Giáo trình pháp luật về chủ thể kinh doanh – Tài liệu text

Giáo trình pháp luật về chủ thể kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 241 trang )

Bạn đang đọc: Giáo trình pháp luật về chủ thể kinh doanh – Tài liệu text

MỤC LỤC
Contents
LỜI NÓI ĐẦU ………………………………………………………………………………………………………………………. 9
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHỦ
THỂ KINH DOANH ……………………………………………………………………………………………………………. 10
1. Khái quát về chủ thể kinh doanh …………………………………………………………………………………… 10
1.1. Khái niệm chủ thể kinh doanh …………………………………………………………………………………. 10
1.2. Đặc điểm cơ bản của chủ thể kinh doanh ………………………………………………………………….. 20
1.3. Phân loại chủ thể kinh doanh ………………………………………………………………………………….. 23
2. Khái quát pháp luật về chủ thể kinh doanh……………………………………………………………………. 29
2.1. Khái niệm pháp luật về chủ thể kinh doanh ………………………………………………………………. 29
2.2. Cấu trúc pháp luật về chủ thể kinh doanh …………………………………………………………………. 30
3. Quy chế pháp lý chung về chủ thể kinh doanh ……………………………………………………………….. 32
3.1. Quyền tự do kinh doanh của chủ thể kinh doanh ………………………………………………………. 32
3.2. Hình thức pháp lý phổ biến của chủ thể kinh doanh ………………………………………………….. 36
3.3. Các điều kiện trở thành chủ thể kinh doanh ……………………………………………………………… 45
3.4. Đăng ký kinh doanh ………………………………………………………………………………………………… 49
3.5. Tổ chức lại ……………………………………………………………………………………………………………… 53
3.6. Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh ………………………………………………. 62
3.7. Giải thể doanh nghiệp, hợp tác xã …………………………………………………………………………….. 64
Câu hỏi hƣớng dẫn ôn tập, định hƣớng thảo luận Chƣơng I ………………………………………………. 67
Tài liệu tham khảo gợi ý đọc thêm Chƣơng I …………………………………………………………………….. 67
CHƢƠNG II: PHÁP LUẬT VỀ HỘ KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN ………… 68
1. Pháp luật về hộ kinh doanh …………………………………………………………………………………………… 68

4

1.1. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh ………………………………………………………… 68
1.2.

Quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh………………………………………………………………….. 74

2. Pháp luật về doanh nghiệp tƣ nhân ……………………………………………………………………………….. 78
2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân …………………………………………….. 78
2.2. Tổ chức, quản lý doanh nghiệp tư nhân ……………………………………………………………………. 88
2.3. Quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân…………………………………………………….. 89
Câu hỏi hƣớng dẫn ôn tập, định hƣớng thảo luận Chƣơng II …………………………………………….. 95
Tài liệu tham khảo gợi ý đọc thêm Chƣơng II……………………………………………………………………. 95
CHƢƠNG IV: PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY …………………………………………………………………………. 96
PHẦN I. PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH …………………………………………………………………. 96
1. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh ……………………………………………………. 96
1.1. Khái niệm công ty hợp danh …………………………………………………………………………………….. 96
1.2. Đặc điểm chung của công ty hợp danh ……………………………………………………………………… 99
2. Quy chế pháp lý về vốn của công ty hợp danh ……………………………………………………………… 101
2.1. Tài sản của công ty hợp danh …………………………………………………………………………………. 101
2.2. Huy động vốn………………………………………………………………………………………………………… 102
2.3. Chuyển nhượng phần vốn góp ……………………………………………………………………………….. 102
3. Quy chế pháp lý về thành viên của công ty hợp danh……………………………………………………. 104
3.1. Thành viên hợp danh …………………………………………………………………………………………….. 104
3.2. Thành viên góp vốn ……………………………………………………………………………………………….. 107
4. Tổ chức, quản lý cơng ty hợp danh………………………………………………………………………………. 109
4.1. Hội đồng thành viên ………………………………………………………………………………………………. 109
4.2. Các chức danh quản lý, điều hành ………………………………………………………………………….. 110
PHẦN II: PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN …………………………………………………………………. 112

5

1. Khái niệm, đặc điểm của công ty cổ phần …………………………………………………………………….. 112
1.1. Khái niệm công ty cổ phần……………………………………………………………………………………… 112

1.2. Đặc điểm của công ty cổ phần ………………………………………………………………………………… 112
2. Tổ chức, quản lý công ty cổ phần ………………………………………………………………………………… 117
2.1. Đại hội đồng cổ đông …………………………………………………………………………………………….. 120
2.2. Hội đồng quản trị ………………………………………………………………………………………………….. 127
2.3. Chủ tịch Hội đồng quản trị …………………………………………………………………………………….. 131
2.4. Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty ………………………………………………………………………….. 132
2.5. Ban kiểm soát ……………………………………………………………………………………………………….. 133
3. Chế độ pháp lý về vốn trong công ty cổ phần ……………………………………………………………….. 134
3.1. Các loại cổ phần, cổ phiếu ……………………………………………………………………………………… 134
3.2. Góp vốn ………………………………………………………………………………………………………………… 137
3.3. Huy động vốn………………………………………………………………………………………………………… 139
3.4. Tăng, giảm vốn điều lệ ………………………………………………………………………………………….. 143
3.5. Chuyển nhượng và mua lại cổ phần ……………………………………………………………………….. 144
3.6. Thừa kế cổ phần trong công ty cổ phần …………………………………………………………………… 148
4. Kiểm sốt giao dịch có khả năng tƣ lợi trong công ty cổ phần ………………………………………. 149
4.1. Khái niệm giao dịch có khả năng tư lợi trong cơng ty cổ phần ………………………………….. 149
4.2. Khái niệm và phương thức kiểm soát giao dịch có khả năng tư lợi ……………………………. 151
4.3. Nội dung pháp luật về kiểm sốt các giao dịch có khả năng tư lợi ……………………………… 152
PHẦN III: PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 155
1. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của công ty TNHH 2 thành viên trở lên …………………………… 155
1.1. Đặc điểm về thành viên ………………………………………………………………………………………….. 156
1.2. Đặc điểm về chế độ chịu trách nhiệm………………………………………………………………………. 158

6

1.3. Đặc điểm về tư cách pháp lý …………………………………………………………………………………… 161
1.4. Đặc điểm về phát hành chứng khoán ………………………………………………………………………. 163
2. Quy chế pháp lí về vốn của cơng ty TNHH 2 thành viên trở lên ……………………………………. 164

2.1. Vốn điều lệ và tăng, giảm vốn điều lệ ………………………………………………………………………. 164
2.2. Mua lại phần vốn góp ……………………………………………………………………………………………. 168
2.3. Chuyển nhượng vốn góp và xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt ……… 169
3. Quy chế pháp lý về thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên …………………………. 172
3.1. Quyền của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ……………….. 173
3.2. Nghĩa vụ của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ……………. 175
4. Tổ chức, quản lý công ty TNHH 2 thành viên trở lên ……………………………………………………. 177
4.1. Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên…………………………………………………. 177
4.2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ……………………………………………………………………………….. 181
4.3. Ban kiểm sốt ……………………………………………………………………………………………………….. 182
5. Kiểm sốt giao dịch có nguy cơ phát sinh tƣ lợi trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên 183
PHẦN IV: PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN………. 186
1. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của công ty TNHH 1 thành viên ………………………………………. 186
1.1. Đặc điểm về thành viên ………………………………………………………………………………………….. 187
1.2. Đặc điểm về chế độ chịu trách nhiệm………………………………………………………………………. 190
1.3. Đặc điểm về tư cách pháp lý …………………………………………………………………………………… 191
1.4. Đặc điểm về phát hành chứng khoán ………………………………………………………………………. 191
2. Quy chế pháp lí về vốn của cơng ty TNHH 1 thành viên ……………………………………………….. 191
3. Tổ chức, quản lý công ty TNHH 1 thành viên ………………………………………………………………. 192
3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức …………………………………… 192
3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân ………………………………….. 196

7

4. Kiểm sốt giao dịch có khả năng tƣ lợi trong công ty TNHH 1 thành viên …………………….. 197
Câu hỏi hƣớng dẫn ôn tập, định hƣớng thảo luận Chƣơng III ………………………………………….. 199
Tài liệu tham khảo gợi ý đọc thêm Chƣơng III ………………………………………………………………… 200
CHƢƠNG IV: PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC XÃ …………………………………………………………………. 202
1. Khái niệm, đặc điểm pháp lý, nguyên tắc tổ chức hoạt động của Hợp tác xã …………………. 203

1.1. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của hợp tác xã…………………………………………………………….. 203
1.2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động của Hợp tác xã …………………………………………………………. 210
2. Quy chế pháp lí về thành viên hợp tác xã …………………………………………………………………….. 212
2.1 Điều kiện để được trở thành thành viên……………………………………………………………………. 212
2.2 Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã ………………………………………………………….. 217
2.3. Chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã …………………………………………………………………. 220
3. Chế độ pháp lí về tài sản và tài chính của hợp tác xã ……………………………………………………. 221
3.1 Tài sản của Hợp tác xã …………………………………………………………………………………………… 221
3.2 Tài sản không chia của hợp tác xã …………………………………………………………………………… 223
3.3 Chế độ về tài chính của Hợp tác xã ………………………………………………………………………….. 226
4. Tổ chức, quản lý hợp tác xã ………………………………………………………………………………………… 228
4.1 Đại hội thành viên ………………………………………………………………………………………………….. 228
4.2 Hội đồng quản trị hợp tác xã …………………………………………………………………………………… 233
4.3 Giám đốc (Tổng giám đốc) ………………………………………………………………………………………. 234
4.4 Ban Kiểm soát………………………………………………………………………………………………………… 235
Câu hỏi hƣớng dẫn ôn tập, định hƣớng thảo luận Chƣơng IV ………………………………………….. 238
Tài liệu tham khảo gợi ý đọc thêm Chƣơng IV ………………………………………………………………… 238

8

LỜI NÓI ĐẦU
Pháp luật về chủ thể kinh doanh là học phần bắt buộc, có vai trị quan trọng
trong cấu trúc chương trình đào tạo cử nhân các ngành Luật, Luật Kinh tế và
Luật Quốc tế của Khoa Luật, Trường Đại học Mở Hà Nội.
Trước năm 2017, học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh được thiết kế ở
phần 1 của học phần Luật Kinh tế Việt Nam. Để phục vụ cho quá trình đào tạo,
Trường Đại học Mở Hà Nội đã biên soạn và xuất bản các cuốn “Giáo trình Luật
Kinh tế Việt Nam” năm 2007 do PGS.TS. Nguyễn Như Phát chủ biên; năm 2016
do TS. Nguyễn Thị Nhung chủ biên cùng sự cộng tác của tập thể tác giả giàu

kinh nghiệm giảng dạy. Các cuốn giáo trình trên là tài liệu giảng dạy, nghiên cứu
và tham khảo quý báu đối với các thế hệ sinh viên thuộc các hệ đào tạo trong và
ngoài trường.
Năm 2017, cùng sự thay đổi tồn diện và căn bản chương trình các ngành
đào tạo, học phần Luật Kinh tế Việt Nam được cấu trúc lại với nhiều nội dung
đổi mới. So với các giáo trình trước đây, Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh
doanh của Trường Đại học Mở Hà Nội xuất bản năm 2020 gồm 6 chương, có kết
cấu nội dung viết mới hoàn toàn, phù hợp với đề cương chi tiết học phần và cập
nhật hệ thống các văn bản pháp luật mới nhất.
Với tinh thần cầu thị, tập thể tác giả chân thành cảm ơn và mong nhận được
những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và bạn đọc để cuốn giáo trình được
hồn thiện hơn ở những lần tái bản sau.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
9

CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH
VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH
Nội dung chính: Pháp luật về chủ thể kinh doanh là bộ phận cấu thành
quan trọng của hệ thống pháp luật kinh doanh. Chương I – Khái quát chung về
chủ thể kinh doanh và pháp luật về chủ thể kinh doanh sẽ giúp người học tiếp
cận các khái niệm cơ bản như chủ thể kinh doanh, thương nhân, doanh nghiệp;
tìm hiểu về khái niệm, đối tượng điều chỉnh, cấu trúc của pháp luật về chủ thể
kinh doanh và quy chế pháp lý chung về chủ thể kinh doanh.
1. Khái quát về chủ thể kinh doanh
1.1. Khái niệm chủ thể kinh doanh
Có thể nói hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh doanh giữ
vai trị quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sức tăng trưởng của nền kinh

tế và sự tồn tại của xã hội. Hiện nay, trình độ về phát triển kinh tế xã hội cũng
như hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã phát triển sâu rộng; cùng với đó,
khung pháp lý và thể chế quản lý nhà nước đối với các loại hình chủ thể kinh
doanh đã phát triển khá hoàn thiện. Các quy định thơng thống, cởi mở của Luật
doanh nghiệp năm 2014, Luật doanh nghiệp năm 2020 (đã được thông qua ngày
17.6.2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2021) và hệ thống các văn bản hướng
dẫn thi hành, hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đã góp phần huy động
tối đa mọi nguồn lực cho mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; nâng
cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi
nhất để các thành phần kinh tế và các loại hình chủ thể kinh doanh phát triển.

10

Thuật ngữ “chủ thể kinh doanh” được dùng rất phổ biến trong các báo, tạp
chí, giáo trình, tài liệu tham khảo chuyên ngành pháp lý – kinh tế. Tuy nhiên hiện
nay vẫn chưa có một khái niệm chính thức nào định nghĩa về chủ thể kinh doanh
Để làm rõ thuật ngữ này, có thể bắt đầu bằng thuật ngữ “kinh doanh”. Theo
khoản 21 điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020: “Kinh doanh là việc thực hiện
liên tục một, một số hoặc tất cả cơng đoạn của q trình từ đầu tư, sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm
kiếm lợi nhuận” (định nghĩa tương tự cũng được quy định tại khoản 16 điều 4
Luật doanh nghiệp năm 2014). Như vậy, “kinh doanh” được hiểu với nội hàm
rộng, không chỉ bao gồm các hành vi bn bán, trao đổi, mà cịn bao gồm một
hoặc nhiều hoạt động trong chuỗi sản xuất của chủ thể kinh doanh. Với định
nghĩa “kinh doanh” rộng như vậy, có thể định nghĩa: “Chủ thể kinh doanh là bất
kỳ cá nhân, tổ chức, đơn vị nào theo quy định của pháp luật thực hiện một, một
số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.
“Khái niệm chủ thể kinh doanh thường được dùng với nghĩa là hình thức tổ

chức các hoạt động kinh doanh. Để làm rõ khái niệm chủ thể kinh doanh, cần
xem xét từ các góc độ kinh tế – xã hội và pháp lý, gắn với những yếu tố của kinh
tế thị trường. Từ góc độ kinh tế – xã hội, chủ thể kinh doanh là thành tố cơ bản
của hệ thống kinh tế – xã hội. Bản chất của chủ thể kinh doanh là những thực thể
xã hội, sinh ra với chức năng chủ yếu là hoạt động kinh doanh. Chủ thể kinh
doanh được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau như cơ sở vật chất (vốn, tài
sản), bộ máy quản lý điều hành, người lao động… Từ góc độ pháp lý, chủ thể
kinh doanh được hiểu là một loại chủ thể pháp luật có nghề nghiệp kinh doanh.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, chủ thể kinh doanh, trong đó nhóm trụ cột là

11

các doanh nghiệp trở thành đối tượng trung tâm chịu sự điều chỉnh của hệ thống
pháp luật kinh doanh”1
Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý – kinh tế hiện nay có một số quan điểm
khác nhau về vấn đề này2:
Quan điểm thứ nhất: đồng nhất khái niệm “chủ thể kinh doanh” với khái
niệm “doanh nghiệp”. Về mặt từ vựng, doanh nghiệp (trong tiếng Anh là
Enterprise) có nghĩa là cơng việc kinh doanh (business venture or undertaking)3.
Tuy nhiên, trên thực tế khái niệm doanh nghiệp thường được dùng với nghĩa là
hình thức tổ chức các hoạt động kinh doanh. Trong giới nghiên cứu, có quan
điểm hiểu khái niệm doanh nghiệp với nội hàm rất rộng, bao gồm tất cả các chủ
thể hành nghề kinh doanh (khơng phân biệt chủ thể đó là pháp nhân hay thể
nhân): “Doanh nghiệp được hiểu là đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục
đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh”4; “Doanh nghiệp là một
đơn vị kinh doanh được thành lập hợp pháp, nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh và lấy hoạt động kinh doanh làm nghề nghiệp chính”5. Theo
quan điểm này, khái niêm doanh nghiệp được hiểu đồng nghĩa với khái niệm chủ
thể kinh doanh hay nhà kinh doanh. Quan điểm khác lại cho rằng doanh nghiệp

chỉ bao gồm các chủ thể kinh doanh đáp ứng được những điều kiện nhất định về
cơ cấu tổ chức, tư cách pháp lý…: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng,
có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập theo quy định của pháp

Bộ Giáo dục và Đào tạo – Viện Đại học Mở Hà Nội, Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam, TS Nguyễn
Thị Nhung (Chủ biên), NXB Tư pháp, Hà nội, 2016, trang 23, 24
2
Phần viết này tham khảo bài viết Một số vấn đề về chủ thể kinh doanh, Phan Công Thương,
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2007/11/19/7894/, truy cập ngày 19/11/2007
3
Black’ Law Dictionary, Centennial Edition (1891-1991), page 531.
4
Học viện Hành chính Quốc gia – Quản trị kinh doanh – Nxb Lao Động, Hà Nội, 2003, trang 8
5
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Thương mại Doanh nghiệp, Nxb Thống kê, 2002, trang
5
1

12

luật nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh”6. Theo đó, doanh nghiệp chỉ là một
loại chủ thể kinh doanh. Vì vậy có thể suy luận, sẽ có những chủ thể là chủ thể
kinh doanh (thực hiện nghề nghiệp kinh doanh) nhưng không được coi là doanh
nghiệp (đơn cử là nếu chủ thể kinh doanh đó khơng có trụ sở giao dịch ổn
định…)
Bên cạnh đó cũng có quan điểm cho rằng, doanh nghiệp cần được hiểu theo
hai nghĩa rộng hẹp khác nhau. Ở nghĩa rộng, doanh nghiệp là tất cả các cơ sở sản
xuất kinh doanh; ở nghĩa hẹp, doanh nghiệp chỉ bao gồm các cơ sở kinh doanh
thuộc khu vực chính thức (có đăng ký tư cách theo quy định của pháp luật),

khơng tính các cơ sở thuộc khu vực phi kết cấu (non-structure)7. Quan điểm này
cũng cho rằng, việc hiểu doanh nghiệp theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp có ý
nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chính sách và thực hiện các chế độ quản
lý của Nhà nước đối với các cơ sở kinh tế
Pháp luật đa số các nước quan niệm doanh nghiệp chỉ là những chủ thể kinh
doanh thuần t (có nghề nghiệp chính là hoạt động kinh doanh). Tuy nhiên ở
một số nước (ví dụ Cộng hồ Liên bang Đức), doanh nghiệp được hiểu khơng
chỉ bao gồm các chủ thể kinh doanh thuần tuý (thương gia), mà còn bao gồm cả
những tổ chức kinh tế hoạt động vì mục tiêu cơng ích. Theo pháp luật Cộng hoà
Liên bang Đức, “Doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp thành lập theo luật công
và doanh nghiệp thành lập theo luật tư. Khi phân biệt hai loại hình doanh nghiệp
này, người ta dựa trên cơ sở phân chia theo trật tự pháp luật công và pháp luật
tư. Doanh nghiệp theo luật cơng có thể là: xí nghiệp trực thuộc, những thực thể
chính quyền, đơn vị sự nghiệp”8. Tuy nhiên pháp luật Đức có sự phân biệt rõ
Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Cơng an nhân dân, 2000,
trang 36
6

7
8

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Quản lý kinh tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, trang 278
Ernst Fuehrich Wirtschafts – Privatrecht, Verlag Vahlen, 1992, trang 332

13

ràng trong cơ chế điều chỉnh pháp luật về tổ chức và hoạt động của các doanh
nghiệp thành lập theo luật công và thành lập theo luật tư. Cơ sở của sự phân biệt
này là chức năng và mục đích hoạt động của hai loại doanh nghiệp có sự khác

nhau: doanh nghiệp được thành lập theo luật cơng có chức năng chủ yếu là hoạt
động cơng ích, trong khi đó doanh nghiệp được thành lập theo luật tư có chức
năng chủ yếu là hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận. Hầu hết các nước đều tồn
tại những tổ chức kinh tế công (thông thường do Nhà nước đầu tư vốn) giống
như ở Cộng hồ Liên bang Đức. Song thơng thường những tổ chức này không
được coi là doanh nghiệp; hay chí ít thì cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với
chúng cũng khác với những doanh nghiệp kinh doanh thuần tuý
Đối với những doanh nghiệp kinh doanh thuần tuý, hình thức pháp lý của
chúng cũng được pháp luật quy định khá đa dạng. Luật pháp các nước thông
thường không quy định khái niệm chung về doanh nghiệp, mà chỉ đưa ra định
nghĩa pháp lý về từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. Thực tiễn pháp luật các
nước phản ánh một quan điểm phổ biến coi doanh nghiệp là tất cả các đơn vị
kinh doanh hợp pháp. Khái niệm doanh nghiệp (Enterprise) dường như đồng
nghĩa với khái niệm chủ thể kinh doanh (Business Entity), theo đó doanh nghiệp
là các chủ thể pháp luật (cá nhân hoặc pháp nhân) được thành lập theo quy định
của pháp luật để tiến hành hoạt động kinh doanh9.
Ở Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp lần đầu tiên được đề cập đến một
cách chính thức trong Luật Công ty năm 1990: “Doanh nghiệp là đơn vị kinh
doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh
doanh” (khoản 2 điều 3). Theo khái niệm này, tất cả các chủ thể có nghề nghiệp

9

Đồng Ngọc Ba, “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam”, Luận
án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2005, trang 7-10

14

kinh doanh được xác lập tư cách hợp pháp đều là doanh nghiệp. Quan điểm này

là phù hợp với cách hiểu phổ biến trên thế giới về chủ thể kinh doanh.
Luật doanh nghiệp năm 1999 (thay thế Luật Công ty năm 1990 và Luật
doanh nghiệp tư nhân năm 1990), Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật doanh
nghiệp năm 2014 và Luật doanh nghiệp năm 2020 ra đời đã có nhiều đổi mới,
trong đó có quan điểm về doanh nghiệp. Cụ thể khoản 10 điều 4 Luật doanh
nghiệp năm 2020 quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có
trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp
luật nhằm mục đích kinh doanh”. Theo định nghĩa này, chỉ có những chủ thể
kinh doanh thoả mãn các điều kiện nhất định mới được gọi là doanh nghiệp. Phù
hợp với quan điểm chung về doanh nghiệp như vậy, các văn bản pháp luật về tổ
chức doanh nghiệp chỉ chính thức thừa nhận các chủ thể kinh doanh có tư cách
doanh nghiệp là: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên10.
Xuất phát từ thực tiễn và trên cơ sở quy định của pháp luật, có thể khẳng
định rằng: “chủ thể kinh doanh” khơng chỉ giới hạn ở các loại hình doanh
nghiệp. Theo các văn bản pháp luật hiện hành, tham gia vào hoạt động kinh
doanh cịn có hợp tác xã (được điều chỉnh bởi Luật Hợp tác xã năm 2012); hộ
kinh doanh (được điều chỉnh bởi Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của
Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp); ngồi ra cịn có một lượng đơng đảo cá
nhân kinh doanh nhỏ (được điều chỉnh bởi Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày
16/3/2007 về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên
không phải đăng ký kinh doanh)
10

Đồng Ngọc Ba, “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam”, Luận
án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2005, trang 11

15

Theo Hiệp định đối tác thương mại và toàn diện xuyên Thái Bình Dương
CPTPP, khái niệm “doanh nghiệp” được định nghĩa rộng hơn khái niệm “doanh
nghiệp” theo Luật doanh nghiệp năm 2020. Cụ thể: “Doanh nghiệp là một pháp
nhân bất kỳ được lập hoặc tổ chức theo luật hiện hành, hoạt động vì lợi nhuận
hoặc khơng vì lợi nhuận, và do Chính phủ hay tư nhân sở hữu hoặc kiểm sốt,
bao gồm bất kỳ tập đồn, quỹ, cơng ty hợp danh, công ty tư nhân, liên doanh,
liên kết, hoặc tổ chức tương tự” (điều 1.3). Khái niệm này bao gồm khơng chỉ
các doanh nghiệp được thành lập vì mục đích lợi nhuận mà còn bao gồm các tổ
chức, pháp nhân hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận; được tổ chức dưới
nhiều hình thức khác nhau mà khơng chỉ tồn tại dưới các hình thức doanh nghiệp
theo Luật doanh nghiệp.
Quan điểm thứ hai: đồng nhất khái niệm “chủ thể kinh doanh” và khái niệm
“thương nhân”. Thuật ngữ “thương nhân” có từ lâu đời trong luật pháp của các
nước trên thế giới; và ở các nước tồn tại hai trường phái định nghĩa về thương
nhân:
Một là, định nghĩa thương nhân theo học thuyết khách thể, nghĩa là căn cứ
vào các hoạt động mà chủ thể đó thực hiện. Nếu các hoạt động mà chủ thể thực
hiện là hoạt động thương mại, thì chủ thể đó được gọi là thương nhân. Đại diện
cho trường phái này có thể kể đến: (i) Cộng hòa Pháp, cụ thể, Điều 1 Bộ luật
thương mại Pháp năm 1807 định nghĩa: “Thương nhân là người thực hiện các
hành vi thương mại và lấy chúng làm nghề nghiệp thường xuyên của mình; (ii)
Nhật Bản, cụ thể, Điều 4 Bộ luật thương mại Nhật Bản năm 1899 định nghĩa:
“Thương nhân là một người nhân danh bản thân mình tham gia và các giao dịch
thương mại như là một nhà kinh doanh”; (iii) Hoa Kỳ, cụ thể, Bộ luật thương
mại Hoa Kỳ năm 1974 (Luật Mẫu) định nghĩa: “Thương nhân là những người

16

thực hiện các nghiệp vụ đối với một loại nghề nghiệp nhất định là đối tượng của
các hoạt động thương mại” (điều 104)…
Hai là, định nghĩa theo học thuyết chủ thể, nghĩa là nếu chủ thể thực hiện
các hành vi được liệt kê là thương nhân, thì chủ thể đó sẽ thuộc đối tượng điều
chỉnh của Luật thương mại. Đại diện cho trường phái này có thể kể đến: (i) Đức,
cụ thể, khoản 1 điều 1 Bộ luật thương mại Đức năm 1897 định nghĩa: “Thương
nhân là người tiến hành việc hoạt động hành nghề kinh doanh, hay nói cách khác
đó là người thực hiện một hoạt động kinh doanh thương mại”. Khoản 2 điều này
định nghĩa về hoạt động kinh doanh thương mại, bao gồm không chỉ việc mua
vào và bán ra hàng hóa và giấy tờ có giá trị; mà còn bao gồm cả việc chế tạo
hoặc cải tiến hàng hóa cho người khác, việc thực hiện các dịch vụ bảo hiểm có
thu phí bảo hiểm, các giao dịch ngân hàng, việc vận chuyển hàng hóa và hành
khách bằng đường biển, đường bộ, đường thủy, các giao dịch đại lý vận tải, kho
vận, các giao dịch của người đại diện thương mại, môi giới thương mại và các
giao dịch khác; (ii) Séc, cụ thể, khoản 2 điều 2 Bộ luật thương mại Séc 1991 quy
định: Người (thể nhân hoặc pháp nhân) được ghi tên vào Sổ đăng ký thương mại
gồm: người thực hiện hoạt động kinh doanh trên cơ sở một giấy phép cho tiến
hành một số hoạt động buôn bán nhất định; người thực hiện hoạt động kinh
doanh trên cơ sở một giấy phép theo các luật hoặc quy định đặc biệt khác với các
quy định điều chỉnh cấp giấy phép buôn bán; thể nhân hoạt động nông nghiệp
(sản xuất nông nghiệp) mà được đăng ký vào sổ đăng ký thích hợp theo luật
hoặc theo quy định đặc biệt…
Ở Việt Nam, khái niệm “thương nhân” được thừa nhận trong các văn bản
pháp luật khá muộn so với các nước trên thế giới. Có thể tìm thấy khái niệm này
trong văn bản đầu tiên là Bộ luật thương mại Việt Nam Cộng hồ năm 1972,
theo đó “Thương gia là những người làm hành vi thương mại cho chính mình và
17

lấy hành vi ấy làm nghề nghiệp thường xuyên của minh”. Trải qua một thời gian

miền Bắc (sau năm 1954) cũng như cả nước (sau năm 1975) xây dựng nền kinh
tế xã hội chủ nghĩa, nghề thương mại và những người làm nghề thương mại
không được đánh giá đúng và không được tạo điều kiện để hoạt động, phát triển.
Đến năm 1997, với sự ra đời của Luật Thương mại năm 1997, khái niệm này
mới được chính thức ghi nhận trở lại. Tuy nhiên, khoản 5 điều 6 Luật Thương
mại năm 1997 không định nghĩa trực tiếp mà chỉ nêu những đối tượng có thể trở
thành thương nhân kèm theo các điều kiện ở những điều khoản sau đó, cụ
thể: “Thương nhân bao gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng
ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên”. Khái
niệm thương nhân theo Luật Thương mại năm 1997 cịn bị bó hẹp bởi khái niệm
“hoạt động thương mại”, cụ thể, chỉ bao gồm 14 hành vi thương mại theo Luật.
Luật Thương mại năm 2005 tiếp thu tinh thần của Luật Thương mại năm
1997 khi không định nghĩa thương nhân, mà chỉ quy định các loại chủ thể được
liệt kê là thương nhân. Cụ thể, theo khoản 1 điều 6 Luật Thương mại năm 2005:
“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt
động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.
Quy định này khơng được diễn đạt theo hình thức của một định nghĩa khái niệm,
tuy nhiên nó chứa đầy đủ các yếu tố nội dung của một định nghĩa, vì vậy cần
được xem là một định nghĩa khái niệm thương nhân.
Theo định nghĩa trên, thương nhân có các đặc điểm sau:
(i) Thương nhân phải là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thương mại,
cụ thể, phải thực hiện một, một số hoạt động thương mại được Luật thương mại
điều chỉnh như mua bán hàng hoá, đại lý thương mại…

18

(ii) Thương nhân phải thực hiện hoạt động thương mại một cách độc lập,
mang danh nghĩa và vì lợi ích của bản thân minh, cụ thể, thương nhân phải thực
hiện hoạt động thương mại một cách tự thân, nhân danh mình, vì lợi ích của bản

thân mình, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi thương mại đó. Khi
thực hiện hoạt động thương mại, thương nhân không bị chi phối bởi ý chí của
chủ thể khác mà kinh doanh theo ý chí của mình
(iii) Thương nhân phải thực hiện hoạt động thương mại mang tính nghề
nghiệp thường xuyên, cụ thể, thực hiện hoạt động thương mại cách thực tế, lặp
đi lặp lại, liên tục, mang tính nghề nghiệp nhằm tạo ra thu nhập chính cho mình.
(iv) Thương nhân phải có đăng ký kinh doanh (đăng ký doanh nghiệp, đăng
ký hộ kinh doanh, đăng ký hợp tác xã) để thực hiện hoạt động thương mại. Đăng
ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
về mặt pháp lý cho sự ra đời của thương nhân. Đăng ký kinh doanh được thực
hiện theo trình tự pháp luật quy định, áp dụng thống nhất trong cả nước, xác
nhận sự tồn tại hợp pháp của thương nhân.
Trong một số trường hợp đặc biệt, có những tổ chức kinh tế được thành lập
mà không tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh. Đó là các doanh nghiệp kinh
doanh trong những lĩnh vực kinh doanh đặc thù, được cơ quan quản lý chuyên
ngành cấp giấy phép thành lập, giấy phép hoạt động…, ví dụ: ngân hàng thương
mại, công ty bảo hiểm, công ty luật…
Như vậy, khái niệm thương nhân theo quy định của Luật Thương mại năm
2005 hẹp hơn khái niệm chủ thể kinh doanh; vì chỉ giới hạn ở những chủ thể có
đăng ký hoạt động thương mại, thực hiện các hoạt động thương mại một cách
độc lập thường xuyên nhằm mục tiêu lợi nhuận mà không bao gồm các chủ thể
kinh doanh nhỏ, thực hiện hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên nhưng
19

khơng phải đăng ký kinh doanh. Do đó, khơng thể đồng nhất khái niệm “chủ thể
kinh doanh” và “thương nhân”.
Tóm lại, trong ba khái niệm “doanh nghiệp”, “thương nhân”, “chủ thể kinh
doanh” thì khái niệm doanh nghiệp là khái niệm hẹp nhất, bao gồm các chủ thể
đáp ứng các điều kiện luật định và được quy định là doanh nghiệp theo Luật.

Khái niệm thương nhân rộng hơn, vì ngồi doanh nghiệp, thương nhân cịn bao
gồm các chủ thể có thực hiện hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp nhưng không
được gọi là doanh nghiệp, không điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp, đó là hợp
tác xã và hộ kinh doanh. Khái niệm chủ thể kinh doanh là khái niêm rộng nhất,
vì chủ thể kinh doanh ngoài các thương nhân (tức là các chủ thể kinh doanh
chun nghiệp, có đăng ký) cịn bao gồm các cá nhân kinh doanh nhỏ, có thực
hiện hoạt động thương mại nhưng không phải đăng ký kinh doanh.
1.2. Đặc điểm cơ bản của chủ thể kinh doanh
Xét một cách tổng quát, chủ thể kinh doanh có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, chủ thể kinh doanh phải được thành lập hợp pháp
Các chủ thể kinh doanh phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành
lập hoặc công nhận. Cụ thể, đối với doanh nghiệp nhà nước, mặc dù Luật doanh
nghiệp năm 2020 có nhiều thay đổi so với Luật doanh nghiệp năm 2014 khi quy
định: Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm: doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ; doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp do Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ (khoản 1 điều 88). Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp
nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Nhà nước
20

phải ra quyết định thành lập doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp mới làm thủ tục
đăng ký doanh nghiệp. Đối với các chủ thể kinh doanh là các loại hình doanh
nghiệp, liên hiệp hợp tác xã phải làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký liên
hiệp hợp tác xã tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp
tỉnh nơi doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã đặt trụ sở chính. Đối với hộ kinh
doanh và hợp tác xã phải làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh tại Phịng Tài chính
– Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh hoặc
trụ sở chính. Đây là đặc điểm xác lập tư cách chủ thể pháp lý độc lập của các

chủ thể kinh doanh, làm cơ sở để Nhà nước thừa nhận và bảo vệ các chủ thể kinh
doanh trước pháp luật. Đối với các cá nhân kinh doanh nhỏ, không phải đăng ký
hoạt động theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP, Nhà nước thừa nhận và bảo hộ đối
với hoạt động kinh doanh hợp pháp của họ.
Hai là, chủ thể kinh doanh phải có tài sản để thực hiện hoạt động kinh
doanh
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy
tờ có giá và các quyền tài sản (điều 105). Để tham gia vào hoạt động kinh doanh,
các chủ thể kinh doanh phải có tài sản; bởi tài sản là cơ sở vật chất không thể
thiếu để các chủ thể kinh doanh có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Dấu hiệu phải có tài sản thể hiện
tính độc lập và khả năng tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt
động của các chủ thể kinh doanh; nghĩa là các chủ thể kinh doanh có quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó cũng như có quyền điều phối khối tài
sản này theo nhu cầu sản xuất kinh doanh và phải chịu trách nhiệm bằng chính
tài sản đó trước pháp luật.
Ba là, chủ thể kinh doanh phải có nghề nghiệp kinh doanh
21

Nghề nghiệp kinh doanh là phương diện hoạt động thường xuyên, cơ bản
và chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh. Nghề nghiệp
kinh doanh thể hiện ở các mặt sau:
– Phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký hộ
kinh doanh. Đây là chứng thư pháp lý quan trọng thừa nhận một chủ thể có
quyền hoạt động kinh doanh; trừ cá nhân kinh doanh nhỏ không phải đăng ký
– Các chủ thể kinh doanh chỉ được kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề và
loại hàng hoá ghi trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký hợp tác xã,
hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh. Trường hợp kinh doanh không đúng nội dung

đăng ký, chủ thể kinh doanh phải đăng ký bổ sung. Việc đăng ký bổ sung thường
được diễn ra trước thời điểm chủ thể kinh doanh tiến hành hoạt động kinh
doanh; nhưng cũng có thể diễn ra sau thời điểm chủ thể kinh doanh đã thực hiện
hoạt động kinh doanh. Nếu kinh doanh hàng hoá hoặc dịch vụ thuộc đối tượng
pháp luật cấm sẽ không được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ.
– Phải thực hiện hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên nhằm mục
đích chủ yếu là lợi nhuận. Với tư cách là một thực thể tham gia thị trường, nếu
chủ thể kinh doanh không lấy kinh doanh làm hoạt động cơ bản để tìm kiếm lợi
nhuận thì tất yếu khơng có sự tồn tại và khơng có khả năng tồn tại, trừ những
chủ thể kinh doanh thực hiện các hoạt động cơng ích do Nhà nước giao
Bốn là, chủ thể kinh doanh có tính liên quan và đối kháng với nhau
Trong điều kiện kinh tế thị trường, mỗi chủ thể kinh doanh không tồn tại
như một tế bào kinh tế đơn lẻ mà nằm trong một hệ thống lớn lực lượng sản xuất
xã hội có tính liên quan một cách hữu cơ với nhau. Các chủ thể kinh doanh phải
22

hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình tái sản xuất xã hội. Sự hỗ trợ này thực chất là
cung cấp sản phẩm cho xã hội thể hiện nhu cầu đối với tiền vốn và sức lao động
sản xuất. Có thể thấy mỗi hoạt động của chủ thể kinh doanh này có thể ảnh
hưởng đến hoạt động của chủ thể kinh doanh khác. Mặt khác, với tư cách là một
chủ thể tham gia thị trường, các chủ thể kinh doanh có tính đối kháng với những
nhân tố tác động từ bên ngồi như: khủng hoảng tài chính tiền tệ, thiên tai hoả
hoạn, các thay đổi về chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước hoặc những lợi
thế từ các đối thủ cạnh tranh… để có thể tồn tại, phát triển. Biểu hiện của tính
đối kháng là chủ thể kinh doanh phải dựa vào chính bản thân mình để tiếp thu
vật chất từ hoàn cảnh thị trường, năng động và nhạy bén thơng tin, chuyển hố
nguy cơ thành cơ hội… từ đó khơng ngừng loại trừ, khắc phục những khó khăn;
nếu không tất yếu sẽ bị quy luật thị trường đào thải.
Qua việc tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của chủ thể kinh doanh, có thể

thấy rằng chủ thể kinh doanh tồn tại dưới nhiều hình thức, nhiều loại với quy mô
hoạt động khác nhau.
1.3. Phân loại chủ thể kinh doanh
Việc phân loại chủ thể kinh doanh dựa trên các căn cứ cơ bản sau:
1.3.1. Căn cứ vào tính chất sở hữu và mục đích hoạt động
Theo tiêu chí này, chủ thể kinh doanh được chia thành doanh nghiệp tư và
doanh nghiệp cơng. Doanh nghiệp tư có bản chất kinh doanh thuần tuý, hoạt
động chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận, lấy lợi nhuận làm cơ sở để tồn tại và phát
triển. Các doanh nghiệp tư thường được hình thành từ sở hữu tư nhân hoặc đa sở
hữu. Doanh nghiệp công được thành lập với sự can thiệp và chi phối của Nhà

23

nước trong chiến lược và mục tiêu hoạt động, thông qua việc nắm giữ một phần
hoặc toàn bộ vốn chủ sở hữu.
Ngồi ra, từ góc độ sở hữu, chủ thể kinh doanh còn được phân chia thành
các loại: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài… Việc phân loại chủ thể kinh doanh theo cách này có ý nghĩa
trong việc hoạch định chính sách của Nhà nước đối với các khu vực kinh tế khác
nhau; và đặc biệt có ý nghĩa trong việc điều chỉnh pháp luật đối với các chủ thể
kinh doanh. Cụ thể, trước đây:
– Doanh nghiệp nhà nước được điều chỉnh riêng bởi Luật doanh nghiệp nhà
nước năm 1995, được thay thế bởi Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003; cùng
với đó là một hệ thống đồ sộ các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản
pháp luật có liên quan.
– Doanh nghiệp của khối kinh tế tư nhân bao gồm doanh nghiệp tư nhân và
các loại hình công ty, được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990,
Luật công ty năm 1990; được thay thế bởi Luật doanh nghiệp năm 1999, Luật
doanh nghiệp năm 2005, Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật doanh nghiệp năm

2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật liện quan.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bởi Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, các Luật sửa đổi, bổ sung năm 1990, 1992;
được thay thế bởi Luật đầu tư nước ngoài năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung năm
2000; các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật liên quan.
Từ khi Quốc hội ban hành Luật doanh nghiệp năm 2005, hệ thống pháp luật
về doanh nghiệp đã có sự thay đổi căn bản. Luật doanh nghiệp năm 2005 điều
chỉnh hoạt động của cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; hoạt
24

động của cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp của tư nhân, khơng phân
biệt về góc độ sở hữu. Luật doanh nghiệp năm 2005 đã thay thế Luật doanh
nghiệp năm 1999; Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, các quy định về tổ
chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam năm 2000. Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật doanh nghiệp năm
2020 hoàn toàn kế thừa quan điểm trên của Luật doanh nghiệp năm 2005, điều
chỉnh chung các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.
1.3.2. Căn cứ vào cơ cấu nhà đầu tư và phương thức góp vốn
Theo tiêu chí này, chủ thể kinh doanh được chia thành: chủ thể kinh doanh
một chủ sở hữu và chủ thể kinh doanh nhiều chủ sở hữu. Chủ sở hữu có thể là cá
nhân hoặc tổ chức không bị cấm kinh doanh. Theo pháp luật hiện hành, các chủ
thể kinh doanh một chủ sở hữu bao gồm: doanh nghiệp tư nhân; công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên; doanh nghiệp nhà nước (trường hợp do Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ); doanh nghiệp 100% vốn nnước ngoài do một
cá nhân hoặc một tổ chức nước ngoài sở hữu, thành lập theo quy định của Luật
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 mà không chuyển đổi thành doanh
nghiệp theo Luật doanh nghiệp; hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ. Đối với
mơ hình kinh doanh một chủ, tồn bộ vốn, tài sản của chủ thể kinh doanh đó

thuộc sở hữu của một chủ thể duy nhất, vì vậy, các vấn đề về tổ chức quản lý
thường đơn giản, dễ thực hiện; quyền tự quyết định đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh của chủ sở hữu là tuyệt đối vì khơng bị chi phối bởi ý chí của bất kỳ
cá nhân, tổ chức nào, chỉ tuân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vì chỉ có
một chủ sở hữu nên mơ hình kinh doanh này cũng bị hạn chế về vốn (vì khơng
có sự góp vốn từ những người khác), về quản lý (vì chỉ theo ý chí của một chủ),
về chia sẻ rủi ro (vì rủi ro khơng chia sẻ được cho ai).
25

Chủ thể kinh doanh nhiều chủ sở hữu được hình thành trên cơ sở sự liên kết
của nhiều cá nhân, tổ chức; do nhiều cá nhân, tổ chức góp vốn thành lập. Chủ
thể kinh doanh nhiều chủ được chia thành: công ty hợp danh; công ty cổ phần;
công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; hợp tác xã; doanh nghiệp
nhà nước (trường hợp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ
phần có quyền biểu quyết); doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam năm 1996
mà khơng chuyển đổi thành doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp; hộ gia đình,
nhóm người đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh. Đối với các chủ thể kinh
doanh nhiều chủ, việc tổ chức quản lý trong nội bộ chủ thể kinh doanh thường
phức tạp, gồm nhiều cơ quan có chức năng kiềm chế và đối trọng lẫn nhau,
nhằm đảm bảo cho chủ thể kinh doanh hoạt động hiệu quả, đảm bảo lợi ích của
các nhà đầu tư cũng như các chủ thể có liên quan. Tuy nhiên, ưu điểm của mơ
hình kinh doanh nhiều chủ là khả năng tập trung vốn từ nhiều người, khả năng
tập trung trí tuệ quản lý của nhiều người, và khả năng chia sẻ rủi ro cho nhiều
người.
Đây là phương pháp phân loại phổ biến được áp dụng để cấu trúc hệ thống
pháp luật về chủ thể kinh doanh, cả về hình thức văn bản và nội dung quy phạm
pháp luật
1.3.3. Căn cứ vào tư cách pháp lý của chủ thể kinh doanh

Theo tiêu chí này, chủ thể kinh doanh được chia thành: chủ thể kinh doanh
có tư cách pháp nhân và chủ thể kinh doanh khơng có tư cách pháp nhân. Pháp
nhân là một khái niệm kinh điển trong khoa học pháp lý cũng như luật pháp.
Việc xác lập tư cách pháp nhân cho một chủ thể kinh doanh có liên hệ mật thiết

26

đến khả năng độc lập chịu trách nhiệm tài sản, kể cả các khoản nợ và các nghĩa
vụ tài sản khác của chủ thể kinh doanh.
Các dấu hiệu pháp lý của pháp nhân được quy định cụ thể trong Bộ luật dân
sự năm 2015; cụ thể, một tổ chức được cơng nhận là pháp nhân khi có đủ các
điều kiện sau đây: (i) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có
liên quan; (ii) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; (iii)
Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản của mình; (iv) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
(điều 74).
Việc xác định một chủ thể kinh doanh là pháp nhân dựa trên điều kiện quan
trọng, đó là sự độc lập về tài sản của pháp nhân với các chủ thể khác; vì trên
nguyên tắc những chủ thể kinh doanh nào có sự độc lập về tài sản và độc lập
chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình thì được gọi là pháp nhân. Theo tiêu chí
này, các loại hình cơng ty, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi, hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam là các chủ thể kinh
doanh có tư cách pháp nhân; các chủ thể còn lại như: doanh nghiệp tư nhân (có
tư cách doanh nghiệp nhưng khơng có tư cách pháp nhân), hộ kinh doanh (khơng
có tư cách doanh nghiệp và khơng có tư cách pháp nhân).
Việc được hưởng quy chế pháp nhân hay không được hưởng quy chế pháp
nhân ảnh hưởng tới địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh, nhất là trong việc
tham gia vào các giao dịch do chủ thể kinh doanh đó thiết lập với các đối tác.
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, chủ thể tham gia vào giao dịch dân

sự là cá nhân, pháp nhân (điều 1) mà không bao gồm các chủ thể khác như hộ
gia đình, tổ hợp tác như Bộ luật dân sự năm 2005. Vì vậy, trường hợp hộ gia
đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân
27

sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách
pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền
cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Trường hợp
thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân
tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người
đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực
hiện (khoản 1 điều 101 Bộ luật dân sự năm 2015). Do vậy, chủ thể kinh doanh
khơng có tư cách pháp nhân như: doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh do một
nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ phải thực hiện mọi giao dịch thông
qua người đại diện của mình với tư cách là một cá nhân.
1.3.4. Căn cứ và chế độ chịu trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu chủ thể
kinh doanh
Theo tiêu chí này, cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu chủ thể kinh doanh có thể
được áp dụng một trong hai chế độ chịu trách nhiệm tài sản là: trách nhiệm vô
hạn và trách nhiệm hữu hạn. Theo thông lệ, các chủ sở hữu chủ thể kinh doanh
khơng có tư cách pháp nhân thường bị áp dụng chế độ trách nhiệm vô hạn, bao
gồm chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ hộ cũng như các thành viên trong hộ kinh
doanh. Tuy nhiên ở Việt Nam, thành viên hợp danh của công ty hợp danh – là
chủ sở hữu công ty cũng phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn, mặc dù công ty
hợp danh được thừa nhận là một pháp nhân.
Đối với chủ sở hữu chủ thể kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn, chủ sở hữu
phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của chủ thể kinh doanh bằng toàn bộ tài
sản của mình; khơng phụ thuộc vào số vốn họ đưa vào kinh doanh. Các chủ sở
hữu chủ thể kinh doanh có tư cách pháp nhân thường được áp dụng quy chế chịu

trách nhiệm hữu hạn, trừ thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Những chủ
28

Quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của hộ kinh doanh ………………………………………………………………….. 742. Pháp luật về doanh nghiệp tƣ nhân ……………………………………………………………………………….. 782.1. Khái niệm, đặc thù pháp lý của doanh nghiệp tư nhân …………………………………………….. 782.2. Tổ chức, quản trị doanh nghiệp tư nhân ……………………………………………………………………. 882.3. Quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân …………………………………………………….. 89C âu hỏi hƣớng dẫn ôn tập, định hƣớng đàm đạo Chƣơng II …………………………………………….. 95T ài liệu tìm hiểu thêm gợi ý đọc thêm Chƣơng II. …………………………………………………………………… 95CH ƢƠNG IV : PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY …………………………………………………………………………. 96PH ẦN I. PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH …………………………………………………………………. 961. Khái niệm và đặc thù pháp lý của công ty hợp danh ……………………………………………………. 961.1. Khái niệm công ty hợp danh …………………………………………………………………………………….. 961.2. Đặc điểm chung của công ty hợp danh ……………………………………………………………………… 992. Quy chế pháp lý về vốn của công ty hợp danh ……………………………………………………………… 1012.1. Tài sản của công ty hợp danh …………………………………………………………………………………. 1012.2. Huy động vốn ………………………………………………………………………………………………………… 1022.3. Chuyển nhượng phần vốn góp ……………………………………………………………………………….. 1023. Quy chế pháp lý về thành viên của công ty hợp danh ……………………………………………………. 1043.1. Thành viên hợp danh …………………………………………………………………………………………….. 1043.2. Thành viên góp vốn ……………………………………………………………………………………………….. 1074. Tổ chức, quản trị cơng ty hợp danh ………………………………………………………………………………. 1094.1. Hội đồng thành viên ………………………………………………………………………………………………. 1094.2. Các chức vụ quản trị, quản lý ………………………………………………………………………….. 110PH ẦN II : PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN …………………………………………………………………. 1121. Khái niệm, đặc thù của công ty CP …………………………………………………………………….. 1121.1. Khái niệm công ty CP ……………………………………………………………………………………… 1121.2. Đặc điểm của công ty CP ………………………………………………………………………………… 1122. Tổ chức, quản trị công ty CP ………………………………………………………………………………… 1172.1. Đại hội đồng cổ đông …………………………………………………………………………………………….. 1202.2. Hội đồng quản trị ………………………………………………………………………………………………….. 1272.3. quản trị Hội đồng quản trị …………………………………………………………………………………….. 1312.4. Giám đốc ( Tổng giám đốc ) công ty ………………………………………………………………………….. 1322.5. Ban trấn áp ……………………………………………………………………………………………………….. 1333. Chế độ pháp lý về vốn trong công ty CP ……………………………………………………………….. 1343.1. Các loại CP, CP ……………………………………………………………………………………… 1343.2. Góp vốn ………………………………………………………………………………………………………………… 1373.3. Huy động vốn ………………………………………………………………………………………………………… 1393.4. Tăng, giảm vốn điều lệ ………………………………………………………………………………………….. 1433.5. Chuyển nhượng và mua lại CP ……………………………………………………………………….. 1443.6. Thừa kế CP trong công ty CP …………………………………………………………………… 1484. Kiểm sốt thanh toán giao dịch có năng lực tƣ lợi trong công ty CP ………………………………………. 1494.1. Khái niệm thanh toán giao dịch có năng lực tư lợi trong cơng ty CP ………………………………….. 1494.2. Khái niệm và phương pháp trấn áp thanh toán giao dịch có năng lực tư lợi ……………………………. 1514.3. Nội dung pháp luật về kiểm sốt những thanh toán giao dịch có năng lực tư lợi ……………………………… 152PH ẦN III : PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN ………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 1551. Khái niệm, đặc thù pháp lý của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 2 thành viên trở lên …………………………… 1551.1. Đặc điểm về thành viên ………………………………………………………………………………………….. 1561.2. Đặc điểm về chính sách chịu nghĩa vụ và trách nhiệm ………………………………………………………………………. 1581.3. Đặc điểm về tư cách pháp lý …………………………………………………………………………………… 1611.4. Đặc điểm về phát hành sàn chứng khoán ………………………………………………………………………. 1632. Quy chế pháp lí về vốn của cơng ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 2 thành viên trở lên ……………………………………. 1642.1. Vốn điều lệ và tăng, giảm vốn điều lệ ………………………………………………………………………. 1642.2. Mua lại phần vốn góp ……………………………………………………………………………………………. 1682.3. Chuyển nhượng vốn góp và giải quyết và xử lý phần vốn góp trong một số ít trường hợp đặc biệt quan trọng ……… 1693. Quy chế pháp lý về thành viên của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 2 thành viên trở lên …………………………. 1723.1. Quyền của thành viên công ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ……………….. 1733.2. Nghĩa vụ của thành viên công ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ……………. 1754. Tổ chức, quản trị công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 2 thành viên trở lên ……………………………………………………. 1774.1. Hội đồng thành viên, quản trị Hội đồng thành viên …………………………………………………. 1774.2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ……………………………………………………………………………….. 1814.3. Ban kiểm sốt ……………………………………………………………………………………………………….. 1825. Kiểm sốt thanh toán giao dịch có rủi ro tiềm ẩn phát sinh tƣ lợi trong công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 2 thành viên trở lên 183PH ẦN IV : PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ………. 1861. Khái niệm, đặc thù pháp lý của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 1 thành viên ………………………………………. 1861.1. Đặc điểm về thành viên ………………………………………………………………………………………….. 1871.2. Đặc điểm về chính sách chịu nghĩa vụ và trách nhiệm ………………………………………………………………………. 1901.3. Đặc điểm về tư cách pháp lý …………………………………………………………………………………… 1911.4. Đặc điểm về phát hành sàn chứng khoán ………………………………………………………………………. 1912. Quy chế pháp lí về vốn của cơng ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 1 thành viên ……………………………………………….. 1913. Tổ chức, quản trị công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 1 thành viên ………………………………………………………………. 1923.1. Cơ cấu tổ chức triển khai quản trị so với chủ sở hữu công ty là tổ chức triển khai …………………………………… 1923.2. Cơ cấu tổ chức triển khai quản trị so với chủ sở hữu công ty là cá thể ………………………………….. 1964. Kiểm sốt thanh toán giao dịch có năng lực tƣ lợi trong công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 1 thành viên …………………….. 197C âu hỏi hƣớng dẫn ôn tập, định hƣớng đàm đạo Chƣơng III ………………………………………….. 199T ài liệu tìm hiểu thêm gợi ý đọc thêm Chƣơng III ………………………………………………………………… 200CH ƢƠNG IV : PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC XÃ …………………………………………………………………. 2021. Khái niệm, đặc thù pháp lý, nguyên tắc tổ chức triển khai hoạt động giải trí của Hợp tác xã …………………. 2031.1. Khái niệm, đặc thù pháp lý của hợp tác xã …………………………………………………………….. 2031.2. Nguyên tắc tổ chức triển khai hoạt động giải trí của Hợp tác xã …………………………………………………………. 2102. Quy chế pháp lí về thành viên hợp tác xã …………………………………………………………………….. 2122.1 Điều kiện để được trở thành thành viên ……………………………………………………………………. 2122.2 Quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của thành viên hợp tác xã ………………………………………………………….. 2172.3. Chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã …………………………………………………………………. 2203. Chế độ pháp lí về gia tài và kinh tế tài chính của hợp tác xã ……………………………………………………. 2213.1 Tài sản của Hợp tác xã …………………………………………………………………………………………… 2213.2 Tài sản không chia của hợp tác xã …………………………………………………………………………… 2233.3 Chế độ về kinh tế tài chính của Hợp tác xã ………………………………………………………………………….. 2264. Tổ chức, quản trị hợp tác xã ………………………………………………………………………………………… 2284.1 Đại hội thành viên ………………………………………………………………………………………………….. 2284.2 Hội đồng quản trị hợp tác xã …………………………………………………………………………………… 2334.3 Giám đốc ( Tổng giám đốc ) ………………………………………………………………………………………. 2344.4 Ban Kiểm soát ………………………………………………………………………………………………………… 235C âu hỏi hƣớng dẫn ôn tập, định hƣớng bàn luận Chƣơng IV ………………………………………….. 238T ài liệu tìm hiểu thêm gợi ý đọc thêm Chƣơng IV ………………………………………………………………… 238L ỜI NÓI ĐẦUPháp luật về chủ thể kinh doanh là học phần bắt buộc, có vai trị quan trọngtrong cấu trúc chương trình huấn luyện và đào tạo cử nhân những ngành Luật, Luật Kinh tế vàLuật Quốc tế của Khoa Luật, Trường Đại học Mở TP.HN. Trước năm 2017, học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh được phong cách thiết kế ởphần 1 của học phần Luật Kinh tế Nước Ta. Để ship hàng cho quy trình đào tạo và giảng dạy, Trường Đại học Mở TP.HN đã biên soạn và xuất bản những cuốn “ Giáo trình LuậtKinh tế Nước Ta ” năm 2007 do PGS.TS. Nguyễn Như Phát chủ biên ; năm năm nay do TS. Nguyễn Thị Nhung chủ biên cùng sự cộng tác của tập thể tác giả giàukinh nghiệm giảng dạy. Các cuốn giáo trình trên là tài liệu giảng dạy, nghiên cứuvà tìm hiểu thêm quý báu so với những thế hệ sinh viên thuộc những hệ huấn luyện và đào tạo trong vàngoài trường. Năm 2017, cùng sự biến hóa tồn diện và cơ bản chương trình những ngànhđào tạo, học phần Luật Kinh tế Nước Ta được cấu trúc lại với nhiều nội dungđổi mới. So với những giáo trình trước đây, Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinhdoanh của Trường Đại học Mở TP.HN xuất bản năm 2020 gồm 6 chương, có kếtcấu nội dung viết mới trọn vẹn, tương thích với đề cương cụ thể học phần và cậpnhật mạng lưới hệ thống những văn bản pháp luật mới nhất. Với niềm tin cầu thị, tập thể tác giả chân thành cảm ơn và mong nhận đượcnhững quan điểm góp phần của đồng nghiệp và bạn đọc để cuốn giáo trình đượchồn thiện hơn ở những lần tái bản sau. Trân trọng cảm ơn ! TP. Hà Nội, tháng 7 năm 2020TR ƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘICHƢƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỦ THỂ KINH DOANHVÀ PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANHNội dung chính : Pháp luật về chủ thể kinh doanh là bộ phận cấu thànhquan trọng của mạng lưới hệ thống pháp luật kinh doanh. Chương I – Khái quát chung vềchủ thể kinh doanh và pháp luật về chủ thể kinh doanh sẽ giúp người học tiếpcận những khái niệm cơ bản như chủ thể kinh doanh, thương nhân, doanh nghiệp ; tìm hiểu và khám phá về khái niệm, đối tượng người tiêu dùng kiểm soát và điều chỉnh, cấu trúc của pháp luật về chủ thểkinh doanh và quy chế pháp lý chung về chủ thể kinh doanh. 1. Khái quát về chủ thể kinh doanh1. 1. Khái niệm chủ thể kinh doanhCó thể nói hoạt động giải trí sản xuất kinh doanh của những chủ thể kinh doanh giữvai trị quan trọng và có ý nghĩa quyết định hành động so với sức tăng trưởng của nền kinhtế và sự sống sót của xã hội. Hiện nay, trình độ về tăng trưởng kinh tế tài chính xã hội cũngnhư hội nhập kinh tế tài chính quốc tế của Nước Ta đã tăng trưởng sâu rộng ; cùng với đó, khung pháp lý và thể chế quản trị nhà nước so với những mô hình chủ thể kinhdoanh đã tăng trưởng khá hoàn thành xong. Các pháp luật thơng thống, cởi mở của Luậtdoanh nghiệp năm năm trước, Luật doanh nghiệp năm 2020 ( đã được trải qua ngày17. 6.2020, có hiệu lực thực thi hiện hành thi hành từ ngày 1.1.2021 ) và mạng lưới hệ thống những văn bản hướngdẫn thi hành, mạng lưới hệ thống những văn bản pháp luật có tương quan đã góp thêm phần huy độngtối đa mọi nguồn lực cho tiềm năng công nghiệp hoá, hiện đại hoá quốc gia ; nângcao hiệu suất cao kinh tế tài chính xã hội, cải tổ đời sống nhân dân, tạo điều kiện kèm theo thuận lợinhất để những thành phần kinh tế tài chính và những mô hình chủ thể kinh doanh tăng trưởng. 10T huật ngữ ” chủ thể kinh doanh ” được dùng rất phổ cập trong những báo, tạpchí, giáo trình, tài liệu tìm hiểu thêm chuyên ngành pháp lý – kinh tế tài chính. Tuy nhiên hiệnnay vẫn chưa có một khái niệm chính thức nào định nghĩa về chủ thể kinh doanhĐể làm rõ thuật ngữ này, hoàn toàn có thể mở màn bằng thuật ngữ ” kinh doanh “. Theokhoản 21 điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020 : “ Kinh doanh là việc thực hiệnliên tục một, một số ít hoặc tổng thể cơng đoạn của q trình từ góp vốn đầu tư, sản xuất đếntiêu thụ loại sản phẩm hoặc đáp ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích mục tiêu tìmkiếm doanh thu ” ( định nghĩa tựa như cũng được lao lý tại khoản 16 điều 4L uật doanh nghiệp năm năm trước ). Như vậy, “ kinh doanh ” được hiểu với nội hàmrộng, không riêng gì gồm có những hành vi bn bán, trao đổi, mà cịn gồm có mộthoặc nhiều hoạt động giải trí trong chuỗi sản xuất của chủ thể kinh doanh. Với địnhnghĩa ” kinh doanh ” rộng như vậy, hoàn toàn có thể định nghĩa : “ Chủ thể kinh doanh là bấtkỳ cá thể, tổ chức triển khai, đơn vị chức năng nào theo pháp luật của pháp luật triển khai một, mộtsố hoặc tổng thể những cơng đoạn của q trình góp vốn đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sảnphẩm hoặc thực thi dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích mục tiêu sinh lợi ”. “ Khái niệm chủ thể kinh doanh thường được dùng với nghĩa là hình thức tổchức những hoạt động giải trí kinh doanh. Để làm rõ khái niệm chủ thể kinh doanh, cầnxem xét từ những góc nhìn kinh tế tài chính – xã hội và pháp lý, gắn với những yếu tố của kinhtế thị trường. Từ góc nhìn kinh tế tài chính – xã hội, chủ thể kinh doanh là thành tố cơ bảncủa mạng lưới hệ thống kinh tế tài chính – xã hội. Bản chất của chủ thể kinh doanh là những thực thểxã hội, sinh ra với công dụng hầu hết là hoạt động giải trí kinh doanh. Chủ thể kinhdoanh được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau như cơ sở vật chất ( vốn, tàisản ), cỗ máy quản trị điều hành quản lý, người lao động … Từ góc nhìn pháp lý, chủ thểkinh doanh được hiểu là một loại chủ thể pháp luật có nghề nghiệp kinh doanh. Trong điều kiện kèm theo kinh tế thị trường, chủ thể kinh doanh, trong đó nhóm trụ cột là11các doanh nghiệp trở thành đối tượng người tiêu dùng TT chịu sự kiểm soát và điều chỉnh của hệ thốngpháp luật kinh doanh ” 1T uy nhiên, trong khoa học pháp lý – kinh tế tài chính lúc bấy giờ có một số ít quan điểmkhác nhau về yếu tố này2 : Quan điểm thứ nhất : như nhau khái niệm ” chủ thể kinh doanh ” với kháiniệm ” doanh nghiệp “. Về mặt từ vựng, doanh nghiệp ( trong tiếng Anh làEnterprise ) có nghĩa là cơng việc kinh doanh ( business venture or undertaking ) 3. Tuy nhiên, trên thực tiễn khái niệm doanh nghiệp thường được dùng với nghĩa làhình thức tổ chức triển khai những hoạt động giải trí kinh doanh. Trong giới nghiên cứu và điều tra, có quanđiểm hiểu khái niệm doanh nghiệp với nội hàm rất rộng, gồm có toàn bộ những chủthể hành nghề kinh doanh ( khơng phân biệt chủ thể đó là pháp nhân hay thểnhân ) : “ Doanh nghiệp được hiểu là đơn vị chức năng kinh doanh được xây dựng nhằm mục đích mụcđích đa phần là thực thi những hoạt động giải trí kinh doanh ” 4 ; “ Doanh nghiệp là mộtđơn vị kinh doanh được xây dựng hợp pháp, nhằm mục đích mục tiêu triển khai những hoạtđộng kinh doanh và lấy hoạt động giải trí kinh doanh làm nghề nghiệp chính ” 5. Theoquan điểm này, khái niêm doanh nghiệp được hiểu đồng nghĩa tương quan với khái niệm chủthể kinh doanh hay nhà kinh doanh. Quan điểm khác lại cho rằng doanh nghiệpchỉ gồm có những chủ thể kinh doanh cung ứng được những điều kiện kèm theo nhất định vềcơ cấu tổ chức triển khai, tư cách pháp lý … : “ Doanh nghiệp là tổ chức triển khai kinh tế tài chính có tên riêng, có gia tài, có trụ sở thanh toán giao dịch không thay đổi, được xây dựng theo lao lý của phápBộ Giáo dục và Đào tạo – Viện Đại học Mở TP.HN, Giáo trình Luật Kinh tế Nước Ta, tiến sỹ NguyễnThị Nhung ( Chủ biên ), NXB Tư pháp, Hà nội, năm nay, trang 23, 24P hần viết này tìm hiểu thêm bài viết Một số yếu tố về chủ thể kinh doanh, Phan Công Thương, https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2007/11/19/7894/, truy vấn ngày 19/11/2007 Black ’ Law Dictionary, Centennial Edition ( 1891 – 1991 ), page 531. Học viện Hành chính Quốc gia – Quản trị kinh doanh – Nxb Lao Động, Thành Phố Hà Nội, 2003, trang 8T rường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Thương mại Doanh nghiệp, Nxb Thống kê, 2002, trang12luật nhằm mục đích triển khai hoạt động giải trí kinh doanh ” 6. Theo đó, doanh nghiệp chỉ là mộtloại chủ thể kinh doanh. Vì vậy hoàn toàn có thể suy luận, sẽ có những chủ thể là chủ thểkinh doanh ( thực thi nghề nghiệp kinh doanh ) nhưng không được coi là doanhnghiệp ( đơn cử là nếu chủ thể kinh doanh đó khơng có trụ sở thanh toán giao dịch ổnđịnh … ) Bên cạnh đó cũng có quan điểm cho rằng, doanh nghiệp cần được hiểu theohai nghĩa rộng hẹp khác nhau. Ở nghĩa rộng, doanh nghiệp là toàn bộ những cơ sở sảnxuất kinh doanh ; ở nghĩa hẹp, doanh nghiệp chỉ gồm có những cơ sở kinh doanhthuộc khu vực chính thức ( có ĐK tư cách theo pháp luật của pháp luật ), khơng tính những cơ sở thuộc khu vực phi cấu trúc ( non-structure ) 7. Quan điểm nàycũng cho rằng, việc hiểu doanh nghiệp theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp có ýnghĩa quan trọng trong việc hoạch định chủ trương và triển khai những chính sách quảnlý của Nhà nước so với những cơ sở kinh tếPháp luật đa phần những nước ý niệm doanh nghiệp chỉ là những chủ thể kinhdoanh thuần t ( có nghề nghiệp chính là hoạt động giải trí kinh doanh ). Tuy nhiên ởmột số nước ( ví dụ Cộng hồ Liên bang Đức ), doanh nghiệp được hiểu khơngchỉ gồm có những chủ thể kinh doanh thuần tuý ( thương gia ), mà còn gồm có cảnhững tổ chức triển khai kinh tế tài chính hoạt động giải trí vì tiềm năng cơng ích. Theo pháp luật Cộng hoàLiên bang Đức, “ Doanh nghiệp gồm có doanh nghiệp xây dựng theo luật côngvà doanh nghiệp xây dựng theo luật tư. Khi phân biệt hai mô hình doanh nghiệpnày, người ta dựa trên cơ sở phân loại theo trật tự pháp luật công và pháp luậttư. Doanh nghiệp theo luật cơng hoàn toàn có thể là : nhà máy sản xuất thường trực, những thực thểchính quyền, đơn vị chức năng sự nghiệp ” 8. Tuy nhiên pháp luật Đức có sự phân biệt rõTrường Đại học Luật TP.HN, Từ điển lý giải thuật ngữ luật học, Nxb Cơng an nhân dân, 2000, trang 36H ọc viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Quản lý kinh tế tài chính, Nxb Chính trị Quốc gia, TP.HN, 2003, trang 278E rnst Fuehrich Wirtschafts – Privatrecht, Verlag Vahlen, 1992, trang 33213 ràng trong chính sách kiểm soát và điều chỉnh pháp luật về tổ chức triển khai và hoạt động giải trí của những doanhnghiệp xây dựng theo luật công và xây dựng theo luật tư. Cơ sở của sự phân biệtnày là tính năng và mục tiêu hoạt động giải trí của hai loại doanh nghiệp có sự khácnhau : doanh nghiệp được xây dựng theo luật cơng có công dụng hầu hết là hoạtđộng cơng ích, trong khi đó doanh nghiệp được xây dựng theo luật tư có chứcnăng đa phần là hoạt động giải trí kinh doanh thu doanh thu. Hầu hết những nước đều tồntại những tổ chức triển khai kinh tế tài chính công ( thường thì do Nhà nước góp vốn đầu tư vốn ) giốngnhư ở Cộng hồ Liên bang Đức. Song thơng thường những tổ chức triển khai này khôngđược coi là doanh nghiệp ; hay chí ít thì chính sách kiểm soát và điều chỉnh pháp luật đối vớichúng cũng khác với những doanh nghiệp kinh doanh thuần tuýĐối với những doanh nghiệp kinh doanh thuần tuý, hình thức pháp lý củachúng cũng được pháp luật pháp luật khá phong phú. Luật pháp những nước thôngthường không lao lý khái niệm chung về doanh nghiệp, mà chỉ đưa ra địnhnghĩa pháp lý về từng mô hình doanh nghiệp đơn cử. Thực tiễn pháp luật cácnước phản ánh một quan điểm phổ cập coi doanh nghiệp là toàn bộ những đơn vịkinh doanh hợp pháp. Khái niệm doanh nghiệp ( Enterprise ) có vẻ như đồngnghĩa với khái niệm chủ thể kinh doanh ( Business Entity ), theo đó doanh nghiệplà những chủ thể pháp luật ( cá thể hoặc pháp nhân ) được xây dựng theo quy địnhcủa pháp luật để triển khai hoạt động giải trí kinh doanh9. Ở Nước Ta, khái niệm doanh nghiệp lần tiên phong được đề cập đến mộtcách chính thức trong Luật Công ty năm 1990 : ” Doanh nghiệp là đơn vị chức năng kinhdoanh được xây dựng nhằm mục đích mục tiêu đa phần là thực thi những hoạt động giải trí kinhdoanh ” ( khoản 2 điều 3 ). Theo khái niệm này, tổng thể những chủ thể có nghề nghiệpĐồng Ngọc Ba, “ Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thành xong pháp luật về doanh nghiệp ở Nước Ta ”, Luậnán tiến sỹ luật học, Đại học Luật TP. Hà Nội, Thành Phố Hà Nội, 2005, trang 7-1014 kinh doanh được xác lập tư cách hợp pháp đều là doanh nghiệp. Quan điểm nàylà tương thích với cách hiểu thông dụng trên quốc tế về chủ thể kinh doanh. Luật doanh nghiệp năm 1999 ( thay thế sửa chữa Luật Công ty năm 1990 và Luậtdoanh nghiệp tư nhân năm 1990 ), Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật doanhnghiệp năm năm trước và Luật doanh nghiệp năm 2020 sinh ra đã có nhiều thay đổi, trong đó có quan điểm về doanh nghiệp. Cụ thể khoản 10 điều 4 Luật doanhnghiệp năm 2020 lao lý : “ Doanh nghiệp là tổ chức triển khai có tên riêng, có gia tài, cótrụ sở giao dịch, được xây dựng hoặc ĐK xây dựng theo pháp luật của phápluật nhằm mục đích mục tiêu kinh doanh ”. Theo định nghĩa này, chỉ có những chủ thểkinh doanh thoả mãn những điều kiện kèm theo nhất định mới được gọi là doanh nghiệp. Phùhợp với quan điểm chung về doanh nghiệp như vậy, những văn bản pháp luật về tổchức doanh nghiệp chỉ chính thức thừa nhận những chủ thể kinh doanh có tư cáchdoanh nghiệp là : doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty CP, côngty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên10. Xuất phát từ thực tiễn và trên cơ sở pháp luật của pháp luật, hoàn toàn có thể khẳngđịnh rằng : ” chủ thể kinh doanh ” khơng chỉ số lượng giới hạn ở những mô hình doanhnghiệp. Theo những văn bản pháp luật hiện hành, tham gia vào hoạt động giải trí kinhdoanh cịn có hợp tác xã ( được kiểm soát và điều chỉnh bởi Luật Hợp tác xã năm 2012 ) ; hộkinh doanh ( được kiểm soát và điều chỉnh bởi Nghị định 78/2015 / NĐ-CP ngày 14/9/2015 củaChính phủ về ĐK doanh nghiệp ) ; ngồi ra cịn có một lượng đơng hòn đảo cánhân kinh doanh nhỏ ( được kiểm soát và điều chỉnh bởi Nghị định 39/2007 / NĐ-CP ngày16 / 3/2007 về cá thể hoạt động giải trí thương mại một cách độc lập, thường xuyênkhông phải ĐK kinh doanh ) 10 Đồng Ngọc Ba, “ Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc triển khai xong pháp luật về doanh nghiệp ở Nước Ta ”, Luậnán tiến sỹ luật học, Đại học Luật Thành Phố Hà Nội, TP. Hà Nội, 2005, trang 1115T heo Hiệp định đối tác chiến lược thương mại và tổng lực xuyên Tỉnh Thái Bình DươngCPTPP, khái niệm “ doanh nghiệp ” được định nghĩa rộng hơn khái niệm “ doanhnghiệp ” theo Luật doanh nghiệp năm 2020. Cụ thể : “ Doanh nghiệp là một phápnhân bất kể được lập hoặc tổ chức triển khai theo luật hiện hành, hoạt động giải trí vì lợi nhuậnhoặc khơng vì doanh thu, và do nhà nước hay tư nhân chiếm hữu hoặc kiểm sốt, gồm có bất kể tập đồn, quỹ, cơng ty hợp danh, công ty tư nhân, liên kết kinh doanh, link, hoặc tổ chức triển khai tựa như ” ( điều 1.3 ). Khái niệm này gồm có khơng chỉcác doanh nghiệp được xây dựng vì mục tiêu doanh thu mà còn gồm có những tổchức, pháp nhân hoạt động giải trí khơng vì mục tiêu doanh thu ; được tổ chức triển khai dướinhiều hình thức khác nhau mà khơng chỉ sống sót dưới những hình thức doanh nghiệptheo Luật doanh nghiệp. Quan điểm thứ hai : giống hệt khái niệm ” chủ thể kinh doanh ” và khái niệm ” thương nhân “. Thuật ngữ ” thương nhân ” có từ truyền kiếp trong pháp luật của cácnước trên quốc tế ; và ở những nước sống sót hai phe phái định nghĩa về thươngnhân : Một là, định nghĩa thương nhân theo học thuyết khách thể, nghĩa là căn cứvào những hoạt động giải trí mà chủ thể đó triển khai. Nếu những hoạt động giải trí mà chủ thể thựchiện là hoạt động giải trí thương mại, thì chủ thể đó được gọi là thương nhân. Đại diệncho phe phái này hoàn toàn có thể kể đến : ( i ) Cộng hòa Pháp, đơn cử, Điều 1 Bộ luậtthương mại Pháp năm 1807 định nghĩa : “ Thương nhân là người triển khai cáchành vi thương mại và lấy chúng làm nghề nghiệp tiếp tục của mình ; ( ii ) Nhật Bản, đơn cử, Điều 4 Bộ luật thương mại Nhật Bản năm 1899 định nghĩa : “ Thương nhân là một người nhân danh bản thân mình tham gia và những giao dịchthương mại như thể một nhà kinh doanh ” ; ( iii ) Hoa Kỳ, đơn cử, Bộ luật thươngmại Hoa Kỳ năm 1974 ( Luật Mẫu ) định nghĩa : “ Thương nhân là những người16thực hiện những nhiệm vụ so với một loại nghề nghiệp nhất định là đối tượng người tiêu dùng củacác hoạt động giải trí thương mại ” ( điều 104 ) … Hai là, định nghĩa theo học thuyết chủ thể, nghĩa là nếu chủ thể thực hiệncác hành vi được liệt kê là thương nhân, thì chủ thể đó sẽ thuộc đối tượng người tiêu dùng điềuchỉnh của Luật thương mại. Đại diện cho phe phái này hoàn toàn có thể kể đến : ( i ) Đức, đơn cử, khoản 1 điều 1 Bộ luật thương mại Đức năm 1897 định nghĩa : “ Thươngnhân là người triển khai việc hoạt động giải trí hành nghề kinh doanh, hay nói cách khácđó là người triển khai một hoạt động giải trí kinh doanh thương mại ”. Khoản 2 điều nàyđịnh nghĩa về hoạt động giải trí kinh doanh thương mại, gồm có không chỉ việc muavào và bán ra sản phẩm & hàng hóa và sách vở có giá trị ; mà còn gồm có cả việc chế tạohoặc nâng cấp cải tiến sản phẩm & hàng hóa cho người khác, việc thực thi những dịch vụ bảo hiểm cóthu phí bảo hiểm, những thanh toán giao dịch ngân hàng nhà nước, việc luân chuyển sản phẩm & hàng hóa và hànhkhách bằng đường thủy, đường đi bộ, đường thủy, những thanh toán giao dịch đại lý vận tải đường bộ, khovận, những thanh toán giao dịch của người đại diện thay mặt thương mại, môi giới thương mại và cácgiao dịch khác ; ( ii ) Séc, đơn cử, khoản 2 điều 2 Bộ luật thương mại Séc 1991 quyđịnh : Người ( thể nhân hoặc pháp nhân ) được ghi tên vào Sổ ĐK thương mạigồm : người thực thi hoạt động giải trí kinh doanh trên cơ sở một giấy phép cho tiếnhành 1 số ít hoạt động giải trí kinh doanh nhất định ; người thực thi hoạt động giải trí kinhdoanh trên cơ sở một giấy phép theo những luật hoặc pháp luật đặc biệt quan trọng khác với cácquy định kiểm soát và điều chỉnh cấp giấy phép kinh doanh ; thể nhân hoạt động giải trí nông nghiệp ( sản xuất nông nghiệp ) mà được ĐK vào sổ ĐK thích hợp theo luậthoặc theo pháp luật đặc biệt quan trọng … Ở Nước Ta, khái niệm “ thương nhân ” được thừa nhận trong những văn bảnpháp luật khá muộn so với những nước trên quốc tế. Có thể tìm thấy khái niệm nàytrong văn bản tiên phong là Bộ luật thương mại Nước Ta Cộng hồ năm 1972, theo đó “ Thương gia là những người làm hành vi thương mại cho chính mình và17lấy hành vi ấy làm nghề nghiệp tiếp tục của minh ”. Trải qua một thời gianmiền Bắc ( sau năm 1954 ) cũng như cả nước ( sau năm 1975 ) thiết kế xây dựng nền kinhtế xã hội chủ nghĩa, nghề thương mại và những người làm nghề thương mạikhông được nhìn nhận đúng và không được tạo điều kiện kèm theo để hoạt động giải trí, tăng trưởng. Đến năm 1997, với sự sinh ra của Luật Thương mại năm 1997, khái niệm nàymới được chính thức ghi nhận trở lại. Tuy nhiên, khoản 5 điều 6 Luật Thươngmại năm 1997 không định nghĩa trực tiếp mà chỉ nêu những đối tượng người dùng hoàn toàn có thể trởthành thương nhân kèm theo những điều kiện kèm theo ở những pháp luật sau đó, cụthể : “ Thương nhân gồm có cá thể, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ mái ấm gia đình có đăngký kinh doanh hoạt động giải trí thương mại một cách độc lập, liên tục “. Kháiniệm thương nhân theo Luật Thương mại năm 1997 cịn bị bó hẹp bởi khái niệm “ hoạt động giải trí thương mại ”, đơn cử, chỉ gồm có 14 hành vi thương mại theo Luật. Luật Thương mại năm 2005 tiếp thu niềm tin của Luật Thương mại năm1997 khi không định nghĩa thương nhân, mà chỉ lao lý những loại chủ thể đượcliệt kê là thương nhân. Cụ thể, theo khoản 1 điều 6 Luật Thương mại năm 2005 : “ Thương nhân gồm có tổ chức triển khai kinh tế tài chính được xây dựng hợp pháp, cá thể hoạtđộng thương mại một cách độc lập, liên tục và có ĐK kinh doanh ”. Quy định này khơng được diễn đạt theo hình thức của một định nghĩa khái niệm, tuy nhiên nó chứa khá đầy đủ những yếu tố nội dung của một định nghĩa, thế cho nên cầnđược xem là một định nghĩa khái niệm thương nhân. Theo định nghĩa trên, thương nhân có những đặc thù sau : ( i ) Thương nhân phải là tổ chức triển khai, cá thể triển khai hoạt động giải trí thương mại, đơn cử, phải thực thi một, 1 số ít hoạt động giải trí thương mại được Luật thương mạiđiều chỉnh như mua và bán hàng hoá, đại lý thương mại … 18 ( ii ) Thương nhân phải thực thi hoạt động giải trí thương mại một cách độc lập, mang danh nghĩa và vì quyền lợi của bản thân minh, đơn cử, thương nhân phải thựchiện hoạt động giải trí thương mại một cách tự thân, nhân danh mình, vì quyền lợi của bảnthân mình, tự chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về việc thực thi hành vi thương mại đó. Khithực hiện hoạt động giải trí thương mại, thương nhân không bị chi phối bởi ý chí củachủ thể khác mà kinh doanh theo ý chí của mình ( iii ) Thương nhân phải triển khai hoạt động giải trí thương mại mang tính nghềnghiệp tiếp tục, đơn cử, thực thi hoạt động giải trí thương mại cách thực tiễn, lặpđi tái diễn, liên tục, mang tính nghề nghiệp nhằm mục đích tạo ra thu nhập chính cho mình. ( iv ) Thương nhân phải có ĐK kinh doanh ( ĐK doanh nghiệp, đăngký hộ kinh doanh, ĐK hợp tác xã ) để thực thi hoạt động giải trí thương mại. Đăngký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnvề mặt pháp lý cho sự sinh ra của thương nhân. Đăng ký kinh doanh được thựchiện theo trình tự pháp luật pháp luật, vận dụng thống nhất trong cả nước, xácnhận sự sống sót hợp pháp của thương nhân. Trong 1 số ít trường hợp đặc biệt quan trọng, có những tổ chức triển khai kinh tế tài chính được thành lậpmà không thực thi thủ tục ĐK kinh doanh. Đó là những doanh nghiệp kinhdoanh trong những nghành kinh doanh đặc trưng, được cơ quan quản trị chuyênngành cấp giấy phép xây dựng, giấy phép hoạt động giải trí …, ví dụ : ngân hàng nhà nước thươngmại, công ty bảo hiểm, công ty luật … Như vậy, khái niệm thương nhân theo pháp luật của Luật Thương mại năm2005 hẹp hơn khái niệm chủ thể kinh doanh ; vì chỉ số lượng giới hạn ở những chủ thể cóđăng ký hoạt động giải trí thương mại, triển khai những hoạt động giải trí thương mại một cáchđộc lập liên tục nhằm mục đích tiềm năng doanh thu mà không gồm có những chủ thểkinh doanh nhỏ, thực thi hoạt động giải trí thương mại độc lập, liên tục nhưng19khơng phải ĐK kinh doanh. Do đó, khơng thể giống hệt khái niệm ” chủ thểkinh doanh ” và ” thương nhân “. Tóm lại, trong ba khái niệm “ doanh nghiệp ”, “ thương nhân ”, “ chủ thể kinhdoanh ” thì khái niệm doanh nghiệp là khái niệm hẹp nhất, gồm có những chủ thểđáp ứng những điều kiện kèm theo luật định và được lao lý là doanh nghiệp theo Luật. Khái niệm thương nhân rộng hơn, vì ngồi doanh nghiệp, thương nhân cịn baogồm những chủ thể có thực thi hoạt động giải trí kinh doanh chuyên nghiệp nhưng khôngđược gọi là doanh nghiệp, không kiểm soát và điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp, đó là hợptác xã và hộ kinh doanh. Khái niệm chủ thể kinh doanh là khái niêm rộng nhất, vì chủ thể kinh doanh ngoài những thương nhân ( tức là những chủ thể kinh doanhchun nghiệp, có ĐK ) cịn gồm có những cá thể kinh doanh nhỏ, có thựchiện hoạt động giải trí thương mại nhưng không phải ĐK kinh doanh. 1.2. Đặc điểm cơ bản của chủ thể kinh doanhXét một cách tổng quát, chủ thể kinh doanh có những đặc thù cơ bản sau : Một là, chủ thể kinh doanh phải được xây dựng hợp phápCác chủ thể kinh doanh phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thànhlập hoặc công nhận. Cụ thể, so với doanh nghiệp nhà nước, mặc dầu Luật doanhnghiệp năm 2020 có nhiều đổi khác so với Luật doanh nghiệp năm năm trước khi quyđịnh : Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức triển khai quản trị dưới hình thức công ty tráchnhiệm hữu hạn, công ty CP, gồm có : doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ100 % vốn điều lệ ; doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50 % vốn điều lệhoặc tổng số CP có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp do Nhà nước nắmgiữ 100 % vốn điều lệ ( khoản 1 điều 88 ). Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệpnhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100 % vốn điều lệ, Nhà nước20phải ra quyết định hành động xây dựng doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp mới làm thủ tụcđăng ký doanh nghiệp. Đối với những chủ thể kinh doanh là những mô hình doanhnghiệp, liên hiệp hợp tác xã phải làm thủ tục ĐK doanh nghiệp, ĐK liênhiệp hợp tác xã tại Phòng ĐK kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấptỉnh nơi doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã đặt trụ sở chính. Đối với hộ kinhdoanh và hợp tác xã phải làm thủ tục ĐK hộ kinh doanh tại Phịng Tài chính – Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đặt khu vực kinh doanh hoặctrụ sở chính. Đây là đặc thù xác lập tư cách chủ thể pháp lý độc lập của cácchủ thể kinh doanh, làm cơ sở để Nhà nước thừa nhận và bảo vệ những chủ thể kinhdoanh trước pháp luật. Đối với những cá thể kinh doanh nhỏ, không phải đăng kýhoạt động theo Nghị định 39/2007 / NĐ-CP, Nhà nước thừa nhận và bảo lãnh đốivới hoạt động giải trí kinh doanh hợp pháp của họ. Hai là, chủ thể kinh doanh phải có gia tài để thực thi hoạt động giải trí kinhdoanhTheo pháp luật của Bộ luật dân sự năm năm ngoái, gia tài gồm có vật, tiền, giấytờ có giá và những quyền gia tài ( điều 105 ). Để tham gia vào hoạt động giải trí kinh doanh, những chủ thể kinh doanh phải có gia tài ; bởi gia tài là cơ sở vật chất không thểthiếu để những chủ thể kinh doanh hoàn toàn có thể thực thi những hoạt động giải trí sản xuất kinhdoanh, thực thi những quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Dấu hiệu phải có gia tài thể hiệntính độc lập và năng lực tự quyết định hành động, tự chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về hàng loạt những hoạtđộng của những chủ thể kinh doanh ; nghĩa là những chủ thể kinh doanh có quyềnchiếm hữu, sử dụng, định đoạt gia tài đó cũng như có quyền điều phối khối tàisản này theo nhu yếu sản xuất kinh doanh và phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm bằng chínhtài sản đó trước pháp luật. Ba là, chủ thể kinh doanh phải có nghề nghiệp kinh doanh21Nghề nghiệp kinh doanh là phương diện hoạt động giải trí liên tục, cơ bảnvà hầu hết nhằm mục đích tiềm năng doanh thu của những chủ thể kinh doanh. Nghề nghiệpkinh doanh biểu lộ ở những mặt sau : – Phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy ghi nhận đăng kýdoanh nghiệp, giấy ghi nhận ĐK hợp tác xã, giấy ghi nhận ĐK hộkinh doanh. Đây là chứng thư pháp lý quan trọng thừa nhận một chủ thể cóquyền hoạt động giải trí kinh doanh ; trừ cá thể kinh doanh nhỏ không phải ĐK – Các chủ thể kinh doanh chỉ được kinh doanh trong nghành ngành nghề vàloại hàng hoá ghi trong hồ sơ ĐK doanh nghiệp, hồ sơ ĐK hợp tác xã, hồ sơ ĐK hộ kinh doanh. Trường hợp kinh doanh không đúng nội dungđăng ký, chủ thể kinh doanh phải ĐK bổ trợ. Việc ĐK bổ trợ thườngđược diễn ra trước thời gian chủ thể kinh doanh triển khai hoạt động giải trí kinhdoanh ; nhưng cũng hoàn toàn có thể diễn ra sau thời gian chủ thể kinh doanh đã thực hiệnhoạt động kinh doanh. Nếu kinh doanh hàng hoá hoặc dịch vụ thuộc đối tượngpháp luật cấm sẽ không được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ. – Phải thực thi hoạt động giải trí kinh doanh một cách tiếp tục nhằm mục đích mụcđích đa phần là doanh thu. Với tư cách là một thực thể tham gia thị trường, nếuchủ thể kinh doanh không lấy kinh doanh làm hoạt động giải trí cơ bản để tìm kiếm lợinhuận thì tất yếu khơng có sự sống sót và khơng có năng lực sống sót, trừ nhữngchủ thể kinh doanh thực thi những hoạt động giải trí cơng ích do Nhà nước giaoBốn là, chủ thể kinh doanh có tính tương quan và đối kháng với nhauTrong điều kiện kèm theo kinh tế thị trường, mỗi chủ thể kinh doanh không tồn tạinhư một tế bào kinh tế tài chính đơn lẻ mà nằm trong một mạng lưới hệ thống lớn lực lượng sản xuấtxã hội có tính tương quan một cách hữu cơ với nhau. Các chủ thể kinh doanh phải22hỗ trợ lẫn nhau trong quy trình tái sản xuất xã hội. Sự tương hỗ này thực ra làcung cấp loại sản phẩm cho xã hội biểu lộ nhu yếu so với tiền vốn và sức lao độngsản xuất. Có thể thấy mỗi hoạt động giải trí của chủ thể kinh doanh này hoàn toàn có thể ảnhhưởng đến hoạt động giải trí của chủ thể kinh doanh khác. Mặt khác, với tư cách là mộtchủ thể tham gia thị trường, những chủ thể kinh doanh có tính đối kháng với nhữngnhân tố tác động ảnh hưởng từ bên ngồi như : khủng hoảng cục bộ kinh tế tài chính tiền tệ, thiên tai hoảhoạn, những đổi khác về chủ trương quản trị kinh tế tài chính của Nhà nước hoặc những lợithế từ những đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu … để hoàn toàn có thể sống sót, tăng trưởng. Biểu hiện của tínhđối kháng là chủ thể kinh doanh phải dựa vào chính bản thân mình để tiếp thuvật chất từ thực trạng thị trường, năng động và nhạy bén thơng tin, chuyển hốnguy cơ thành thời cơ … từ đó khơng ngừng loại trừ, khắc phục những khó khăn vất vả ; nếu không tất yếu sẽ bị quy luật thị trường đào thải. Qua việc tìm hiểu và khám phá khái niệm và đặc thù của chủ thể kinh doanh, có thểthấy rằng chủ thể kinh doanh sống sót dưới nhiều hình thức, nhiều loại với quy môhoạt động khác nhau. 1.3. Phân loại chủ thể kinh doanhViệc phân loại chủ thể kinh doanh dựa trên những địa thế căn cứ cơ bản sau : 1.3.1. Căn cứ vào đặc thù chiếm hữu và mục tiêu hoạt độngTheo tiêu chuẩn này, chủ thể kinh doanh được chia thành doanh nghiệp tư vàdoanh nghiệp cơng. Doanh nghiệp tư có thực chất kinh doanh thuần tuý, hoạtđộng đa phần vì tiềm năng doanh thu, lấy doanh thu làm cơ sở để sống sót và pháttriển. Các doanh nghiệp tư thường được hình thành từ chiếm hữu tư nhân hoặc đa sởhữu. Doanh nghiệp công được xây dựng với sự can thiệp và chi phối của Nhà23nước trong kế hoạch và tiềm năng hoạt động giải trí, trải qua việc nắm giữ một phầnhoặc hàng loạt vốn chủ chiếm hữu. Ngồi ra, từ góc nhìn chiếm hữu, chủ thể kinh doanh còn được phân loại thànhcác loại : doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốnđầu tư quốc tế … Việc phân loại chủ thể kinh doanh theo cách này có ý nghĩatrong việc hoạch định chủ trương của Nhà nước so với những khu vực kinh tế tài chính khácnhau ; và đặc biệt quan trọng có ý nghĩa trong việc kiểm soát và điều chỉnh pháp luật so với những chủ thểkinh doanh. Cụ thể, trước kia : – Doanh nghiệp nhà nước được kiểm soát và điều chỉnh riêng bởi Luật doanh nghiệp nhànước năm 1995, được sửa chữa thay thế bởi Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 ; cùngvới đó là một mạng lưới hệ thống đồ sộ những văn bản hướng dẫn thi hành và những văn bảnpháp luật có tương quan. – Doanh nghiệp của khối kinh tế tài chính tư nhân gồm có doanh nghiệp tư nhân vàcác mô hình công ty, được kiểm soát và điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990, Luật công ty năm 1990 ; được thay thế sửa chữa bởi Luật doanh nghiệp năm 1999, Luậtdoanh nghiệp năm 2005, Luật doanh nghiệp năm năm trước, Luật doanh nghiệp năm2020 và những văn bản hướng dẫn thi hành, những văn bản pháp luật liện quan. – Doanh nghiệp có vốn góp vốn đầu tư quốc tế được kiểm soát và điều chỉnh bởi Luật đầu tưnước ngoài tại Nước Ta năm 1987, những Luật sửa đổi, bổ trợ năm 1990, 1992 ; được thay thế sửa chữa bởi Luật góp vốn đầu tư quốc tế năm 1996, Luật sửa đổi, bổ trợ năm2000 ; những văn bản hướng dẫn thi hành, những văn bản pháp luật tương quan. Từ khi Quốc hội phát hành Luật doanh nghiệp năm 2005, mạng lưới hệ thống pháp luậtvề doanh nghiệp đã có sự biến hóa cơ bản. Luật doanh nghiệp năm 2005 điềuchỉnh hoạt động giải trí của cả nhà góp vốn đầu tư trong nước và nhà đầu tư quốc tế ; hoạt24động của cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp của tư nhân, khơng phânbiệt về góc nhìn chiếm hữu. Luật doanh nghiệp năm 2005 đã sửa chữa thay thế Luật doanhnghiệp năm 1999 ; Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, những pháp luật về tổchức quản trị và hoạt động giải trí của doanh nghiệp tại Luật góp vốn đầu tư quốc tế tại ViệtNam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ trợ một số ít điều của Luật góp vốn đầu tư nước ngoàitại Nước Ta năm 2000. Luật doanh nghiệp năm năm trước, Luật doanh nghiệp năm2020 trọn vẹn thừa kế quan điểm trên của Luật doanh nghiệp năm 2005, điềuchỉnh chung những mô hình doanh nghiệp tại Nước Ta. 1.3.2. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức nhà đầu tư và phương pháp góp vốnTheo tiêu chuẩn này, chủ thể kinh doanh được chia thành : chủ thể kinh doanhmột chủ sở hữu và chủ thể kinh doanh nhiều chủ chiếm hữu. Chủ sở hữu hoàn toàn có thể là cánhân hoặc tổ chức triển khai không bị cấm kinh doanh. Theo pháp luật hiện hành, những chủthể kinh doanh một chủ sở hữu gồm có : doanh nghiệp tư nhân ; công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên ; doanh nghiệp nhà nước ( trường hợp do Nhànước nắm giữ 100 % vốn điều lệ ) ; doanh nghiệp 100 % vốn nnước ngoài do mộtcá nhân hoặc một tổ chức triển khai quốc tế chiếm hữu, xây dựng theo pháp luật của LuậtĐầu tư quốc tế tại Nước Ta năm 1996 mà không quy đổi thành doanhnghiệp theo Luật doanh nghiệp ; hộ kinh doanh do một cá thể làm chủ. Đối vớimơ hình kinh doanh một chủ, tồn bộ vốn, gia tài của chủ thể kinh doanh đóthuộc chiếm hữu của một chủ thể duy nhất, vì thế, những yếu tố về tổ chức triển khai quản lýthường đơn thuần, dễ triển khai ; quyền tự quyết định hành động so với hoạt động sản xuấtkinh doanh của chủ sở hữu là tuyệt đối vì khơng bị chi phối bởi ý chí của bất kỳcá nhân, tổ chức triển khai nào, chỉ tuân theo lao lý của pháp luật. Tuy nhiên, vì chỉ cómột chủ sở hữu nên mơ hình kinh doanh này cũng bị hạn chế về vốn ( vì khơngcó sự góp vốn từ những người khác ), về quản trị ( vì chỉ theo ý chí của một chủ ), về san sẻ rủi ro đáng tiếc ( vì rủi ro đáng tiếc khơng san sẻ được cho ai ). 25C hủ thể kinh doanh nhiều chủ sở hữu được hình thành trên cơ sở sự liên kếtcủa nhiều cá thể, tổ chức triển khai ; do nhiều cá thể, tổ chức triển khai góp vốn xây dựng. Chủthể kinh doanh nhiều chủ được chia thành : công ty hợp danh ; công ty CP ; công ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ; hợp tác xã ; doanh nghiệpnhà nước ( trường hợp Nhà nước nắm giữ trên 50 % vốn điều lệ hoặc tổng số cổphần có quyền biểu quyết ) ; doanh nghiệp liên kết kinh doanh, doanh nghiệp 100 % vốnnước ngoài được xây dựng theo Luật Đầu tư nước ngồi tại Nước Ta năm 1996 mà khơng quy đổi thành doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp ; hộ mái ấm gia đình, nhóm người ĐK dưới hình thức hộ kinh doanh. Đối với những chủ thể kinhdoanh nhiều chủ, việc tổ chức triển khai quản trị trong nội bộ chủ thể kinh doanh thườngphức tạp, gồm nhiều cơ quan có công dụng kiềm chế và đối trọng lẫn nhau, nhằm mục đích bảo vệ cho chủ thể kinh doanh hoạt động giải trí hiệu suất cao, bảo vệ quyền lợi củacác nhà đầu tư cũng như những chủ thể có tương quan. Tuy nhiên, ưu điểm của mơhình kinh doanh nhiều chủ là năng lực tập trung chuyên sâu vốn từ nhiều người, khả năngtập trung trí tuệ quản trị của nhiều người, và năng lực san sẻ rủi ro đáng tiếc cho nhiềungười. Đây là giải pháp phân loại thông dụng được vận dụng để cấu trúc hệ thốngpháp luật về chủ thể kinh doanh, cả về hình thức văn bản và nội dung quy phạmpháp luật1. 3.3. Căn cứ vào tư cách pháp lý của chủ thể kinh doanhTheo tiêu chuẩn này, chủ thể kinh doanh được chia thành : chủ thể kinh doanhcó tư cách pháp nhân và chủ thể kinh doanh khơng có tư cách pháp nhân. Phápnhân là một khái niệm tầm cỡ trong khoa học pháp lý cũng như lao lý. Việc xác lập tư cách pháp nhân cho một chủ thể kinh doanh có liên hệ mật thiết26đến năng lực độc lập chịu nghĩa vụ và trách nhiệm gia tài, kể cả những khoản nợ và những nghĩavụ gia tài khác của chủ thể kinh doanh. Các tín hiệu pháp lý của pháp nhân được lao lý đơn cử trong Bộ luật dânsự năm năm ngoái ; đơn cử, một tổ chức triển khai được cơng nhận là pháp nhân khi có đủ cácđiều kiện sau đây : ( i ) Được xây dựng theo lao lý của Bộ luật này, luật khác cóliên quan ; ( ii ) Có cơ cấu tổ chức tổ chức triển khai theo lao lý tại Điều 83 của Bộ luật này ; ( iii ) Có gia tài độc lập với cá thể, pháp nhân khác và tự chịu nghĩa vụ và trách nhiệm bằng tàisản của mình ; ( iv ) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập ( điều 74 ). Việc xác lập một chủ thể kinh doanh là pháp nhân dựa trên điều kiện kèm theo quantrọng, đó là sự độc lập về gia tài của pháp nhân với những chủ thể khác ; vì trênnguyên tắc những chủ thể kinh doanh nào có sự độc lập về gia tài và độc lậpchịu nghĩa vụ và trách nhiệm bằng gia tài của mình thì được gọi là pháp nhân. Theo tiêu chínày, những mô hình cơng ty, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngồi, hợp tác xã theo lao lý của pháp luật Nước Ta là những chủ thể kinhdoanh có tư cách pháp nhân ; những chủ thể còn lại như : doanh nghiệp tư nhân ( cótư cách doanh nghiệp nhưng khơng có tư cách pháp nhân ), hộ kinh doanh ( khơngcó tư cách doanh nghiệp và khơng có tư cách pháp nhân ). Việc được hưởng quy chế pháp nhân hay không được hưởng quy định phápnhân tác động ảnh hưởng tới vị thế pháp lý của những chủ thể kinh doanh, nhất là trong việctham gia vào những thanh toán giao dịch do chủ thể kinh doanh đó thiết lập với những đối tác chiến lược. Theo lao lý của Bộ luật dân sự năm năm ngoái, chủ thể tham gia vào thanh toán giao dịch dânsự là cá thể, pháp nhân ( điều 1 ) mà không gồm có những chủ thể khác như hộgia đình, tổ hợp tác như Bộ luật dân sự năm 2005. Vì vậy, trường hợp hộ giađình, tổ hợp tác, tổ chức triển khai khác khơng có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân27sự thì những thành viên của hộ mái ấm gia đình, tổ hợp tác, tổ chức triển khai khác khơng có tư cáchpháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực thi thanh toán giao dịch dân sự hoặc ủy quyềncho người đại diện thay mặt tham gia xác lập, triển khai thanh toán giao dịch dân sự. Trường hợpthành viên của hộ mái ấm gia đình, tổ hợp tác, tổ chức triển khai khác khơng có tư cách pháp nhântham gia quan hệ dân sự không được những thành viên khác ủy quyền làm ngườiđại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thựchiện ( khoản 1 điều 101 Bộ luật dân sự năm năm ngoái ). Do vậy, chủ thể kinh doanhkhơng có tư cách pháp nhân như : doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh do mộtnhóm người hoặc một hộ mái ấm gia đình làm chủ phải triển khai mọi thanh toán giao dịch thôngqua người đại diện thay mặt của mình với tư cách là một cá thể. 1.3.4. Căn cứ và chính sách chịu nghĩa vụ và trách nhiệm gia tài của chủ sở hữu chủ thểkinh doanhTheo tiêu chuẩn này, cá thể, tổ chức triển khai là chủ sở hữu chủ thể kinh doanh có thểđược vận dụng một trong hai chính sách chịu nghĩa vụ và trách nhiệm gia tài là : nghĩa vụ và trách nhiệm vôhạn và nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn. Theo thông lệ, những chủ sở hữu chủ thể kinh doanhkhơng có tư cách pháp nhân thường bị vận dụng chính sách nghĩa vụ và trách nhiệm vô hạn, baogồm chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ hộ cũng như những thành viên trong hộ kinhdoanh. Tuy nhiên ở Nước Ta, thành viên hợp danh của công ty hợp danh – làchủ chiếm hữu công ty cũng phải chịu chính sách nghĩa vụ và trách nhiệm vô hạn, mặc dầu công tyhợp danh được thừa nhận là một pháp nhân. Đối với chủ sở hữu chủ thể kinh doanh chịu nghĩa vụ và trách nhiệm vô hạn, chủ sở hữuphải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về những khoản nợ của chủ thể kinh doanh bằng hàng loạt tàisản của mình ; khơng phụ thuộc vào vào số vốn họ đưa vào kinh doanh. Các chủ sởhữu chủ thể kinh doanh có tư cách pháp nhân thường được vận dụng quy định chịutrách nhiệm hữu hạn, trừ thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Những chủ28

Source: https://vvc.vn
Category : Pháp luật

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay