Đặc trưng và đặc điểm của báo phát thanh – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản rất đầy đủ của tài liệu tại đây ( 127.88 KB, 20 trang )

Thứ nhất, đối tượng tác động của phát thanh rộng rãi nhất, người nghe không đòi

hỏi phải biết chữ, miễn là có khả năng nghe và hiểu được ngôn ngữ lời nói được

truyền tải trên sóng phát thanh.

Thứ hai, thông điệp trên sóng phát thanh có thể len lỏi vào mọi tầng lớp dân cư ở

khắp nơi, đặc biệt là đối với các dân tộc ít người chỉ có tiếng nói mà chưa có văn tự.

Thứ ba, do chuyển tải thông điệp nhờ sóng điện từ cho nên báo phát thanh có

tính tức thì và tính toả khắp. Tức là ngay lập tức, thông điệp có thể tác động đến

hàng triệu người trên cả nước hoặc khắp hành tinh, vượt qua mọi biên giới quốc gia,

lãnh thổ.

Thứ tư, cơ chế tác động linh hoạt, khả năng tiếp nhận mọi nơi, mọi lúc, tiện lợi

cho người nghe, đặc biệt với nhóm công chúng phụ nữ và các nước nghèo, vùng

sâu, vùng xa.

Thứ năm, chưa một loại hình báo chí nào lại rẻ tiền như báo phát thanh, điều này

đặc biệt có lợi cho các nước và công chúng dân cư nghèo.

Thứ sáu, là kênh truyền thông sinh động, hấp dẫn cho mọi đối tượng, lứa tuổi,

mọi vùng miền nhờ việc sử dụng thế giới âm thanh, báo phát thanh có thể tạo dựng

nên bức tranh sống động về cuộc sống hôm nay và cả về diện mạo, chiều sâu trong

ký ức con người, kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng của người nghe.

So với báo in, phát thanh có thế mạnh của sự nhanh nhạy, linh hoạt và phương

thức thông tin sinh động bằng lời nói, còn so với truyền hình, phát thanh vẫn là loại

hình báo chí chiếm ưu thế trong việc đưa tin tức nhanh nhất, kịp thời nhất giúp thính

giả tiếp cận sớm với những sự việc, sự kiện xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc

sống xung quanh. Với khả năng truyền đạt ngay tức khắc những sự kiện xảy ra, cho

đến nay phát thanh vận luôn giữ được vai trò là loại hình báo chí có khả năng thông

tin thời sự nhanh nhất, nhạy bén nhất. Người ta đã đưa ra một so sánh đầy hình ảnh:

Khi một sự kiện xảy ra, phát thanh đưa tin, truyền hình diễn tả và báo in phân tích,

diễn giải. Điều đó cho thấy, nhanh chóng tức thời là một yếu tố quan trọng có thể

giúp cho phát thanh cạnh tranh với các loại hình báo chí khác trong bối cảnh của đời

sống báo chí hiện đại.

5

1.2. Đặc điểm

Trong tương quan so sánh với những loại hình báo chí khác, phát thanh có những

đặc điểm cơ bản được thể hiện qua các yếu tố sau đây:

Toả sóng rộng khắp: là sự quảng bá nhờ phủ sóng điện từ trên phạm vi rộng lớn

với tốc độ tương đương tốc độ của ánh sáng (xấp xỉ 300.000 km/s). Có thể nói phát

thanh không có giới hạn về khoảng cách, vì thế nó mang tính xã hội hoá rất cao.

Thông tin được xã hội hoá cũng sẽ có khả năng tạo ra hành động mang tính xã hội

lớn.

Thông tin nhanh, tiếp cận đồng thời: Thông tin được truyền qua sóng điện từ và

hệ thống truyền thanh có thể rút ngắn mọi khoảng cách ở phạm vi toàn cầu. Trong

một số trường hợp như tường thuật trực tiếp, cầu truyền thanh…phát thanh có thể

ngay lập tức thông báo cho công chúng biết được về sự kiện ở chính thời điểm mà

nó đang diễn ra.

Khác với báo in, hàng triệu thính giả phát thanh đồng thời được lắng nghe thông

tin ở cùng một thời điểm. Có lẽ đây chính là điều khiến cho Lênin, từ cách đây gần

một thế kỷ đã nhận xét: “Phát thanh là cuộc mít tinh của hàng triệu quần chúng”.

Thông tin phụ thuộc vào quy luật thời gian: Trong khi đọc báo, người đọc có thể

chủ động xem những tác phẩm mà mình quan tâm ở bất cứ trạng thái nào. Còn thính

giả phát thanh bị phụ thuộc hoàn toàn vào quy luật của quá trình thông tin radio.

Những tin tức phát thanh luôn được chuyển tải theo chiều tuyến tính, họ phải nghe

chương trình một cách tuần tự từ đầu đến cuối một cách hoàn toàn bị động.

Sống động, riêng tư, thân mật: Đối với phát thanh, công chúng được nghe thông

tin qua giọng đọc. Nghĩa là thông tin được truyền đến với họ thông qua giọng nói

của những con người cụ thể nên gắn liền với những yếu tố của kỹ năng nói như: cao

độ, cường độ và đặc điểm là tiết tấu, ngữ điệu. Giọng nói tự nó đã có sức thuyết

phục bởi tính chất sôi động và có thể tạo ra sự hấp dẫn, lôi kéo thính giả đến với

chương trình. Điều đó đòi hỏi những người thực hiện chương trình phát thanh phải

lựa chọn cách nói sao cho thật riêng tư, thân mật như đang nói với từng người.

6

Sử dụng âm thanh tổng hợp (bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc): Công chúng

của báo phát thanh là rộng lớn và đa dạng, đó là quần thể dân cư không phân biệt

trình độ học vấn. Mọi đối tượng (chỉ trừ người điếc) đều có thể tiếp nhận thông tin

qua radio. Âm thanh không bị phụ thuộc vào hình ảnh và chữ in nên có nhiều thuận

lợi trong khai thác, sử dụng. Âm thanh có thể kích thích trí tưởng tượng, gây không

khí và gợi lên những tâm trạng. Bởi lẽ đó, nếu xét riêng trong sự so sánh với truyền

hình, báo phát thanh nổi lên ở đặc điểm quan trọng nhất đó là việc sử dụng âm thanh

tổng hợp bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc tác động vào thính giác. Như vậy,

đây không phải là phương thức tác động duy nhất mà còn là đặc trưng cơ bản của

báo phát thanh trong tương quan so sánh với các loại hình báo chí khác.

2. Vai trò của chương trình phát thanh trong đời sống hiện đại

Trong thực tế cuộc sống có những lúc chúng ta không thể sử dụng, xem được

các chương trình của truyền hình, vì bận nhiều công việc này, công việc khác. Nếu

muốn xem chương trình truyền hình để biết các thông tin đã và đang xảy ra trong

cuộc sống hàng ngày thì phải dừng công việc để vào xem tivi. Ngược lại không phải

ngừng công việc mà người ta cũng có thể nghe, tiếp nhận được những thông tin qua

radio hết sức thoải mái và tiện lợi. Trong mỗi chúng ta chỉ cần có một chiếc radio

nhỏ gọn dù ở bất cứ nơi đâu trong lúc đang lái xe, đi xe đạp, xe buýt, vừa cày bừa và

cả những người khiếm thị…cũng đều có thể nghe, tiếp nhận được những thông tin

quan trọng đã và đang xảy ra.

Có thể khẳng định rằng thông tin phát thanh qua radio đã giữ được vai trò là

người đồng hành hữu ích trong cuộc sống của chúng ta, nó đã giúp cho con người

trong các thập kỷ qua luôn giữ được mối liên hệ với thế giới, những biến đổi sâu sắc

của cuộc sống, trong và ngoài nước công chúng luôn luôn coi chiếc radio là người

bạn tri âm và không phân biệt lứa tuổi giới tình, nghề nghiệp và đẳng cấp. Bởi vì

sức hấp dẫn của phát thanh không những nhận thông tin ở bất cứ điều kiện công

việc nào trong cuộc sống, đồng thời thể hiện sự tiện lợi, rẻ tiền, để sử dụng, ít hạn

chế về không gian, kỹ thuật đơn giản, chất lượng âm thanh hiện đại.

7

Trong công cuộc đổi mới hôm nay, hệ thống phát thanh từ trung ương đến địa

phương đã không ngừng đổi mới, phát triển lên một tầm cao mới, đóng góp vào sự

nghiệp phát triển của đất nước.

3. Phương thức tác động của chương trình phát thanh

3.1. Chuyển tải thông tin qua radio

Đây chính là sự chuyển tải thông tin và truyền đạt ý tưởng, cảm xúc sao cho

người nghe radio có thể coi đó là cảm xúc và những ý tưởng của chính mình. Những

thông tin có hiệu quả được chuyển tải trên sóng phát thanh nó còn phụ thuộc vào

một số yếu tố cơ bản đó là: Nội dung của chương trình, thông tin muốn truyền đến

cho người nghe một thông điệp gì? Nội dung thông điệp đó được chuyển tải như thế

nào? Từ đó các đối tượng tiếp nhận thông tin coi đó là những vấn đề bức thiết cần

quan tâm và là một sự đòi hỏi lớn về nhu cầu nắm bắt thông tin. Quá trình trên đã

tạo nên mối quan hệ tương tác qua lại giữa người đưa ra các thông tin và người nhận

thông tin, cũng chính từ đây sóng phát thanh được chuyển tải qua radio đã là thực sự

là cầu nối, là những người bạn tri âm của phát thanh. Đó cũng chính là một quá trình

tương tác để đi đến sự hiểu biết, chuyển tải ý tưởng, tình cảm bằng cách sử dụng các

ngôn từ nâng cao kiến thức, mở rộng hiểu biết và điều chỉnh hành vi của cuộc sống.

3.2. Để xây dựng chương trình có chất lượng

Muốn đạt được những yêu cầu trên chính là quá trình xây dựng nâng cao chất

lượng chương trình phát thanh, thì mới thu hút được sự chú ý của người nghe, cần

phải làm cho các đối tượng tiếp nhận thông tin hiểu được ý nghĩa của những thông

điệp được phát ra. Mặt khác phát thanh được sử dụng kỹ thuật sóng điện tử và hệ

thống truyền thanh truyền đi những âm thanh, trực tiếp tác động vào thính giác của

đối tượng tiếp nhận thông tin, thường xuyên tìm tòi sáng tạo sự sinh động, kỳ diệu

của âm nhạc, tiếng động, lời nói mà công chúng không thể nhìn thấy bằng mắt các

diễn biến của từng thông điệp, từng bản tin.

Vì vậy việc xây dựng nâng cao chất lượng chương trình để thể hiện qua dọng

đọc của phát thanh viên càng ngắn gọn thì sẽ giúp công chúng dễ hiểu, dễ nhớ, đặc

biệt là không dùng các từ ngữ cao siêu xa thực tế, sẽ làm cho công chúng, người

8

nghe vất vả suy luận, suy đoán khó hiểu. Những từ ngữ, âm thanh của phát thanh

phải đạt tới đỉnh cao làm gợi nên vô số các loại hình ảnh vật chất cụ thể, sống động

được thoát ra trong ý tưởng của người nghe về những tính cách nhân vật, sự kiện rõ

ràng qua phát thanh.

Phần II. Thực trạng:

1. Đặc điểm tình hình:

Đài truyền thanh truyền hình (TT-TH) Như Thanh, được thành lập năm 1972,

trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Như Thanh, trụ sở chính đặt tại khối 04, thị trấn

Như Thanh, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá. Những năm qua, Đài truyền thanh

truyền hình Như Thanh đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện trong

việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà

nước, đáp ứng nhu cầu thông tin, nâng cao sự hiểu biết của người dân trong toàn

huyện. Đó là nền móng cho sự hình thành, phát triển sự nghiệp phát thanh – truyền

hình của huyện nhà.

Đài truyền than truyền hình Như Thanh là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ,

chính quyền và nhân dân huyện Như Thanh, là phương tiện quan trọng để tuyên

truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của

tỉnh, của huyện tới mọi người dân trong huyện; là công cụ sắc bén phục vụ công tác

chỉ đạo, điều hành của Huyện ủy – HĐND- UBND huyện đối với cơ sở trên tất cả

các lĩnh vực: Kinh tế – Chính trịnh – Văn hóa – Xã hội – An ninh quốc phòng. Đồng

thời là diễn đàn của nhân dân; phản ánh tâm tư nguyện vọng chính đáng và ý chí của

các tầng lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện. Là cầu nối giữa các cấp ủy

Đảng, Chính quyền và nhân dân trong huyện. Cụ thể được quy định theo Quyết định

1895/QĐ-UBND tỉnh ngày 06/06/2013 của UBND tình Thanh Hóa. Được đánh giá là

đơn vị lá cớ đầu của ngành Phát thanh truyền hình tỉnh Thanh Hóa.

Với tổng số 10 cán bộ công nhân viên chức lao động, trong đó: 2 người có

trình độ Thạc sĩ; 6 người có trình độ đại học, 1 người có trình độ cao đẳng, 1 người

có trình độ trung cấp.Với 6 cán bộ viên chức, 01 người hợp đồng UBND huyện ký

03 hợp đồng do đài ký (01 bảo vệ) được phân công như sau: 01 Trưởng đài, 01 phó

9

đài, 4 phóng viên kiêm biên tập viên, phát thanh viên, 1 kỹ thuật viên vận hành máy,

02 kỹ thuật vi tính kiêm quay phim, dựng chương trình, 01 bảo vệ, không có nhân

viên hành chính (đang phải kiêm nhiệm).

Việc đầu tư cơ sở vật chất và con người là điều cấn thiết để cán bộ Đài hoàn

thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, phát triển sự nghiệp. Hiện nay, Đài có một máy

phát hình công suất 100w, một máy phát sóng có công suất 300w, có 2 máy camera

kỹ thuật số, 1 máy tascam, một máy LD, một bộ mixo và một bộ dựng hình phi

tuyến.

Ngoài việc đầu tư trang thiết bị phát sóng, Đài truyền thanh truyền hình Như

Thanh còn có đầy đủ thiết bị phục vụ sản xuất các chương trình phát thanh – truyền

hình. Ngoài tiếp âm Đài tiếng nói Việt Nam, truyền hình Việt Nam (TNVN, THVN),

chương trình phát thanh của Đài phát thanh truyền hình Thanh Hoá, thì mỗi tuần Đài

truyền thanh truyền hình Như Thanh sản xuất 4 chương trình phát thanh, 3 chương

trình truyền hình. Ngoài ra, Đài còn thực hiện truyền thanh trực tiếp các hoạt động

chính trị, xã hội lớn của huyện như các kỳ họp HĐND, các cuộc tiếp xúc cử tri với

đại biểu Quốc hội…

Đến nay, huyện Như Thanh có 70% số dân đã được phủ sóng truyền hình,

100% số dân được phủ sóng phát thanh Đài huyện. Tuy cơ sở vật chất, kỹ thuật còn

nhiều hạn chế nhưng đội ngũ cán bộ của đài đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó

khăn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần động viên, cổ vũ

nhân dân lao động sản xuất, thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển bền vững.

2. Đánh giá thực trạng :

2.1. Những kết quả đạt được:

Mỗi tuần, Đài TT-TH Như Thanh sản xuất 4 chuơng trình phát thanh với thời

lượng 15 phút/ chương trình. Thời gian phát sóng: Buổi sáng 5h30- 5h50; buổi chiều

từ: 17h30- 17h50 phút (Phát lại chương trình phát thanh buổi sáng). Mỗi chương

trình phát thanh của Đài TT-TH Như Thanh được kết cấu như sau:

– Nhạc hiệu

10

– Lời xướng: Đây là Đài truyền thanh Như Thanh

– Giới thiệu chương trình

– Phần tin

– Nhạc cắt

– Phóng sự, bài, gương người tốt việc tốt

– Bài hát

– Chuyên mục, tiểu mục (Nông thôn mới; Đảng trong cuộc sống).

– Thông tin quảng cáo

Chào kết.

Sau khi nghiên cứu thực tế, Đài Truyền thanh truyền hình Như Thanh xác

định: Với một Đài cấp huyện chỉ nên xây dựng mỗi chương trình phát thanh

(CTPT) là 15 phút bao gồm: 12,5- 13 phút thời sự và 1,5- 2 phút nhạc hiệu, nhạc

cắt. Việc bố trí thời lượng như vậy là phù hợp với tâm lý của người nghe Đài qua ra

đi ô, hoặc nghe qua hệ thống loa phóng thanh của các Đài Truyền thanh cơ sở. Bởi

hiện nay, thời lượng mỗi CTPT hàng ngày của các Đài Truyền thanh cơ sở thường từ

10- 15 phút; thậm chí kéo dài tới 20- 30 phút trở lên, khi có nhiều nội dung cần

tuyên truyền. Nếu thời lượng phát thanh của Đài huyện kéo dài tới 30 phút thì sẽ rất

khó cho việc tiếp sóng của Đài Truyền thanh cơ sở và gây áp lực tâm lý cho người

nghe Đài.

Vấn đề quan trọng là giảm thời lượng, nhưng phải tăng số lượng, cao chất

lượng các CTPT. Từ năm 2015, Đài truyền thanh truyền hình Như Thanh quán triệt,

hướng dẫn phóng viên, biên tập nhiệm vụ cụ thể về viết tin, bài, biên tập CTPT.

Thời lượng mỗi tin phát thanh chỉ nên đánh máy trên ½ trang giấy A4, sự kiện quan

trọng thì mới kéo dài tới 2/3, hoặc 1 trang giấy A4; thời lượng mỗi bài phát thanh từ

3,5- 4 phút, sự kiện quan trọng đặc biệt thì thời lượng tăng thêm, nhưng không quá

5- 6 phút. Thời lượng mỗi tin, bài được cắt giảm như vậy là phù hợp với tâm lý của

bạn nghe Đài, vừa có điều kiện để truyền tải được nhiều nội dung thông tin trong

mỗi CTPT. Các phóng viên, biên tập của Đài khi viết và khi biên tập tin, bài phát

thanh đều chú trọng viết câu ngắn gọn, đơn nghĩa, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nghe, dễ nhớ.

11

Mỗi CTPT của Đài huyện truyền tải được 7- 9 tin và 01 bài,( gương, phóng sự…)

phản ánh các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh- quốc phòng, xây dựng Đảng…

Việc lập, duyệt, ghi âm, phát sóng các CTPT hằng ngày, hàng tuần được quy

định nghiêm ngặt về thời gian, cụ thể: CTPT của ngày hôm sau, thì từ ngày hôm

trước liền kề phải hoàn thiện việc lập xong lúc 3h00- 3h30, duyệt xong từ 16h30,

trong trường hợp lãnh đạo, hoặc phóng viên, biên tập đều đi công tác, vắng mặt cơ

quan, thì việc lập và duyệt CTPT được phép chậm lại, nhưng vẫn phải duyệt xong

vào cuối giờ chiều cùng ngày. Việc ghi âm phải hoàn thiện lúc 15h- 16h. Sau khi ghi

âm hoàn thiện CTPT, lãnh đạo Đài nghe lại, kiểm duyệt lần cuối rồi mới chính thức

phát sóng. Các CTPT của Đài huyện đều được ghi âm qua máy vi tính, nên chất

lượng âm thanh đựơc nâng cao, khắc phục được một số tạp âm, tiếng rú, tiếng rè.

Người trực máy phát sóng, tiếp sóng, nếu mở máy phát sóng muộn giờ, hoặc

không mở máy phát sóng, hoặc không tiếp sóng sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật bằng

nhiều hình thức: Cảnh cáo, phê bình, hạ điểm thi đua, chấm dứt hợp động lao động

(Nếu là lao động hợp đồng). v.v

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng các CTPT, Đài Truyền thanh truyền hình

Như Thanh căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh- quốc phòng, xây

dựng Đảng của huyện, bám sát tình hình thực tiễn để xây dựng kế hoạch tuyên

truyền theo từng quý, từng tháng, từng tuần; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng

phóng viên, biên tập và kỹ thuật viên, phát thanh viên.

Cùng với việc cải tiến công tác biên tập, nâng cao chất lượng tin, bài trong

các CTPT, Đài Truyền thanh truyền hình Như Thanh còn tích cực phối hợp với các

cơ quan, đơn vị duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng các chuyên mục, tiểu

mục phát thanh: Xây dựng Đảng; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh; Xây dựng nông thôn mới; Pháp luật và đời sống; An ninh trật tự – An toàn

giao thông; cải cách hành chính, đơn vị kiểu mẫu, Phụ nữ Như Thanh chung tay xây

dựng nông thôn mới; Thanh niên Như Thanh học tập và làm theo Bác; Người tốt

việc tốt; Mục bạn hỏi luật gia trả lời…. Các Chuyên mục, tiểu mục được phát xen kẽ

12

trong các chương trình phát thanh hằng ngày của Đài; thời lượng của mỗi chuyên

mục 5- 7 phút, tiểu mục 3-5 phút.

Bám sát nhiệm vụ trọng tâm của huyện, định hướng tuyên truyền của Ban

tuyên giáo, hướng dẫn của Sở Thông Tin truyền thông, Đài truyền thanh truyền hình

Như Thanh đã tuyên truyền các sự kiện chính trị và hoạt động của các cấp, các

ngành, các địa phương trong huyện. Mỗi năm Đài TT-TH Như Thanh đã sản xuất

được hơn 1000 tin, bài phát thanh, với gần 200 chương trình phát thanh gốc; sản

xuất được hơn 800 tin truyền hình với 114 chương trình truyền hình gốc và 130

chuyên mục, tiểu mục, phóng sự tổng hợp. Các CTPT, tin và phóng sự Truyền hình

ngày càng được nâng cao hơn về chất lượng, phục vụ kịp thời, có hiệu quả nhiệm vụ

chính trị của Huyện uỷ, Ủy ban nhân dân huyện Như Thanh, đón nhận được sự hoan

nghênh, cổ vũ nồng nhiệt của các tầng lớp nhân dân trong huyện. Đặc biệt năm

2016, Đài TT-TH Như Thanh tích cực tham gia cộng tác với các Báo, Đài tỉnh và

được Báo, Đài tỉnh đánh giá là đơn vị có số lượng tin bài cộng tác nhiều nhất trong

27 đài huyện; tham gia liên hoan phát thanh truyền hình toàn tỉnh, Đài đã đạt 2 giải

nhì phóng sự phát thanh và một giải 3 phóng sự truyền hình. Được Đài PT-TH

Thanh Hóa đánh giá cao.

2.2. Những hạn chế, yếu kém,nguyên nhân:

2.2.1 Những hạn chế, yếu kém:

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chương trình phát thanh hàng ngày tại

Đài TT-TH Như Thanh vẫn còn một số hạn chế yếu kém, đó là:

– Việc xây dựng chương trình phát thanh hằng ngày còn đơn điệu, sơ sài thể

loại bình luận còn quá ít. Tính đối tượng của tuyên truyền còn hạn chế. Có một số

chương trình nhiều tin, bài viết còn khô khan, viết dài dòng, kỹ thuật viên xử lý

tiếng động kém dẫn đến tiếng ồn khó nghe, nhạc cắt, nhạc xen chưa phù hợp.

– Hiện nay, Đài TT-TH Như Thanh, cán bộ kiêm nhiệm một lúc nhiều công

việc chất lượng chương trình chưa thực sự hiệu quả cao.

13

– Trong các chương trình phát thanh hàng ngày: chủ yếu đưa tin hội nghị khô

cứng, chưa mạnh dạn đi sâu viết những bài phản ánh, điều tra, ít sử dụng phỏng vấn,

dẫn tại hiện trường.

– Chương trình được xây dựng trên kết cấu có sẵn

– Chương trình còn dư thời lượng, tin tức thiếu phải lấy từ báo in.

– Câu văn hoặc diễn đạt bài viết chưa ngắn gọn cụ thể.

2.2.2 Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

Những hạn chế, yếu kém nêu trên là do có những nguyên nhân chủ quan và

khách quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

2.2.2.1. Nguyên nhân khách quan

Thực tế hiện nay tại Đài TT-TH Như Thanh, cơ sở vật chất thiếu thốn, nghèo

nàn, thiết bị thu thanh chưa đạt chuẩn, máy phát thanh đã cũ ảnh hưởng không nhỏ

tới chất lượng chương trình phát thanh; Các loại nhạc hiệu, nhạc đệm, nhạc cắt, nhạc

xen chất lượng không cai nên không đồng bộ chất lượng về mức độ cao thấp giữa

phát thanh viên với tiếng nhạc; Chế dộ bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên chưa

được cải thiện so với công việc đã làm. Đặc biệt với những phóng viên thường phải

đi cơ sở nắm bắt tình hình, phản ánh thông tin về đài. Nhất là thời gian đi tác nghiệp

ngoài giờ, hoặc ngày lễ, ngày tết…

2.2.2.2 Nguyên nhân chủ quan

– Một số cán bộ phóng viên chưa thực sự chủ động trong việc tìm kiếm và

viết tin bài. Do đó số lượng tin còn ít, dẫn đến thiếu chương trình phát thanh hàng

ngày.

– Việc viết tin bài của một số phóng viên còn mang tính chất đối phó, chưa

trau truốt và chưa đổi mới sáng tạo

– Ban biên tập chưa thật sự sát sao với chương trình phát thanh hằng ngày của

Đài

14

– Một số phóng viên còn trông chờ ỉ lại vào sự phân công theo lịch công tác,

giấy mời cơ sở.

Phần III. Giải pháp:

Qua phân tích những thực trạng nêu trên tại Đài TT-TH Như Thanh bản thân

tôi là một cán bộ đang công tác tại Đài TT-TH Như Thanh đã rất trăn trở làm sao để

khắc phục được những hạn chế nêu trên, từ những trăn trở đó bản thân tôi đã mạnh

dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chương trình phát thanh tại

Đài Như Thanh như sau:

* Thứ nhất là, Không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng để sóng tốt, thu rõ,

khỏe nhằm chuyển tải chương trình phát thanh hiệu quả hơn.

– Duy trì phát triển mạng lưới cộng tác viên coi như là một công cụ thông tin

trực tiếp cho đài.

– Củng cố xây dựng hệ thống truyền thanh cơ sở, có nguyên tắc, đồng thời tạo

điều kiện về vật chất cũng như tinh thần của đài cơ sở.Chỉ đạo các xã thực hiện theo

đúng quy trình của lãnh đạo huyện, hướng dẫn đài xã thực hiện đúng chế độ chính

sách đối với người làm công tác đài cơ sở.

* Thứ hai là, về biên tập chương trình:

– Cần có sự đổi mới nội dung phát thanh hàng tuần, hàng tháng, xây dựng

chuyên mục mới. Đồng thời tích cực nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên

môn cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, các cộng tác viên tích cực của đài qua

các lớp đào tạo chuyên ngành của trung ương, địa phương hoặc trường đào tạo

chuyên ngành báo chí.

* Thứ ba là, về nội dung chương trình phát thanh.

– Tăng cường thông tin sự kiện, hiện tượng có chất lượng (tăng cả về số và

lượng).

– Tích cực thu nhanh những ý kiến đóng góp của cơ sở và những cuộc trao đổi

của phóng viên về sản xuất và giáo dục.

15

Source: https://vvc.vn
Category : Thời sự

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay