Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng chống bệnh tụ huyết trùng ở lợn

a. Căn nguyên gây bệnh
Bệnh do một loại vi khuẩn đa hình thái tên gọi là Pasteurella multocida, hiếu khí, lên men đường glucose, không sinh hơi, phản ứng Indol dương tính, không chuyển động, dạng ovan, không bắt màu (Gram âm), có khả năng tạo nha bào. Ở lợn thường thấy P.multocida týp A và D và P.hemolytical. Bình thường chúng phát triển tốt trong chất nhầy có trên màng nhầy của mũi, amidal chứ không phải sống trên các biểu mô của mũi. Đây là một bệnh rất nguy hiểm đối với lợn, đặc biệt ở những cơ sở chăn nuôi tập trung công nghiệp bởi sự thiệt hại to lớn về kinh tế do bệnh gây nên.
Vi khuẩn P.multocida dễ mẫn cảm đối với các chất sát trùng: dung dịch phenol 5% và Creolin 0,5% giết chết sau 1 phút, dung dịch sulphate đồng 1%- sau 3 phút và nước vôi tôi 20% sau 20 phút. Thuốc sát khuẩn tốt nhất là 2% Vinadin 10% và B.K.Vet. Nhiệt độ 70 – 90oC giết chết vi khuẩn sau 5 – 10 phút, ánh sáng mặt trời chiếu thẳng sau 6- 8 phút.
Ở trong phân P.mutocida sống được gần 1 tháng, ở trong nước với nhiệt độ 5 – 8oC đến 3 tuần và ở trong xác chết chúng tồn tại gần 4 tháng.
b. Đặc điểm dịch tễ
Đặc điểm dịch tễ nổi bật ở bệnh tụ huyết trùng là nếu bệnh nổ ra do sẵn có mầm bệnh tại địa phương (cơ sở chăn nuôi) dưới tác động trực tiếp của các yếu tố bất lợi thì bệnh xảy ra lác đác, cục bộ và bao giờ cũng ở thể quá cấp hoặc cấp tính, lợn bệnh chết đột ngột. Nhưng nếu mầm bệnh được mang từ nơi khác đến thì tụ huyết trùng xảy ra đặc trưng với tính dịch cao và dữ dội hơn, lây lan rất nhanh thành dịch.
Nguồn lây bệnh nguy hiểm nhất là gia súc đã ốm và qua khỏi bệnh tụ huyết trùng vì chúng mang trùng. Bệnh xảy ra sau khi phát sinh các yếu tố bất lợi như: độ ẩm tăng cao, mật độ nuôi dày, đói, thiếu vitamin… thay đổi đột ngột thức ăn, nước uống và thời tiết, vận chuyển….
Bệnh đôi khi xảy ra ngay sau khi tiêm phòng vacxin dịch tả và đóng dấu….Trong trường hợp này triệu chứng lâm sàng cấp tính xảy ra 3- 9 ngày sau khi tiêm vacxin. Lợn mắc bệnh chủ yếu từ 2 tháng tuổi trở lên. Gà, vịt đều có thể nhiễm vi khuẩn tụ huyết trùng của lợn và phát bệnh dẫn đến tử vong cao nhưng người không bị lây tụ huyết trùng lợn.
c. Cơ chế sinh bệnh
Cơ thể lợn trong điều kiện bình thường có sức đề kháng cao đối với căn nguyên gây bệnh tụ huyết trùng, điều đó giải thích rằng trong đàn có nhiều cá thể mang trùng mà dịch không xảy ra. Khi sức đề kháng của cơ thể gia súc giảm xuống, P.multocida gây viêm ở các lớp niêm mạc và hạch lâm ba ở vùng hầu làm cho hệ thống hàng rào bảo vệ bị phá huỷ. Vi khuẩn tụ huyết trùng xâm nhập vào máu và tiết nội độc tố. Chính các nội độc tố này phá huỷ cấu tạo của thành mạch máu làm cho máu ngấm vào các mô xung quanh tạo nên hiện tượng tụ huyết, da đỏ. Các chủng có độc tố mạnh gây chết lợn trong vòng 1- 3 ngày, các chủng có độc tố yếu hơn gây bệnh kéo dài với các tổn thương hoại tử ở phổi, gan, tim, thận và khớp.
d. Triệu chứng lâm sàng
Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 1- 14 ngày. Người ta chia bệnh tụ huyết trùng ra làm 2 dạng chính: nhiễm trùng huyết và dạng bội nhiễm.
Dạng nhiễm trùng huyết xảy ra ở thể quá cấp tính, cấp tính và mãn tính.
Thể quá cấp tính
Biểu hiện các triệu chứng lâm sàng như: sốt cao (41- 43oC), khó thở, ho và các dịch nhày lẫn mủ chảy ra từ các lỗ mũi, lợn yếu nhanh, nằm bẹp, bỏ ăn. Do hoạt động của hệ tim mạch yếu nên xuất hiện các đám xung huyết hoặc tụ huyết (tím) ở da vùng bụng, tai, đùi, mông và đôi khi đỏ toàn thân.
Xuất hiện phù nề mô dưới da vùng cổ kèm theo viêm hầu (sưng hầu). Lợn thường chết sau 1- 2 ngày, thậm chí trong vòng vài giờ.
Thể cấp tính
Lợn ốm, sốt cao 41 – 420C, ho khan, ho đau và thở thể bụng, chảy dịch mũi đôi khi lẫn máu ngày một nặng hơn. Nếu đè hoặc ấn tay vào vùng ngực thì lợn có cảm giác đau, hai chân trước đứng dạng ra để thở và để giảm đau. Quá trình nhiễm trùng được thể hiện ra ngoài bằng hiện tượng tụ huyết và tạo các đám đỏ ở da. Niêm mạc mắt, miệng,… bị thâm tím. Một số lợn chết sau 3- 8 ngày do truỵ hô hấp hoặc đôi khi kéo dài đến vài tuần.
Thể mãn tính
Ở một số lợn có sức đề kháng cao thì thể trạng tiến triển tốt dần lên và chuyển sang thể mãn tính. Lợn ốm ho ngắt quãng, một số thấy khớp bị sưng, lợn đi khập khiễng và trên da xuất hiện triệu chứng exzema tróc vảy. Phần lớn lợn ốm gầy nhanh, yếu và sau 1,5- 2 tháng sẽ chết do còi cọc. Số ít con sống sót nhưng khi giết mổ phát hiện thấy các ổ viêm bị bao bọc ở trong phổi, màng tim, bao khớp…
Các chủng P.multocida với độc lực yếu không gây chết lợn nhưng tạo điều kiện cho các bệnh viêm phổi truyền nhiễm, PRRS, dịch tả, giả dại, đóng dấu, bệnh nghệ nổ ra và khi đó P.Multocida đóng vai trò gây bệnh thứ phát.
e. Chẩn đoán phân biệt
Bệnh dịch tả lợn
Thể cấp tính của bệnh tụ huyết trùng khó phân biệt với bệnh dịch tả vì bệnh tích mổ khám của hai bệnh gần giống nhau. Để chẩn đoán sơ bộ, cần chú ý đến ở bệnh tụ huyết trùng có viêm phổi tiết xơ huyết- xuất huyết (pneumonia fibrinosa) và không có hiện tượng loét phủ màng giả – bã đậu ở trong ruột, tức là không có viêm loét ruột hoại tử hình xoáy trôn ốc.
Nếu cần thiết thì tiến hành thí nghiệm trên lợn khoẻ: bệnh phẩm sau khi xử lý bằng kháng sinh được tiêm cho lợn con khoẻ mạnh, lợn chỉ phát bệnh khi bị dịch tả. Lúc đó, tụ huyết trùng chỉ là bệnh do bội nhiễm. Cần lưu ý rằng mức độ lây lan của bệnh dịch tả mạnh hơn bệnh tụ huyết trùng, do đó chỉ sau 7 -15 ngày sẽ thấy cả ổ, cả chuồng lợn bị bệnh. Mặt khác đối với bệnh tụ huyết trùng sau khi tiêm cho lợn ốm lượng kháng sinh thích hợp thì thân nhiệt sẽ giảm xuống đến gần bình thường và nhiều trường hợp lợn được chữa khỏi.
Phân biệt với bệnh đóng dấu lợn
Bệnh đóng dấu khác bệnh tụ huyết trùng là lợn bệnh không bị viêm phổi, song ở thể quá cấp cũng rất khó khăn phân biệt bệnh vì các triệu chứng lâm sàng khá giống nhau. Lúc đó cần lấy ngón tay ấn mạnh vào lưng lợn- điểm ấn sẽ trắng bệch ra sau đó đỏ lại ngay là thuộc bệnh đóng dấu lợn tức là trong khi bệnh tụ huyết trùng thì điểm trắng do ấn tay sẽ trở lại lâu hơn. Chúng ta cần phân biệt giữa hiện tượng xung huyết và tụ huyết.
Phân biệt với bệnh phó thương hàn
Bệnh phó thương hàn, lợn cũng bị viêm phổi nhưng phần phổi viêm có màu hơi sáng và mô phổi hơi rắn. Đường ruột nhất là ruột già luôn bị viêm từ tiết nhầy đến xuất huyết hoại tử rất nặng tạo ra các ổ loét sâu, có gờ và bệnh xảy ra chủ yếu ở lợn dưới 4 tháng tuổi.
Phân biệt với bệnh nhiệt thán
Do trong bệnh tụ huyết trùng lợn bệnh bị phù nề và sưng vùng hầu, cổ và ức cho nên phải để ý đến bệnh nhiệt thán, uốn ván và Coli dung huyết. Trong trường hợp bị nhiệt thán, phổi lợn không bị viêm. Khi lợn bị chết do bệnh nhiệt thán thì thường từ các lỗ tự nhiên chảy ra máu không đông màu đen. Trong mọi trường hợp, nếu có nghi ngờ thì cần phải gửi mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm.
f. Miễn dịch
Lợn sau khi khỏi bệnh tụ huyết trùng được miễn dịch nhưng không dài và có nguy cơ tái nhiễm vì lợn khoẻ mang trùng. Bởi vậy đối với lợn nái và đực giống bắt buộc tiêm vacxin tụ huyết trùng 2lần/năm để phòng bệnh. Đối với lợn con sau cai sữa, mũi đầu tiên tiêm vào lúc 25- 40 ngày tuổi, mũi 2 tiêm sau một tháng vào giai đoạn vỗ béo. Đối với các vùng chăn nuôi lợn nên tiêm hai đợt đại trà bắt buộc (vào dịp tháng 3, 9 hàng năm), ngoài ra nên tiêm bổ sung thêm 2 đợt xen kẽ giữa 2 đợt đại trà thì mới đạt chỉ tiêu 100% lợn được miễn dịch. Như vậy mới hạn chế được tối đa khả năng bùng nổ dịch thụ huyết trùng trong điều kiện chăn nuôi và khí hậu của nước ta hiện nay.
Lưu ý: Vacxin tụ dấu là vacxin chết đa giá phòng 2 bệnh: tụ huyết trùng và đóng dấu lợn.
g. Điều trị
Bệnh tụ huyết trùng nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng hướng sẽ cho kết quả tốt.
Việc dùng kháng sinh đặc hiệu và một số loại thuốc trợ sức sẽ cho kết quả điều trị tốt. Có thể dùng theo 1 trong những cách sau:
Cách 1:
– T.enteron: 1ml/10kgP, tiêm bắp, 2lần/ngày
– Analgin + Vit C: 5ml
– Vit B1: 5ml
Cafein: 5ml
Trộn lẫn tiêm cho 50kg P/ lần/ngày ´ 3ngày
Cách 2:
– Tialin.Thai: 1ml/5 – 8kgP/lần, ngày tiêm 2 lần, tiêm 3 ngày.
– Cafein 1ml/10kgP kết hợp với Vit C 1ml/10kgP, tiêm 1lần/ngày ´ 3 ngày.
Sau 3- 4 lần tiêm chắc chắn sẽ khỏi bệnh.
Ngoài ra các thuốc sau đây dùng rất tốt trong điều trị tụ huyết trùng: Ceftiofur, Streptomycin, Macavet, Tialin.Thai, T.enteron, Flugen.Thai, T.C.K, Flodovet, Linco-Gen LA, DOC Thái, VidanT, Genta-tylo…
h. Phòng bệnh
Tụ huyết trùng là bệnh nổ ra khi có điều kiện Stress, do đó việc làm đầu tiên là chăm sóc nuôi dưỡng đúng kỹ thuật, giảm tối thiểu các yếu tố Stress.
Phòng bệnh tích cực bằng vacxin do Việt Nam hoặc do nước ngoài sản xuất và đang lưu thông tại nước ta như:
Vacxin tụ dấu nhị giá vô hoạt, phòng tụ huyết trùng týp D và liên cầu trùng lợn.
Neumo suin: vacxin nhị giá vô hoạt, phòng viêm dính màng phổi và tụ huyết trùng týp A.

Nguồn: PGS. TS. Lê Văn Năm

Bệnh do một loại vi khuẩn đa hình thái tên gọi là Pasteurella multocida, hiếu khí, lên men đường glucose, không sinh hơi, phản ứng Indol dương tính, không chuyển động, dạng ovan, không bắt màu (Gram âm), có khả năng tạo nha bào. Ở lợn thường thấy P.multocida týp A và D và P.hemolytical. Bình thường chúng phát triển tốt trong chất nhầy có trên màng nhầy của mũi, amidal chứ không phải sống trên các biểu mô của mũi. Đây là một bệnh rất nguy hiểm đối với lợn, đặc biệt ở những cơ sở chăn nuôi tập trung công nghiệp bởi sự thiệt hại to lớn về kinh tế do bệnh gây nên.Vi khuẩn P.multocida dễ mẫn cảm đối với các chất sát trùng: dung dịch phenol 5% và Creolin 0,5% giết chết sau 1 phút, dung dịch sulphate đồng 1%- sau 3 phút và nước vôi tôi 20% sau 20 phút. Thuốc sát khuẩn tốt nhất là 2% Vinadin 10% và B.K.Vet. Nhiệt độ 70 – 90oC giết chết vi khuẩn sau 5 – 10 phút, ánh sáng mặt trời chiếu thẳng sau 6- 8 phút.Ở trong phân P.mutocida sống được gần 1 tháng, ở trong nước với nhiệt độ 5 – 8oC đến 3 tuần và ở trong xác chết chúng tồn tại gần 4 tháng.Đặc điểm dịch tễ nổi bật ở bệnh tụ huyết trùng là nếu bệnh nổ ra do sẵn có mầm bệnh tại địa phương (cơ sở chăn nuôi) dưới tác động trực tiếp của các yếu tố bất lợi thì bệnh xảy ra lác đác, cục bộ và bao giờ cũng ở thể quá cấp hoặc cấp tính, lợn bệnh chết đột ngột. Nhưng nếu mầm bệnh được mang từ nơi khác đến thì tụ huyết trùng xảy ra đặc trưng với tính dịch cao và dữ dội hơn, lây lan rất nhanh thành dịch.Nguồn lây bệnh nguy hiểm nhất là gia súc đã ốm và qua khỏi bệnh tụ huyết trùng vì chúng mang trùng. Bệnh xảy ra sau khi phát sinh các yếu tố bất lợi như: độ ẩm tăng cao, mật độ nuôi dày, đói, thiếu vitamin… thay đổi đột ngột thức ăn, nước uống và thời tiết, vận chuyển….Bệnh đôi khi xảy ra ngay sau khi tiêm phòng vacxin dịch tả và đóng dấu….Trong trường hợp này triệu chứng lâm sàng cấp tính xảy ra 3- 9 ngày sau khi tiêm vacxin. Lợn mắc bệnh chủ yếu từ 2 tháng tuổi trở lên. Gà, vịt đều có thể nhiễm vi khuẩn tụ huyết trùng của lợn và phát bệnh dẫn đến tử vong cao nhưng người không bị lây tụ huyết trùng lợn.Cơ thể lợn trong điều kiện bình thường có sức đề kháng cao đối với căn nguyên gây bệnh tụ huyết trùng, điều đó giải thích rằng trong đàn có nhiều cá thể mang trùng mà dịch không xảy ra. Khi sức đề kháng của cơ thể gia súc giảm xuống, P.multocida gây viêm ở các lớp niêm mạc và hạch lâm ba ở vùng hầu làm cho hệ thống hàng rào bảo vệ bị phá huỷ. Vi khuẩn tụ huyết trùng xâm nhập vào máu và tiết nội độc tố. Chính các nội độc tố này phá huỷ cấu tạo của thành mạch máu làm cho máu ngấm vào các mô xung quanh tạo nên hiện tượng tụ huyết, da đỏ. Các chủng có độc tố mạnh gây chết lợn trong vòng 1- 3 ngày, các chủng có độc tố yếu hơn gây bệnh kéo dài với các tổn thương hoại tử ở phổi, gan, tim, thận và khớp.Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 1- 14 ngày. Người ta chia bệnh tụ huyết trùng ra làm 2 dạng chính: nhiễm trùng huyết và dạng bội nhiễm.Dạng nhiễm trùng huyết xảy ra ở thể quá cấp tính, cấp tính và mãn tính.Biểu hiện các triệu chứng lâm sàng như: sốt cao (41- 43oC), khó thở, ho và các dịch nhày lẫn mủ chảy ra từ các lỗ mũi, lợn yếu nhanh, nằm bẹp, bỏ ăn. Do hoạt động của hệ tim mạch yếu nên xuất hiện các đám xung huyết hoặc tụ huyết (tím) ở da vùng bụng, tai, đùi, mông và đôi khi đỏ toàn thân.Xuất hiện phù nề mô dưới da vùng cổ kèm theo viêm hầu (sưng hầu). Lợn thường chết sau 1- 2 ngày, thậm chí trong vòng vài giờ.Lợn ốm, sốt cao 41 – 420C, ho khan, ho đau và thở thể bụng, chảy dịch mũi đôi khi lẫn máu ngày một nặng hơn. Nếu đè hoặc ấn tay vào vùng ngực thì lợn có cảm giác đau, hai chân trước đứng dạng ra để thở và để giảm đau. Quá trình nhiễm trùng được thể hiện ra ngoài bằng hiện tượng tụ huyết và tạo các đám đỏ ở da. Niêm mạc mắt, miệng,… bị thâm tím. Một số lợn chết sau 3- 8 ngày do truỵ hô hấp hoặc đôi khi kéo dài đến vài tuần.Ở một số lợn có sức đề kháng cao thì thể trạng tiến triển tốt dần lên và chuyển sang thể mãn tính. Lợn ốm ho ngắt quãng, một số thấy khớp bị sưng, lợn đi khập khiễng và trên da xuất hiện triệu chứng exzema tróc vảy. Phần lớn lợn ốm gầy nhanh, yếu và sau 1,5- 2 tháng sẽ chết do còi cọc. Số ít con sống sót nhưng khi giết mổ phát hiện thấy các ổ viêm bị bao bọc ở trong phổi, màng tim, bao khớp…Các chủng P.multocida với độc lực yếu không gây chết lợn nhưng tạo điều kiện cho các bệnh viêm phổi truyền nhiễm, PRRS, dịch tả, giả dại, đóng dấu, bệnh nghệ nổ ra và khi đó P.Multocida đóng vai trò gây bệnh thứ phát.Thể cấp tính của bệnh tụ huyết trùng khó phân biệt với bệnh dịch tả vì bệnh tích mổ khám của hai bệnh gần giống nhau. Để chẩn đoán sơ bộ, cần chú ý đến ở bệnh tụ huyết trùng có viêm phổi tiết xơ huyết- xuất huyết (pneumonia fibrinosa) và không có hiện tượng loét phủ màng giả – bã đậu ở trong ruột, tức là không có viêm loét ruột hoại tử hình xoáy trôn ốc.Nếu cần thiết thì tiến hành thí nghiệm trên lợn khoẻ: bệnh phẩm sau khi xử lý bằng kháng sinh được tiêm cho lợn con khoẻ mạnh, lợn chỉ phát bệnh khi bị dịch tả. Lúc đó, tụ huyết trùng chỉ là bệnh do bội nhiễm. Cần lưu ý rằng mức độ lây lan của bệnh dịch tả mạnh hơn bệnh tụ huyết trùng, do đó chỉ sau 7 -15 ngày sẽ thấy cả ổ, cả chuồng lợn bị bệnh. Mặt khác đối với bệnh tụ huyết trùng sau khi tiêm cho lợn ốm lượng kháng sinh thích hợp thì thân nhiệt sẽ giảm xuống đến gần bình thường và nhiều trường hợp lợn được chữa khỏi.Bệnh đóng dấu khác bệnh tụ huyết trùng là lợn bệnh không bị viêm phổi, song ở thể quá cấp cũng rất khó khăn phân biệt bệnh vì các triệu chứng lâm sàng khá giống nhau. Lúc đó cần lấy ngón tay ấn mạnh vào lưng lợn- điểm ấn sẽ trắng bệch ra sau đó đỏ lại ngay là thuộc bệnh đóng dấu lợn tức là trong khi bệnh tụ huyết trùng thì điểm trắng do ấn tay sẽ trở lại lâu hơn. Chúng ta cần phân biệt giữa hiện tượng xung huyết và tụ huyết.Bệnh phó thương hàn, lợn cũng bị viêm phổi nhưng phần phổi viêm có màu hơi sáng và mô phổi hơi rắn. Đường ruột nhất là ruột già luôn bị viêm từ tiết nhầy đến xuất huyết hoại tử rất nặng tạo ra các ổ loét sâu, có gờ và bệnh xảy ra chủ yếu ở lợn dưới 4 tháng tuổi.Do trong bệnh tụ huyết trùng lợn bệnh bị phù nề và sưng vùng hầu, cổ và ức cho nên phải để ý đến bệnh nhiệt thán, uốn ván và Coli dung huyết. Trong trường hợp bị nhiệt thán, phổi lợn không bị viêm. Khi lợn bị chết do bệnh nhiệt thán thì thường từ các lỗ tự nhiên chảy ra máu không đông màu đen. Trong mọi trường hợp, nếu có nghi ngờ thì cần phải gửi mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm.Lợn sau khi khỏi bệnh tụ huyết trùng được miễn dịch nhưng không dài và có nguy cơ tái nhiễm vì lợn khoẻ mang trùng. Bởi vậy đối với lợn nái và đực giống bắt buộc tiêm vacxin tụ huyết trùng 2lần/năm để phòng bệnh. Đối với lợn con sau cai sữa, mũi đầu tiên tiêm vào lúc 25- 40 ngày tuổi, mũi 2 tiêm sau một tháng vào giai đoạn vỗ béo. Đối với các vùng chăn nuôi lợn nên tiêm hai đợt đại trà bắt buộc (vào dịp tháng 3, 9 hàng năm), ngoài ra nên tiêm bổ sung thêm 2 đợt xen kẽ giữa 2 đợt đại trà thì mới đạt chỉ tiêu 100% lợn được miễn dịch. Như vậy mới hạn chế được tối đa khả năng bùng nổ dịch thụ huyết trùng trong điều kiện chăn nuôi và khí hậu của nước ta hiện nay.Lưu ý: Vacxin tụ dấu là vacxin chết đa giá phòng 2 bệnh: tụ huyết trùng và đóng dấu lợn.Bệnh tụ huyết trùng nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng hướng sẽ cho kết quả tốt.Việc dùng kháng sinh đặc hiệu và một số loại thuốc trợ sức sẽ cho kết quả điều trị tốt. Có thể dùng theo 1 trong những cách sau:- T.enteron: 1ml/10kgP, tiêm bắp, 2lần/ngày- Analgin + Vit C: 5ml- Vit B1: 5mlCafein: 5mlTrộn lẫn tiêm cho 50kg P/ lần/ngày ´ 3ngày- Tialin.Thai: 1ml/5 – 8kgP/lần, ngày tiêm 2 lần, tiêm 3 ngày.- Cafein 1ml/10kgP kết hợp với Vit C 1ml/10kgP, tiêm 1lần/ngày ´ 3 ngày.Sau 3- 4 lần tiêm chắc chắn sẽ khỏi bệnh.Ngoài ra các thuốc sau đây dùng rất tốt trong điều trị tụ huyết trùng: Ceftiofur, Streptomycin, Macavet, Tialin.Thai, T.enteron, Flugen.Thai, T.C.K, Flodovet, Linco-Gen LA, DOC Thái, VidanT, Genta-tylo…Tụ huyết trùng là bệnh nổ ra khi có điều kiện Stress, do đó việc làm đầu tiên là chăm sóc nuôi dưỡng đúng kỹ thuật, giảm tối thiểu các yếu tố Stress.Phòng bệnh tích cực bằng vacxin do Việt Nam hoặc do nước ngoài sản xuất và đang lưu thông tại nước ta như:Vacxin tụ dấu nhị giá vô hoạt, phòng tụ huyết trùng týp D và liên cầu trùng lợn.Neumo suin: vacxin nhị giá vô hoạt, phòng viêm dính màng phổi và tụ huyết trùng týp A.

Source: https://vvc.vn
Category : Tin Mới

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay