Nghề luật sư giàu hay nghèo “kiết xác” – JES

Bất cứ bạn theo một ngành nào thì cũng mong muốn đó sẽ  là cái nghề nuôi sống bản thân mình sau này. Luật sư là 1 trong những ngành mà số đông người khác nhìn vào đều sẽ nghĩ là một nghề làm giàu rất dễ nhưng không một ai biết được rằng để đi được với nghề này biết bao luật sư tương lai phải trải qua rất nhiều gian nan để trở thành một Luật sư chân chính và tự sống trên những đồng lương của mình.
Trước khi trở thành một luật sư thực thụ họ phải trải qua quá trình học tập cùng những hóa học bồi dưỡng nâng cao, chưa kể đến chi phí suốt 4 năm đại học cùng những chi phí phát sinh, rồi còn cả khi ra trường lại tiếp tục lên thạc sĩ, tiến sĩ vì muốn cuộc sống sau này ổn định hơn.
luật sư
Sau khi ra trường, hoàn thành việc học họ lại phải loay hoay với tấm bằng cùng với chuỗi ngày xin việc. Cuộc sống cũng chẳng ai cho không ai cái gì, nếu bạn muốn có công việc ổn định buộc bạn phải bỏ ra một thứ gì đó. Sau khi bạn ra trường ít nhất bạn cũng phải mất 1 đến 2 năm để có thể giải quyết những chi phí trong thời gian học cũng như những rối rắm của hiện tại.

Luật sư là ai ?

Luật sư là tất cả những người được cấp phép hành nghề luật và có nghĩa vụ áp dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền lợi của thân chủ, khách hàng. Luật sư thường có các nghĩa vụ gắn liền với lĩnh vực hoạt động của họ như: tư vấn và đưa ra lời khuyên pháp luật; tư vấn soạn thảo hợp đồng;nghiên cứu và thu thập bằng chứng, chứng cứ để soạn thảo tài liệu phục vụ cho vụ việc, tranh chấp; tư vấn trong các giao dịch mua bán; thực hiện bào chữa và và đại diện tham gia tranh tụng trước tòa cho khách hàng.
luật sư


Theo đặc thù công việc, luật sư được phân ra thành luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng. Khi là luật sư tư vấn, thường luật sư sẽ thực hiện tư vấn các vấn đề pháp lý cho khách hàng. Khi là luật sư tranh tụng, luật sư sẽ là người đại diện cho khách hàng, tham gia vào phiên tòa để bào chữa, tranh luận, bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ.

Luật sư làm những công việc gì ?

Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động mà luật sư có những nhiệm vụ và công việc thực hiện khác nhau. Nhìn chung, luật sư khi hành nghề sẽ thực hiện những công việc sau:
Đưa ra sự thật bằng cách viết hoặc thuyết minh với khách hàng hay những đơn vị được đại diện;
Tư vấn và đại diện về luật pháp cho khách hàng, trước các cơ quan chính phủ, và các vấn đề cá nhân;
Giao tiếp với khách hàng và những người khác;
Nghiên cứu cách cư xử và phân tích các vấn đề về luật pháp;
Làm sáng tỏ luật, chỉ đạo và điều chỉnh cho cá nhân cũng như doanh nghiệp hành xử cho đúng luật;
xem thêm: danh sách các trưởng luật ở Việt Nam

Điều kiện để trở thành luật sư ở Việt Nam

Có bằng cử nhân Luật
Để trở thành luật sư, tức là để được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, điểu kiện tiên quyết là phải có bằng cử nhân ngành luật. Tức là cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, ngành Luật của trường Đại học (Kinh tế quốc dân, Đại hoc luật Hà Nội, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học thương mại,…thông thường là 4 năm học)
Có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư
Sau khi có bằng cử nhân Luật, muốn được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, phải tham gia học và tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư. Lớp học được đăng ký tại Học viện tư pháp (quy định hiện hành được học trong 12 tháng), sau đó đạt kết quả qua kỳ thi tốt nghiệp của Học viện tư pháp, và được cấp bằng tốt nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp lớp đào tạo Luật, bắt buộc phải đăng ký tập sự tại 1 tổ chức hành nghề với thời gian 12 tháng. Tổ chức hành nghề ở đây phải là văn phòng luật sư hoặc công ty luật.
hành nghề luật sư

Nghề luật sư có giàu không?

Nếu như những ai có ý định học luật sư vì lý do là “ngành này dễ làm giàu” thì tôi nghĩ bạn nên bỏ ngay ý định đó đi, vì nó sẽ khiến bạn thất vọng, hãy theo nó bằng đam mê, sở thích chứ không phải tiền tài danh vọng.
So sánh ngành luật ở Việt Nam với các nước trên thế giới ta có thể dễ dàng thấy nước ta “khá khó để làm giàu”
Đối với ngành luật sư ở Việt Nam họ chưa xem trọng về vai trò của một luật sư, họ cho rằng luật sư chỉ là những người đi làm thuê, làm mướn cho họ, họ chưa hiểu rõ cái giá trị mà luật sư mang lại trong từng vụ việc, vụ án hoặc là tư vấn cho họ về những vấn đề cần thiết. Và có những người họ đang xem rằng trong các sự việc luật sư giải quyết có thể thắng hoặc thua chứ không chắc chắn được bên nào cả và tự mình đưa ra cái giá của vụ việc và buộc luật sư phải giải quyết.
Đối với luật sư là người am hiểu về mặt pháp lý,trong quá trình giải quyết 1 vụ việc một vụ án nào đó thì luật sư sẽ là người tư vấn đồng thời là người bảo vệ mọi người trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc là thực hiện các dịch vụ về mặt pháp lý để bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho công dân. Chứ không phải là một người có thể đổi trắng thay đen, hay là có thể giải quyết một cách trực tiếp được. Đại đa số người dân Việt Nam đều hiểu lầm về điều đó.

Bản lĩnh của nghề luật sư

Nhưng đối với nước ngoài họ rất coi trọng luật sư, một khi đã làm việc với luật sư thì họ rất biết điều và họ sẽ trả một khoản thu nhập xứng đáng với cái công sức mà họ bỏ ra, bởi vì họ hiểu rõ cái tầm quan trọng của luật sư, trong lĩnh vực mà họ tư vấn các vị trí dịch vụ cho họ, nên những luật sư làm việc với họ sẽ được đối đãi một cách tốt nhất. Nên thu nhập của họ khá ổn định.
So với những người làm kinh doanh, doanh nghiệp thì mức độ kiếm tiền của luật sư xem ra chẳng là bao so với xã hội bây giờ. Thực tế hiện nay có nhiều luật sư vẫn đang loay hoay chật vật với nghề và thu nhập của họ cũng chỉ đủ để trang trải cho cuộc sống hiện tại mà thôi.
luật sư bào chữa
Nhưng nói đi cũng phải nói lại hiện nay có nhiều luật sư giỏi, họ tư vấn đầu tư, tư vấn doanh nghiệp và họ có nhiều khách hàng và doanh nghiệp lớn, thực hiện những vụ án có quy mô lớn thì việc tạo ra một cuộc sống sung túc và đầy đủ cũng chẳng mấy khó khăn. Tuy nhiên họ còn có một nền tảng về kiến thức chính trị cũng như kinh tế rất vững. khi làm tư vấn đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài họ sẽ được hưởng những khoản hoa hồng hậu hĩnh từ các nhà doanh nghiệp đó.
xem thêm: học luật cần những tố chất nào

Thách thức của 1 luật sư giỏi

Tuy nhiên nếu bạn muốn mình trở thành 1 luật sư giỏi giang và có thu nhập ổn định thì từ bây giờ hãy học cách cố gắng, thực ra thành công chẳng bao giờ đến với những kẻ lười biếng. Dù bạn có giỏi bao nhiêu nhưng ý chí của bạn năm ở mức số 0 thì chẳng bao giờ bạn phát triển nó được. Sự khác biệt giữa người thành công và người thất bại không chỉ ở sức mạnh hay kiến thức mà là ở ý chí, ý chí kiên cường sẽ tạo ra bạn của tương lai không ngần ngại, không lo sợ dù bất kỳ vấn đề gì bạn vẫn bình thản mà giải quyết được.
 

5/5 – ( 105 bầu chọn )

Source: https://vvc.vn
Category : Pháp luật

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay