THÍ NGHIỆM CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN

1. Thí nghiệm điện là gì?
Thi công thí nghiệm điện là công tác kiểm tra, đánh giá và đưa ra kết luận về chất lượng của một công trình liên quan đến phần điện. Nó bao gồm một chuỗi các quy trình kiểm tra đánh giá sự hoạt động của các thiết bị điện trong tổng thể công trình cũng như đánh giá các thiết bị điện để xem liệu có bất kỳ hư hỏng nào đang xảy ra hay không.
2. Vì sao chúng ta phải thí nghiệm điện?
a) Để biết được tình trạng chất lượng của các thiết bị điện:
Các thiết bị trên lưới điện qua thời gian, lớp cách điện sẽ bị già hóa, chất lượng vật liệu điện cũng bị suy giảm. Vì thế nếu được thí nghiệm, kiểm định thường xuyên thì nhà quản lý vận hành có thể biết được liệu các thiết bị này chất lượng có còn tốt hay không.
b) Để đảm bảo tính minh bạch cho các thiết bị điện:
Trong trường hợp chẳng may xảy ra sự cố, hư hỏng, các thiết bị điện cũng cần phải được thí nghiệm kiểm định để xác định mức độ hư hỏng và nguyên nhân chính xác xảy ra sự cố.
c) Để tránh được tổn thất trong quá trình sản xuất:
Nếu các thiết bị điện, đặc biệt là các thiết bị quan trọng và có giá trị lớn như máy biến áp, được thí nghiệm, kiểm định thường xuyên, chúng ta có thể sớm phát hiện ra nguyên nhân gây hư hỏng, từ đó đưa ra phương án xử lý kịp thời, tránh tình trạng hư hỏng hoàn toàn, phải tốn kém chi phí sửa chữa mua sắm, cũng như tránh tổn thất cho nhà máy, xí nghiệp điển hình là việc phải ngưng lại các hoạt động sản xuất khi có một thiết bị nào đó bị hư hỏng.
d) Để tránh tình trạng rơ le không hoạt động, gây hỏng hóc các thiết bị:
Các rơ le bảo vệ những thiết bị quan trọng trong hệ thống nên nó cũng cần được thí nghiệm định kỳ để đảm bảo tính chính xác, kịp thời cô lập thiết bị khi có sự cố, tránh tình trạng sự cố kéo dài do Rơ le bảo vệ không hoạt động làm hư hỏng các thiết bị.
e) Để tuân thủ quy định của nhà nước về đảm bảo an toàn điện:
Theo từ Bộ Công Thương, tất cả các đơn vị có sử dụng hoặc mua bán điện bắt buộc phải thử nghiệm và kiểm định các thiết bị điện định kỳ tối đa không quá 36 tháng để đảm bảo sự an toàn cao nhất.
3. Các hình thức thí nghiệm điện:
a) Thí nghiệm mới: là thí nghiệm đánh giá chất lượng thiết bị điện, các công trình điện chuẩn bị đưa vào vận hành lần đầu trước khi đóng điện nghiệm thu để đưa vào sử dụng.
b) Thí nghiệm định kỳ: là thí nghiệm thiết bị điện sau một khoảng thời gian vận hành theo quy định nhằm đánh giá chất lượng hiện tại của thiết bị để phòng ngừa sự cố có thể xảy ra do chất lượng của thiết bị điện suy giảm.
c) Thí nghiệm sau sửa chữa: là thí nghiệm thiết bị điện sau khi được sửa chữa nhằm đánh giá chất lượng của thiết bị điện để đảm bảo đã khắc phục xong sự cố và thiết bị sẵn sàng vận hành trở lại.
4. Dịch vụ thí nghiệm điện sẽ bao gồm các dịch vụ gì?
•    Máy điện quay
•    Máy biến áp
•    Máy biến dòng điện
•    Máy biến điện áp
•    Máy cắt điện cao áp
•    Dao cách ly cao áp
•    Cáp điện lực
•    Rơ le quá dòng điện
•    Rơ le bảo vệ điện áp
•    Rơ le bảo vệ tần số
•    Rơ le công suất
•    Rơ le so lệch dòng điện
•    Dấu cách điện
•    Chống sét van
•    Hệ thống nối đất
•    Thảm cách điện
•    Ủng cách điện
•    Găng tay cách điện
Dịch vụ đo chất lượng điện năng đối với các Dự án điện mặt trời, điện gió theo Theo thông tư số 39-2015/TT-BCT Bộ Công Thương

Source: https://vvc.vn
Category : Điện Nước

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay