Giám sát thi công xây dựng công trình là công việc bao gồm:
– Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng;
– Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng;
– Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;
– Đề xuất với Chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi;
* Người làm công việc này gọi là “Kỹ sư tư vấn giám sát chất lượng công trình” và phải có chứng chỉ hành nghề. Để đủ điều kiện xét cấp chứng chỉ thì theo Luật Xây dựng Việt Nam, người kỹ sư cần phải có ít nhất ba năm kinh nghiệm và đã tham gia thiết kế hoặc thi công một số lượng đáng kể các công trình.
Thông thường, đối với mỗi công trình, thường có Đoàn kỹ sư tư vấn giám sát. Tổ chức này được thành lập sau khi Chủ đầu tư công trình ký Hợp đồng thuê. Tại công trường thi công, chính những người giám sát thi công này đại diện cho Chủ đầu tư về việc theo dõi chất lượng công trình thực hiện hằng ngày.
Đối với các công trình lớn hay công trình có sử dụng nguồn vốn tài trợ nước ngoài như vốn ODA, vốn của các tổ chức phi chính phủ thì việc giám sát thường do Tổ chức tư vấn giám sát quốc tế thực hiện. Các tổ chức này thuộc Hiệp hội Tư vấn quốc tế.
Tính độc lập, khách quan và trong sạch không tham gia móc ngoặc, thông đồng với Chủ đầu tư hoặc bên thi công là rất quan trọng và cần có cho mỗi người làm công tác tư vấn giám sát xây dựng.
Việc giám sát thi công xây dựng có thể được chỉ định hoặc đấu thầu thông qua việc tham gia gói thầu “tư vấn giám sát xây dựng” công trình.
Nội dung chính của TVGS bao gồm nhưng không giới hạn các công việc sau:
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo qui định của pháp luật;
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường;
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về các hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình;
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình đề xuất.
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung cấp thiết bị thực hiện theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm:
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất ượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt cho công trình trước khi đưa vào công trình;
* Trường hợp nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp thiết bị thực hiện thì TVGS báo cáo chủ đầu tư để tiến hành thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.
* Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:
– Giám sát, kiểm tra sự phù hợp của biện pháp thi công do nhà thầu thi công xây dựng đệ trình ;
– Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;
– Xác nhận bản vẽ hoàn công;
– Giám sát, kiểm tra và nghiệm thu theo quy định;
– Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng;
– Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để đề nghị chủ đầu tư điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh;
– Báo cáo, đề xuất với chủ đầu tư để tổ chức kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;
– Báo cáo Chủ đầu tư và phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình.
* Các yêu cầu cụ thể khác:
– Thiết lập hệ thống và các yêu cầu cho việc báo cáo và nghiệm thu( trong giai đoạn sau đấu thầu) cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc nhà thầu phụ ;
– Giám sát và báo cáo Chủ đầu tư về tiến độ xây dựng tại các thời điểm hoàn thành các công tác thi công được tiến hành đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, các tiêu chí thực hiện và tiến độ quản lý chất lượng.
– Giám sát và báo cáo các tác động của tất cả các phát sinh, sự chậm trễ đối với các thỏa thuận về tiến độ. Tiếp nhận và xem xet trình nộp các yêu cầu thanh toán của Nhà thầu đề xuất lên Chủ đầu tư.
– Liên hệ và phối hợp cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc thầu phụ trong việc trình nộp tất cả các chỉ dẫn và hướng dẫn bảo trì, vận hành, chứng chỉ thí nghiệm, bảo hành, bảo đảm, bản vẽ hoàn công và sơ đồ lắp đặt.
– Nghiệm thu các công tác đã hoàn thành trong việc tuân thủ theo Hồ sơ hợp đồng và bản vẽ trước khi phát hành chứng chỉ nghiệm thu.
– Nghiệm thu các công tác cần sửa chữa trong quá trình hoàn chỉnh và cuối quá trình hoàn chỉnh, phối hợp cùng các nhà thầu tư vấn trước khi phát hành chứng chỉ hoàn thành.
– Liên hệ và phối hợp cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc thầu phụ trong giai đoạn vận hành và thử nghiệm, xắp xếp bàn giao cho Chủ đầu tư sau khi hoàn tất công tác thử nghiệm vận hành và triển khai toàn bộ các công tác liên quan.
– Thực hiện cho Chủ đầu tư việc Tư vấn giám sát thi công và lắp đặt thiết bị của Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu, biện pháp thi công, vấn đề an toàn và vệ sinh công trường. Kiểm tra trình độ tay nghề, hiệu quả chi phí thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, dàn xếp tranh chấp đối với các hợp đồng liên quan.
– Phối hợp với các nhà thầu tư vấn khác do Chủ đầu tư chỉ định cho dự án.
– Giám sát và kiểm tra tất cả các công tác thi công một cách tổng thể dựa theo bản vẽ, hợp đông, tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều kiện khác được thể hiện trong các hồ sơ liên quan.
– Tham dự các cuộc họp hàng tuần hay cuộc họp phối hợp cần thiết cùng nhà thầu hoặc thầu phụ trong suốt quá trình thi công.
– Đánh giá sơ bộ trước tất cả các hồ sơ trình nộp ( Bản vẽ triển khai, bản vẽ biện pháp thi công, mẫu vật liệu, báo cáo thí nghiệm, do các nhà thầu hoặc thầu phụ đệ trình.
– Phát hành chỉ dẫn của nhà quản lý giám sát thi công cho việc bổ sung, loại bỏ hay chỉnh sửa so với hợp đồng gốc, bao gồm bất kỳ việc chỉnh sửa nào có sự chấp thuận của Chủ đầu tư.
– Cung cấp cho Chủ đầu tư báo cáo tiến độ thường xuyên hàng tuần.
– Giám sát, quản lý tất cả nhân viên thuộc quyền của mình.
– Kiểm tra và xác nhận tất cả các bản vẽ hoàn công của các Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ trình nộp sau khi hoàn tất hợp đồng.
– Cung cấp các danh sách chỉnh sửa cần thiết sau khi thực hiện công tác nghiệm thu bàn giao.
– Đề xuất chứng chỉ nghiệm thu lên Chủ đầu tư sau khi thỏa mãn với các công tác nghiệm thu hoàn thành, các công tác còn tồn đọng và danh sách các công tác cần thiết phải sửa chữa.
– Thực hiện các trách nhiệm khác theo như hợp đồng đã lập với Chủ đầu tư.