Việt Nam ta là đất nước có 4.000 năm văn hiến, mang đậm tư tưởng và văn hóa của người phương Đông. Cùng với địa hình trải dài từ Bắc xuống Nam thì văn hóa, phong tục và trang phục truyền thống của các vùng miền cũng có nhiều sự khác biệt. Trong bài này, hãy cùng Trang phục Hàng Xanh tìm hiểu về trang phục truyền thống ba miền Việt Nam để phần nào rõ hơn về văn hóa, bản sắc và chuẩn mực về cái đẹp của người Việt.
Trang phục truyền thống miền Bắc
Ở miền Bắc, có hai loại trang phục truyền thống lịch sử là áo dài, khăn đóng cho nam và áo tứ thân dành cho nữ. Về đặc thù và lịch sử dân tộc sinh ra, hai loại trang phục này trọn vẹn độc lạ :
– Áo dài, khăn đóng: Chiếc áo dài, khăn đóng không chỉ được xem là trang phục truyền thống của nam giới Bắc Bộ mà còn là “quốc phục” dành cho nam giới ở Việt Nam. Trước đây, áo dài là trang phục dành cho vua chúa, các quan lại và giai cấp quý tộc thời phong kiến, ra đời từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Dù đã từng rất phổ biến nhưng đến nay áo dài, khăn đóng đang dần bị lãng quên, chỉ còn xuất hiện trong các chương trình, lễ hội văn hóa hay tuồng chèo Bắc Bộ.
– Áo tứ thân: Theo truyền thuyết, phiên bản đầu tiên của áo tứ thân là trang phục của Hai Bà Trưng trong trận chiến đánh đuổi quân Hán. Trải qua nhiều thế kỷ, đến những năm 1600, chiếc áo bắt đầu có sự cách tân và trở thành trang phục dành cho những người phụ nữ cao quý. Áo tứ thân gồm có chiếc áo yếm đào bên trong và phần áo khoác có 4 tà bên ngoài. Đầu thế kỷ XX, áo tứ thân là trang phục được mặc hàng ngày nhưng nay cũng chỉ xuất hiện trong các lễ hội hay tuồng, chèo.
Trang phục truyền thống miền Trung
Áo dài được xem là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam nói chung và người con gái miền Trung nói riêng. Áo dài vừa kín đáo, vừa quyến rũ, phù hợp với nét văn hóa của người Á Đông. Tiền thân của chiếc áo dài được cho là áo ngũ thân, xuất hiện vào năm 1744, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Hiện nay, áo dài được mặc rất phổ biến thường ngày và còn được chọn làm đồng phục của học sinh cũng như một số cơ quan.
Trang phục truyền thống miền Nam
Đã từ rất lâu, áo bà ba được xem như trang phục đại diện cho hình ảnh người nông dân Nam Bộ, đặc biệt là người dân đồng bằng sông Cửu Long. Đến nay, vẫn chưa tìm được một tài liệu nào ghi chép chính xác về lịch sử ra đời của chiếc áo bà ba. Có hai giải thiết cho rằng áo bà ba xuất hiện từ thời Hậu Lê, được cách tân từ trang phục của người Chăm hoặc do Trương Vĩnh Ký cách tân từ áo của người dân đảo Pénang (Malaysia) vào nửa đầu thế kỷ XIX. Cũng như áo dài, trước đây, áo bà ba được may rộng để tạo cảm giác thoải mái cho người mặc nhưng đến nay đã được cách tân ôm sát người để tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ.
Trên đây là đôi nét về trang phục truyền thống 3 miền mà Trang phục Hàng Xanh muốn chia sẻ với bạn đọc. Nếu có nhu cầu cần thuê các loại trang phục: áo dài, áo tứ thân hay đồ bà ba, bạn có thể đến tại địa chỉ: 328/14 (Hẻm 306) Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.25, Q.Bình Thạnh, TPHCM hoặc 125/24 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM để được phục vụ tận tình. Xin cảm ơn!
Tham khảo thêm : Trang phục phụ nữ Việt biến hóa thế nào qua những thời kỳ ?