Các loại cây leo như bầu, bí, mướp, dưa leo, đậu cove hay khổ qua… chúng cần giàn leo để cây có thể phát triển tốt nhất. Giàn leo cho cây phải được thiết kế chắc chắn và cố định để cho cây có thể leo bám mà không lo bị đổ. Giàn càng vững chắc thì gốc của cây sẽ càng cố định. Nhờ vậy cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt cũng như có tỉ lệ ra hoa kết trái cao. Cùng Vườn Sài Gòn tham khảo 3 cách làm giàn cho cây leo được nhiều người ứng dụng nhất nhé.
1. Cách làm giàn dây leo sân thượng đơn giản và hiệu quả
a. Chuẩn bị
b. Thiết kế giàn dây leo sân thượng
Giàn cho cây leo cần chắc như đinh để cây bám và sinh trưởng tốt, đậu quả nhiều .
Làm giàn kiểu chữ A
Bước 1: Dùng cọc tre hoặc sử dụng ống thép bọc nhựa. Làm giàn cố định xuống đất tạo khung hình chữ A.
Sau đó, tiến hành liên kết khung giàn lại với nhau. Bằng dây xanh hoặc kẹp giữ liên kết, kẹp nối ống hay khớp xoay để làm giàn dây leo.
Bước 2: Phủ lưới giàn leo lên khung giàn. Kéo căng và đều. Sau đó cố định lưới giàn leo bằng dây xanh, hoặc dây rút chuyên dụng vào khung giàn.
Làm giàn kiểu đứng
Bước 1: Cắm các cọc xuống đất song song với nhau tạo thành các ô. Các ống cách nhau khoảng 40 – 50cm. Liên kết bằng kẹp liên kết và khớp xoay nhựa.
Bước 2: Dùng lưới giàn leo kéo trải căng ra phủ nóc cho giàn để cây leo tạo quả.
Làm giàn nghiêng vào vách tường
Nếu trồng cây trong chậu hoặc trong thùng xốp trên sân thượng. Thì có thể làm giàn nghiêng tựa gần vào vách tường. Hoặc lan can nhà rồi giăng lưới giàn leo.
Các kiểu trên áp dụng cho cách làm giàn dưa chuột, bầu bí mướp,vv…
2. Chăm sóc cây leo giàn
- Khi cây leo lên giàn, dùng ống thép bọc nhựa làm giàn. Chú ý cho cây leo phân bố đều trên lưới.
- Tỉa bỏ những nhánh gốc và nhánh sâu bệnh. Để giàn cây được thông thoáng và tập trung dinh dưỡng nuôi trái.
- Sau mỗi vụ, cắt dây để dây leo khô thì mới tiến hàng trồng vụ mới.
Trên đây là cách làm giàn leo trên sân thượng. Tùy thuộc vào diện tích mà bạn chọn kiểu giàn leo phù hợp với khu vườn của mình nhé!