Equalizer và Lọc xì có tác dụng gì?

Equalizer và Lọc xì có tác dụng gì? – Âm nhạc dường như đã trở thành một phần không thể thiếu đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Từ người già, người trẻ,.. đều sẽ có một sự yêu thích lớn đối với âm nhạc. Vì thế đầu tư một thiết bị âm nhạc để có thể thỏa lòng đam mê là một việc mà nhiều người làm. Và để có một chất lượng âm thanh sống động, chất lượng hơn thì không thể thiếu những thiết bị như Equalizer – thiết bị âm thanh hàng hiếm hiện nay.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ về những công dụng của Equalizer. Vì vậy qua bài viết này, Bá Hùng Audio sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thú vị về vấn đề này.

                                                                     

>>> Tham khảo thêm về các thiết bị âm thanh Bá Hùng Audio TẠI ĐÂY

Equalizer là gì?

Trong tín hiệu âm thanh, Equalizer (Lọc xì) là thiết bị điều chỉnh cân bằng giữa các thành phần tần số. Được biết, việc sử dụng cân bằng phổ biến trong ghi âm và tái tạo âm thanh nhưng có nhiều ứng dụng khác trong xử lý tín hiệu số. Vì lẽ đó, Equalizer hay có tên gọi khác là bộ cân bằng âm thanh được sử dụng để đạt được sự cân bằng. Các thiết bị này tăng cường hoặc làm giảm năng lượng của các dải tần số cụ thể hoặc “dải tần số”.

Và thiết bị này được sử dụng rộng rãi trong các trong dàn karaoke gia đình, âm thanh hội trường, phòng hát, phòng thu chuyên nghiệp,..

Lọc xì – Equalizer giúp cân bằng được sử dụng để thay đổi đáp ứng tần số của hệ thống âm thanh bằng các bộ lọc tuyến tính. Hầu hết các thiết bị hi-fi sử dụng các bộ lọc tương đối đơn giản để thực hiện điều chỉnh âm trầm và âm bổng. Bộ cân bằng biểu đồ và tham số có tính linh hoạt cao hơn nhiều trong việc điều chỉnh nội dung tần số của tín hiệu âm thanh.

                                                                                  

>>>Xem thêm: Đập hộp và giải mã sản phẩm Amply Accuphase E303x 

Tác dụng của Equalizer trong từng trường hợp

Tác dụng của Equalizer trong thực tế: 

Trong lĩnh vực điện tử âm thanh, thuật ngữ “cân bằng” (hoặc sẽ được nhắc đến với cái tên “EQ”) đã bao gồm việc điều chỉnh các đáp ứng tần số vì lý do thực tế hoặc thẩm mỹ, thường dẫn đến phản hồi thuần không thực sự “phẳng”. Thuật ngữ EQ đặc biệt đề cập đến biến thể của thuật ngữ này. 

Âm thanh Stereo và bộ khuếch đại guitar cơ bản thường có bộ cân bằng có thể điều chỉnh giúp tăng hoặc giảm tần số âm trầm hoặc âm bổng. Các bộ khuếch đại guitar và bass từ trung bình đến cao thường có nhiều dải điều khiển tần số hơn, chẳng hạn như bass, mid và treble hoặc bass, mid-mid, high và mid. Một số amply có một núm bổ sung để kiểm soát tần số rất cao. 

Các phòng thu phát sóng và ghi âm sử dụng các bộ cân bằng tinh vi có khả năng điều chỉnh chi tiết hơn nhiều, chẳng hạn như loại bỏ các âm thanh không mong muốn hoặc làm cho các nhạc cụ hoặc giọng nói nhất định trở nên nổi bật hơn

                                                                           

>>>Xem thêm: Bán loa JBL L100 Century chất lượng, giá tốt

Hướng dẫn cách sử dụng Equalizer

Và để có thể tùy chỉnh Equalizer theo đúng ý mong muốn của bạn. Thì việc nắm rõ các cần gạt có trong Lọc xì là việc vô cùng thiết yếu. Dưới đây, Bá Hùng Audio sẽ cung cấp thông tin về các cần gạt để bạn đọc tham khảo:

25 hz-50 hz:

1. Tăng để cho các nhạc cụ tần số thấp thêm đầy đặn hơn

2. Giảm để bớt âm “um” của bass ,tăng âm bồi và để nghe tiếng bass rõ hơn trong bản Mix.Thường thực hiện với tiếng Bass to trong nhạc Rock

100 hz:

1. Tăng để cho các nhạc cụ tần số thấp nặng hơn

2. Tăng để cho tiếng Guitar,Snare đầy hơn

3. Tăng để cho tiếng Piano ,kèn ấm hơn

4. Giảm để bớt âm “bm” của guitar và làm cho tiếng Guitar rõ hơn

200 hz:

1. Tăng để cho giọng hát đầy đặn hơn

2. Tăng để cho tiếng guitar và trống snare đầy hơn(cứng và nặng hơn)

3. Giảm để bớt âm đục giọng hát và các nhạc cụ có tần số trung bình

4. Giảm để bớt tiếng cồng của “cymbols”

400 hz:

1. Tăng để cho tiếng Bass rõ hơn khi âm lượng ở mức nhỏ

2. Giảm để bớt âm thanh như đánh trên mặt giấy bìa cứng của các loại trống có âm vực thấp(kicks,toms)

3. Giảm để tăng không gian(ambiance) cho cymbals

800 hz:

1. Giảm để cho tiếng bass chắc(punch) rõ hơn

2. Giảm để loại bỏ âm sắc thiếu tự nhiên của guitar(cheap sound)

1,5 Khz:

1. Tăng để cho âm bass rõ hơn và có tiếng gẩy (pluck)

2. Giảm để loại bỏ âm thanh đục của Guitar(dullness)

3 Khz:

1. Tăng để cho âm bass có tiếng khẩy dây

2. Tăng để cho tiếng Guitar điện và thùng nghe đánh rõ hơn(more attack)

3. Tăng để cho phần âm thấp của Piano nghe rõ hơn

4. tăng để cho giọng hát rõ và cứng hơn

5. Giảm để tăng tiếng gió,âm nhẹ của giọng hát nền

6. Giảm để che giọng hát,tiếng Guitar bị lạc giọng

5 Khz

 

1. tăng để cho giọng hát rõ hơn

2. tăng tần số thấp của tiếng trống kick ,toms nghe rõ hơn(low frequency drum attack)

3. Tăng để cho tiếng bass có â m thanh ngón tay rõ hơn(finger sound)

4. Giảm để cho giọng hát nền nghe xa hơn

5. giảm để làm dịu tiếng Guitar mỏng

7 Khz

1. tăng để cho tiếng trong thế chắc hơn,thêm âm thanh metal

2. tăng để bộ gõ nghe rõ hơn

3. tăng đối với giọng hát đục

4. giảm để bớt âm xì” của giọng hát

5. tăng để thêm sắc cho synthesizer,guitar thùng,guitar và piano

10Khz

1. tăng làm cho giọng hát trong sáng hơn

2. tăng để nghe piano và guitar thùng sáng thêm

3. tăng để tiếng symbal nghe cứng hơn

                                                                             

>>>Trang bị thêm các thiết bị âm thanh TẠI ĐÂY

Cách chỉnh âm thanh bằng Equalizer

Sau khi đã hiểu rõ các thông số về gần gạt. Dưới đây là cách chỉnh Lọc xì âm thanh 

– Trước hết, bạn hãy đưa 30 biến trở (cần gạt) về vị trí 0 dB. Khởi động tất cả thiết bị bạn đang có, cho đĩa CD mà bạn nghe quen và thích nhất vào Player. (Nên tìm CD nào về hòa âm, nhiều loại nhạc cụ, sẽ có nhiều giải tần hơn để xử lý).

– Input, Output : Tất cả các thiết bị âm thanh chuyên nghiệp đều dùng mức 0dB làm chuẩn trong sự giao tiếp các thiết bị với nhau. Khi thiết bị trước EQ out ra ở mức 0 dB thì bạn cũng phải chỉnh input level sao cho đèn VU meter cũng ở mức 0 dB. Output level cũng vậy, 0 dB luôn. Như vậy, EQ đang ở chế độ không khuếch đại Normal (in = out). Thông thường, nếu EQ đạt chuẩn, hai biến trở input level này nằm ở giữa, mức 0 dB.

– By pass : (cho qua) Khi nhấn nút này có nghĩa là không sử dụng những sự điều chỉnh đã làm nữa. Nó sẽ nối mạch giữa input và output không đi qua tầng effect, nhưng input level vẫn giữ nguyên tác dụng.

– Low-cut lọc hết những tần số từ 20,25 Hz trở xuống.

Source: https://vvc.vn
Category : Điện Tử

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay