Câu |
Ý |
Yêu cầu cần đạt |
Điểm |
|
|
I. Đọc – hiểu |
6,0 |
1 |
|
PTBĐ chính: Nghị luận |
1,0 |
2 |
|
Theo tác giả, để niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia: “Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc riêng mình mặc ai kia khổ sở”. |
1,0 |
3 |
|
– Hai biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn văn thứ hai là: điệp và đối:
+) Điệp ngữ: “Làm sao để”
Tác dụng: Nhấn mạnh, xoáy sâu vào vấn đề được nói đến, biểu đạt cảm xúc day dứt, trăn trở của tác giả.
+) Đối: “ công nghiệp hoá một ngôi làng – ung thư hoá dân làng”, “tăng lợi nhuận đầu tư – đổ chất thải ám hại môi trường sống”, “tăng trưởng, giàu có hơn- bức tử nguồn nước cho mai sau”, “ sân golf mang niềm vui cho người cầm gậy – mang nỗi buồn cho người cầm cuốc, cầm cày”…
Tác dụng: làm nổi rõ sự đối lập: lợi ích của người này không là lợi ích của người kia |
2,0 |
4 |
|
Đồng tình với ý kiến của tác giả
“khi nào em biết nhận phần mía ngọn, để phần mía gốc cho người khác” tức là em biết nhận phần nhạt nhẽo, thiệt thòi về mình, giành phần ngon ngọt, đậm đà cho người khác. Khi đó em thực sự trưởng thành.
“vịt con xấu xí sẽ biến thành thiên nga”: hình ảnh ẩn dụ thể hiện quan điểm của tác giả: vẻ đẹp thực sự của con người là vẻ đẹp trong tâm hồn. Yếu tố quan trọng nhất để làm nên vẻ đẹp tâm hồn là lòng vị tha, biết sống vì người khác.
(Thí sinh có thể có suy nghĩ khác nhưng cách lí giải phải hợp lí, phù hợp với đạo đức, văn hoá và pháp luật thì mới được chấp nhận). |
2,0 |
|
|
II. Làm văn |
14,0 |
1 |
|
Từ đoạn ngữ liệu trong phần đọc – hiểu và những trải nghiệm thực tế, anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về chủ đề: “Tôi – chúng ta”. |
4,0 |
Về kĩ năng:
– Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, vận dụng tốt các thao tác lập luận.
– Bài viết đảm bảo bố cục ba phần, rõ ràng, diễn đạt trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. |
0,5 |
Về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những yêu cầu sau: |
|
1 |
Giải thích: – Tôi: Là cá nhân mỗi người với tư cách là một cá thể độc lập.
– Chúng ta: Là tập thể, cộng đồng, xã hội.
=>Tôi – chúng ta: Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng |
0,5 |
2 |
Bàn luận:
– Mỗi người trong cuộc đời là một cá thể riêng biệt, độc lập với cuộc sống, cá tính, năng lực, sở thích… riêng, không ai giống ai. Họ có quyền sống, theo đuổi đam mề, chọn cho mình con đường đi, thể hiện cá tính sáng tạo độc đáo của riêng mình. Sự hiện diện của mỗi cá nhân là một chủ thể đầy ý nghĩa.Ý thức được vai trò của cái tôi cá nhân chính là động lực để mỗi người phấn đấu vươn lên khẳng định mình.
– Mặc dù rất độc lập nhưng con người không phải là những cá thể đơn lẻ mà luôn tồn tại trong mối quan hệ với cộng đồng. Con người là tổng hoà của các mối quan hệ tương tác đa chiều, mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội.
– Không hoà nhập với cộng đồng, sự tồn tại của mỗi cá nhân sẽ vô cùng đơn điệu, tẻ nhạt. Chỉ khi kết nối, gắn bó với mọi người, với xã hội thì cuộc sống của mỗi cá nhân mới thực sự có ý nghĩa, mới có cơ hội để hợp tác và phát triển.
– Sự gắn bó, hoà nhập, đồng cảm, sẻ chia giữa các cá nhân sẽ làm cho cuộc sống ấm áp hơn, xã hội nhân văn hơn, sức mạnh cộng đồng tăng lên gấp bội. Ngược lại, cộng đồng luôn là chỗ dựa vững chắc, là nơi tạo điều kiện để mỗi cá nhân phát triển, khẳng định mình.
– Phê phán: +) Lối sống cá nhân ích kỉ, hẹp hòi.
+) Những người không có ý thức về cái tôi cá nhân, sống mờ nhạt, a dua theo đám đông. |
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5 |
3 |
Bài học:
– Ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân tích cực để vươn lên và toả sáng.
– Hoà nhập, gắn bó với cộng đồng để cuộc sống thực sự có ý nghĩa. |
0,5 |
2 |
|
Nhà phê bình văn học nổi tiếng người Pháp Jean – Michel Maulpoix cho rằng: “Thơ là tự truyện của khát vọng”.
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua việc cảm nhận bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương và liên hệ với một số bài ca dao than thân có mở đầu bằng “Thân em..”, hãy làm sáng tỏ ý kiến. |
10,0 |
|
Yêu cầu:
– Kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh. Đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lý luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài
– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lý lẽ, căn cứ xác đáng. |
|
|
Về kĩ năng:
– Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác lập luận.
– Bài viết đảm bảo bố cục ba phần, rõ ràng, diễn đạt trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. |
1,0 |
|
Về kiến thức:Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những yêu cầu sau: |
|
1 |
Giải thích ý kiến: |
1,0 |
|
– Tự truyện: Truyện tự kể về chính mình, ở đó bản thân mình vừa là chất liệu để khai thác, vừa là đối tượng để khám phá, giãi bày.
Thơ là tự truyện của người nghệ sĩ, nhưng không chỉ nói chuyện mình mà từ chuyện mình vươn tới chuyện người, chuyện đời.
– Khát vọng: Mong muốn, hoài bão, khao khát…thường trực, mãnh liệt trong tâm hồn con người, hướng tới những điều lớn lao, tốt đẹp ở phía trước.
Khát vọng được thể hiện qua thơ tức là được chuyển tải qua hình thức ngôn ngữ đặc thù của thơ, qua xúc cảm và sự sáng tạo của tác giả.
=>“Thơ là tự truyện của khát vọng”: Khẳng định đặc trưng và giá trị của thơ. |
|
2 |
Lý giải mở rộng |
1,0 |
|
– Thơ là một thể loại văn học thuộc phương thức biểu hiện trữ tình.
Thơ là tiếng nói của cái tôi nội cảm với những rung động cảm xúc, thái độ của tác giả trước cuộc đời. Cảm xúc ở trong thơ không phải là thứ cảm xúc mờ nhòa, nhàn nhạt mà đó là tình cảm ở mức độ mãnh liệt nhất, thôi thúc nhất, khiến người nghệ sĩ sáng tạo.
– Sinh ra từ nhu cầu tự tình, giãi bày của người nghệ sĩ, nên mỗi bài thơ chất chứa một cõi lòng riêng, in đậm dấu ấn riêng của tác giả.
– Thơ tuy biểu hiện những cảm xúc, tâm sự riêng tư, nhưng những tác phẩm thơ chân chính bao giờ cũng mang ý nghĩa khái quát về con người, về cuộc đời, về nhân loại. Mỗi bài thơ không chỉ là tiếng nói riêng của nhà thơ mà còn là tiếng nói đồng điệu. Bạn đọc tìm đến với thơ là tìm đến tiếng nói đồng điệu, đi tìm hồn mình trên trang viết của nhà thơ.
– Cái được giãi bày trong thơ không chỉ dừng lại ở nỗi niềm tâm sự mà quan trong hơn nó là nguyện ước, mong muốn, khao khát của con người. Khi tiếng lòng riêng của nhà thơ hoà nhịp với khát vọng muôn đời của nhân loại thì khi đó tác phẩm đạt đến tầm nhân loại phổ quát, đạt đến giá trị vĩnh hằng. |
0,25
0,25
0,25
0,25
|
3 |
Cảm nhận bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương và liên hệ với một số bài ca dao than thân có mở đầu bằng “Thân em..”, để làm sáng tỏ ý kiến. |
6,5 |
|
– Tự tình II là “Tự truyện” của Hồ Xuân Hương với những lời tự bạch thật thấm thía và là tiếng nói của khát vọng mãnh liệt. Vì “Thơ là tất cả” nên những điều tưởng rất nhỏ bé, riêng tư, sâu kín trong cõi lòng riêng của thi sĩ cũng được phơi trải, giãi bày qua thơ.
– Cái tôi nội cảm của nhân vật trữ tình là cái tôi đau xót, tê tái khi cảm nhận thấm thía bi kịch thân phận của chính mình. Nữ sĩ tài hoa hơn người, mà cuộc đời oái oăm, trớ trêu chỉ dành cho cay đắng, chua chát. Tình duyên lỡ dở, duyên phận bẽ bàng…(Trơ cái hồng nhan với nước non. Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn…)
– Không cam chịu số phận, nhân vật trữ tình phản ứng mạnh mẽ, quyết liệt muốn bứt phá, nổi loạn để vươn lên. Trong tận cùng nỗi đau và sự phản ứng của Hồ Xuân Hương chính là niềm cháy khát tình yêu và hạnh phúc.
– Nỗi lòng riêng của Hồ Xuân Hương cũng là tiếng nói chung, là khát vọng tha thiết, mãnh liệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến có quá nhiều bất công ngang trái. Bởi vậy tiếng thơ của Hồ Xuân Hương rất gần, có sự đồng điệu đặc biệt với những câu ca dao than thân có mở đầu bằng “Thân em…”
– Nỗi niềm của những người phụ nữ trong những câu ca dao than thân là nỗi khổ trăm chiều. Trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ cùng với quan niệm cổ hủ, lễ giáo khắt khe thì những gì bất công nhất, oái oăm, ngang trái nhất đều dồn lên cuộc đời người phụ nữ. Họ hoàn toàn không có quyền quyết định số phận của mình mà chỉ phụ thuộc vào hai chữ “may” hoặc “rủi”.
– Không chỉ là tiếng than về nỗi khổ đau, bất hạnh, qua những bài ca dao có mở đầu bằng “Thân em..” người đọc thấy có sự tự ý thức sâu sắc về giá trị, về vẻ đẹp của người phụ nữ (Thân em như tấm lụa đào. Thân em như củ ấu gai. Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen…). Và trên hết mỗi bài ca dao ấy là một khát vọng mãnh liệt được gửi gắm. Đó là khát vọng được thấu hiểu, đồng điệu, đồng cảm; khát vọng được trân trọng; khát vọng về tình yêu, hạnh phúc…
– Nỗi niềm, khát vọng của Hồ Xuân Hương hay của những người phụ nữ trong ca dao không chỉ là tâm tư, tình cảm riêng của cá nhân mà là khát vọng muôn đời của nhân loại, mang tính nhân bản sâu sắc. |
0,5
2,0
2,0
0,5
0,5
0,5
0,5
|
4 |
Bình luận, đánh giá |
0,5 |
|
|
-Thơ là tiếng nói của cái tôi nội cảm, là nơi con người đối thoại, giãi bày, ngẫm suy về cuộc đời đồng thời nâng đỡ con người vươn tới khát vọng cao đẹp.
– Nhà thơ giãi bày cõi lòng riêng nhưng đồng thời nói lên tiếng nói chung của con người qua những sáng tạo nghệ thuật độc đáo.
– Người đọc đến với thơ để lắng nghe tự truyện từ đó nâng mình lên, vươn tới những vẻ đẹp, những giá trị đích thực của cuộc sống. |
|