Tiểu luận Du lịch cộng đồng ở An Giang – Tài liệu text

Tiểu luận Du lịch cộng đồng ở An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.77 KB, 38 trang )

Bạn đang đọc: Tiểu luận Du lịch cộng đồng ở An Giang – Tài liệu text

MỤC LỤC

1

DANH MỤC BẢNG

2

LỜI NÓI ĐẦU
An Giang là tỉnh có địa hình rất đặc thù. Là tỉnh biên giới nằm về phía Tây Nam
đất nước, thuộc vùng Bắc đồng bằng sông Cửu Long; vị trí ngay chỗ sông Mê Kông
bắt đầu đổ vào lãnh thổ nước ta và chia ra hai nhánh: sông Tiền, sông Hậu. Là một
vùng đồng bằng phù sa có nước nổi hàng năm, có khu núi nhỏ đầy kỳ tích và huyền
thoại dài 39 km rộng 13 km, được gọi là Bảy Núi (Thất Sơn) với núi Sam, nơi hành
hương quan trọng hàng năm. Ngoài ra, An Giang còn có nhiều di tích gắn liền với
truyền thống văn hóa, lịch sử, tập tục lễ hội cổ truyền dân tộc trãi đều trên toàn tỉnh.
An Giang cũng là tỉnh có sản lượng nuôi cá bè nhiều nhất nước (ở Châu Đốc và Cù lao
Ông Hổ, Long Xuyên) hình thành nên làng nhà bè Châu Đốc rất độc đáo thu hút một
lượng lớn du khách đến nơi đây. An Giang nổi tiếng với nhiều loại đặc sản miền sông
nước như: mắm đồng Châu Đốc, lụa Tân Châu, bánh phồng Phú Tân, đường Thốt Nốt,
khô bò Châu Đốc… Đặc biệt An Giang là vùng đất duy nhất của đồng bằng sông Cửu
Long có người Chăm sinh sống. Đồng bào dân tộc Chăm có một nền văn hóa lâu đời
mang đậm nét bản địa và tôn giáo. Trải qua thời gian dài cư trú từ những năm thập
niên 50 của thế kỷ XIX đến nay, thì nền văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm đã có sự
giao hòa gắn kết cùng với cộng đồng các dân tộc khác sinh sống tại An Giang trên
nhiều lĩnh vực tạo nên sự đa dạng, phong phú cho nền văn hóa tỉnh An Giang. Văn hóa
của người Chăm ở An Giang với một khối lượng lớn các giá trị văn hóa vật thể và phi
vật thể với những giá trị độc đáo riêng của họ là tiềm năng để cho An Giang phát triển
loại hình du lịch văn hóa.

Trong điều kiện đất nước ngày càng hội nhập và quá trình thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đang diễn ra cùng với cuộc cách mạng thông tin – tin học viễn thông
đã làm thay đổi khung cảnh thiên nhiên, môi trường sinh thái, nền văn hóa bản địa tạo
ra sự chuyển động của các luồng dân cư hướng về các khu công nghiệp và các khu đô
thị mới với nhịp sống căng thẳng, dồn dập. Chính vì vậy, nhu cầu du lịch dã ngoại trở
về với thiên nhiên, với môi trường sinh thái trong lành, trở về với tâm linh cội nguồn,
với danh lam thắng cảnh để thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên miệt vườn, cảnh quan
sông kênh – rạch vùng đồng bằng đang trở thành nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng
lớn của người dân. An Giang còn được nhiều du khách biết đến qua các loại hình du
lịch cộng đồng như: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nông nghiệp, du lịch
bản địa, du lịch làng và thủ công mỹ nghệ.

3

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH AN GIANG
VÀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH AN GIANG
1.1.1. Vị trí địa lý
An Giang là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, ở phía Tây Nam của
Việt Nam, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, chạy dọc theo hữu ngạn sông Hậu thuộc
hệ thống sông Mê Công, một phần nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên.
Lãnh thổ của tỉnh nằm trong khoảng từ 10o12’ đến 10o57’ vĩ độ Bắc và từ
104o46’ đến 105o35’ kinh độ Đông. Điểm cực Bắc của tỉnh thuộc xã Khánh An (huyện
An Phú), điểm cực Nam ở xã Thoại Giang (huyện Thoại Sơn), điểm cực Tây tại xã
Vĩnh Gia (huyện Tri Tôn) và điểm cực Đông thuộc xã Bình Phước Xuân (huyện Chợ
Mới).
Phía bắc và tây bắc giáp Campuchia (104km), phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp
(107,6km), phía đông nam giáp thành phố Cần Thơ (44,7km), phía tây giáp tỉnh Kiên
Giang (70km).

Diện tích tự nhiên: 3.537 km2, bằng 1,1% diện tích cả nước. Trong đó đất nông
nghiệp chiếm 79%.
Tính đến năm 2013, dân số toàn tỉnh là 2.155.300 người, mật độ dân số 609
người/km².
Đơn vị hành chính: Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 02
thành phố, 01 thị xã và 08 huyện, trong đó bao gồm 156 đơn vị hành chính cấp xã,
gồm có 16 thị trấn, 21 phường và 119 xã.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên
1.1.2.1. Địa hình
Ngoài vùng đồng bằng do phù sa sông Mê Công bồi đắp, An Giang còn có vùng
đồi núi thấp ở phía tây. Địa hình của tỉnh có hai dạng chính là đồng bằng và đồi núi.
Địa hình đồng bằng
Địa hình đồng bằng, chiếm 87% diện tích tự nhiên, nơi sinh sống của 89% dân
cư toàn tỉnh.
Xét về nguồn gốc, địa hình đồng bằng ở An Giang có hai loại chính là đồng bằng
phù sa và đồng bằng ven núi.
– Đồng bằng phù sa là một bộ phận của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),
gồm hai khu vực :

4

+ Khu vực 1: nằm kẹp giữa hai sông Tiền và sông Hậu thuộc các huyện Tân
Châu, An Phú, Phú Tân và Chợ Mới có dạng cù lao ở giữa sông Hậu và dạng lòng
chảo cao ở hai gờ sông, thấp dần ở giữa. Độ cao trung bình ở ven hai sông là từ 3m
đến 4m, còn ở khu lòng chảo giữa hai sông từ 1,5 đến 3m. Đất ở đây chủ yếu là cát
pha đến thịt nhẹ, thích hợp với việc trồng lúa, ngô, cây ăn quả.
+ Khu vực 2: đồng bằng hửu ngạn sông Hậu gồm các huyện Châu Phú, Châu
Thành, Thoại Sơn, thị xã Châu Đốc và thành phố Long Xuyên, có 1 phần nằm trong tứ
giác Long Xuyên. Địa hình hơi nghiêng, cao từ bờ sông Hậu, thấp dần vào nội đồng

đến tận ranh giới với Kiên Giang. Nơi thấp nhất từ 0,7 m đến 1,0 m. Đất chuyển từ thịt
nhẹ đến đất sét, thích hợp với việc trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả.
– Đồng bằng ven núi với hai kiểu Deluvi (sườn tích) và phù sa cổ. Đồng bằng ven
núi kiểu Deluvi hình thành trong quá trình phong hoá và xâm thực từ các núi đá, độ
cao trung bình từ 5 đến 10m hẹp, độ dốc nhỏ.
Địa hình đồi núi
Địa hình đồi núi thấp : là nét đặc sắc, nổi bật của An Giang giữa vùng đồng bằng
mênh mông của miền Tây Nam Bộ, với 13% diện tích tự nhiên và 11% dân cư toàn
tỉnh thuộc địa phận của hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn.
Đồi núi An Giang gốm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau
phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100 km, khởi đầu từ xã Phú Hữu (huyện
An Phú) qua thị xã Châu Đốc, rồi bao trùm lên gần hết diện tích hai huyện Tịnh Biên
và Tri Tôn, kéo tới xã Vọng Thê và Vọng Đông, cuối cùng dừng lại ở thị trấn Núi Sập
(huyện Thoại Sơn). Khu vực Bảy Núi (hay còn gọi là Thất Sơn, gồm các núi : Năm
Giếng, núi Két, núi Cấm, núi Dài, núi Tượng, nủí Nước và núi Cô tô) đã nối dài dãy
Đăng Rếch (Cam-pu-chia) với vùng núi Ba Thô. Núi Sam (thị xã Châu Đốc), núi Sập
(Thoại Sơn) nổi lên giữa cánh đồng lúa xanh rờn tạo nên vẻ đẹp sinh động.
Các núi cao của tỉnh là núi Cấm (cao 710 m), núi Cô tô (614 m), núi Dài (554 m)
và một loạt núi thấp như Phú Cường (282 m), núi Sam (228 m), Ba Thê (221 m) và núi
Sập (110 m).
Đất đai của vùng núi chủ yếu là đất xámnghèo dinh dưỡng, thoát nước mạnh, dể
bị khô hạn và xói mòn. Sản xuất nông nghiệp trông chờ vào mùa mưa, hầu hết chỉ
trổng được 1 vụ, chủ yếu là trồng cây ãn quả và trồng rừng.
1.1.2.2. Đất đai
Trên lãnh thổ toàn tỉnh có 3 nhóm đất chính:
– Nhóm đất phù sa ngọt và cồn bãi ven sông chiếm 66% diện tích tự nhiên, phân
bố chủ yếu ở các huyện nằm giữa hai sông Tiền và sông Hậu và dải đất ven hữu ngạn
sông Hậu từ Châu Đốc tới Long Xuyên. Vùng đất này được bồi tụ phù sa hằng năm,

5

hàm lượng dinh dưỡng cao, tầng canh tác dày, đất trung tính thích hợp với trổng lúa,
hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi.
– Nhóm đất phèn, chiếm 23% diện tích tự nhiên, phân bố ở những vùng xa sông
Hậu và một phần của tứ giác Long Xuyên. Vùng đất này vì ở xa sông nên được bồi tụ
ít, nhiễm phèn nhiều, đất nặng, thành phần chủ yếu là sét, cát mịn.
– Nhóm đất đồi núi, chiếm 11% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu tại hai huyện
Trì Tôn, Tịnh Biên và một phần nhỏ ở huyện Thoại Sơn. Đất xám chua, nghèo dinh
dưỡng thích hợp với trồng cây ăn quả, trồng rừng.
-Về cơ cấu sử dụng đất, trong tổng số 340,6 nghìn ha đất tự nhiên cùa toàn tỉnh
thì diện tích đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất với 261,5
nghìn ha (chiếm 76,8%). Phần lớn đắt nông nghiệp là đất trồng cây hằng năm (251,2
nghìn ha), trong đó chủ yếu là đất trồng lúa và màu lương thực (236,4 nghìn ha).
Đất chuyên dùng chiếm thứ hai về tỉ trọng trong tổng số đất đang được sử dụng
với gần 29 nghìn ha (8,5%) (đất cho giao thông, thuỷ lợi, an ninh quốc phòng…). Tiếp
theo là đất ở với 15,0 nghìn ha (0,4%) và đất lâm nghiệp là 12,5 nghìn ha (3,7%). Đất
chưa sử dụng chiếm tỉ lệ nhỏ, 21,1 nghìn ha (6,2%), trong đó có trên 4,9 nghìn ha có
khả năng phát triển nông- lâm nghiệp.
1.1.2.3. Khí hậu
An Giang nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa mang tính chất cận xích đạo.
Lượng bức xạ tương đối lớn, tổng nhiệt độ trung bình năm là 10000°c. Số giờ nắng
binh quân trong năm khoảng 2520 giờ. Tổng số giờ nắng của tháng thấp nhất là 127,6
giờ (tháng 9 năm 2003) và của tháng cao nhất là 246 giờ (tháng 4 năm 2003). Nhiệt độ
trung bình năm khá cao và ổn định 27°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,5°C
(tháng 4) và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 24°C (tháng 12). Biên độ nhiệt giữa
các tháng trong năm thấp.
Khí hậu của An Giang chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa khô có gió mùa đông bắc
thịnh hành, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, thời tiết trong sáng, ít mưa, chỉ chiếm
10% lượng mưa cả năm, thiếu nước trầm trọng cho cây trồng và sinh hoạt, việc canh

tác gặp nhiều trở ngại. Biện pháp thuỷ lợi để có đủ nước cho sản xuất nông nghiệp,
nhất là lúa và màu đông xuân có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Mùa mưa kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 10, gió mùa tây nam mang khối khí biển nhiệt đới và xích đạo,
lượng ẩm dồi dào, mưa nhiều, chiếm tới 90% lượng mưa cả năm, tạp trung cao nhất
vào các tháng 8,9 và 10. Cũng trong thời gian này, nước sông Mê Công đổ về gây
ngập lũ hằng năm, ảnh hưởng đến hoạt đông kinh tế và đời sống xã hội.
Nhìn chung, chế độ khí hậu của tỉnh tương đối ôn hoà, nắng nhiều, mưa trung
bình, ít thiên tai thời tiết ít thất thường, hầu như không xảy ra bão và sương muối. Đây
là những thuận lợi cơ bản cho trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và các ngành kinh tế khác
như du lịch, giao thông…Tuy nhiên, An Giang cũng như các tỉnh vùng Đồng bằng
6

sông Cửu Long cần phải có các giải pháp đối phó với việc thiếu nước vào mùa khô, lũ
vào mùa mưa để làm sao vừa tận dụng các nguồn lợi to lớn từ lũ mang lại như bồi đắp
phù sa, nguồn lợi thuỷ sản, lại vẫn chung sống được với lũ.
1.1.2.4. Thuỷ văn
An Giang là một trong hai tỉnh đầu nguồn sông Mê Công (phần Việt Nam), có
các sông lớn chảy qua, nhiều rạch tự nhiên và kênh đào tạo thành một mạng lưới giao
thông, thuỷ lợi khá chằng chịt với mật độ sông ngòi là 0,72 km/km, thuộc mức cao
nhất trong các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Sông Tiền và sông Hậu là hai nhánh
lớn của hạ lưu sông Mê Công trước khi đổ ra Biển Đông.
– Sông Tiền chảy theo hướng tây bắc – đông nam qua Tân Châu, Sa Đéc đến
Vĩnh Long, Trà Vinh rồì đổ ra Biển Đông bằng 6 cửa là cửa Tiểu, cửa Đại, Ba Lai,
Hàm Luông, cổ Chiên và Cung Hầu. Đoạn chảy qua An Giang dài 82 km. Lòng sông
chỗ rộng nhất tới hơn 2000m ở phía trên sông Vàm Nao.
– Sông Hậu chảy song song với sông Tiền qua thị xã Châu Đốc, các huyện Châu
Phú, Châu Thành, thành phố Long Xuyên, thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng rồi đổ
ra Biển Đông bằng 3 cửa là Định An, Tranh Đề và Mỹ Thạnh. Đoạn chảy qua An
Giang dài 101 km. Lòng sông chỗ rộng nhất từ 800m đến 2000m. Sông Hậu là tuyến

giao thông thuỷ nối liền trung tâm tỉnh (thành phố Long Xuyên) với vùng thượng và
hạ lưu, dồng thời là nguồn cung cắp nước và phù sa chủ yếu cho vùng tứ giác Long
Xuyên.
Lưu lượng trung bình năm của sông Tiền và sông Hậu là gần 14 nghìn m 3/s,
trong đó về mùa lũ là 24 nghìn m3/s và mùa cạn là 5 nghìn m3/s; lưu lượng kiệt nhất là
vào tháng 3 và tháng 4, ở sông Tiền từ 1000 đến 2000 m 3/s và của sông Hậu là từ 200
đến 350 m3/s.
– Sông Vàm Nao nằm gọn trong địa bàn tỉnh An Giang, chảy ven thị trấn Phú
Mỹ, xã Tân Hoà (huyện Phú Tân), xã Kiến An và Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới),
theo hướng đông bắc – tây nam. Sông Vàm Nao có chiều dài 7 km, nối liền sông Tiền
với sông Hậu, chiều rộng lòng sông trung bình 700m, có tác dụng làm cân bằng đòng
chảy giữa sông Tiền và sông Hậu.
– Ngoài ra, chảy trên địa bàn tỉnh còn có sông Bình Di, dài 10km, chảy từ xã
Khánh Bình đến xã Vĩnh Hội Đông rồi hội tụ với sông Tà Keo (Cam-pu-chia) và sông
Châu Đốc. Từ ngã ba này, sông Châu Đốc chạy qua các xã Vĩnh Hội Đông, Đa Phước
đến thị xã Châu Đốc thì hội lưu với sông Hậu, dài 18 km.
Chế độ thuỷ văn ở An Giang phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước sông Mê Công.
Hằng năm có khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập lụt với mức nước phổ biến từ 12,5m, thời gian ngập lũ từ 2,5 đến 4 tháng. Đây là trở ngại lớn, ảnh hưởng đến quá
trình phát triển kinh tế – xã hội, đòi hỏi phải có hàng loạt các giải pháp đóng bộ để
khắc phục.
7

Ngoài các sông lớn, trên bề mặt lãnh thổ An Giang còn có một hệ thống rạch tự
nhiên, kênh đào và hồ.
– Hệ thống rạch tự nhiên phân bố rải rác khắp địa bàn cả tỉnh, với độ dài từ vài
km đến 30 km và khá quanh co uốn khúc. Các rạch trong khu vực giữa sông Tiền và
sông Hậu thường lấy nước từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu. Các rạch về phía hữu
ngạn sông Hậu thì lấy nước sông Hậu chuyển sâu vào nội đồng vùng trũng tứ giác
Long Xuyên.

Những rạch tự nhiên lớn là Mương Khai, Cái Đầm, Cái Tắc (huyện Phú Tân),
Ông Chưởng và Cái Tàu Thượng (huyện Chợ Mới), Long Xuyên (thành phố Long
Xuyên), Chắc Cà Đao, Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành) và rạch Cần Thảo (huyện
Châu Phú), trong đó quan trọng nhất là hai rạch Long Xuyên và Ông Chưởng.
Rạch Long Xuyên xuất phát từ sông Hậu tại thành phố Long Xuyên, chảy qua
hướng đông bắc – tây nam, nối với kênh Thoại Hà tại xã Vĩnh Trạch (huyện Thoại
Sơn), đi qua núi Sập rồi nối với sông Kiên. Rạch Long Xuyên còn được gọi là kênh
Rạch Giá – Long Xuyên.
Rạch Ông Chưởng, dài 20km, lấy nước sông Tiền ngay dầu thị trấn Chợ Mới,
chảy theo hướng đông bắc – tây nam, chia huyện thành hai khu vực Đông và Tây, cuối
cùng đổ vào sông Hậu ở cù lao Mỹ Hoà Hưng.
– An Giang còn có chừng 21 kênh đào như kênh Vĩnh Tế, Thoại Hà, Vĩnh
An,Trà Sư,Thần Nông, Vàm Xáng, Rạch Giá – Hà Tiên, Tám Ngần, Tri Tôn, Ba
Thê, Cái sắn, Mặc Cần Dùng, kênh Mới, Chóc Năng Gù.
Kênh Thoại Hà do Nguyễn Vản Thoại đào theo giáng chỉ của vua Gia Long vào
mùa xuân Mậu Dần (1818), sau hơn một tháng đào xong, vua Gia Long đặt tên kênh là
Thoại Hà và ban tên núi Sập là Thoại Sơn để biểu dương công trạng của quan trấn thủ
Nguyễn Văn Thoại, Kênh Thoại Hà nối rạch Long Xuyên ở Vĩnh Trạch, kéo dài theo
hướng tây nam, qua núi Sập rồi đổ ra Biển Tây.
Kênh Vĩnh Tế khởi công vào ngày rằm tháng chạp năm Kỉ Mão (1819) cũng do
Nguyễn Văn Thoại chỉ huy. Kênh đào song song với đường biên giới Việt Nam —
CamPuChia, bắt đầu từ tả ngạn sông Châu Đốc tới sông Giang Thanh ở thị xã Hà Tiên
(tỉnh Kiên Giang). Chiều dài kênh là 91 km, rộng 25 m và sâu 3 m. Nói về lợi ích của
kênh Vĩnh Tế, Đại Nam nhất thống chí viết “Từ đấy đường sông thông, việc biên
phòng và việc buôn bán đều được hưởng mối lợi vô cùng”.
– Ở An Giang còn có một số hồ tự nhiên như Búng Bình Thiên lớn, Búng Bình
Thiên nhỏ (nằm giữa sông Bình Dì và sông Hậu- ở huyện An Phú), hồ Nguyễn Du ở
thành phố Long Xuyên và một số hồ nhân tạo cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân
và góp phần cải tạo mỏi trưòng sinh thái như hồ Soài So, Ổ Tức Sa, Cây Đuốc, An
Hảo…

8

Nhìn chung nguồn nước mặt và nước ngầm ở An Giang rất dồi dào, đảm bảo cho
sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của dân cư.
1.1.2.5. Sinh vật
Do khí hậu thuận lợi và đắt đai màu mỡ nên động, thực vật phát triển phong phú,
có nhiều loài. Cho đến hết năm 2003, An Giang có 583 ha rừng tự nhiên và 11884 ha
rừng trồng. Rừng tập trung ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
Ngoài ruộng lúa, hoa màu, cây thực phẩm và cây ản quả được trồng ở khắp nơi
trong tỉnh, An Giang còn có rừng tràm và rừng cây xanh nhiệt đới.
– Rừng tràm phát triển ở vùng đất ngập nước, bung trũng đất phèn và than bùn, ở
hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Cây tràm ở An Giang thẳng đứng cao từ 15 – 20m, có
khi đạt tới 25m. Cách đây gần một thế kỉ, tràm mọc thành rừng, phủ kín cả vùng đồng
bằng, song do con người khai thác bừa bãi nên rừng tàm bị thu hẹp dần.
– Rừng cây xanh nhiệt đới tập trung ở vùng Bảy Núi với những loài cây quý như
gỗ mật,căm xe, giáng hương, dầu, sao, tếch… Do ảnh hưởng của chiến tranh và do
con người khai thác quá mức, diện tích rừng cũng giảm đi nhiều.
1.1.2.6. Động vật
Trước kia dưới tán rừng tràm và đồng cỏ ở An Giang có nhiều loài thú ăn cỏ như
hươu, nai, heo rừng, rắn, rùa, chuột..” trên vùng đồi núi có cả voi và bò rừng, dưới
sông có rất nhiều tôm cá, vùng ngập nước có cá sấu và nhiều loài chim (cò, diệc, le le,
vịt nước…). Ngày nay do rừng bị thu hẹp làm cho động vật tự nhiên không còn nữa,
cá tôm cũng ít hẳn.
Để tạo sự cân bằng về sinh thái, điều hoà khí hậu, cải tạo đất, tạo nguồn nước
ngọt và hạn chế lũ lụt, tỉnh cần phải khôi phục lại rừng tràm và phủ xanh đồi núi trọc ở
Bảy Núi.
1.1.2.7. Khoáng sản
An Giang có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, song trữ lượng không

nhiều, đáng kể nhất có vật liệu xây dựng, than bùn, nước khoáng, cao lanh và một ít
quặng kim loại.
– Về vật liệu xây dựng : có đá granít với trữ lượng khoảng 7046 triệu m3 phân bố
ở Tịnh Biên, Tri Tôn và Thoại Sơn ; sét gạch ngói với trữ lượng 40 triệu m3, cát sỏi
với trữ lượng 10 triệu m .
– Than bùn : trữ lượng 16,4 triệu tấn phân bố ở khu vực Bảy Núi thuộc hai huyện
Tri Tôn, Tịnh Biên dùng để sản xuất phân hữu cơ vi sinh và axit humic.
– Cao lanh có trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn tập trung tại huyện Tri Tôn. Cao
lanh không những dành cho sản xuất sành sứ mà còn làm khung xương gạch men cao
cấp, sản xuất bột sơn…
9

– Môlip đen đã được người Nhật khai thác cách đây 40 năm ở núi Sam, ngoài ra
còn có ở vùng núi Trà Sư, núi Két.
1.1.3. Điều kiện kinh tế – xã hội
1.1.3.1. Kinh tế
– An Giang là một trong 4 tỉnh thành vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông
Cửu Long.
– Cửa ngõ giao thương Đồng Bằng Sông Cửu Long với các nước ASEAN:
Campuchia – Lào – Thái Lan – Myanmar – Malaysia…
– Nối liền trục kinh tế Đông Tây của vùng – khu vực.
– Giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km, có 2 cửa khẩu Quốc tế
Tịnh Biên và Vĩnh Xương, 2 cửa khẩu quốc gia Khánh Bình và Vĩnh Hội Đông và 1
cửa khẩu phụ Bắc Đai.
1.1.3.2. Văn hóa – xã hội
a. Lĩnh vực văn hóa
Ý thức về bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trong xã hội
ngày càng được nâng lên; một số di tích lịch sử, văn hóa trong tỉnh được trùng tu, tôn
tạo, các lễ hội văn hóa được bảo tồn và từng bước nâng chất. Công tác nghiên cứu

khoa học, khảo cổ được quan tâm đầu tư; việc xây dựng các thiết chế văn hóa được
chú trọng, nhất là trong vùng dân tộc, vùng sâu, vùng biên giới. Khu lưu niệm Chủ tịch
Tôn Đức Thắng, Khu di tích văn hóa Óc Eo được công nhận là di tích cấp quốc gia
đặc biệt; Lễ hội Bà Chúa xứ Núi Sam được công nhận lễ hội văn hóa phi vật thể cấp
quốc gia.
Hệ thống các nhà văn hóa cấp huyện, xã, phường, thị trấn từng bước đầu tư,
nâng cấp, từng bước đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Chương trình Xây dựng
nông thôn mới và nhiều phong trào khác ngày càng đi vào chiều sâu.
b. Xã hội
Giáo dục và đào tạo
Chất lượng giáo dục đào tạo ngày được nâng lên, tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm
2014 đạt 99,64%. Hiện nay, An Giang có 01 Trường Đại học tổng hợp cấp vùng và
Quốc tế, quy mô đào tạo 10.000 sinh viên; 02 Trường Cao Đẳng dạy nghề và Cao
đẳng Y tế đào tạo khoảng 7.000 sinh viên theo chương trình chuẩn đẳng cấp Quốc gia
và đẳng cấp Quốc tế.
Quy mô các ngành học, cấp học không ngừng phát triển, đáp ứng mục tiêu phổ
cập giáo dục và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho địa
phương; mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo nghề không ngừng phát triển, đáp ứng yêu
10

cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của người dân. Số lượng học sinh, sinh viên
tăng hằng năm, chất lượng đào tạo từng bước được củng cố.
Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các cấp từng bước
được tăng cường, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học. Đầu tư
phát triển cơ sở vật chất trường học, các cơ sở đào tạo được đẩy mạnh. Chủ trương đổi
mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục từng bước đi vào chiều
sâu. Các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong ngành được đẩy mạnh, có tác
dụng tích cực trong việc hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động chung của toàn ngành.

Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt nhiều kết tích cực, các chỉ số sức khỏe
cộng đồng được nâng lên. Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố, phát triển; các cơ sở y
tế được đầu tư xây dựng, nâng cấp, bổ sung trang thiết bị; đội ngũ cán bộ y tế được
tăng cường đào tạo nâng cao năng lực. Hệ thống y tế dự phòng được đầu tư phát triển
về cơ sở vật chất, trang thiết bị…; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế, đẩy lùi.
1.1.4. Dân tộc – Tôn giáo
An Giang có 16 dân tộc, trong đó có 4 dân tộc có số dân đông là Việt (chiếm
94,7% dân số), Khơme (3,8%), Chăm (0,6%), Hoa (0,5%). Ngoài ra còn một số dân
tộc khác với số lượng không đáng kể như Ngái, Tày, Gia-rai, Mường, Nùng, Phù Lá…
An Giang có 88,2% dân số theo tôn giáo, trong đó phổ biến nhất là Phật giáo
(chiếm 42,1% dân số và 47,7% dân số theo tôn giáo), đạo Hòa Hảo (tương ứng là
38,8% và 46,9%), Cao Đài (3,6% và 4,1%), Công giáo (3,1% và 3,5%) và đạo Hồi
(0,6% và 0,7%). Ngoài ra còn một số ít người theo đạo Tin lành.
1.1.5. Giao thông
Đường bộ: tổng chiều dài đường bộ của An Giang là 3560 km, trong đó có 356
km đường nhựa, còn lại là đường đá, đường cấp phôi và đường đất. Hệ thống đường
bộ trên địa bàn tỉnh bao gồm:
– Quốc lộ 91, nối Cần Thơ với Long Xuyên, Châu Đốc với Campuchia, dài
91km. Trên suốt chiều dài quốc lộ có 42 cầu với tổng chiều dài 1854 km.
– Hệ thống tỉnh lộ có 14 tuyến (941, 942, 943, 948, 955…) với tổng chiều dài
404 km, 114 cầu.
Đường thủy: toàn tỉnh có 541 tuyến đường sông với tổng chiều dài 2504 km, mật
độ đường là 0,73 km/km2. Trên địa bàn tỉnh có 8 bến phà (trong đó có 2 bến phà liên
tỉnh), 8 bến tàu (2 bến liên tỉnh), 139 bến đò ngang và 1 bến cảng.
Đường biển: Cảng biển Mỹ Thới – An Giang tiếp nhận tàu tải trọng 10 ngàn tấn,
hàng năm tiếp nhận hàng hóa đến 5 triệu tấn. Đây là cảng hoạt động có hiệu quả và
năng động nhất vùng, khả năng chuyển tải hàng hóa trực tiếp đến các cảng trong khu
11

vực như Campuchia, Singapore, Malaysia, Indonesia, Phillipine, Bắc Á, trung chuyển
đến hầu hết các cảng trên thế giới.
Hàng không: Sân bay An Giang được Chính phủ đưa vào Quy hoạch hệ thống
cảng hàng không Việt Nam. Quy mô sân bay cho phép máy bay ART72/F70 hạ cất
cánh. Tương lai phục vụ nhu cầu phát triển thương mại và du lịch, định hình năm 2020
đón khách 110 ngàn – năm 2030 là 300 ngàn lượt hành khách.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.2.1. Cộng đồng địa phương
1.2.1.1. Khái niệm cộng đồng
Cộng đồng địa phương là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc
không chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu ràng buộc bởi các đặc điểm
và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên.
1.2.1.2. Khái niệm về phát triển cộng đồng
Phát triển cộng đồng là quá trình tăng trưởng kinh tế cộng đồng cùng với tiến bộ
của cộng đồng theo hướng hoàn thiện các giá trị chân, thiện, mỹ.
1.2.2. Du lịch cộng đồng
1.2.2.1. Khái niệm du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa
phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại
nền kinh tế địa phương.
1.2.2.2. Khái niệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối
hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường chung
thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh,
văn hóa…)
Du lịch cộng đồng là một xu hướng trải nghiệm du lịch mới mẻ đầy trách nhiệm
và mang lại lợi ích cho cả du khách lẫn dân bản địa.
Du lịch cộng đồng mang lại cho du khách trải nghiệm về cuôc sống của người
dân bản địa. Người dân bản địa được tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch và

thu hút được các lợi ích kinh tế – xã hội từ các hoạt động du lịch đồng thời chịu trách
nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa bản địa.
1.2.2.3. Các loại hình du lịch cộng đồng
Các loai hình du lịch sau đây phù hợp với Du lịch cộng đồng bởi chúng được sở
hữu và quản lý bởi cộng đồng: Du lịch sinh thái; Du lịch văn hóa; Du lịch nông
nghiệp; Du lich bản địa (homestay); Du lịch làng; Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ.
12

– Du lịch sinh thái: là một hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên (đặc
biệt là trong khu vực cần được bảo vệ và môi trường xung quanh nó) và kết hợp tìm
hiểu bản sắc văn hóa – xã hội của địa phương có sự quan tâm đến vấn đề môi trường.
– Du lịch văn hóa: là một trong những thành phần quan trọng nhất của du lịch
dựa vào cộng đồng từ khi văn hóa, lịch sử, khảo cổ học, là yếu tố thu hút khách chủ
yếu của cộng đồng địa phương.
– Du lịch nông nghiệp: đây là một hình thức du lịch tại các khu nông nghiệp như
vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và các trang trại
động vật, đã được chuẩn bị để phục vụ du khách. Khách du lịch xem hoặc tham gia
vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp như làm việc với dung cụ của nhà nông hoặc thu
hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suất của gia đình chủ
nhà. Một sản phẩm mới đặc biệt à nghỉ ngơi ở các trang trại hữu cơ, nơi du khách có
thể tìm hiểu thêm về thiên nhiên và học tập các phương pháp canh tác không dùng
thuốc trừ sâu.
– Du lịch bản địa: Du lịch bản địa / Dân tộc đề cập đến một loại du lịch, nơi đồng
bào dân tộc thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch,
nền văn hóa vốn có của họ chính là yếu tố thu hút khách du lịch.
– Du lịch làng: Khách du lịch chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống thôn bản và
các làng nông thôn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch. Dân làng cung
cấp các dịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm.
– Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ: Nghệ thuật và sản xuất thủ công mỹ nghệ ở

địa phương có một lịch sử lâu dài. Nó không phải là một hình thức độc lập của du lịch,
mà chính là một thành phần của các loại hình khác nhau của du lịch. Du lịch không chỉ
mang lại cơ hội kinh doanh tốt hơn cho ngành công nghiệp thủ công mỹ nghệ của khu
vực, doanh số bán hàng thủ công mỹ nghệ cũng có thể giúp người dân địa phương tìm
hiểu thêm về di sản văn hóa và nghệ thuật phong phú và độc đáo cảu họ.
1.2.3. Vai trò và đặc điểm của loại hình du lịch cộng đồng
1.2.3.1. Vai trò của loại hình du lịch cộng đồng
Góp phần bảo vệ vững chắc tài nguyên tự nhiên, môi trường sinh thái. Bảo tồn và
phát huy các giá trị bản sắc văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng.
Tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm du lịch của một vùng, một quốc gia…Góp phần
thu hút khách du lịch, tăng trưởng kinh tế, tạo ra nguồn vốn đầu tư trở lại các hạ tầng
du lịch. Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, góp phần thay đổi kinh tế – xã hội của địa
phương.
1.2.3.2. Đặc điểm của loại hình du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng diễn ra tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của cộng đồng địa
phương. Quy mô hoạt động nhỏ, thị trường khách khá hẹp về đối tượng và ít về số
13

lượng. Các sản phẩm mang bản sắc địa phương. Các sản phẩm, dịch vụ du lịch được
phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hoá địa phương, giảm thiểu các tác hại.
1.2.4. Điều kiện và nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
1.2.4.1. Điều kiện hình thành và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
– Tài nguyên thiên nhiên và nhân văn du lịch đa dạng, phong phú và tính đặc
trưng cao.
– Điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư được xem xét đánh giá trên các yếu tố số
lượng thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, trình độ học vấn và văn hóa,
nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển du lịch.
– Các điều kiện về cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển
du lịch và sự tham gia của cộng đồng.

– Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch,
nghiên cứu, tương lai sẽ thu hút được nhiều khách.
– Nguồn cầu của du lịch là động lực để phát triển du lịch cộng đồng của địa
phương. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ phi chính phủ trong và ngoài nước về nhân lực,
tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng.
1.2.4.2. Các nguyên tắc tham gia phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
– Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện
và quản lý đầu tư để phát triển du lịch, trong một số trường hợp có thể trao quyền làm
chủ cho cộng đồng.
– Phù hợp với khả năng của cộng đồng.
– Chia sẻ lợi ích từ du lịch cộng đồng.
– Xác lập quyền sở hữu và tham dự của cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên
và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững.
1.3. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở AN GIANG
1.3.1. Tiềm năng tự nhiên
Địa hình An Giang mang những đặc điểm nổi bật so với địa hình đồng bằng rộng
lớn vùng Tây Nam Bộ khi có sự xen kẽ giữa địa hình đồng bằng châu thổ và đồi núi.
Đây là một yếu tố có sức hấp dẫn đối với du khách. Đồi núi ở An Giang gồm nhiều
đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo
dài gần 100km ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên với nhiều núi có độ cao khác nhau.
Núi Cấm là núi lớn nhất có tới 6 đỉnh với độ cao từ 142m đến 705m, liên kết với các
núi khác thành một mạch núi liên tục, trải dài 35km và rộng 17km với diện tích gần
600km2, là vùng đất địa linh “Bảy Núi – Thất Sơn” với nhiều di tích lịch sử, văn hóa,
tôn giáo và huyền thoại bí ẩn, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách tham quan trong
14

toàn vùng và cả nước. Địa hình đồng bằng là đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ
sông Mekong. Về hình dạng, đồng bằng phù sa ở An Giang có 3 dạng chính và 1 dạng
phụ: Dạng cồn bãi (Cù lao) có hình dạng như chiếc thuyền úp, ở giữa cao và thấp dần

sang hai bên như cù lao Mỹ Hòa Hưng, cù lao Tiên, Phó Ba (Long Xuyên), Bà Hòa
(Châu Thành), Bình Thủy, Khánh Hòa (Châu Phú), Vĩnh Trường (An Phú) của sông
Hậu và cù lao Giêng (Chợ Mới), cù lao Tây, cù lao Ma, Cái Vừng, Cồn Cỏ (Tân Châu)
của sông Tiền. Cảnh quan ở các dạng đồng bằng cù lao sông nước là điều kiện để phát
triển nền nông nghiệp đa dạng, từ đó làm cơ sở để hình thành các loại hình du lịch sinh
thái sông nước như du lịch miệt vườn, du lịch tham quan cù lao …
An Giang còn có hệ thống sinh vật đa dạng và phong phú với nhiều hệ động thực
vật có giá trị khoa học. Các thảm thực vật tiêu biểu bao gồm: Thảm thực vật đất ngập
nước bưng trũng; thảm thực vật đồi núi; thảm thực vật ven sông rạch; thảm thực vật
nổi. Hệ động thực vật phong phú sẽ tạo sức hút đối với du khách trong và ngoài nước,
trên cơ sở đó hình thành các điểm du lịch sinh thái như rừng Tràm Trà Sư, Núi Cấm…
Ngoài ra, An Giang có nhiều thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề khai
thác phát triển các loại hình du lịch nông nghiệp. An Giang là 1 trong 2 tỉnh có diện
tích lúa cao nhất ĐBSCL và cả nước, chiếm 14,9% diện tích và 41,1% sản lượng lúa
của toàn vùng ĐBSCL. Diện tích các loại cây ăn quả ngày càng mở rộng, góp phần đa
dạng hóa cơ cấu trồng trọt. Bên cạnh lúa, An Giang còn là 1 trong những tỉnh dẫn đầu
về sản lượng nuôi trồng thủy sản của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và cả nước.
Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ngày càng đa dạng, hộ gia đình và trang
trại đang được chú trọng phát triển. An Giang là tỉnh có số lượng trang trại đứng đầu
cả vùng và cả nước, chiếm 11,8% số lượng trang trại của cả nước và 24,7% của vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cơ cấu trang trại đa dạng, trong đó trang trại trồng cây
hang năm và trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng cao hơn. Sự phát triển của
loại hình trang trại trong nông nghiệp đã thúc đẩy hiệu quả kinh tế sản xuất, đồng thời
tạo ra tiền đề bước đầu cho việc xây dựng các tour du lịch tham quan, học hỏi kinh
nghiệm sản xuất giữa nông dân trong vùng và cả nước.
1.3.2. Tiềm năng về nhân văn
Về tài nguyên du lịch nhân văn, An Giang là vùng đất có nền văn hoá cổ xưa với
di chỉ Ốc Eo tại vùng núi Sập – Ba Thê, làm chúng ta liên tưởng đến một vương quốc
Phù Nam hùng mạnh vào những thế kỉ đầu công nguyên nay chỉ còn là phế tích.
An Giang còn có nhiều lăng tẩm, đình, chùa, miếu mạo mang đậm dấu ấn khí

phách của cha ông thời mờ cõi phương nam như lăng Thoại Ngọc Hầu, đình thần
Nguyên Hữu Cảnh, miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, chùa Tây An. An Giang còn nổi tiếng
với nhiều di tích lịch sử cách mạng như đồi Tức Dụp, cù lao Ông Hổ và nhà lưu niệm
Chủ tịch Tôn Đức Thắng… Đây là những công trình văn hoá độc đáo được xếp hạng
quốc gia. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 27 di tích lịch sử – văn hóa được xếp hạng cấp

15

quốc gia và 48 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Ngoài ra, tỉnh còn có 5 di tích lịch sử – văn
hóa chưa được công nhận nhưng có tiềm năng khai thác du lịch:
Bảng 1. Các di tích lịch sử – văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia
ST
T

Di tích

Số lượng

1

Di tích khảo cổ

03

2

Di tích văn hóa – lịch sử

11

3

Di tích kiến trúc

11

4

Di tích thắng cảnh

01

5

Di tích lưu niệm danh nhân

01

Tổng cộng:

27

– Các lễ hội sinh hoạt văn hóa và các đối tượng gắn liền với dân tộc học
An Giang là tỉnh có đến 17 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Kinh (94,3%),
người Khmer (4,07%), người Chăm (0,65%), người Hoa (1,009%) và nhiều dân tộc
khác. Sự gần gũi giữa các dân tộc anh em Khơ-me, Chăm, Hoa cùng hoà quyện với nét
văn hoá Nam Bộ của người Kinh với phong cách đặc trưng của người dân miền sông
nước đã tạo nên sự đa đạng nhưng rất độc đáo, và rất riêng về văn hoá. Vì vậy An
Giang hiện nay là có rất nhiều lễ hội đặc sắc, có quy mô lớn nhất Nam Bộ. Toàn tỉnh

có tổng cộng 41 lễ hội, gồm các lễ hội dân gian, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử cách
mạng. Trong đó có 1 lễ hội thuộc cấp Bộ quản lí, 6 lễ hội thuộc cấp tỉnh quản lí. Một
số lễ hội tiêu biểu là: Lễ hội Bà Chúa Xứ, hội đền Nguyễn Trung Trực, lễ hội Chol
Chnam Thmay, lễ Đôn Ta, lễ hội Hát Gi, hội đua bò dân tộc Khmer…

16

Bảng 2. Một số lễ hội trên địa bàn tỉnh An Giang
ST
T

Tên lễ hội

Thời gian

1

Lễ hội Bà Chúa xứ (Lễ vía Bà)

23/27 tháng 4 âm lịch

2

Lễ hội Chol Chnam Thmay

12 – 15/04 âm lịch

3

Hội đền Nguyễn Trung Trực

18 – 19/10 âm lịch

4

Lễ hội đua bò của người Dân tộc Khmer

09 – 10/10 âm lịch hàng năm

5

Lễ Hội Hát Gi (Haji hay còn gọi Roya Hadji) 7 – 10/12 theo Hồi lịch

6

Lễ hội Kỳ An đình Châu Phú

10/5 âm lịch

7

Lễ Ramadan của đồng bào Chăm

1 – 30/9 Hồi lịch

– Các làng nghề thủ công: An Giang có 34 làng nghề tiểu thủ công, trong đó có
25 làng nghề được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận với 6300 hộ tham gia, thu hút trên
18.600 lao động. Sản phẩm của làng nghề tập trung vào bốn nhóm: dệt, sản xuất tư
liệu lao động, vật dụng sinh hoạt gia đình, mộc và đan lát. Nổi bật là các làng nghề

như tơ lụa Tân Châu, dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo… Các làng nghề truyền thống là
một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng các tour tham quan kết hợp như tham quan
sinh thái với làng nghề .
– Các loại hình nghệ thuật: An Giang là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa độc đáo của
bốn cộng đồng dân tộc anh em: Kinh, Chăm, Khmer, Hoa. Với nhiều đặc trưng văn
hóa truyền thống khác nhau đã hình thành bức tranh văn hóa nghệ thuật sinh động,
nhiều màu sắc. Người Khmer có loại hình nghệ thuật đặc trưng như hát Dù Kê, múa
trống, múa Chằng… Người Kinh nổi tiếng với đờn ca tài tử đã được UNESCO công
nhận là di sản phi vật thể. Người Chăm nổi tiếng với dân ca Chăm và biểu diễn kèn
Saranai, Trống Pànà, Paranưng theo phong cách Hồi giáo, người Hoa với nghệ thuật
múa dù, quạt, lân sư rồng và hát Hồ Quảng. Đây được xem là lợi thế to lớn để xây
dựng nhiều điểm du lịch văn hóa quan trọng của tỉnh.
– Văn hóa ẩm thực: An Giang có nhiều món ăn ngon mang đặc trưng ẩm thực
vùng Nam Bộ. Cư dân của vùng đất này sáng tạo nhiều món ngon như bún mắm Châu
Đốc, bánh xèo rau rừng núi Cấm, cá linh kho mía… Ngoài ra, các món ăn phổ biến của
người Việt, các món ăn đặc sản của đồng bào Khmer, Chăm, Hoa cũng góp phần làm
giàu thêm cho văn hóa ẩm thực của vùng đất này. Đây cũng là một yếu tố quan trọng
để thu hút khách du lịch.
1.3.3. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch của tỉnh An Giang
An Giang có phong cảnh tự nhiên hấp dẫn và nhiều di tích gắn liền với truyền
thống văn hóa, lịch sử, tập tục lễ hội cổ truyền dân tộc trãi đều trên toàn tỉnh đã được
17

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và xếp hạng. Với đặc trưng đồng bằng
châu thổ, đặc biệt có hệ thống núi non hoà quyện sông nước hữu tình, rừng cây xanh
ngát. Đó là dãy thất sơn hùng vĩ, quần thể di tích Núi Sam với Miếu Bà Chúa Xứ nổi
tiếng linh thiêng, chùa Hang với sự tích thanh xà bạch xà, Lăng Thoại Ngọc Hầu – vị
công thần mở đường khai phá vùng đất phương Nam trù phú, chùa Tây An Cổ tự, nền
văn minh Vương quốc Phù Nam – Óc Eo và đặc biệt là Đền thờ và khu lưu niệm cố

Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ở Cù lao Ông Hổ bên bồ sông Hậu.
Với hệ thống sông ngòi phong phú là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch
nông nghiệp, du lịch sông nước, khám phá các tập quán, sinh hoạt trên sông của dân
bản địa như: du thuyền trên dòng Mê Kông với hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy
qua địa phận An Giang có chiều dài hàng trăm Km và hàng chục cù lao, cồn nổi lớn
nhỏ… tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình, hình thành các làng nổi trên sông. Các chợ
nổi và làng bè là những điểm du lịch gây nhiều hứng thú cho du khách trong cũng như
ngoài nước. Ngoài ra, An Giang là tỉnh có 4 dân tộc cùng sinh sống: Kinh – Chăm –
Hoa – Khơme, vì vậy mà nơi đây đã hội tụ nền tinh hoa văn hóa độc đáo của 4 dân tộc
anh em.
Nhìn chung, nhờ có lợi thế mạnh về tự nhiên đã tạo ra những tiền đề cho việc xây
dựng các loại hình du lịch cộng đồng. Trên cơ sở khai thác các thế mạnh về địa hình,
sinh vật và nông nghiệp, nhiều sản phẩm du lịch được tạo ra đã có sức thu hút khách
du lịch trong và ngoài nước. Các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, các
tour tham quan mô hình trang trại, miệt vườn, tham gia sản xuất cùng nông dân, tổ
chức chài lưới bắt cá, dịch vụ homestay… được đầu tư phát triển và ngày càng hấp
dẫn du khách. Có thể nói, An Giang hội tụ đầy đủ các tiềm năng để phát triển du lịch
cộng đồng.
1.4. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHAI THÁC DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở AN
GIANG
1.4.1. Thuận lợi
Các yếu tố về tự nhiên đa dạng, mang đậm tính chất của đồng bằng điền trũng
với hệ thống sông ngòi dày đặc, khí hậu ôn hòa, đồng bằng phù sa màu mỡ, cho phép
tỉnh có thể phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây đặc trưng và hệ
thống vườn cây ăn quả, từ đó có thể phát triển loại hình du lịch sinh thái.
Hệ thống các giá trị nhân văn phong phú, bao gồm hệ thống các giá trị di tích lịch
sử, khảo cổ học, làng nghề và các đối tượng liên quan đến dân tộc học…, kết hợp với
các tiềm năng về tự nhiên, tạo cơ sở cho việc xây dựng và phát triển các loại hình du
lịch nhân văn.
An Giang có nhiều thế mạnh nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa và thủy sản.

Cơ cấu của sản xuất nông nghiệp ngày càng đa dạng, nhiều sản phẩm nông nghiệp
được ứng dụng khoa học công nghệ tạo ra sản lượng và chất lượng cao. Loại hình
18

trang trại ngày càng được mở rộng. An Giang trở thành điểm đến hấp dẫn của các hộ
sản xuất nông nghiệp trong vùng và cả nước. Họ đến để học hỏi, tiếp thu những kinh
nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, qua đó góp phần thúc đẩy hình thức du
lịch nông nghiệp phát triển.
An Giang là tỉnh có sự chung sống của 4 dân tộc anh em. Vì vậy, nơi đây hội tụ
đầy đủ các nền văn hóa khác nhau của các dân tộc. Dựa vào thế mạnh về văn hóa dân
tộc, từ đó có thể khai thác loại hình du lịch cộng đồng từ các dân tộc. Ví dụ điển hình
là du lịch cộng đồng Chăm tỉnh có thể khai thác các sản phẩm truyền thống đặc trưng
nên các sản phẩm xà rông, túi xách, khăn choàng…
An ninh xã hội của tỉnh đã được đảm bảo nên cũng hạn chế những trường hợp
xấu xảy ra với du khách khi đến đây du lịch.
1.4.2. Khó khăn
Nguồn nhân lực dành cho phát triển du lịch cộng đồng nhìn chung còn thiếu về
số lượng và hạn chế về chất lượng. Người nông dân chưa được đào tạo về du lịch và
các kĩ năng cơ bản về kinh doanh tổ chức du lịch.
Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, quảng bá hình ảnh còn chưa đáp ứng được các
yêu cầu của phát triển du lịch. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở lưu trú, tham quan còn
yếu. Các hình thức quảng bá còn hạn chế.
Việc đầu tư cho phát triển du lịch cộng đồng còn mới ở dạng thử nghiệm. Việc
quy hoạch và định hướng tổ chức phát triển du lịch cộng đồng còn chưa được thực
hiện để phát huy các thế mạnh sẵn có của du lịch nông nghiệp tại tỉnh.
Văn hóa của các dân tộc nơi đây chưa được khai thác đúng mức giá trị của nó và
ngày càng có nguy cơ bị mai mọt đi sẽ mất dần theo thời gian. Cụ thể là số lượng các
làng nghề truyền thống của người Chăm ngày một giảm dần và số lượng người Chăm
tham gia sản xuất trong các làng nghề truyền thống của người Chăm cũng ít hơn.

Những dân cư người Chăm họ dần dần chuyển sang làm nghề khác không tiếp tục
tham gia vào sản xuất theo nghề truyền thống nữa, từ là những người thợ dệt thì họ
chuyển sang buôn bán nhỏ, lẻ hoặc làm nông nghiệp.
Tính cộng đồng trong sinh hoạt và tính xã hội trong sản xuất kinh doanh dịch vụ
vẫn còn hạn chế. Chủ yếu là sản xuất nhỏ, tự làm, tự tiêu.
Công tác vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch còn nhiều điều bất cập như vệ
sinh lương thực, thực phẩm, vệ sinh sinh hoạt,…
Cơ sở hạ tầng giao thông trong vùng còn kém nhiều tuyến đường nối các điểm,
khu du lịch còn hẹp, đường xấu, thường xuyên xảy ra tắt nghẽn giao thông.

19

Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
CỦA AN GIANG
2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA TỈNH AN
GIANG
2.1.1. Mô hình du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh
Phát triển mô hình du lịch cộng đồng là một công cụ quý báu để phát triển du
lịch bền vững vì người nghèo. Qua đó, ngành du lịch có thể vươn tới những vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và nếu được thực hiện tốt, du lịch có thể thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội tại những địa phương nghèo.
Để hỗ trợ cho ngành du lịch An Giang với hoạt động du lịch cộng đồng tại An
Giang, loại hình du lịch cộng đồng này là một trong những mô hình mới đã và đang
được ngành du lịch quan tâm, đầu tư phát triển nhằm từng bước làm phong phú thêm
các loại hình du lịch của địa phương, tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người
dân, thu hút khách du lịch đến với tỉnh càng một đông hơn. Hiện tại khuynh hướng
tâm lý khách thích quay về với tự nhiên, gần gủi với thiên nhiên, thích tìm hiểu những
phong tục tập quán đặc trưng và ngành nghề truyền thống của từng vùng, từng địa
phương, đặc biệt, là tìm về với du lịch sinh thái, du lịch nhà vườn, du lịch sông nước

và những loại hình vui chơi giải trí mới, lạ, hấp dẫn nhưng chứa đựng yếu tố dân gian.
Từ lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh, An Giang đã xây dựng mô
hình du lịch cộng đồng ở Mỹ Hòa Hưng và ở làng Chăm (Phũm Soài – Thị xã Tân
Châu) hiện đã đưa vào hoạt động. Trong năm 2007 An Giang đã thi công xây dựng
xong hai mô hình du lịch cộng đồng đó là Trung tâm thông tin Du lịch Mỹ Hòa Hưng
(Thành phố Long Xuyên) và Châu Phong (Thị xã Tân Châu) và đến năm 2008 ngành
đã chính thức đưa hai trung tâm trên đi vào hoạt động phục vụ du khách.
Đến với Trung tâm Thông tin Du lịch cộng đồng người Kinh tại xã Mỹ Hòa
Hưng (TP.Long Xuyên) du khách sẽ chiêm ngưỡng được những cảnh quan thiên nhiên
thơ mộng, hữu tình với môi trường trong lành và gắn liền với khuôn viên của khu lưu
niệm Bác Tôn nơi du khảo về nguồn lý tưởng của nhiều Đoàn khách, nơi đây từ lâu đã
là địa chỉ du lịch nổi tiếng với các dịch vụ “Homestay” (ở nhà dân), thu hút du khách
đa số là đối tượng khách Tây ba lô cùng ăn cùng ở cùng làm, một ngày làm người dân
bản xứ cùng tham gia làm cá, làm lúa, tham gia làm vườn, đi chợ làng quê của người
địa phương, tham quan làng bè, chợ nổi, hít thở không khí trong lành, làng quê yên
tỉnh, đạp xe đi quanh làng mạc thanh bình, thưởng thức những món ăn dân dã địa
phương, xem biểu diễn nghệ thuật dân tộc Kinh. Hiện nay loại hình du lịch này hiện
đang rất được du khách rất ưa chuộng. Riêng đối với Trung tâm Du lịch cộng đồng
người Chăm có nét đặc thù văn hóa Hồi Giáo với những Thánh đường cổ, có những lễ
hội đặc sắc, có nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng ở Châu Giang, có những cô gái Chăm đẹp
dịu dàng và thân thiện. Tất cả những nội dung trên đều được thể hiện đầy đủ tại hai
20

Trung tâm này, du khách sẽ được xem những hình ảnh đẹp của các khu điểm du lịch
nổi tiếng của An Giang, được ngắm nhìn những sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của
các nghệ nhân An Giang, xem biểu diễn nghệ thuật dân tộc Chăm, Kinh tham quan các
làng nghề, thăm vườn cây ăn trái, làng bè, du thuyền trên sông, tham quan cù lao, nghe
đờn ca tài tử, tắm sông…
Có thể nói Du lịch cộng đồng thật sự đã nối kết thân tình giữa du khách và người

dân địa phương và tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho địa phương, là điểm
dừng chân lý tưởng của du khách trong, ngoài tỉnh và khách quốc tế, đã và đang được
các đơn vị lử hành trong và ngoài tỉnh đưa khách đến tham quan du lịch. Ngành Du
lịch An Giang đã và đang đầu tư từng bước cho phát triển du lịch, không ngừng nâng
cao, cải tiến về nội dung, hình thức, chất lượng phục vụ trong hoạt động du lịch, làm
phong phú thêm sản phẩm du lịch và đa dạng hóa các loại hình du lịch nhằm thu hút
khách đến với tỉnh ngày càng đông hơn, đồng thời kích thích chi tiêu của khách du lịch
ở mức cao hơn, tăng thời gian lưu lại của du khách. Trong đó có thể nói mô hình du
lịch cộng đồng cũng là một trong những loại hình góp phần thu hút khách du lịch đến
với địa phương.
2.1.2. Thực trạng về cơ sở vật chất
2.1.2.1. Mạng lưới giao thông vận tải
Nhìn chung, mạng lưới giao thông của An Giang đã được đầu tư phát triển không
ngừng. Những tuyến đường bộ khang trang nối liền các huyện, các xã, đặc biệt là nối
các điểm du lịch trong tỉnh lại với nhau. Cùng với đường bộ, hệ thống đường sông của
tỉnh đã và đang được đầu tư nâng cấp một cách đáng kể, nhất là các tuyến sông chính,
kết hợp với hệ thống đường thủy do các địa phương quản lý đã góp phần nâng cao khả
năng kết nối khu vực với các cảng sông, biển.
Bên cạnh những công trình giao thông đã được đưa vào sử dụng đúng hoặc vượt
tiến độ, góp phần tạo đà cho du lịch tỉnh phát triển, thì thực tế cho thấy cơ sở hạ tầng
giao thông trên địa bàn tỉnh An Giang còn hạn chế, chưa được đầu tư đáp ứng kịp đã
gây ra tình trạng quá tải… Một số công trình quan trọng có tính chất động lực phát
triển tỉnh thì tiến độ thực hiện còn chậm so với kế hoạch đã đề ra. Nhiều tuyến đường
trên địa bàn tỉnh đã xuống cấp nặng nề mà vẫn chưa được tỉnh khắc phục. Ðặc biệt
lĩnh vực vận tải thủy chưa khai thác hết thế mạnh về điều kiện tự nhiên sông nước của
khu vực để phát triển, tạo sự liên kết giữa các phương thức vận tải thủy – bộ trong vận
chuyển du khách – hàng hóa giữa các địa phương trong toàn vùng.
2.1.2.2. Thực trạng cung cấp điện nước
Hệ thống điện lưới quốc gia và hệ thống nước máy đã phủ gần như khắp các
huyện trong tỉnh, đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt tiêu dùng của tỉnh cũng như

phục vụ phát triển du lịch.

21

Tuy nhiên, tình trạng cung cấp điện nước lên một số vùng núi cao còn nhiều
hạng chế, chưa có hệ thống cung cấp nước trực tiếp lên. Để có nước sinh hoạt, cũng
như phục vụ du lịch người dân phải tự mình gánh nước từ chân núi lên.
2.1.2.3. Bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc
– Về bưu chính viễn thông: trên tất cả địa bàn các huyện ở An Giang đã có bưu
điện phục vụ tối đa nhu cầu của người dân và du khách.
– Thông tin liên lạc: Các tổng đài di động như: Viettel, mobi phone, vina phone,
…đã phủ sóng phục vụ tất cả các nơi trong tỉnh.
2.1.2.4. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch
Hiện nay, các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đã có đầy đủ các cở sở
lưu trú, ăn uống và trung tâm mua sắm để đáp ứng kiệp thời nhu cầu của du khách.
Tuy nhiên, mô hình lưu trú ở tỉnh còn nhỏ so với các tỉnh trong khu vực, chủ yếu là
mô hình nhà ở kết hợp với kinh doanh nhà nghỉ không đảm bảo về yêu cầu cơ sở lưu
trú. Trang thiết bị tiện nghi còn thiếu đồng bộ, mức độ dịch vụ chưa cao. Còn nhà
hàng, quán ăn trong tỉnh đa số mở để phục vụ cho cả 2 đối tượng là khách du lịch
(khách quốc tế và khách nội địa) và cư dân địa phương. Vig vây, chưa đáp ứng được
tiêu chuẩn cho du khách, việc tổ chức ăn uống còn khá lộn xộn và giá cả chưa hợp lý.
Về các hộ gia đình làm du lịch cộng đồng đều đã được trang bị đầy đủ các trạng
thiết bị như điện thoại liên lạc, wifi, tivi, máy lạnh, tủ lạnh,…không chỉ phục vụ khách
du lịch mà bên cạnh đó còn phục vụ ngay chính sinh hoạt thường ngày của mình.
Ngoài ra, các cơ sở y tế, trạm xá tại các huyện, xã của tỉnh cũng đã được chính
quyền tỉnh, địa phương quan tâm đầu tư để phục vụ tốt hơn nữa cho sức khỏe của
người dân và du khách.
2.1.3. Lao động trong ngành du lịch
2.1.3.1. Số lượng lao động

Là một tỉnh có tiềm năng và lợi thế về du lịch cộng đồng, có lợi thế về tiềm năng
con người, An Giang có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực, tuy
nhiên hiện tại nguồn nhân lực này chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế đang đặt ra đối
với sự phát triển của ngành.
So với nhu cầu về phát triển du lịch chung của tỉnh, cũng như đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của du khách trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực
ngành du lịch An Giang được đánh giá là tuy đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn
“thiếu và yếu”. Về lao động ở cộng đồng địa phương, chủ yếu là gia đình nào đón và
phục vụ khách thì tất cả các thành viên của gia đình đó đều tham gia vào quá trình
phục vụ khách nên số lượng lao động phục vụ khách còn hạn chế.

22

Theo sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2015, lao động hoạt động trong
ngành du lịch của tỉnh khoảng 7.704 người, dự báo đến năm 2020, tỉnh cần khoảng
11.742 người và đến năm 2030 là 19.416 người.
Để phát triển hoạt động du lịch tại một tỉnh thì nguồn nhân lực du lịch là nguồn
lực rất quan trọng. Nguồn nhân lực lao động không chỉ có những người tham gia trực
tiếp trong ngành du lịch mà còn có cả cư dân địa phương tại điểm du lịch.
2.1.3.2. Chất lượng lao động
Chất lượng lao động chưa đồng đều, hầu như trình độ còn thấp so với yêu cầu,
đặc biệt là những khu vực phát triển du lịch bản địa. Nhân viên phục vụ ở đây chủ yếu
là nông dân nên trình độ cò thấp, họ chỉ được những nhà tài trợ về phát triển du lịch
cộng đòng về mở lớp hướng dẫn trong thời gian ngắn nên kiến thức về làm du lịch của
người dân còn rất yếu. Bên cạnh đó, các hộ kinh doanh gần như chưa quan tâm đến
chất lượng và đa số lao động tại các cơ sở này đều mang tính chất thời vụ, trình độ văn
hóa còn thấp và chưa được đào tạo chuyên ngành.
Thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng đang là thách thức lớn đối với ngành du
lịch trước yêu cầu của thị trường. Thời gian gần đây, hiện tượng các lao động có tay

nghề cao trong ngành du lịch chuyển sang làm việc ở các địa phương khác ngày càng
nhiều do chính sách thu hút nguồn nhân lực của các doanh nghiệp và các địa phương
khác, làm suy giảm đội ngũ lao động có chất lượng cao.
Thực tế nhiều năm qua, các doanh nghiệp đã phản ảnh rất nhiều về chất lượng
sau đào tạo nói chung không chỉ riêng tại An Giang và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu
Long, xuất phát từ nhiều khó khăn mà phần lớn các trường hiện nay vẫn chưa thể tự
thoát ra được lối mòn của qui chế đào tạo tại chỗ. Cụ thể nhất là: Thiếu cơ sở vật chất
thực hành, chưa thống nhất bộ giáo trình chuẩn mới, thiếu đội ngũ đào tạo viên được
tập huấn chuyên ngành, chưa định hướng rõ đối tượng phục vụ (phần lớn hướng đến
phục vụ khách trong nước, chưa chú trọng khách quốc tế – là nguồn thu ngoại tệ lớn
nhất) dẫn đến một phần không nhỏ học viên ra trường vẫn chưa đáp ứng được ngày
nhu cầu thực tế của doanh nghiệp du lịch cả về nghiệp vụ lẫn giao tiếp ngoại ngữ. Đặc
biệt là loại hình homestay rất cần những hộ gia đình làm du lịch có thể giao tiếp được
với khách, để giúp khách có thể hiểu hơn về cuộc sống của cộng đồng địa phương.
Trong những năm qua, công tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh An Giang nói
chung, nguồn nhân lực du lịch của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn nói riêng đã
có bước chuyển biến tích cực. Đội ngũ lao động ngành du lịch tăng lên, chất lượng
bước đầu có sự cải thiện. Tuy nhiên, so với nhu cầu của hoạt động du lịch hiện nay và
yêu cầu phát triển trong những năm tới thì nguồn nhân lực du lịch của tỉnh An Giang
còn bất cập nhiều mặt, vừa thiếu về số lượng, vừa không đảm bảo về chất lượng. Tỷ lệ
lao động qua đào tạo chuyên ngành du lịch vẫn còn thấp, lao động hiện tại có chuyên
môn nghiệp vụ, tay nghề còn ít, thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật cao và cán bộ
23

giỏi về quản lý và điều hành kinh doanh du lịch. Gần đây nhà nước và các doanh
nghiệp trong ngành du lịch đã quan tâm chú trọng đến vấn đề này nên đã tiến hành
nhiều chương trình đào tạo chuyên sâu cho những người dân làm du lịch và đào tạo lại
chuyên ngành phục vụ du lịch, cũng như có những chính sách giúp người dân làm du
lịch có thể học ngoại ngữ.

2.2. CÁC ĐIỂM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở AN GIANG
2.2.1. Du lịch cộng đồng ở xã Mỹ Hưng

Vị trí

Mỹ Hoà Hưng là xã nằm trên Cù lao Hổ giữa sông Hậu, thuộc địa phận TP. Long
Xuyên, tỉnh An Giang. Xã có tổng diện tích tự nhiên 21,21km 2, gồm 9 ấp, với 22.946
nhân khẩu sinh sống.

Tiềm năng phát triển

Mỹ Hòa Hưng là nơi có cảnh quan thiên nhiên với sông nước mênh mông, làng
bè trên sông, kênh rạch chằng chịt, vườn cây ăn trái và các di tích lịch sử văn hóa có
giá trị như: khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, miếu ông Hổ…
Với vẻ đẹp đặc trưng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Mỹ Hòa Hưng thu
hút rất đông khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế đến đây để có dịp thưởng lãm
cảnh đẹp cũng như trải nghiệm đời sống văn hóa độc đáo của người dân miền sông
nước. Bởi thế, bên cạnh các nghề chính như: trồng cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia
cầm, đánh bắt thủy sản, làm mắm… người dân nơi đây còn làm thêm nghề kinh doanh
dịch vụ du lịch, chủ yếu là homestay (du khách ăn, ngủ và tham gia các công việc
hàng ngày với người dân địa phương như: nấu ăn, thu hoạch hoa màu, trái cây, tát
mương, bắt cá, kéo lưới, mò ốc…). Năm 2014, người dân Mỹ Hòa Hưng còn phát
triển mô hình trồng rau sạch và trồng hoa kiểng, đã thu hút đông đảo du khách đến đây
tham quan, tìm hiểu.

Quá trình hình thành du lịch

Trước 2004, mô hình du lịch ở Mỹ Hòa Hưng chưa phát huy tối ưu tiềm năng sẵn
có. Nắm bắt được điều này, năm 2004, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã tổ chức
cuộc họp tại khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng để trao đổi về những mặt còn tồn
tại trong phát triển du lịch ở Mỹ Hòa Hưng, đưa ra các giải pháp khắc phục và chú
trọng xây dựng phát triển kinh tế – xã hội của xã, trong đó trọng tâm là xây dựng du
lịch sinh thái gắn với sông nước miệt vườn, một lợi thế mà thiên nhiên đã ưu đãi cho
vùng đất này.
Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế và thông qua buổi họp, xã Mỹ Hòa Hưng đã xác
định được hướng đi cụ thể góp phần phát triển du lịch của xã như: xây dựng mở rộng
không gian khuôn viên Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (ấp Mỹ An 2) với diện
tích tăng thêm 1ha, về phía đông khu lưu niệm (tiếp giáp với sông Hậu) để tạo thuận
24

tiện cho khách du lịch đi tàu, thuyền từ bến phà Ô Môi đến khu lưu niệm, đồng thời
mở rộng vườn sinh thái tiếp giáp với khu lưu niệm về hướng bắc với diện tích tăng
thêm là 2,68ha; hình thành khu vườn sinh thái trong khuôn viên chùa Chư Vị (ấp Mỹ
An 1) với tổng diện tích 15ha; hình thành vườn cây ăn trái, vườn cây cảnh với diện
tích 5ha bao quanh miếu Ông Hổ (ấp Mỹ Long 1 và Mỹ Khánh 1); đầu tư xây dựng
“Trại du lịch sinh thái” với diện tích 10ha trên cồn Mỹ Hiệp (ấp Mỹ Hiệp), bao gồm
các dịch vụ: nhà hàng ăn uống, khu vực cắm trại, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải
trí, trại cá Sấu, trại Đà Điểu, tàu du lịch…; xây dựng khu du lịch bãi tắm (diện tích
0,7ha) tại cồn Phó Ba (ấp Mỹ Thạnh); hình thành cơ sở nông nghiệp sạch (diện tích
5,6ha) chuyên trồng rau sạch, hoa tươi, cây kiểng tại ấp Mỹ An 2; đầu tư để khai thác
vùng thuỷ sản sạch xuất khẩu tại cồn Mỹ Hiệp và ấp Mỹ An 1 với diện tích 55ha; phát
triển mở rộng các tuyến dân cư hiện hữu với độ rộng 100m theo mô hình tuyến dân cư
kết hợp vườn cây ăn trái; phát triển các tour du lịch tham quan các làng bè thuộc địa
phận Mỹ Hoà Hưng để du khách có dịp trải nghiệm đời sống hàng ngày của người dân
miền Tây Nam Bộ…
Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch, tỉnh An Giang đã chọn Mỹ

Hòa Hưng để thực hiện dự án Du lịch nông nghiệp (giai đoạn 1, 2007 – 2009, giai đoạn
2, 2011 – 2014) với sự tài trợ của Hội Nông dân Hà Lan. Theo đó, dự án giúp tạo việc
làm cho người nông dân và kích thích sự phát triển đa dạng đối với hoạt động kinh tế ở
Mỹ Hòa Hưng, mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân.
Từ năm 2014, cùng với Kiên Giang, Cần Thơ, An Giang là một trong ba tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long được Dự án EU lựa chọn hỗ trợ kỹ năng phát triển du lịch
homestay. Và Mỹ Hòa Hưng là một trong điểm được hỗ trợ để tiếp tục nhân rộng mô
hình ra khắp tỉnh. Trước Dự án EU, cũng đã có một dự án của Hà Lan giúp bà con nơi
đây làm du lịch cộng đồng, nhưng chủ yếu là hỗ trợ về cơ sở vật chất. Với chủ trương
chú trọng đào tạo về kỹ năng làm du lịch, cán bộ từ Dự án EU đã giúp các hộ
homestay nơi đây có thêm tự tin để phục vụ khách du lịch trên cơ sở ngày càng hoàn
thiện về chất lượng dịch vụ. Dự án đã mở hai lớp đào tạo về du lịch homestay, cung
cấp nhiều kiến thức, kỹ năng cụ thể, thiết thực. Dự án cũng đã đầu tư cho nhà văn hóa
xã hệ thống máy chiếu, ti-vi, máy vi tính, loa… và tài liệu về du lịch cộng đồng để
phục vụ cho công tác đào tạo. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của chính quyền địa phương
với những ưu đãi về vốn, thuế nên bà con ngày càng yên tâm tận dụng thế mạnh nông
nghiệp của mình để phát triển nông nghiệp, tạo thêm thu nhập cho gia đình và góp
phần làm giàu địa phương.
Hiện cả xã Mỹ Hòa Hưng có chín hộ dân làm du lịch cộng đồng, trong đó năm
hộ kinh doanh du lịch homestay, các hộ còn lại cung cấp dịch vụ như nhà hàng, thuê
xe đạp, chở thuyền đi dọc cù lao…
Để duy trì tính bền vững, tăng cường hiệu quả của dự án cũng như tạo những hỗ
trợ tích cực cho người nông dân tham gia dự án giai đoạn tiếp theo, Hội Nông dân tỉnh
25

Trong điều kiện kèm theo quốc gia ngày càng hội nhập và quy trình thực thi công nghiệphóa, văn minh hóa đang diễn ra cùng với cuộc cách mạng thông tin – tin học viễn thôngđã làm đổi khác khung cảnh vạn vật thiên nhiên, môi trường sinh thái, nền văn hóa truyền thống địa phương tạora sự hoạt động của những luồng dân cư hướng về những khu công nghiệp và những khu đôthị mới với nhịp sống căng thẳng mệt mỏi, dồn dập. Chính thế cho nên, nhu yếu du lịch dã ngoại trởvề với vạn vật thiên nhiên, với môi trường sinh thái trong lành, quay trở lại với tâm linh cội nguồn, với danh lam thắng cảnh để thưởng ngoạn cảnh sắc vạn vật thiên nhiên miệt vườn, cảnh quansông kênh – rạch vùng đồng bằng đang trở thành nhu yếu đời sống ý thức ngày cànglớn của người dân. An Giang còn được nhiều hành khách biết đến qua những mô hình dulịch cộng đồng như : Du lịch sinh thái xanh, du lịch văn hóa truyền thống, du lịch nông nghiệp, du lịchbản địa, du lịch làng và thủ công bằng tay mỹ nghệ. Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH AN GIANGVÀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG1. 1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH AN GIANG1. 1.1. Vị trí địa lýAn Giang là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, ở phía Tây Nam củaViệt Nam, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, chạy dọc theo hữu ngạn sông Hậu thuộchệ thống sông Mê Công, một phần nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên. Lãnh thổ của tỉnh nằm trong khoảng chừng từ 10 o12 ’ đến 10 o57 ’ vĩ độ Bắc và từ104o46 ’ đến 105 o35 ’ kinh độ Đông. Điểm cực Bắc của tỉnh thuộc xã Khánh An ( huyệnAn Phú ), điểm cực Nam ở xã Thoại Giang ( huyện Thoại Sơn ), điểm cực Tây tại xãVĩnh Gia ( huyện Tri Tôn ) và điểm cực Đông thuộc xã Bình Phước Xuân ( huyện ChợMới ). Phía bắc và tây-bắc giáp Campuchia ( 104 km ), phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp ( 107,6 km ), phía đông nam giáp thành phố Cần Thơ ( 44,7 km ), phía tây giáp tỉnh KiênGiang ( 70 km ). Diện tích tự nhiên : 3.537 km2, bằng 1,1 % diện tích quy hoạnh cả nước. Trong đó đất nôngnghiệp chiếm 79 %. Tính đến năm 2013, dân số toàn tỉnh là 2.155.300 người, tỷ lệ dân số 609 người / km². Đơn vị hành chính : Tỉnh An Giang có 11 đơn vị chức năng hành chính thường trực gồm 02 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện, trong đó gồm có 156 đơn vị chức năng hành chính cấp xã, gồm có 16 thị xã, 21 phường và 119 xã. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên1. 1.2.1. Địa hìnhNgoài vùng đồng bằng do phù sa sông Mê Công bồi đắp, An Giang còn có vùngđồi núi thấp ở phía tây. Địa hình của tỉnh có hai dạng chính là đồng bằng và đồi núi. Địa hình đồng bằngĐịa hình đồng bằng, chiếm 87 % diện tích quy hoạnh tự nhiên, nơi sinh sống của 89 % dâncư toàn tỉnh. Xét về nguồn gốc, địa hình đồng bằng ở An Giang có hai loại chính là đồng bằngphù sa và đồng bằng ven núi. – Đồng bằng phù sa là một bộ phận của Đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL ), gồm hai khu vực : + Khu vực 1 : nằm kẹp giữa hai sông Tiền và sông Hậu thuộc những huyện TânChâu, An Phú, Phú Tân và Chợ Mới có dạng cù lao ở giữa sông Hậu và dạng lòngchảo cao ở hai gờ sông, thấp dần ở giữa. Độ cao trung bình ở ven hai sông là từ 3 mđến 4 m, còn ở khu lòng chảo giữa hai sông từ 1,5 đến 3 m. Đất ở đây hầu hết là cátpha đến thịt nhẹ, thích hợp với việc trồng lúa, ngô, cây ăn quả. + Khu vực 2 : đồng bằng hửu ngạn sông Hậu gồm những huyện Châu Phú, ChâuThành, Thoại Sơn, thị xã Châu Đốc và thành phố Long Xuyên, có một phần nằm trong tứgiác Long Xuyên. Địa hình hơi nghiêng, cao từ bờ sông Hậu, thấp dần vào nội đồngđến tận ranh giới với Kiên Giang. Nơi thấp nhất từ 0,7 m đến 1,0 m. Đất chuyển từ thịtnhẹ đến đất sét, thích hợp với việc trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả. – Đồng bằng ven núi với hai kiểu Deluvi ( sườn tích ) và phù sa cổ. Đồng bằng vennúi kiểu Deluvi hình thành trong quy trình phong hoá và xâm thực từ những núi đá, độcao trung bình từ 5 đến 10 m hẹp, độ dốc nhỏ. Địa hình đồi núiĐịa hình đồi núi thấp : là nét rực rỡ, điển hình nổi bật của An Giang giữa vùng đồng bằngmênh mông của miền Tây Nam Bộ, với 13 % diện tích quy hoạnh tự nhiên và 11 % dân cư toàntỉnh thuộc địa phận của hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Đồi núi An Giang gốm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhauphân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100 km, khởi đầu từ xã Phú Hữu ( huyệnAn Phú ) qua thị xã Châu Đốc, rồi bao trùm lên gần hết diện tích quy hoạnh hai huyện Tịnh Biênvà Tri Tôn, kéo tới xã Vọng Thê và Vọng Đông, sau cuối dừng lại ở thị xã Núi Sập ( huyện Thoại Sơn ). Khu vực Bảy Núi ( hay còn gọi là Thất Sơn, gồm những núi : NămGiếng, núi Két, núi Cấm, núi Dài, núi Tượng, nủí Nước và núi Cô tô ) đã nối dài dãyĐăng Rếch ( Cam-pu-chia ) với vùng núi Ba Thô. Núi Sam ( thị xã Châu Đốc ), núi Sập ( Thoại Sơn ) nổi lên giữa cánh đồng lúa xanh rờn tạo nên vẻ đẹp sinh động. Các núi cao của tỉnh là núi Cấm ( cao 710 m ), núi Cô tô ( 614 m ), núi Dài ( 554 m ) và một loạt núi thấp như Phú Cường ( 282 m ), núi Sam ( 228 m ), Ba Thê ( 221 m ) và núiSập ( 110 m ). Đất đai của vùng núi hầu hết là đất xámnghèo dinh dưỡng, thoát nước mạnh, dểbị khô hạn và xói mòn. Sản xuất nông nghiệp trông chờ vào mùa mưa, hầu hết chỉtrổng được 1 vụ, đa phần là trồng cây ãn quả và trồng rừng. 1.1.2. 2. Đất đaiTrên chủ quyền lãnh thổ toàn tỉnh có 3 nhóm đất chính : – Nhóm đất phù sa ngọt và cồn bãi ven sông chiếm 66 % diện tích quy hoạnh tự nhiên, phânbố đa phần ở những huyện nằm giữa hai sông Tiền và sông Hậu và dải đất ven hữu ngạnsông Hậu từ Châu Đốc tới Long Xuyên. Vùng đất này được bồi tụ phù sa hằng năm, hàm lượng dinh dưỡng cao, tầng canh tác dày, đất trung tính thích hợp với trổng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả tích hợp với chăn nuôi. – Nhóm đất phèn, chiếm 23 % diện tích quy hoạnh tự nhiên, phân bổ ở những vùng xa sôngHậu và một phần của tứ giác Long Xuyên. Vùng đất này vì ở xa sông nên được bồi tụít, nhiễm phèn nhiều, đất nặng, thành phần hầu hết là sét, cát mịn. – Nhóm đất đồi núi, chiếm 11 % diện tích quy hoạnh tự nhiên, phân bổ hầu hết tại hai huyệnTrì Tôn, Tịnh Biên và một phần nhỏ ở huyện Thoại Sơn. Đất xám chua, nghèo dinhdưỡng thích hợp với trồng cây ăn quả, trồng rừng. – Về cơ cấu tổ chức sử dụng đất, trong tổng số 340,6 nghìn ha đất tự nhiên cùa toàn tỉnhthì diện tích quy hoạnh đất đang sử dụng vào mục tiêu nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất với 261,5 nghìn ha ( chiếm 76,8 % ). Phần lớn đắt nông nghiệp là đất trồng cây hằng năm ( 251,2 nghìn ha ), trong đó đa phần là đất trồng lúa và màu lương thực ( 236,4 nghìn ha ). Đất chuyên dùng chiếm thứ hai về tỉ trọng trong tổng số đất đang được sử dụngvới gần 29 nghìn ha ( 8,5 % ) ( đất cho giao thông vận tải, thuỷ lợi, bảo mật an ninh quốc phòng … ). Tiếptheo là đất ở với 15,0 nghìn ha ( 0,4 % ) và đất lâm nghiệp là 12,5 nghìn ha ( 3,7 % ). Đấtchưa sử dụng chiếm tỉ lệ nhỏ, 21,1 nghìn ha ( 6,2 % ), trong đó có trên 4,9 nghìn ha cókhả năng tăng trưởng nông – lâm nghiệp. 1.1.2. 3. Khí hậuAn Giang nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa gió mùa mang đặc thù cận xích đạo. Lượng bức xạ tương đối lớn, tổng nhiệt độ trung bình năm là 10000 ° c. Số giờ nắngbinh quân trong năm khoảng chừng 2520 giờ. Tổng số giờ nắng của tháng thấp nhất là 127,6 giờ ( tháng 9 năm 2003 ) và của tháng cao nhất là 246 giờ ( tháng 4 năm 2003 ). Nhiệt độtrung bình năm khá cao và không thay đổi 27 °C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,5 °C ( tháng 4 ) và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 24 °C ( tháng 12 ). Biên độ nhiệt giữacác tháng trong năm thấp. Khí hậu của An Giang chia làm hai mùa rõ ràng. Mùa khô có gió mùa đông bắcthịnh hành, lê dài từ tháng 11 đến tháng 4, thời tiết trong sáng, ít mưa, chỉ chiếm10 % lượng mưa cả năm, thiếu nước trầm trọng cho cây cối và hoạt động và sinh hoạt, việc canhtác gặp nhiều trở ngại. Biện pháp thuỷ lợi để có đủ nước cho sản xuất nông nghiệp, nhất là lúa và màu đông xuân có ý nghĩa quan trọng số 1. Mùa mưa lê dài từtháng 5 đến tháng 10, gió mùa tây nam mang khối khí biển nhiệt đới gió mùa và xích đạo, lượng ẩm dồi dào, mưa nhiều, chiếm tới 90 % lượng mưa cả năm, tạp trung cao nhấtvào những tháng 8,9 và 10. Cũng trong thời hạn này, nước sông Mê Công đổ về gâyngập lũ hằng năm, ảnh hưởng tác động đến hoạt đông kinh tế tài chính và đời sống xã hội. Nhìn chung, chính sách khí hậu của tỉnh tương đối ôn hoà, nắng nhiều, mưa trungbình, ít thiên tai thời tiết ít thất thường, hầu hết không xảy ra bão và sương muối. Đâylà những thuận tiện cơ bản cho trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và những ngành kinh tế tài chính khácnhư du lịch, giao thông vận tải … Tuy nhiên, An Giang cũng như những tỉnh vùng Đồng bằngsông Cửu Long cần phải có những giải pháp đối phó với việc thiếu nước vào mùa khô, lũvào mùa mưa để làm thế nào vừa tận dụng những nguồn lợi to lớn từ lũ mang lại như bồi đắpphù sa, nguồn lợi thuỷ sản, lại vẫn chung sống được với lũ. 1.1.2. 4. Thuỷ vănAn Giang là một trong hai tỉnh đầu nguồn sông Mê Công ( phần Nước Ta ), cócác sông lớn chảy qua, nhiều rạch tự nhiên và kênh đào tạo thành một mạng lưới giaothông, thuỷ lợi khá chằng chịt với tỷ lệ sông ngòi là 0,72 km / km, thuộc mức caonhất trong những tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Sông Tiền và sông Hậu là hai nhánhlớn của hạ lưu sông Mê Công trước khi đổ ra Biển Đông. – Sông Tiền chảy theo hướng tây-bắc – đông nam qua Tân Châu, Sa Đéc đếnVĩnh Long, Trà Vinh rồì đổ ra Biển Đông bằng 6 cửa là cửa Tiểu, cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, cổ Chiên và Cung Hầu. Đoạn chảy qua An Giang dài 82 km. Lòng sôngchỗ rộng nhất tới hơn 2000 m ở phía trên sông Vàm Nao. – Sông Hậu chảy song song với sông Tiền qua thị xã Châu Đốc, những huyện ChâuPhú, Châu Thành, thành phố Long Xuyên, thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng rồi đổra Biển Đông bằng 3 cửa là Định An, Tranh Đề và Mỹ Thạnh. Đoạn chảy qua AnGiang dài 101 km. Lòng sông chỗ rộng nhất từ 800 m đến 2000 m. Sông Hậu là tuyếngiao thông thuỷ nối tiếp TT tỉnh ( thành phố Long Xuyên ) với vùng thượng vàhạ lưu, dồng thời là nguồn cung cắp nước và phù sa hầu hết cho vùng tứ giác LongXuyên. Lưu lượng trung bình năm của sông Tiền và sông Hậu là gần 14 nghìn m 3 / s, trong đó về mùa lũ là 24 nghìn m3 / s và mùa cạn là 5 nghìn m3 / s ; lưu lượng kiệt nhất làvào tháng 3 và tháng 4, ở sông Tiền từ 1000 đến 2000 m 3 / s và của sông Hậu là từ 200 đến 350 m3 / s. – Sông Vàm Nao nằm gọn trong địa phận tỉnh An Giang, chảy ven thị xã PhúMỹ, xã Tân Hoà ( huyện Phú Tân ), xã Kiến An và Mỹ Hội Đông ( huyện Chợ Mới ), theo hướng hướng đông bắc – tây-nam. Sông Vàm Nao có chiều dài 7 km, tiếp nối sông Tiềnvới sông Hậu, chiều rộng lòng sông trung bình 700 m, có công dụng làm cân đối đòngchảy giữa sông Tiền và sông Hậu. – Ngoài ra, chảy trên địa phận tỉnh còn có sông Bình Di, dài 10 km, chảy từ xãKhánh Bình đến xã Vĩnh Hội Đông rồi quy tụ với sông Tà Keo ( Cam-pu-chia ) và sôngChâu Đốc. Từ ngã ba này, sông Châu Đốc chạy qua những xã Vĩnh Hội Đông, Đa Phướcđến thị xã Châu Đốc thì hội lưu với sông Hậu, dài 18 km. Chế độ thuỷ văn ở An Giang phụ thuộc vào ngặt nghèo vào chính sách nước sông Mê Công. Hằng năm có khoảng chừng 70 % diện tích quy hoạnh tự nhiên bị ngập lụt với mức nước thông dụng từ 12,5 m, thời hạn ngập lũ từ 2,5 đến 4 tháng. Đây là trở ngại lớn, ảnh hưởng tác động đến quátrình tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội, yên cầu phải có hàng loạt những giải pháp đóng bộ đểkhắc phục. Ngoài những sông lớn, trên mặt phẳng chủ quyền lãnh thổ An Giang còn có một mạng lưới hệ thống rạch tựnhiên, kênh đào và hồ. – Hệ thống rạch tự nhiên phân bổ rải rác khắp địa phận cả tỉnh, với độ dài từ vàikm đến 30 km và khá quanh co uốn khúc. Các rạch trong khu vực giữa sông Tiền vàsông Hậu thường lấy nước từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu. Các rạch về phía hữungạn sông Hậu thì lấy nước sông Hậu chuyển sâu vào nội đồng vùng trũng tứ giácLong Xuyên. Những rạch tự nhiên lớn là Mương Khai, Cái Đầm, Cái Tắc ( huyện Phú Tân ), Ông Chưởng và Cái Tàu Thượng ( huyện Chợ Mới ), Long Xuyên ( thành phố LongXuyên ), Chắc Cà Đao, Mặc Cần Dưng ( huyện Châu Thành ) và rạch Cần Thảo ( huyệnChâu Phú ), trong đó quan trọng nhất là hai rạch Long Xuyên và Ông Chưởng. Rạch Long Xuyên xuất phát từ sông Hậu tại thành phố Long Xuyên, chảy quahướng hướng đông bắc – tây nam, nối với kênh Thoại Hà tại xã Vĩnh Trạch ( huyện ThoạiSơn ), đi qua núi Sập rồi nối với sông Kiên. Rạch Long Xuyên còn được gọi là kênhRạch Giá – Long Xuyên. Rạch Ông Chưởng, dài 20 km, lấy nước sông Tiền ngay dầu thị xã Chợ Mới, chảy theo hướng hướng đông bắc – tây nam, chia huyện thành hai khu vực Đông và Tây, cuốicùng đổ vào sông Hậu ở cù lao Mỹ Hoà Hưng. – An Giang còn có chừng 21 kênh đào như kênh Vĩnh Tế, Thoại Hà, VĩnhAn , Trà Sư , Thần Nông, Vàm Xáng, Rạch Giá – Hà Tiên, Tám Ngần, Tri Tôn, BaThê, Cái sắn, Mặc Cần Dùng, kênh Mới, Chóc Năng Gù. Kênh Thoại Hà do Nguyễn Vản Thoại đào theo giáng chỉ của vua Gia Long vàomùa xuân Mậu Dần ( 1818 ), sau hơn một tháng đào xong, vua Gia Long đặt tên kênh làThoại Hà và ban tên núi Sập là Thoại Sơn để biểu dương công trạng của quan trấn thủNguyễn Văn Thoại, Kênh Thoại Hà nối rạch Long Xuyên ở Vĩnh Trạch, lê dài theohướng tây nam, qua núi Sập rồi đổ ra Biển Tây. Kênh Vĩnh Tế thi công vào ngày rằm tháng chạp năm Kỉ Mão ( 1819 ) cũng doNguyễn Văn Thoại chỉ huy. Kênh đào song song với đường biên giới Nước Ta — CamPuChia, khởi đầu từ tả ngạn sông Châu Đốc tới sông Giang Thanh ở thị xã Hà Tiên ( tỉnh Kiên Giang ). Chiều dài kênh là 91 km, rộng 25 m và sâu 3 m. Nói về quyền lợi củakênh Vĩnh Tế, Đại Nam nhất thống chí viết “ Từ đấy đường sông thông, việc biênphòng và việc kinh doanh đều được hưởng mối lợi vô cùng ”. – Ở An Giang còn có 1 số ít hồ tự nhiên như Búng Bình Thiên lớn, Búng BìnhThiên nhỏ ( nằm giữa sông Bình Dì và sông Hậu – ở huyện An Phú ), hồ Nguyễn Du ởthành phố Long Xuyên và một số ít hồ tự tạo phân phối nước hoạt động và sinh hoạt cho nhân dânvà góp thêm phần tái tạo mỏi trưòng sinh thái xanh như hồ Soài So, Ổ Tức Sa, Cây Đuốc, AnHảo … Nhìn chung nguồn nước mặt và nước ngầm ở An Giang rất dồi dào, bảo vệ chosản xuất nông nghiệp, công nghiệp và hoạt động và sinh hoạt của dân cư. 1.1.2. 5. Sinh vậtDo khí hậu thuận tiện và đắt đai phì nhiêu nên động, thực vật tăng trưởng nhiều mẫu mã, có nhiều loài. Cho đến hết năm 2003, An Giang có 583 ha rừng tự nhiên và 11884 harừng trồng. Rừng tập trung chuyên sâu ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Ngoài ruộng lúa, hoa màu, cây thực phẩm và cây ản quả được trồng ở khắp nơitrong tỉnh, An Giang còn có rừng tràm và rừng cây xanh nhiệt đới gió mùa. – Rừng tràm tăng trưởng ở vùng đất ngập nước, bung trũng đất phèn và than bùn, ởhai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Cây tràm ở An Giang thẳng đứng cao từ 15 – 20 m, cókhi đạt tới 25 m. Cách đây gần một thế kỉ, tràm mọc thành rừng, phủ kín cả vùng đồngbằng, tuy nhiên do con người khai thác bừa bãi nên rừng tàm bị thu hẹp dần. – Rừng cây xanh nhiệt đới gió mùa tập trung chuyên sâu ở vùng Bảy Núi với những loài cây quý nhưgỗ mật, căm xe, giáng hương, dầu, sao, tếch … Do ảnh hưởng tác động của cuộc chiến tranh và docon người khai thác quá mức, diện tích quy hoạnh rừng cũng giảm đi nhiều. 1.1.2. 6. Động vậtTrước kia dưới tán rừng tràm và đồng cỏ ở An Giang có nhiều loài thú ăn cỏ nhưhươu, nai, heo rừng, rắn, rùa, chuột .. ” trên vùng đồi núi có cả voi và bò rừng, dướisông có rất nhiều tôm cá, vùng ngập nước có cá sấu và nhiều loài chim ( cò, diệc, le le, vịt nước … ). Ngày nay do rừng bị thu hẹp làm cho động vật hoang dã tự nhiên không còn nữa, cá tôm cũng ít hẳn. Để tạo sự cân đối về sinh thái xanh, điều hoà khí hậu, tái tạo đất, tạo nguồn nướcngọt và hạn chế lũ lụt, tỉnh cần phải Phục hồi lại rừng tràm và phủ xanh đồi núi trọc ởBảy Núi. 1.1.2. 7. Khoáng sảnAn Giang có nguồn tài nguyên tài nguyên đa dạng chủng loại, tuy nhiên trữ lượng khôngnhiều, đáng kể nhất có vật tư thiết kế xây dựng, than bùn, nước khoáng, cao lanh và một ítquặng sắt kẽm kim loại. – Về vật tư kiến thiết xây dựng : có đá granít với trữ lượng khoảng chừng 7046 triệu m3 phân bốở Tịnh Biên, Tri Tôn và Thoại Sơn ; sét gạch ngói với trữ lượng 40 triệu m3, cát sỏivới trữ lượng 10 triệu m. – Than bùn : trữ lượng 16,4 triệu tấn phân bổ ở khu vực Bảy Núi thuộc hai huyệnTri Tôn, Tịnh Biên dùng để sản xuất phân hữu cơ vi sinh và axit humic. – Cao lanh có trữ lượng khoảng chừng 2,5 triệu tấn tập trung chuyên sâu tại huyện Tri Tôn. Caolanh không những dành cho sản xuất sành sứ mà còn làm khung xương gạch men caocấp, sản xuất bột sơn … – Môlip đen đã được người Nhật khai thác cách đây 40 năm ở núi Sam, ngoài racòn có ở vùng núi Trà Sư, núi Két. 1.1.3. Điều kiện kinh tế tài chính – xã hội1. 1.3.1. Kinh tế – An Giang là một trong 4 tỉnh thành vùng kinh tế tài chính trọng điểm đồng bằng sôngCửu Long. – Cửa ngõ giao thương mua bán Đồng Bằng Sông Cửu Long với những nước ASEAN : Campuchia – Lào – Xứ sở nụ cười Thái Lan – Myanmar – Malaysia … – Nối liền trục kinh tế tài chính Đông Tây của vùng – khu vực. – Giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km, có 2 cửa khẩu Quốc tếTịnh Biên và Vĩnh Xương, 2 cửa khẩu vương quốc Khánh Bình và Vĩnh Hội Đông và 1 cửa khẩu phụ Bắc Đai. 1.1.3. 2. Văn hóa – xã hộia. Lĩnh vực văn hóaÝ thức về bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa truyền thống vật thể, phi vật thể trong xã hộingày càng được nâng lên ; 1 số ít di tích lịch sử lịch sử vẻ vang, văn hóa truyền thống trong tỉnh được trùng tu, tôntạo, những tiệc tùng văn hóa truyền thống được bảo tồn và từng bước nâng chất. Công tác nghiên cứukhoa học, khảo cổ được chăm sóc góp vốn đầu tư ; việc kiến thiết xây dựng những thiết chế văn hóa truyền thống đượcchú trọng, nhất là trong vùng dân tộc bản địa, vùng sâu, vùng biên giới. Khu lưu niệm Chủ tịchTôn Đức Thắng, Khu di tích lịch sử văn hóa truyền thống Óc Eo được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc giađặc biệt ; Lễ hội Bà Chúa xứ Núi Sam được công nhận liên hoan văn hóa truyền thống phi vật thể cấpquốc gia. Hệ thống những nhà văn hóa cấp huyện, xã, phường, thị xã từng bước đầu tư, tăng cấp, từng bước phân phối được nhu yếu tận hưởng văn hóa truyền thống của nhân dân. Phongtrào “ Toàn dân đoàn kết thiết kế xây dựng đời sống văn hóa truyền thống ” gắn với Chương trình Xây dựngnông thôn mới và nhiều trào lưu khác ngày càng đi vào chiều sâu. b. Xã hộiGiáo dục và đào tạoChất lượng giáo dục huấn luyện và đào tạo ngày được nâng lên, tỷ suất tốt nghiệp trung học phổ thông năm2014 đạt 99,64 %. Hiện nay, An Giang có 01 Trường Đại học tổng hợp cấp vùng vàQuốc tế, quy mô huấn luyện và đào tạo 10.000 sinh viên ; 02 Trường CĐ dạy nghề và Caođẳng Y tế huấn luyện và đào tạo khoảng chừng 7.000 sinh viên theo chương trình chuẩn đẳng cấp và sang trọng Quốc giavà đẳng cấp và sang trọng Quốc tế. Quy mô những ngành học, cấp học không ngừng tăng trưởng, cung ứng tiềm năng phổcập giáo dục và góp thêm phần nâng cao chất lượng đào tạo và giảng dạy nguồn nhân lực cho địaphương ; mạng lưới cơ sở giáo dục, giảng dạy nghề không ngừng tăng trưởng, cung ứng yêu10cầu đào tạo và giảng dạy, tu dưỡng nâng cao trình độ của dân cư. Số lượng học viên, sinh viêntăng hằng năm, chất lượng giảng dạy từng bước được củng cố. Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản trị, giáo viên những cấp từng bướcđược tăng cường, cung ứng tốt hơn nhu yếu nâng cao chất lượng dạy và học. Đầu tưphát triển cơ sở vật chất trường học, những cơ sở huấn luyện và đào tạo được tăng nhanh. Chủ trương đổimới giải pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục từng bước đi vào chiềusâu. Các cuộc hoạt động, những trào lưu thi đua trong ngành được tăng nhanh, có tácdụng tích cực trong việc tương hỗ và thôi thúc những hoạt động giải trí chung của toàn ngành. Y tế, chăm nom sức khỏe thể chất nhân dânCông tác chăm nom sức khỏe thể chất nhân dân đạt nhiều kết tích cực, những chỉ số sức khỏecộng đồng được nâng lên. Mạng lưới y tế liên tục được củng cố, tăng trưởng ; những cơ sở ytế được góp vốn đầu tư kiến thiết xây dựng, tăng cấp, bổ trợ trang thiết bị ; đội ngũ cán bộ y tế đượctăng cường huấn luyện và đào tạo nâng cao năng lượng. Hệ thống y tế dự trữ được góp vốn đầu tư phát triểnvề cơ sở vật chất, trang thiết bị … ; nhiều dịch bệnh nguy hại được khống chế, đẩy lùi. 1.1.4. Dân tộc – Tôn giáoAn Giang có 16 dân tộc bản địa, trong đó có 4 dân tộc bản địa có số dân đông là Việt ( chiếm94, 7 % dân số ), Khơme ( 3,8 % ), Chăm ( 0,6 % ), Hoa ( 0,5 % ). Ngoài ra còn 1 số ít dântộc khác với số lượng không đáng kể như Ngái, Tày, Gia-rai, Mường, Nùng, Phù Lá … An Giang có 88,2 % dân số theo tôn giáo, trong đó thông dụng nhất là Phật giáo ( chiếm 42,1 % dân số và 47,7 % dân số theo tôn giáo ), đạo Hòa Hảo ( tương ứng là38, 8 % và 46,9 % ), Cao Đài ( 3,6 % và 4,1 % ), Công giáo ( 3,1 % và 3,5 % ) và đạo Hồi ( 0,6 % và 0,7 % ). Ngoài ra còn 1 số ít ít người theo đạo Tin lành. 1.1.5. Giao thôngĐường bộ : tổng chiều dài đường đi bộ của An Giang là 3560 km, trong đó có 356 km đường nhựa, còn lại là đường đá, đường cấp phôi và đường đất. Hệ thống đườngbộ trên địa phận tỉnh gồm có : – Quốc lộ 91, nối Cần Thơ với Long Xuyên, Châu Đốc với Campuchia, dài91km. Trên suốt chiều dài quốc lộ có 42 cầu với tổng chiều dài 1854 km. – Hệ thống tỉnh lộ có 14 tuyến ( 941, 942, 943, 948, 955 … ) với tổng chiều dài404 km, 114 cầu. Đường thủy : toàn tỉnh có 541 tuyến đường sông với tổng chiều dài 2504 km, mậtđộ đường là 0,73 km / km2. Trên địa phận tỉnh có 8 bến phà ( trong đó có 2 bến phà liêntỉnh ), 8 bến tàu ( 2 bến liên tỉnh ), 139 bến đò ngang và 1 bến cảng. Đường biển : Cảng biển Mỹ Thới – An Giang tiếp đón tàu tải trọng 10 ngàn tấn, hàng năm đảm nhiệm sản phẩm & hàng hóa đến 5 triệu tấn. Đây là cảng hoạt động giải trí có hiệu suất cao vànăng động nhất vùng, năng lực chuyển tải sản phẩm & hàng hóa trực tiếp đến những cảng trong khu11vực như Campuchia, Nước Singapore, Malaysia, Indonesia, Phillipine, Bắc Á, trung chuyểnđến hầu hết những cảng trên quốc tế. Hàng không : Sân bay An Giang được nhà nước đưa vào Quy hoạch hệ thốngcảng hàng không Nước Ta. Quy mô trường bay được cho phép máy bay ART72 / F70 hạ cấtcánh. Tương lai ship hàng nhu yếu tăng trưởng thương mại và du lịch, định hình năm 2020 đón khách 110 ngàn – năm 2030 là 300 ngàn lượt hành khách. 1.2. KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG1. 2.1. Cộng đồng địa phương1. 2.1.1. Khái niệm cộng đồngCộng đồng địa phương là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức tổ chức triển khai ( ngặt nghèo hoặckhông ngặt nghèo ), là một nhóm người cùng san sẻ và chịu ràng buộc bởi những đặc điểmvà quyền lợi chung được thiết lập trải qua tương tác và trao đổi giữa những thành viên. 1.2.1. 2. Khái niệm về tăng trưởng cộng đồngPhát triển cộng đồng là quy trình tăng trưởng kinh tế tài chính cộng đồng cùng với tiến bộcủa cộng đồng theo hướng triển khai xong những giá trị chân, thiện, mỹ. 1.2.2. Du lịch cộng đồng1. 2.2.1. Khái niệm du lịch cộng đồngDu lịch cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó hầu hết là người dân địaphương đứng ra tăng trưởng và quản trị. Lợi ích kinh tế tài chính có được từ du lịch sẽ đọng lạinền kinh tế tài chính địa phương. 1.2.2. 2. Khái niệm tăng trưởng du lịch dựa vào cộng đồngDu lịch cộng đồng là một mô hình du lịch do chính cộng đồng người dân phốihợp tổ chức triển khai, quản trị và làm chủ để đem lại quyền lợi kinh tế tài chính và bảo vệ thiên nhiên và môi trường chungthông qua việc ra mắt với hành khách những nét đặc trưng của địa phương ( cảnh sắc, văn hóa truyền thống … ) Du lịch cộng đồng là một khuynh hướng thưởng thức du lịch mới lạ đầy trách nhiệmvà mang lại quyền lợi cho cả hành khách lẫn dân địa phương. Du lịch cộng đồng mang lại cho hành khách thưởng thức về cuôc sống của ngườidân địa phương. Người dân địa phương được tham gia trực tiếp vào những hoạt động giải trí du lịch vàthu hút được những quyền lợi kinh tế tài chính – xã hội từ những hoạt động giải trí du lịch đồng thời chịu tráchnhiệm bảo vệ tài nguyên vạn vật thiên nhiên, môi trường tự nhiên và văn hóa truyền thống địa phương. 1.2.2. 3. Các mô hình du lịch cộng đồngCác loai hình du lịch sau đây tương thích với Du lịch cộng đồng bởi chúng được sởhữu và quản trị bởi cộng đồng : Du lịch sinh thái xanh ; Du lịch văn hóa truyền thống ; Du lịch nôngnghiệp ; Du lich địa phương ( homestay ) ; Du lịch làng ; Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ. 12 – Du lịch sinh thái xanh : là một hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên ( đặcbiệt là trong khu vực cần được bảo vệ và môi trường tự nhiên xung quanh nó ) và phối hợp tìmhiểu truyền thống văn hóa – xã hội của địa phương có sự chăm sóc đến yếu tố thiên nhiên và môi trường. – Du lịch văn hóa truyền thống : là một trong những thành phần quan trọng nhất của du lịchdựa vào cộng đồng từ khi văn hóa truyền thống, lịch sử vẻ vang, khảo cổ học, là yếu tố lôi cuốn khách chủyếu của cộng đồng địa phương. – Du lịch nông nghiệp : đây là một hình thức du lịch tại những khu nông nghiệp nhưvườn cây ăn trái, trang trại nông lâm phối hợp, trang trại thảo dược và những trang trạiđộng vật, đã được chuẩn bị sẵn sàng để ship hàng hành khách. Khách du lịch xem hoặc tham giavào thực tiễn sản xuất nông nghiệp như thao tác với dung cụ của nhà nông hoặc thuhoạch mùa mà không làm ảnh hưởng tác động đến hệ sinh thái hoặc hiệu suất của mái ấm gia đình chủnhà. Một mẫu sản phẩm mới đặc biệt quan trọng à nghỉ ngơi ở những trang trại hữu cơ, nơi hành khách cóthể khám phá thêm về vạn vật thiên nhiên và học tập những giải pháp canh tác không dùngthuốc trừ sâu. – Du lịch địa phương : Du lịch địa phương / Dân tộc đề cập đến một loại du lịch, nơi đồngbào dân tộc thiểu số hoặc người dân địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt động giải trí du lịch, nền văn hóa truyền thống vốn có của họ chính là yếu tố lôi cuốn khách du lịch. – Du lịch làng : Khách du lịch san sẻ những hoạt động giải trí trong đời sống thôn bản vàcác làng nông thôn thu được quyền lợi kinh tế tài chính từ những hoạt động giải trí du lịch. Dân làng cungcấp những dịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm. – Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ : Nghệ thuật và sản xuất bằng tay thủ công mỹ nghệ ởđịa phương có một lịch sử vẻ vang lâu dài hơn. Nó không phải là một hình thức độc lập của du lịch, mà chính là một thành phần của những mô hình khác nhau của du lịch. Du lịch không chỉmang lại thời cơ kinh doanh thương mại tốt hơn cho ngành công nghiệp bằng tay thủ công mỹ nghệ của khuvực, doanh thu bán hàng bằng tay thủ công mỹ nghệ cũng hoàn toàn có thể giúp người dân địa phương tìmhiểu thêm về di sản văn hóa truyền thống và thẩm mỹ và nghệ thuật nhiều mẫu mã và độc lạ cảu họ. 1.2.3. Vai trò và đặc thù của mô hình du lịch cộng đồng1. 2.3.1. Vai trò của mô hình du lịch cộng đồngGóp phần bảo vệ vững chãi tài nguyên tự nhiên, môi trường sinh thái. Bảo tồn vàphát huy những giá trị truyền thống văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể của cộng đồng. Tạo ra sự phong phú trong loại sản phẩm du lịch của một vùng, một vương quốc … Góp phầnthu hút khách du lịch, tăng trưởng kinh tế tài chính, tạo ra nguồn vốn góp vốn đầu tư trở lại những hạ tầngdu lịch. Phát triển hạ tầng xã hội, góp thêm phần biến hóa kinh tế tài chính – xã hội của địaphương. 1.2.3. 2. Đặc điểm của mô hình du lịch cộng đồngDu lịch cộng đồng diễn ra tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của cộng đồng địaphương. Quy mô hoạt động giải trí nhỏ, thị trường khách khá hẹp về đối tượng người dùng và ít về số13lượng. Các mẫu sản phẩm mang truyền thống địa phương. Các mẫu sản phẩm, dịch vụ du lịch đượcphát triển tương thích với điều kiện kèm theo tự nhiên, văn hoá địa phương, giảm thiểu những tai hại. 1.2.4. Điều kiện và nguyên tắc tăng trưởng du lịch dựa vào cộng đồng1. 2.4.1. Điều kiện hình thành và tăng trưởng du lịch dựa vào cộng đồng – Tài nguyên vạn vật thiên nhiên và nhân văn du lịch phong phú, đa dạng và phong phú và tính đặctrưng cao. – Điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư được xem xét nhìn nhận trên những yếu tố sốlượng thành viên, truyền thống dân tộc bản địa, phong tục tập quán, trình độ học vấn và văn hóa truyền thống, nhận thức nghĩa vụ và trách nhiệm về tài nguyên và tăng trưởng du lịch. – Các điều kiện kèm theo về chính sách chủ trương tạo môi trường tự nhiên thuận tiện cho việc phát triểndu lịch và sự tham gia của cộng đồng. – Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế đến du lịch thăm quan du lịch, điều tra và nghiên cứu, tương lai sẽ lôi cuốn được nhiều khách. – Nguồn cầu của du lịch là động lực để tăng trưởng du lịch cộng đồng của địaphương. Sự tương hỗ, giúp sức của những tổ phi chính phủ trong và ngoài nước về nhân lực, kinh tế tài chính và kinh nghiệm tay nghề tăng trưởng du lịch cộng đồng. 1.2.4. 2. Các nguyên tắc tham gia tăng trưởng du lịch dựa vào cộng đồng – Cộng đồng được quyền tham gia luận bàn những kế hoạch, quy hoạch, thực hiệnvà quản trị góp vốn đầu tư để tăng trưởng du lịch, trong một số ít trường hợp hoàn toàn có thể trao quyền làmchủ cho cộng đồng. – Phù hợp với năng lực của cộng đồng. – Chia sẻ quyền lợi từ du lịch cộng đồng. – Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng so với tài nguyên thiên nhiênvà văn hóa truyền thống hướng tới sự tăng trưởng vững chắc. 1.3. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở AN GIANG1. 3.1. Tiềm năng tự nhiênĐịa hình An Giang mang những đặc thù điển hình nổi bật so với địa hình đồng bằng rộnglớn vùng Tây Nam Bộ khi có sự xen kẽ giữa địa hình đồng bằng châu thổ và đồi núi. Đây là một yếu tố có sức mê hoặc so với hành khách. Đồi núi ở An Giang gồm nhiềuđỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau, phân bổ theo vành đai cánh cung kéodài gần 100 km ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên với nhiều núi có độ cao khác nhau. Núi Cấm là núi lớn nhất có tới 6 đỉnh với độ cao từ 142 m đến 705 m, link với cácnúi khác thành một mạch núi liên tục, trải dài 35 km và rộng 17 km với diện tích quy hoạnh gần600km2, là vùng đất địa linh “ Bảy Núi – Thất Sơn ” với nhiều di tích lịch sử lịch sử dân tộc, văn hóa truyền thống, tôn giáo và lịch sử một thời huyền bí, có sức mê hoặc lớn so với hành khách thăm quan trong14toàn vùng và cả nước. Địa hình đồng bằng là đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổsông Mekong. Về hình dạng, đồng bằng phù sa ở An Giang có 3 dạng chính và 1 dạngphụ : Dạng cồn bãi ( Cù lao ) có hình dạng như chiếc thuyền úp, ở giữa cao và thấp dầnsang hai bên như cù lao Mỹ Hòa Hưng, cù lao Tiên, Phó Ba ( Long Xuyên ), Bà Hòa ( Châu Thành ), Bình Thủy, Khánh Hòa ( Châu Phú ), Vĩnh Trường ( An Phú ) của sôngHậu và cù lao Giêng ( Chợ Mới ), cù lao Tây, cù lao Ma, Cái Vừng, Cồn Cỏ ( Tân Châu ) của sông Tiền. Cảnh quan ở những dạng đồng bằng cù lao sông nước là điều kiện kèm theo để pháttriển nền nông nghiệp phong phú, từ đó làm cơ sở để hình thành những mô hình du lịch sinhthái sông nước như du lịch miệt vườn, du lịch du lịch thăm quan cù lao … An Giang còn có mạng lưới hệ thống sinh vật phong phú và đa dạng chủng loại với nhiều hệ động thựcvật có giá trị khoa học. Các thảm thực vật tiêu biểu vượt trội gồm có : Thảm thực vật đất ngậpnước bưng trũng ; thảm thực vật đồi núi ; thảm thực vật ven sông rạch ; thảm thực vậtnổi. Hệ động thực vật đa dạng chủng loại sẽ tạo sức hút so với hành khách trong và ngoài nước, trên cơ sở đó hình thành những điểm du lịch sinh thái xanh như rừng Tràm Trà Sư, Núi Cấm … Ngoài ra, An Giang có nhiều thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề khaithác tăng trưởng những mô hình du lịch nông nghiệp. An Giang là 1 trong 2 tỉnh có diệntích lúa cao nhất ĐBSCL và cả nước, chiếm 14,9 % diện tích quy hoạnh và 41,1 % sản lượng lúacủa toàn vùng ĐBSCL. Diện tích những loại cây ăn quả ngày càng lan rộng ra, góp thêm phần đadạng hóa cơ cấu tổ chức trồng trọt. Bên cạnh lúa, An Giang còn là 1 trong những tỉnh dẫn đầuvề sản lượng nuôi trồng thủy hải sản của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và cả nước. Các hình thức tổ chức triển khai sản xuất nông nghiệp ngày càng phong phú, hộ mái ấm gia đình và trangtrại đang được chú trọng tăng trưởng. An Giang là tỉnh có số lượng trang trại đứng đầucả vùng và cả nước, chiếm 11,8 % số lượng trang trại của cả nước và 24,7 % của vùngĐồng Bằng Sông Cửu Long. Cơ cấu trang trại phong phú, trong đó trang trại trồng câyhang năm và trang trại nuôi trồng thủy hải sản chiếm tỉ trọng cao hơn. Sự tăng trưởng củaloại hình trang trại trong nông nghiệp đã thôi thúc hiệu suất cao kinh tế tài chính sản xuất, đồng thờitạo ra tiền đề trong bước đầu cho việc kiến thiết xây dựng những tour du lịch du lịch thăm quan, học hỏi kinhnghiệm sản xuất giữa nông dân trong vùng và cả nước. 1.3.2. Tiềm năng về nhân vănVề tài nguyên du lịch nhân văn, An Giang là vùng đất có nền văn hoá cổ xưa vớidi chỉ Ốc Eo tại vùng núi Sập – Ba Thê, làm tất cả chúng ta liên tưởng đến một vương quốcPhù Nam hùng mạnh vào những thế kỉ đầu công nguyên nay chỉ còn là phế tích. An Giang còn có nhiều lăng tẩm, đình, chùa, miếu mạo mang đậm dấu ấn khíphách của cha ông thời mờ cõi phương nam như lăng Thoại Ngọc Hầu, đình thầnNguyên Hữu Cảnh, miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, chùa Tây An. An Giang còn nổi tiếngvới nhiều di tích lịch sử lịch sử vẻ vang cách mạng như đồi Tức Dụp, cù lao Ông Hổ và nhà lưu niệmChủ tịch Tôn Đức Thắng … Đây là những khu công trình văn hoá độc lạ được xếp hạngquốc gia. Hiện nay trên địa phận tỉnh có 27 di tích lịch sử lịch sử vẻ vang – văn hóa truyền thống được xếp hạng cấp15quốc gia và 48 di tích lịch sử xếp hạng cấp tỉnh. Ngoài ra, tỉnh còn có 5 di tích lịch sử lịch sử vẻ vang – vănhóa chưa được công nhận nhưng có tiềm năng khai thác du lịch : Bảng 1. Các di tích lịch sử lịch sử vẻ vang – văn hóa truyền thống được xếp hạng cấp quốc giaSTDi tíchSố lượngDi tích khảo cổ03Di tích văn hóa truyền thống – lịch sử11Di tích kiến trúc11Di tích thắng cảnh01Di tích lưu niệm danh nhân01Tổng cộng : 27 – Các tiệc tùng hoạt động và sinh hoạt văn hóa truyền thống và những đối tượng người tiêu dùng gắn liền với dân tộc bản địa họcAn Giang là tỉnh có đến 17 dân tộc bản địa sinh sống, đông nhất là người Kinh ( 94,3 % ), người Khmer ( 4,07 % ), người Chăm ( 0,65 % ), người Hoa ( 1,009 % ) và nhiều dân tộckhác. Sự thân thiện giữa những dân tộc bản địa đồng đội Khơ-me, Chăm, Hoa cùng hoà quyện với nétvăn hoá Nam Bộ của người Kinh với phong thái đặc trưng của người dân miền sôngnước đã tạo nên sự đa đạng nhưng rất độc lạ, và rất riêng về văn hoá. Vì vậy AnGiang lúc bấy giờ là có rất nhiều tiệc tùng rực rỡ, có quy mô lớn nhất Nam Bộ. Toàn tỉnhcó tổng số 41 liên hoan, gồm những tiệc tùng dân gian, tiệc tùng tôn giáo, liên hoan lịch sử vẻ vang cáchmạng. Trong đó có 1 liên hoan thuộc cấp Bộ quản lí, 6 liên hoan thuộc cấp tỉnh quản lí. Mộtsố tiệc tùng tiêu biểu vượt trội là : Lễ hội Bà Chúa Xứ, hội đền Nguyễn Trung Trực, tiệc tùng CholChnam Thmay, lễ Đôn Ta, liên hoan Hát Gi, hội đua bò dân tộc bản địa Khmer … 16B ảng 2. Một số tiệc tùng trên địa phận tỉnh An GiangSTTên lễ hộiThời gianLễ hội Bà Chúa xứ ( Lễ vía Bà ) 23/27 tháng 4 âm lịchLễ hội Chol Chnam Thmay12 – 15/04 âm lịchHội đền Nguyễn Trung Trực18 – 19/10 âm lịchLễ hội đua bò của người Dân tộc Khmer09 – 10/10 âm lịch hàng nămLễ Hội Hát Gi ( Haji hay còn gọi Roya Hadji ) 7 – 10/12 theo Hồi lịchLễ hội Kỳ An đình Châu Phú10 / 5 âm lịchLễ Ramadan của đồng bào Chăm1 – 30/9 Hồi lịch – Các làng nghề thủ công bằng tay : An Giang có 34 làng nghề tiểu thủ công, trong đó có25 làng nghề được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận với 6300 hộ tham gia, lôi cuốn trên18. 600 lao động. Sản phẩm của làng nghề tập trung chuyên sâu vào bốn nhóm : dệt, sản xuất tưliệu lao động, đồ vật hoạt động và sinh hoạt mái ấm gia đình, mộc và đan lát. Nổi bật là những làng nghềnhư tơ lụa Tân Châu, dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo … Các làng nghề truyền thống lịch sử làmột yếu tố quan trọng trong việc thiết kế xây dựng những tour du lịch thăm quan phối hợp như tham quansinh thái với làng nghề. – Các mô hình nghệ thuật và thẩm mỹ : An Giang là nơi quy tụ tinh hoa văn hóa độc lạ củabốn cộng đồng dân tộc bản địa bạn bè : Kinh, Chăm, Khmer, Hoa. Với nhiều đặc trưng vănhóa truyền thống lịch sử khác nhau đã hình thành bức tranh văn hóa truyền thống nghệ thuật và thẩm mỹ sinh động, nhiều sắc tố. Người Khmer có mô hình nghệ thuật và thẩm mỹ đặc trưng như hát Dù Kê, múatrống, múa Chằng … Người Kinh nổi tiếng với đờn ca tài tử đã được UNESCO côngnhận là di sản phi vật thể. Người Chăm nổi tiếng với dân ca Chăm và trình diễn kènSaranai, Trống Pànà, Paranưng theo phong thái Hồi giáo, người Hoa với nghệ thuậtmúa dù, quạt, lân sư rồng và hát Hồ Quảng. Đây được xem là lợi thế to lớn để xâydựng nhiều điểm du lịch văn hóa truyền thống quan trọng của tỉnh. – Văn hóa ẩm thực ăn uống : An Giang có nhiều món ăn ngon mang đặc trưng ẩm thựcvùng Nam Bộ. Cư dân của vùng đất này phát minh sáng tạo nhiều món ngon như bún mắm ChâuĐốc, bánh xèo rau rừng núi Cấm, cá linh kho mía … Ngoài ra, những món ăn thông dụng củangười Việt, những món ăn đặc sản nổi tiếng của đồng bào Khmer, Chăm, Hoa cũng góp thêm phần làmgiàu thêm cho văn hóa truyền thống siêu thị nhà hàng của vùng đất này. Đây cũng là một yếu tố quan trọngđể lôi cuốn khách du lịch. 1.3.3. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch của tỉnh An GiangAn Giang có cảnh sắc tự nhiên mê hoặc và nhiều di tích lịch sử gắn liền với truyềnthống văn hóa truyền thống, lịch sử vẻ vang, tập tục tiệc tùng truyền thống dân tộc bản địa trãi đều trên toàn tỉnh đã được17Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và xếp hạng. Với đặc trưng đồng bằngchâu thổ, đặc biệt quan trọng có mạng lưới hệ thống núi non hoà quyện sông nước hữu tình, rừng cây xanhngát. Đó là dãy thất sơn hùng vĩ, quần thể di tích lịch sử Núi Sam với Miếu Bà Chúa Xứ nổitiếng rất thiêng, chùa Hang với sự tích thanh xà bạch xà, Lăng Thoại Ngọc Hầu – vịcông thần mở đường tìm hiểu và khám phá vùng đất phương Nam phong phú, chùa Tây An Cổ tự, nềnvăn minh Vương quốc Phù Nam – Óc Eo và đặc biệt quan trọng là Đền thờ và khu lưu niệm cốChủ tịch nước Tôn Đức Thắng ở Cù lao Ông Hổ bên bồ sông Hậu. Với mạng lưới hệ thống sông ngòi nhiều mẫu mã là điều kiện kèm theo thuận tiện cho tăng trưởng du lịchnông nghiệp, du lịch sông nước, mày mò những tập quán, hoạt động và sinh hoạt trên sông của dânbản địa như : du thuyền trên dòng Mê Kông với hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảyqua địa phận An Giang có chiều dài hàng trăm Km và hàng chục cù lao, cồn nổi lớnnhỏ … tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình, hình thành những làng nổi trên sông. Các chợnổi và làng bè là những điểm du lịch gây nhiều hứng thú cho hành khách trong cũng nhưngoài nước. Ngoài ra, An Giang là tỉnh có 4 dân tộc bản địa cùng sinh sống : Kinh – Chăm – Hoa – Khơme, vì thế mà nơi đây đã quy tụ nền tinh hoa văn hóa độc lạ của 4 dân tộcanh em. Nhìn chung, nhờ có lợi thế mạnh về tự nhiên đã tạo ra những tiền đề cho việc xâydựng những mô hình du lịch cộng đồng. Trên cơ sở khai thác những thế mạnh về địa hình, sinh vật và nông nghiệp, nhiều loại sản phẩm du lịch được tạo ra đã có sức lôi cuốn kháchdu lịch trong và ngoài nước. Các mô hình du lịch sinh thái xanh, du lịch nông nghiệp, cáctour du lịch thăm quan quy mô trang trại, miệt vườn, tham gia sản xuất cùng nông dân, tổchức chài lưới bắt cá, dịch vụ homestay … được góp vốn đầu tư tăng trưởng và ngày càng hấpdẫn hành khách. Có thể nói, An Giang quy tụ rất đầy đủ những tiềm năng để tăng trưởng du lịchcộng đồng. 1.4. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHAI THÁC DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở ANGIANG1. 4.1. Thuận lợiCác yếu tố về tự nhiên phong phú, mang đậm đặc thù của đồng bằng điền trũngvới mạng lưới hệ thống sông ngòi chi chít, khí hậu ôn hòa, đồng bằng phù sa phì nhiêu, cho phéptỉnh hoàn toàn có thể tăng trưởng một nền nông nghiệp phong phú với nhiều loại cây đặc trưng và hệthống vườn cây ăn quả, từ đó hoàn toàn có thể tăng trưởng mô hình du lịch sinh thái xanh. Hệ thống những giá trị nhân văn phong phú, gồm có mạng lưới hệ thống những giá trị di tích lịch sử lịchsử, khảo cổ học, làng nghề và những đối tượng người dùng tương quan đến dân tộc bản địa học …, tích hợp vớicác tiềm năng về tự nhiên, tạo cơ sở cho việc kiến thiết xây dựng và tăng trưởng những mô hình dulịch nhân văn. An Giang có nhiều thế mạnh nông nghiệp, đặc biệt quan trọng là sản xuất lúa và thủy hải sản. Cơ cấu của sản xuất nông nghiệp ngày càng phong phú, nhiều mẫu sản phẩm nông nghiệpđược ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến tạo ra sản lượng và chất lượng cao. Loại hình18trang trại ngày càng được lan rộng ra. An Giang trở thành điểm đến mê hoặc của những hộsản xuất nông nghiệp trong vùng và cả nước. Họ đến để học hỏi, tiếp thu những kinhnghiệm trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, qua đó góp thêm phần thôi thúc hình thức dulịch nông nghiệp tăng trưởng. An Giang là tỉnh có sự chung sống của 4 dân tộc bản địa bạn bè. Vì vậy, nơi đây hội tụđầy đủ những nền văn hóa truyền thống khác nhau của những dân tộc bản địa. Dựa vào thế mạnh về văn hóa truyền thống dântộc, từ đó hoàn toàn có thể khai thác mô hình du lịch cộng đồng từ những dân tộc bản địa. Ví dụ điển hìnhlà du lịch cộng đồng Chăm tỉnh hoàn toàn có thể khai thác những loại sản phẩm truyền thống lịch sử đặc trưngnên những loại sản phẩm xà rông, túi xách, khăn quàng … An ninh xã hội của tỉnh đã được bảo vệ nên cũng hạn chế những trường hợpxấu xảy ra với hành khách khi đến đây du lịch. 1.4.2. Khó khănNguồn nhân lực dành cho tăng trưởng du lịch cộng đồng nhìn chung còn thiếu vềsố lượng và hạn chế về chất lượng. Người nông dân chưa được giảng dạy về du lịch vàcác kĩ năng cơ bản về kinh doanh thương mại tổ chức triển khai du lịch. Các điều kiện kèm theo về hạ tầng, tiếp thị hình ảnh còn chưa phân phối được cácyêu cầu của tăng trưởng du lịch. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt quan trọng là cơ sở lưu trú, thăm quan cònyếu. Các hình thức tiếp thị còn hạn chế. Việc góp vốn đầu tư cho tăng trưởng du lịch cộng đồng còn mới ở dạng thử nghiệm. Việcquy hoạch và khuynh hướng tổ chức triển khai tăng trưởng du lịch cộng đồng còn chưa được thựchiện để phát huy những thế mạnh sẵn có của du lịch nông nghiệp tại tỉnh. Văn hóa của những dân tộc bản địa nơi đây chưa được khai thác đúng mức giá trị của nó vàngày càng có rủi ro tiềm ẩn bị mai mọt đi sẽ mất dần theo thời hạn. Cụ thể là số lượng cáclàng nghề truyền thống cuội nguồn của người Chăm ngày một giảm dần và số lượng người Chămtham gia sản xuất trong những làng nghề truyền thống lịch sử của người Chăm cũng ít hơn. Những dân cư người Chăm họ từ từ chuyển sang làm nghề khác không tiếp tụctham gia vào sản xuất theo nghề truyền thống lịch sử nữa, từ là những người thợ dệt thì họchuyển sang kinh doanh nhỏ, lẻ hoặc làm nông nghiệp. Tính cộng đồng trong hoạt động và sinh hoạt và tính xã hội trong sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụvẫn còn hạn chế. Chủ yếu là sản xuất nhỏ, tự làm, tự tiêu. Công tác vệ sinh thiên nhiên và môi trường tại những điểm du lịch còn nhiều điều chưa ổn như vệsinh lương thực, thực phẩm, vệ sinh hoạt động và sinh hoạt, … Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trong vùng còn kém nhiều tuyến đường nối những điểm, khu du lịch còn hẹp, đường xấu, tiếp tục xảy ra tắt nghẽn giao thông vận tải. 19C hương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNGCỦA AN GIANG2. 1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA TỈNH ANGIANG2. 1.1. Mô hình du lịch cộng đồng trên địa phận tỉnhPhát triển quy mô du lịch cộng đồng là một công cụ quý báu để tăng trưởng dulịch vững chắc vì người nghèo. Qua đó, ngành du lịch hoàn toàn có thể vươn tới những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc bản địa và nếu được thực thi tốt, du lịch hoàn toàn có thể thôi thúc pháttriển kinh tế tài chính xã hội tại những địa phương nghèo. Để tương hỗ cho ngành du lịch An Giang với hoạt động giải trí du lịch cộng đồng tại AnGiang, mô hình du lịch cộng đồng này là một trong những quy mô mới đã và đangđược ngành du lịch chăm sóc, góp vốn đầu tư tăng trưởng nhằm mục đích từng bước làm phong phú và đa dạng thêmcác mô hình du lịch của địa phương, tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngườidân, lôi cuốn khách du lịch đến với tỉnh càng một đông hơn. Hiện tại khuynh hướngtâm lý khách thích quay về với tự nhiên, gần gủi với vạn vật thiên nhiên, thích khám phá nhữngphong tục tập quán đặc trưng và ngành nghề truyền thống lịch sử của từng vùng, từng địaphương, đặc biệt quan trọng, là tìm về với du lịch sinh thái xanh, du lịch nhà vườn, du lịch sông nướcvà những mô hình đi dạo vui chơi mới, lạ, mê hoặc nhưng tiềm ẩn yếu tố dân gian. Từ lợi thế và tiềm năng tăng trưởng du lịch của tỉnh, An Giang đã thiết kế xây dựng môhình du lịch cộng đồng ở Mỹ Hòa Hưng và ở làng Chăm ( Phũm Soài – Thị xã TânChâu ) hiện đã đưa vào hoạt động giải trí. Trong năm 2007 An Giang đã kiến thiết xây dựngxong hai quy mô du lịch cộng đồng đó là Trung tâm thông tin Du lịch Mỹ Hòa Hưng ( Thành phố Long Xuyên ) và Châu Phong ( Thị xã Tân Châu ) và đến năm 2008 ngànhđã chính thức đưa hai TT trên đi vào hoạt động giải trí Giao hàng hành khách. Đến với Trung tâm tin tức Du lịch cộng đồng người Kinh tại xã Mỹ HòaHưng ( TP.Long Xuyên ) hành khách sẽ chiêm ngưỡng và thưởng thức được những cảnh sắc thiên nhiênthơ mộng, hữu tình với môi trường tự nhiên trong lành và gắn liền với khuôn viên của khu lưuniệm Bác Tôn nơi du khảo về nguồn lý tưởng của nhiều Đoàn khách, nơi đây từ lâu đãlà địa chỉ du lịch nổi tiếng với những dịch vụ “ Homestay ” ( ở nhà dân ), lôi cuốn du kháchđa số là đối tượng người tiêu dùng khách Tây túi balo cùng ăn cùng ở cùng làm, một ngày làm người dânbản xứ cùng tham gia làm cá, làm lúa, tham gia làm vườn, đi chợ làng quê của ngườiđịa phương, du lịch thăm quan làng bè, chợ nổi, hít thở không khí trong lành, làng quê yêntỉnh, đạp xe đi quanh làng mạc thanh thản, chiêm ngưỡng và thưởng thức những món ăn dân dã địaphương, xem màn biểu diễn thẩm mỹ và nghệ thuật dân tộc bản địa Kinh. Hiện nay mô hình du lịch này hiệnđang rất được hành khách rất ưu thích. Riêng so với Trung tâm Du lịch cộng đồngngười Chăm có nét đặc trưng văn hóa truyền thống Hồi Giáo với những Thánh đường cổ, có những lễhội rực rỡ, có nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng ở Châu Giang, có những cô gái Chăm đẹpdịu dàng và thân thiện. Tất cả những nội dung trên đều được bộc lộ vừa đủ tại hai20Trung tâm này, hành khách sẽ được xem những hình ảnh đẹp của những khu điểm du lịchnổi tiếng của An Giang, được ngắm nhìn những loại sản phẩm hàng thủ công bằng tay mỹ nghệ củacác nghệ nhân An Giang, xem trình diễn thẩm mỹ và nghệ thuật dân tộc bản địa Chăm, Kinh du lịch thăm quan cáclàng nghề, thăm vườn cây ăn trái, làng bè, du thuyền trên sông, thăm quan cù lao, ngheđờn ca tài tử, tắm sông … Có thể nói Du lịch cộng đồng thật sự đã nối kết thân tình giữa hành khách và ngườidân địa phương và tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho địa phương, là điểmdừng chân lý tưởng của hành khách trong, ngoài tỉnh và khách quốc tế, đã và đang đượccác đơn vị chức năng lử hành trong và ngoài tỉnh đưa khách đến du lịch thăm quan du lịch. Ngành Dulịch An Giang đã và đang góp vốn đầu tư từng bước cho tăng trưởng du lịch, không ngừng nângcao, nâng cấp cải tiến về nội dung, hình thức, chất lượng Giao hàng trong hoạt động giải trí du lịch, làmphong phú thêm mẫu sản phẩm du lịch và đa dạng hóa những mô hình du lịch nhằm mục đích thu hútkhách đến với tỉnh ngày càng đông hơn, đồng thời kích thích tiêu tốn của khách du lịchở mức cao hơn, tăng thời hạn lưu lại của hành khách. Trong đó hoàn toàn có thể nói quy mô dulịch cộng đồng cũng là một trong những mô hình góp thêm phần lôi cuốn khách du lịch đếnvới địa phương. 2.1.2. Thực trạng về cơ sở vật chất2. 1.2.1. Mạng lưới giao thông vận tải vận tảiNhìn chung, mạng lưới giao thông vận tải của An Giang đã được góp vốn đầu tư tăng trưởng khôngngừng. Những tuyến đường đi bộ khang trang thông suốt những huyện, những xã, đặc biệt quan trọng là nốicác điểm du lịch trong tỉnh lại với nhau. Cùng với đường đi bộ, mạng lưới hệ thống đường sông củatỉnh đã và đang được góp vốn đầu tư tăng cấp một cách đáng kể, nhất là những tuyến sông chính, phối hợp với mạng lưới hệ thống đường thủy do những địa phương quản trị đã góp thêm phần nâng cao khảnăng liên kết khu vực với những cảng sông, biển. Bên cạnh những khu công trình giao thông vận tải đã được đưa vào sử dụng đúng hoặc vượttiến độ, góp thêm phần tạo đà cho du lịch tỉnh tăng trưởng, thì thực tiễn cho thấy cơ sở hạ tầnggiao thông trên địa phận tỉnh An Giang còn hạn chế, chưa được góp vốn đầu tư phân phối kịp đãgây ra thực trạng quá tải … Một số khu công trình quan trọng có đặc thù động lực pháttriển tỉnh thì quá trình triển khai còn chậm so với kế hoạch đã đề ra. Nhiều tuyến đườngtrên địa phận tỉnh đã xuống cấp trầm trọng nặng nề mà vẫn chưa được tỉnh khắc phục. Ðặc biệtlĩnh vực vận tải đường bộ thủy chưa khai thác hết thế mạnh về điều kiện kèm theo tự nhiên sông nước củakhu vực để tăng trưởng, tạo sự link giữa những phương pháp vận tải đường bộ thủy – bộ trong vậnchuyển hành khách – sản phẩm & hàng hóa giữa những địa phương trong toàn vùng. 2.1.2. 2. Thực trạng phân phối điện nướcHệ thống điện lưới vương quốc và mạng lưới hệ thống nước máy đã phủ gần như khắp cáchuyện trong tỉnh, bảo vệ Giao hàng sản xuất và hoạt động và sinh hoạt tiêu dùng của tỉnh cũng nhưphục vụ tăng trưởng du lịch. 21T uy nhiên, thực trạng cung ứng điện nước lên 1 số ít vùng núi cao còn nhiềuhạng chế, chưa có mạng lưới hệ thống cung ứng nước trực tiếp lên. Để có nước hoạt động và sinh hoạt, cũngnhư Giao hàng du lịch người dân phải tự mình gánh nước từ chân núi lên. 2.1.2. 3. Bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc – Về bưu chính viễn thông : trên tổng thể địa phận những huyện ở An Giang đã có bưuđiện ship hàng tối đa nhu yếu của người dân và hành khách. – tin tức liên lạc : Các tổng đài di động như : Viettel, mobi phone, vina phone, … đã phủ sóng ship hàng tổng thể những nơi trong tỉnh. 2.1.2. 4. Cơ sở vật chất ship hàng du lịchHiện nay, những điểm du lịch cộng đồng trên địa phận tỉnh đã có vừa đủ những cở sởlưu trú, ẩm thực ăn uống và TT shopping để phân phối kiệp thời nhu yếu của hành khách. Tuy nhiên, quy mô lưu trú ở tỉnh còn nhỏ so với những tỉnh trong khu vực, đa phần làmô hình nhà ở phối hợp với kinh doanh thương mại nhà nghỉ không bảo vệ về nhu yếu cơ sở lưutrú. Trang thiết bị tiện lợi còn thiếu đồng điệu, mức độ dịch vụ chưa cao. Còn nhàhàng, quán ăn trong tỉnh hầu hết mở để Giao hàng cho cả 2 đối tượng người tiêu dùng là khách du lịch ( khách quốc tế và khách trong nước ) và dân cư địa phương. Vig vây, chưa phân phối đượctiêu chuẩn cho hành khách, việc tổ chức triển khai ẩm thực ăn uống còn khá lộn xộn và Chi tiêu chưa hài hòa và hợp lý. Về những hộ mái ấm gia đình làm du lịch cộng đồng đều đã được trang bị khá đầy đủ những trạngthiết bị như điện thoại cảm ứng liên lạc, wifi, tivi, máy lạnh, tủ lạnh, … không chỉ ship hàng kháchdu lịch mà cạnh bên đó còn ship hàng ngay chính hoạt động và sinh hoạt thường ngày của mình. Ngoài ra, những cơ sở y tế, trạm xá tại những huyện, xã của tỉnh cũng đã được chínhquyền tỉnh, địa phương chăm sóc góp vốn đầu tư để Giao hàng tốt hơn nữa cho sức khỏe thể chất củangười dân và hành khách. 2.1.3. Lao động trong ngành du lịch2. 1.3.1. Số lượng lao độngLà một tỉnh có tiềm năng và lợi thế về du lịch cộng đồng, có lợi thế về tiềm năngcon người, An Giang có rất nhiều điều kiện kèm theo thuận tiện để tăng trưởng nguồn nhân lực, tuynhiên hiện tại nguồn nhân lực này chưa cung ứng với nhu yếu thực tiễn đang đặt ra đốivới sự tăng trưởng của ngành. So với nhu yếu về tăng trưởng du lịch chung của tỉnh, cũng như cung ứng nhu cầungày càng cao của hành khách trong quy trình hội nhập kinh tế tài chính quốc tế, nguồn nhân lựcngành du lịch An Giang được nhìn nhận là tuy đã có nhiều cải tổ nhưng vẫn còn ” thiếu và yếu “. Về lao động ở cộng đồng địa phương, hầu hết là mái ấm gia đình nào đón vàphục vụ khách thì toàn bộ những thành viên của mái ấm gia đình đó đều tham gia vào quá trìnhphục vụ khách nên số lượng lao động ship hàng khách còn hạn chế. 22T heo sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm năm ngoái, lao động hoạt động giải trí trongngành du lịch của tỉnh khoảng chừng 7.704 người, dự báo đến năm 2020, tỉnh cần khoảng11. 742 người và đến năm 2030 là 19.416 người. Để tăng trưởng hoạt động giải trí du lịch tại một tỉnh thì nguồn nhân lực du lịch là nguồnlực rất quan trọng. Nguồn nhân lực lao động không chỉ có những người tham gia trựctiếp trong ngành du lịch mà còn có cả dân cư địa phương tại điểm du lịch. 2.1.3. 2. Chất lượng lao độngChất lượng lao động chưa đồng đều, phần nhiều trình độ còn thấp so với nhu yếu, đặc biệt quan trọng là những khu vực tăng trưởng du lịch địa phương. Nhân viên Giao hàng ở đây chủ yếulà nông dân nên trình độ cò thấp, họ chỉ được những nhà hỗ trợ vốn về tăng trưởng du lịchcộng đòng về mở lớp hướng dẫn trong thời hạn ngắn nên kiến thức và kỹ năng về làm du lịch củangười dân còn rất yếu. Bên cạnh đó, những hộ kinh doanh thương mại gần như chưa chăm sóc đếnchất lượng và hầu hết lao động tại những cơ sở này đều mang đặc thù thời vụ, trình độ vănhóa còn thấp và chưa được giảng dạy chuyên ngành. Thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng đang là thử thách lớn so với ngành dulịch trước nhu yếu của thị trường. Thời gian gần đây, hiện tượng kỳ lạ những lao động có taynghề cao trong ngành du lịch chuyển sang thao tác ở những địa phương khác ngày càngnhiều do chủ trương lôi cuốn nguồn nhân lực của những doanh nghiệp và những địa phươngkhác, làm suy giảm đội ngũ lao động có chất lượng cao. Thực tế nhiều năm qua, những doanh nghiệp đã phản ảnh rất nhiều về chất lượngsau đào tạo và giảng dạy nói chung không chỉ riêng tại An Giang và những tỉnh Đồng Bằng Sông CửuLong, xuất phát từ nhiều khó khăn vất vả mà hầu hết những trường lúc bấy giờ vẫn chưa thể tựthoát ra được lối mòn của qui chế huấn luyện và đào tạo tại chỗ. Cụ thể nhất là : Thiếu cơ sở vật chấtthực hành, chưa thống nhất bộ giáo trình chuẩn mới, thiếu đội ngũ giảng dạy viên đượctập huấn chuyên ngành, chưa xu thế rõ đối tượng người tiêu dùng ship hàng ( phần nhiều hướng đếnphục vụ khách trong nước, chưa chú trọng khách quốc tế – là nguồn thu ngoại tệ lớnnhất ) dẫn đến một phần không nhỏ học viên ra trường vẫn chưa phân phối được ngàynhu cầu thực tế của doanh nghiệp du lịch cả về nhiệm vụ lẫn tiếp xúc ngoại ngữ. Đặcbiệt là mô hình homestay rất cần những hộ mái ấm gia đình làm du lịch hoàn toàn có thể tiếp xúc đượcvới khách, để giúp khách hoàn toàn có thể hiểu hơn về đời sống của cộng đồng địa phương. Trong những năm qua, công tác làm việc huấn luyện và đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh An Giang nóichung, nguồn nhân lực du lịch của những doanh nghiệp du lịch trên địa phận nói riêng đãcó bước chuyển biến tích cực. Đội ngũ lao động ngành du lịch tăng lên, chất lượngbước đầu có sự cải tổ. Tuy nhiên, so với nhu yếu của hoạt động giải trí du lịch lúc bấy giờ vàyêu cầu tăng trưởng trong những năm tới thì nguồn nhân lực du lịch của tỉnh An Giangcòn chưa ổn nhiều mặt, vừa thiếu về số lượng, vừa không bảo vệ về chất lượng. Tỷ lệlao động qua đào tạo và giảng dạy chuyên ngành du lịch vẫn còn thấp, lao động hiện tại có chuyênmôn nhiệm vụ, kinh nghiệm tay nghề còn ít, thiếu lao động có trình độ kỹ thuật cao và cán bộ23giỏi về quản trị và điều hành kinh doanh du lịch. Gần đây nhà nước và những doanhnghiệp trong ngành du lịch đã chăm sóc chú trọng đến yếu tố này nên đã tiến hànhnhiều chương trình huấn luyện và đào tạo sâu xa cho những người dân làm du lịch và đào tạo và giảng dạy lạichuyên ngành Giao hàng du lịch, cũng như có những chủ trương giúp người dân làm dulịch hoàn toàn có thể học ngoại ngữ. 2.2. CÁC ĐIỂM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở AN GIANG2. 2.1. Du lịch cộng đồng ở xã Mỹ HưngVị tríMỹ Hoà Hưng là xã nằm trên Cù lao Hổ giữa sông Hậu, thuộc địa phận TP. LongXuyên, tỉnh An Giang. Xã có tổng diện tích quy hoạnh tự nhiên 21,21 km 2, gồm 9 ấp, với 22.946 nhân khẩu sinh sống. Tiềm năng phát triểnMỹ Hòa Hưng là nơi có cảnh sắc vạn vật thiên nhiên với sông nước bát ngát, làngbè trên sông, kênh rạch chằng chịt, vườn cây ăn trái và những di tích lịch sử lịch sử vẻ vang văn hóa truyền thống cógiá trị như : khu lưu niệm quản trị Tôn Đức Thắng, miếu ông Hổ … Với vẻ đẹp đặc trưng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Mỹ Hòa Hưng thuhút rất đông khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế đến đây để có dịp thưởng lãmcảnh đẹp cũng như thưởng thức đời sống văn hóa truyền thống độc lạ của người dân miền sôngnước. Bởi thế, bên cạnh những nghề chính như : trồng cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, giacầm, đánh bắt cá thủy hải sản, làm mắm … người dân nơi đây còn làm thêm nghề kinh doanhdịch vụ du lịch, đa phần là homestay ( hành khách ăn, ngủ và tham gia những công việchàng ngày với người dân địa phương như : nấu ăn, thu hoạch hoa màu, trái cây, tátmương, bắt cá, kéo lưới, mò ốc … ). Năm năm trước, người dân Mỹ Hòa Hưng còn pháttriển quy mô trồng rau sạch và trồng hoa kiểng, đã lôi cuốn phần đông hành khách đến đâytham quan, khám phá. Quá trình hình thành du lịchTrước 2004, quy mô du lịch ở Mỹ Hòa Hưng chưa phát huy tối ưu tiềm năng sẵncó. Nắm bắt được điều này, năm 2004, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã tổ chứccuộc họp tại khu lưu niệm quản trị Tôn Đức Thắng để trao đổi về những mặt còn tồntại trong tăng trưởng du lịch ở Mỹ Hòa Hưng, đưa ra những giải pháp khắc phục và chútrọng kiến thiết xây dựng tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội của xã, trong đó trọng tâm là thiết kế xây dựng dulịch sinh thái xanh gắn với sông nước miệt vườn, một lợi thế mà vạn vật thiên nhiên đã khuyến mại chovùng đất này. Xuất phát từ thực trạng trong thực tiễn và trải qua buổi họp, xã Mỹ Hòa Hưng đã xácđịnh được hướng đi đơn cử góp thêm phần tăng trưởng du lịch của xã như : thiết kế xây dựng mở rộngkhông gian khuôn viên Khu lưu niệm quản trị Tôn Đức Thắng ( ấp Mỹ An 2 ) với diệntích tăng thêm 1 ha, về phía đông khu lưu niệm ( tiếp giáp với sông Hậu ) để tạo thuận24tiện cho khách du lịch đi tàu, thuyền từ bến phà Ô Môi đến khu lưu niệm, đồng thờimở rộng vườn sinh thái xanh tiếp giáp với khu lưu niệm về hướng bắc với diện tích quy hoạnh tăngthêm là 2,68 ha ; hình thành khu vườn sinh thái xanh trong khuôn viên chùa Chư Vị ( ấp MỹAn 1 ) với tổng diện tích quy hoạnh 15 ha ; hình thành vườn cây ăn trái, vườn hoa lá cây cảnh với diệntích 5 ha bao quanh miếu Ông Hổ ( ấp Mỹ Long 1 và Mỹ Khánh 1 ) ; góp vốn đầu tư thiết kế xây dựng ” Trại du lịch sinh thái xanh ” với diện tích quy hoạnh 10 ha trên cồn Mỹ Hiệp ( ấp Mỹ Hiệp ), bao gồmcác dịch vụ : nhà hàng quán ăn nhà hàng, khu vực cắm trại, khu nghỉ ngơi, khu đi dạo giảitrí, trại cá Sấu, trại Đà Điểu, tàu du lịch … ; kiến thiết xây dựng khu du lịch bãi tắm ( diện tích0, 7 ha ) tại cồn Phó Ba ( ấp Mỹ Thạnh ) ; hình thành cơ sở nông nghiệp sạch ( diện tích5, 6 ha ) chuyên trồng rau sạch, hoa tươi, cây kiểng tại ấp Mỹ An 2 ; góp vốn đầu tư để khai thácvùng thuỷ sản sạch xuất khẩu tại cồn Mỹ Hiệp và ấp Mỹ An 1 với diện tích quy hoạnh 55 ha ; pháttriển lan rộng ra những tuyến dân cư hiện hữu với độ rộng 100 m theo quy mô tuyến dân cưkết hợp vườn cây ăn trái ; tăng trưởng những tour du lịch thăm quan những làng bè thuộc địaphận Mỹ Hoà Hưng để hành khách có dịp thưởng thức đời sống hàng ngày của người dânmiền Tây Nam Bộ … Nhằm liên tục nâng cao hiệu suất cao hoạt động giải trí du lịch, tỉnh An Giang đã chọn MỹHòa Hưng để triển khai dự án Bất Động Sản Du lịch nông nghiệp ( quá trình 1, 2007 – 2009, giai đoạn2, 2011 – năm trước ) với sự hỗ trợ vốn của Hội Nông dân Hà Lan. Theo đó, dự án Bất Động Sản giúp tạo việclàm cho người nông dân và kích thích sự tăng trưởng phong phú so với hoạt động giải trí kinh tế tài chính ởMỹ Hòa Hưng, mang lại quyền lợi thiết thực cho người nông dân. Từ năm năm trước, cùng với Kiên Giang, Cần Thơ, An Giang là một trong ba tỉnhđồng bằng sông Cửu Long được Dự án EU lựa chọn tương hỗ kiến thức và kỹ năng tăng trưởng du lịchhomestay. Và Mỹ Hòa Hưng là một trong điểm được tương hỗ để liên tục nhân rộng môhình ra khắp tỉnh. Trước Dự án EU, cũng đã có một dự án Bất Động Sản của Hà Lan giúp bà con nơiđây làm du lịch cộng đồng, nhưng hầu hết là tương hỗ về cơ sở vật chất. Với chủ trươngchú trọng đào tạo và giảng dạy về kỹ năng và kiến thức làm du lịch, cán bộ từ Dự án EU đã giúp những hộhomestay nơi đây có thêm tự tin để Giao hàng khách du lịch trên cơ sở ngày càng hoànthiện về chất lượng dịch vụ. Dự án đã mở hai lớp giảng dạy về du lịch homestay, cungcấp nhiều kiến thức và kỹ năng, kiến thức và kỹ năng đơn cử, thiết thực. Dự án cũng đã góp vốn đầu tư cho nhà văn hóaxã mạng lưới hệ thống máy chiếu, ti-vi, máy vi tính, loa … và tài liệu về du lịch cộng đồng đểphục vụ cho công tác làm việc đào tạo và giảng dạy. Bên cạnh đó là sự tương hỗ của chính quyền sở tại địa phươngvới những khuyễn mãi thêm về vốn, thuế nên bà con ngày càng yên tâm tận dụng thế mạnh nôngnghiệp của mình để tăng trưởng nông nghiệp, tạo thêm thu nhập cho mái ấm gia đình và gópphần làm giàu địa phương. Hiện cả xã Mỹ Hòa Hưng có chín hộ dân làm du lịch cộng đồng, trong đó nămhộ kinh doanh thương mại du lịch homestay, những hộ còn lại phân phối dịch vụ như nhà hàng quán ăn, thuêxe đạp, chở thuyền đi dọc cù lao … Để duy trì tính vững chắc, tăng cường hiệu suất cao của dự án Bất Động Sản cũng như tạo những hỗtrợ tích cực cho người nông dân tham gia dự án Bất Động Sản quy trình tiến độ tiếp theo, Hội Nông dân tỉnh25

Source: https://vvc.vn
Category : Vì Cộng Đồng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay