quả khi chưa sử dụng ĐD ĐC tự tạo vào các hoạt động
Đạt
CĐ
T
%
K
%
TB
%
Y
%
1
Hoạt động chơi tập có chủ định
17
5
29.4
4
23.5
5
29.4
3
17.7
2
Hoạt động vui chơi
17
4
23.5
4
23.5
5
29.4
4
23.5
3
Hoạt động khác
17
3
17.7
3
17.7
5
29.4
6
35.2
Kết quả khảo sát từ thực tiễn cho ta thấy khi chưa sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ được hoạt động ở các hoạt động kết quả sử dụng “ Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sẵn có ở địa phương để tổ chức các hoạt động cho nhóm trẻ 25 – 36 tháng trường mầm non Cẩm Qúy”. của các hoạt động đạt ở mức độ chưa đạt còn nhiều. 
Từ những kết quả khảo sát trên, tôi đã đưa ra: “ Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sẵn có ở địa phương để tổ chức các hoạt động cho nhóm trẻ 25 – 36 tháng trường mầm non Cẩm Qúy”. nhằm mục đích nâng cao chất lượng các hoạt động trong ngày của trẻ đồng thời giúp trẻ tham gia vào các hoạt động một cách hứng thú, tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái, tích cực và có nhiều sáng tạo trong quá trình chơi và hoạt động với những đồ dùng đồ chơi tự tạo.
2.3. Các biện pháp, giải pháp
2.3.1. Biện pháp 1: Phối kết hợp với BGH nhà trường và tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và cùng với các đồng chí giáo viên trong trường làm đồ dùng đồ chơi.
Ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu cùng với BGH nhà trường và tổ chuyên môn cùng đưa ra ý kiến để có thể làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương cho trẻ hoạt động một cách có hiệu quả, giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động. Tổ chức các hội thi làm đồ dùng đồ chơi để giáo viên có thể nâng cao kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. 
Bản thân tôi đã kiểm tra, phân loại đồ dùng phục vụ cho hoạt động học tập, đồ dùng phục vụ cho hoạt động vui chơi và các hoạt động khác theo từng chủ đề xem trong chủ đề đó còn thiếu những loại đồ dùng gì ? cần phải làm bổ sung thêm những đồ dùng gì để phục vụ cho chủ điểm đang học và bằng những kinh nghiệm từ thực tế sau đó tôi mới bắt tay vào xây dựng kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi cụ thể cho từng hoạt động trong ngày của trẻ cũng như các chủ điểm mà trẻ đang học và đang bắt đầu học một cách có hiệu quả nhất. Nhưng làm thế nào để làm ra được những đồ chơi hấp dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động và làm những đồ chơi đó bằng những nguyên vật liệu gì ?
Sau khi đã xây dựng kế hoạch cụ thể về việc làm đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu sẵn có...Tôi bắt đầu tìm kiếm các nguyên vật liệu chuẩn bị cho việc làm đồ dùng đồ chơi, đây là phần việc hết sức quan trọng giúp cho việc làm đồ dùng đồ chơi diễn ra xuyên suốt một năm học và đạt được hiệu quả. Đó là những nguyên liệu sẵn có tại địa phương như: các loại chai, lọ, vỏ chai comfo, hạt cao su, vỏ hến, thìa sữa chua, nắp chai, lon bia, bẹ cau, vỏ sữa su su, vỏ ngao, vỏ thạch rau câu, nắp chai, hộp linh kiện, hộp mì tôm, vải, len vụn, vỏ chai nước giải khát, vỏ hộp sữa, lá cây, ống nhựa, que kem, ống hút, rơm, vỏ trứng, bao bì, quả bóng... để tạo ra những sản phẩm đẹp, hấp dẫn và đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động.
Ví dụ: Chủ đề “ Tết và mùa xuân ” để phục vụ cho các hoạt động của trẻ theo chủ đề, tôi đã sưu tầm và cùng với các cô giáo trong trường làm các loại rau củ quả từ các nguyên vật liệu đã qua sử dụng như: chai lọ, xốp, bông, vải vụn... để phục vụ cho trẻ trong các giờ hoạt động theo chủ đề chủ điểm, 
( Hình ảnh các cô giáo đang làm củ cà rốt)
Khi đã tìm kiếm được các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi, việc tiếp theo là tôi cùng thống nhất với đồng nghiệp là cùng nhau mỗi ngày giành ra một chút thời gian để cùng nhau làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các giờ học, giờ hoạt động của trẻ. Sau khi đã cùng bàn bạc tất cả các đồng chí giáo viên đều thống nhất là sau mỗi buổi chiều sẽ ở lại 30p để cùng nhau làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ hoạt động.
Ví dụ: Với những quả bóng đã bị méo hoặc bị hư không sử dụng nữa, tôi đã cùng với các cô trong trường dùng những quả bóng này cắt ra làm đôi và trang trí thêm cái cánh, mỏ và mắt để làm nên những chiếc mũ gà con xinh xắn cho trẻ đội trong giờ hoạt động học, tạo thêm phần hứng thú cho trẻ vào các hoạt động. 
 ( Hình ảnh các cô đang làm mũ gà)
2.3.2. Biện pháp 2: Phối hợp với hội cha, mẹ phụ huynh sưu tầm quyên góp nguyên vật liệu và cùng cô làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ.
Việc tận dụng các nguyên vật liệu phế thải và nguyên vật liệu từ thiên nhiên sẵn có để làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ chơi đã trở thành việc thường xuyên của giáo viên mầm non. Để có đủ nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động thu hút được sự quan tâm của cha, mẹ trẻ vào các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ tôi đã trực tiếp trao đổi và tuyên truyền tới tất cả các bậc phụ huynh trong lớp cùng bắt tay vào thu gom và tìm kiếm các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động. Tuy nhiên để thu hút được sự quan tâm của cha, mẹ trẻ vào các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ tôi đã trao đổi và tuyên truyền tới tất cả các bậc phụ huynh qua bảng tuyên truyền của lớp, qua cuộc trao đổi trực tiếp trong giờ đón, trả trẻ để phụ huynh hiểu được sự tầm quan trọng của việc làm và sử dụng đồ chơi trong các hoạt động phát triển các lĩnh vực phát triển cho trẻ đồng thời nêu lên sự bất cập của những đồ dùng đồ chơi sẵn có như vừa tốn tiền mua mà không đảm bảo an toàn khi sử dụng trong khi đó việc sử dụng những đồ dùng đồ chơi tự tạo từ những nguyên vật liệu sẵn có như: các loại chai, lọ, vỏ chai com pho, thìa sữa chua, nắp chai, lon bia... sẽ tạo ra được rất nhiều đồ dùng có ích cho trẻ chơi mà lại không tốn kém. Kết quả hầu hết phụ huynh trong lớp đều phấn khởi và tích cực quyên góp nguyên vật liệu để cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi vì qua những việc làm nhỏ bé đó phụ huynh đã được cùng với cô giáo góp một phần không nhỏ của mình vào việc học tập của con em họ và sau mỗi lần vận động tuyên truyền như vậy tôi đã có rất nhiều các nguyên vật liệu và tạo được nhiều đồ chơi ngộ nghĩnh cho trẻ hoạt động. 
Để có đủ số lượng đồ dùng đồ chơi theo các hoạt động của từng chủ đề mà tôi đã kiểm tra ngay từ đầu năm học. Tôi đã tuyên truyền với các bậc phụ huy

Source: https://vvc.vn
Category : Công nghệ

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay
Liên kết:SXMB