Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản vừa đủ của tài liệu tại đây ( 3.74 MB, 50 trang )
Ngoài hai loại chính thông dụng trên, màn hình máy tính còn có một số loại
khác như:
– Màn hình cảm ứng: Là các loại màn hình được tích hợp thêm một lớp cảm
biến trên bề mặt để cho phép người sử dụng có thể điều khiển, làm việc với máy
tính bằng cách sử dụng các loại bút riêng hoặc bằng tay.
– Màn hình máy tính sử dụng công nghệ OLED (Organic Light Emitting
Diode): Là công nghệ màn hình mới với xu thế phát triển trong tương lai bởi các
ưu điểm: Cấu tạo mỏng, tiết kiệm năng lượng, đáp ứng nhanh, tuổi thọ cao,
vv…Về cơ bản, màn hình OLED thường giống màn hình tinh thể lỏng nhưng có
kích thước mỏng hơn nhiều do không sử dụng đèn nền.
Các kiểu giao tiếp kết nối của màn hình máy tính: Có hai kiểu giao tiếp
thông dụng giữa màn hình máy tính và máy tính là: D-Sub và DVI.
– D-Sub là kiểu truyền theo tín hiệu tương tự, các màn hình CRT đều sử
dụng giao tiếp này.
– DVI là kiểu truyền theo tín hiệu số, đa phần màn hình tinh thể lỏng hiện
nay sử dụng chuẩn này, phần còn lại vẫn sử dụng theo D-Sub. Kiểu giao tiếp
này có ưu điểm hơn so với kiểu D-Sub là có thể cho chất lượng ảnh tốt hơn. Tuy
nhiên để sử dụng kiểu DVI đòi hỏi cạc đồ họa phải hỗ trợ chuẩn này.
5.2 Máy chiếu (Projector)
Là thiết bị dùng để chuyển đổi dữ liệu hình ảnh từ máy tính hay nguồn video
cho sang hình ảnh sáng, rộng trên một nền xa thường là tường hay phông nền.
Máy chiếu phục vụ việc trình chiếu, thuyết trình, hỗ trợ cho việc giải trí màn ảnh
rộng như xem phim, xem bóng đá, vv…Cùng lúc hỗ trợ cho nhiều người cùng
xem.
Hình 22: Máy chiếu
5.3 Máy in (Printer)
Máy in là thiết bị dùng để thể hiện ra các chất liệu khác nhau các nội dung
được soạn thảo hoặc thiết kế sẵn. Máy in dùng trong văn phòng bao gồm nhiều
loại và công nghệ khác nhau. Thông dụng nhất và chiếm phần nhiều nhất hiện
nay là loại máy in ra giấy và sử dụng công nghệ laser.
Đa phần các máy in sử dụng cho văn phòng được nối với một máy tính hoặc
một máy chủ dùng in chung. Một phần khác máy in được nối với các thiết bị
công nghiệp dùng để trang trí hoa văn sản phẩm, in nhãn mác trên các chất liệu
riêng.
16
Máy in thường chia làm 3 loại: Máy in laser, máy in kim và máy in phun.
– Máy in sử dụng công nghệ laser: Là các máy in dùng in ra giấy, hoạt động
dựa trên nguyên tắc dùng tia laser để chiếu lên một trống từ, trống từ quay qua
ống mực (có tính chất từ) để mực hút vào trống, giấy chuyển động qua trống và
mực được bám vào giấy, công đoạn cuối cùng là sấy khô mực để mực bám chặt
vào giấy trước khi ra ngoài. Máy in laser có tốc độ in thường cao hơn các loại
máy in khác, chi phí cho mỗi bản in thường tương đối thấp.
– Máy in kim: Sử dụng các kim để chấm qua một băng mực làm hiện mực
lên trang giấy cần in. Máy in kim đã trở thành lạc hậu do các nhược điểm: In rất
chậm, độ phân giải của bản in rất thấp (chỉ in được loại chữ, không thể in được
tranh ảnh) và khi hoạt động thì rất ồn. Ngày nay máy in kim chỉ còn xuất hiện
tại các cửa hàng, siêu thị để in các hoá đơn như một thiết bị nhỏ gọn cho các bản
in chi phí thấp.
– Máy in phun: Hoạt động theo nguyên lý phun mực vào. Mực in được phun
qua một lỗ nhỏ theo từng giọt với một tốc độ lớn (khoảng 5000 lần/giây) tạo ra
các điểm mực đủ nhỏ để thể hiện bản in sắc nét. Đa số các máy in phun thường
là các máy in màu (có kết hợp in được các bản đen trắng). Để in ra màu sắc cần
tối thiểu 3 loại mực. Các màu sắc được thể hiện bằng cách pha trộn ba màu cơ
bản với nhau. So sánh trong các thể loại máy in thì máy in phun thường có chi
phí trên mỗi bản in lớn nhất. Các máy in phun thường có giá thành thấp nhưng
các hộp mực cho máy in phun lại có giá cao, số lượng bản in trên bộ hộp mực
thấp.
Ngoài những loại máy in trên còn có một số loại máy in dành cho mục đích
chuyên dụng như: máy in in khổ giấy lớn, máy in bản đồ, vv…
Hình 23: Máy in
5.4 Loa (Speaker)
Là thiết bị dùng để phát ra âm thanh phục vụ nhu cầu làm việc và giải trí của
người sử dụng với máy tính. Loa máy tính thường được kết nối với máy tính
thông qua ngõ xuất audio của cạc âm thanh trên máy tính. Loa máy tính gắn
17
ngoài dùng cho phát âm thanh phục vụ giao tiếp và giải trí thường được tích hợp
sẵn mạch công suất, do đó loa máy tính có thể sử dụng trực tiếp với các nguồn
tín hiệu đầu vào mà không cần đến bộ khuếch đại công suất (Amply).
Trong một số trường hợp, tai nghe (Headphone) được sử dụng thay thế cho
loa máy tính (thích hợp trong công sở, phòng game hoặc các nơi có nhiều máy
tính trong một không gian giới hạn). Về cấu tạo, nó cũng là những chiếc loa có
kích thước nhỏ gọn, công suất thấp, thiết kế để người dùng có thể đeo vào tai (và
thường tích hợp thêm micro). Loại này cắm thẳng vào cạc âm thanh mà không
cần mạch khuếch đại (trừ dạng tai nghe không dây có mạch phát và khuếch đại
trực tiếp), chúng có thể điều chỉnh âm lượng phù hợp với âm lượng muốn nghe.
Hình 24: Loa
6. Sơ đồ cách đấu nối, lắp đặt thiết bị phần cứng
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bo mạch chủ (Main board) khác nhau,
ứng với mỗi loại sẽ có các cách lắp đặt khác nhau nhưng về cơ bản, dựa vào sơ
đồ ở hình 25, 26, 27 ta có thể đấu nối, lắp đặt các thiết bị phần cứng với nhau
như: CPU, RAM, cáp ổ cứng, cáp ổ quang, nguồn điện, cáp màn hình, bàn phím,
chuột, máy in, loa và các cổng mở rộng khác…
6.1 Sơ đồ đấu nối, lắp đặt thiết bị trên bo mạch chủ
18
Hình 25: Sơ đồ đấu nối thiết bị trên bo mạch chủ
6.2 Sơ đồ đấu nối, lắp đặt thiết bị trên vỏ máy tính
Hình 26: Sơ đồ đấu nối thiết bị trên vỏ máy tính
Hình 27: Cách cắm thiết bị vào mặt sau máy tính
7. Phần mềm (Software)
Là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập
trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ, chức
năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó. Phần mềm thực hiện các chức
năng của nó bằng cách gửi các lệnh trực tiếp đến phần cứng máy tính hoặc cung
cấp dữ liệu để phục vụ các chương trình hay phần mềm khác. Phần mềm là một
19