Giới trẻ cần biết những dấu hiệu chọn sai nghề để tìm đường đi mới

Giới trẻ cần biết những dấu hiệu chọn sai nghề để tìm đường đi mới

Người ta thường nói: Hãy tìm một công việc khiến bạn vui vẻ từ 8h sáng đến 5h chiều chứ đừng vì bất kỳ lý do nào để ngụy biện cho nó. Câu nói này rất đúng với đặc thù công việc, các bạn trẻ nên tìm ra “chân lý” để có một công việc phù hợp với chính mình. Một số lượng lớn vẫn chưa biết được lựa chọn có đúng chưa, chỉ thấy phân vân giữ đôi bờ suy nghĩ. Nếu vậy, đã đến lúc bạn cần biết những dấu hiệu chọn sai nghề để tìm đường đi mới.

Dấu hiệu cho thấy bạn đã chọn sai nghề

Để biết được mình có chọn sai nghề không thì hãy nghiệm lại xem những điều liệt kê dưới đây có ứng với trường hợp của bạn không nhé:Có hai loại nguyên nhân dẫn đến việc chọn nghề không tính đến những dấu hiệu của sự phù hợp. Loại nguyên nhân thứ nhất thuộc “thái độ không đúng”, còn loại nguyên nhân thứ hai do thiếu hiểu biết về các nghề. Dưới đây là một số nguyên nhân đó:

Bạn “cô đơn” tại nơi làm việc

Bạn không có bạn bè tại nơi làm việc. Điều này không có nghĩa là bạn bị cô lập tại nơi làm việc của mình. Bạn vẫn hợp tác với đồng nghiệp để làm tốt công việc được giao nhưng chỉ dựa trên những trao đổi “thô sơ” nhất mà không có sự chia sẻ, giúp đỡ nhau thực sự. Bạn tự xoay sở với công việc của mình và giữ một sự liên kết khá rời rạc với đồng nghiệp. Do đó, hiệu suất công việc không được cao.

Bạn thấy xấu hổ khi nhắc đến công việc của mình

Nếu dấu hiệu này có thì bạn chắc chắn đã lựa chọn sai nghề nghiệp cho mình. Bạn thường lảng tránh câu hỏi của mọi người về công việc của mình. Sự xấu hổ sẽ cản trở khả năng thành công của bạn, hiệu quả công việc thấp. Bạn núp sau những từ hoa mĩ như “tôi là người quản lí” trong khi trên thực tế bạn chỉ là nhân viên tạp vụ trong rạp chiếu phim. Nếu không tự hào về công việc của mình, bạn sẽ không bao giờ thấy được sự hài lòng từ nó.

Khối lượng công việc “đè bẹp” bạn

Đó là việc bình thường khi kết thúc quý hoặc một thời hạn công việc nào đó. Nhưng đó không phải là dấu hiệu tốt nếu nó cứ lặp đi lặp lại khiến bạn thấy choáng ngợp, và luôn trong tình trạng lo âu. Bạn đang có sự lựa chọn sai lầm trong công việc nếu bạn làm nhiều hơn thời gian cho phép. Bạn dễ bị kích động, cảm xúc thay đổi, dễ bị stress.

Bạn đang trì trệ tại nơi làm việc

Điều này không hoàn toàn giống như bạn “thừa năng lực”. Bạn vẫn có thể làm tốt công việc ngay cả khi nó không liên quan đến trình độ chuyên môn của mình, nhưng bạn không cố gắng để hoàn thành nó. Lâu dần nó sẽ khiến bạn tụt lại phía sau. Bạn không muốn bỏ công sức và cống hiến, không muốn phấn đấu. Bạn đã chọn sai nghề khi không có cơ hội làm những điều mình thích, mình say mê.

Không có sự thăng tiến và cơ hội phát triển trong nghề nghiệp của bạn

Công việc của bạn không có gì mới mẻ và hấp dẫn để bạn đầu tư thời gian, công sức để trau dồi chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm. Bạn không tận dụng được lợi thế của mình trong công việc. Bạn không có cơ hội phát triển bản thân. Cơ hội không được che giấu dưới những tảng đá, bạn phải nắm bắt được nó.

Nếu bạn thấy những dấu hiệu này đúng trong trường hợp của mình, bạn nên nhìn nhận lại công việc của mình xem nó có phù hợp với mình nữa không để có những quyết định đúng đắn. Chúng ta không nên quá cứng nhắc vì mỗi người luôn có khả năng thích nghi nhất định.

Hậu quả của việc chọn sai nghề

Việc chọn sai nghề để lại những hậu quả rất nghiệm trọng. Điều này không chỉ làm lãng phí tuổi xuân mà còn ảnh hưởng không tốt đến bước đường thành công của bạn.

Lãng phí thời gian

Phá sản vì không tìm được chỗ đứng trên thương trường khắc nghiệt, chị Lan về quê ở Củ Chi trồng rau và nuôi bò sữa. Vì không có chuyên môn, bò chết hàng loạt, hết vốn, chị lại xin về dạy học tại trường cũ và tiếp tục gắn bó với nghề giáo. “Trước khi bỏ nghề dạy học, tôi nghĩ mình đã chọn sai nghề. Cuối cùng làm đủ thứ cũng chẳng khá lên được. Nên bằng lòng với nghề của mình, khi tìm thấy ở đó niềm say mê và cơ hội thành đạt”. Chị Liên đã đúc kết như vậy.

Lãng phí chất xám

“Thật đau xót khi một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành khai thác dầu khí, nhưng lại làm công việc của nhân viên tổng hợp tại văn phòng UBND huyện”, thạc sĩ Nguyễn Kim Nương, Hội đồng Nhân dân tỉnh An Giang, bức xúc.

Khó tìm việc làm

Theo số liệu khảo sát riêng của L&A (Le & Associates), hiện có khoảng 20% sinh viên chọn sai ngành học, tốt nghiệp đi làm mới thấy công việc không phù hợp nên bỏ việc hoặc làm trái nghề.

Một số liệu điều tra khác của Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội TP.HCM cho biết chỉ khoảng 30% sinh viên, học sinh tốt nghiệp có ý định làm việc lâu dài, trong khi 30% muốn tìm việc làm khác vì không phù hợp với khả năng, nguyện vọng và 40% chưa xác định mục tiêu nghề nghiệp.

Đáng chú ý hơn là có đến 40% lao động trẻ chọn nghề chưa phù hợp với nghề mình đang học. Chọn sai nghề giống như đeo gông vào cô, bạn không những không phát huy được năng lực, không thể đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp mà còn đánh mất thời gian quý báu của mình.

Ông Trương Chí Dũng, Giám đốc phát triển Công ty IT Solutoin, cho rằng: Học sinh, sinh viên vẫn còn mơ hồ giữa việc chọn ngành học và công việc thực tế. Nhiều em chưa hiểu rõ những yêu cầu, công việc nên khi ra trường rất lúng túng và khó tìm kiếm việc làm phù hợp.

Nguồn: VVC.VN

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay