Đi thăm bạn gái ốm thì nên mua cái gì ạ? | Vatgia Hỏi & Đáp

Chita
Chita

Trả lời 13 năm trước

Xem thêm: Top 11 trung tâm dịch vụ tư vấn du học Mỹ uy tín tại TPHCM

Những lưu ý nhỏ nhưng rất thiết thực dưới đây sẽ giúp bạn có một cuộc thăm hỏi người ốm chu đáo, ấm áp và thực sự có ý nghĩa.

11 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn có được một chuyến viếng thăm nhẹ nhàng, ấm áp và không đem đến sự phiền toái cho người bệnh. Đây là những lời khuyên có thể áp dụng được cho cả cuộc viếng thăm ở bệnh viện hoặc ở nhà.

[b]1. Gọi điện hẹn trước[/b]

Dù chỉ là một cú điện thoại mang tính chất xã giao thì bạn vẫn nên gọi điện hẹn trước. Tốt nhất, bạn nên hỏi người bệnh là bạn có thể đến vào giờ nào là tiện nhất, họ sẽ giúp bạn sắp xếp thời gian cho cuộc viếng thăm. Làm như vậy, bạn có thể tránh được những tình huống không hay như: người bệnh đã quá mệt vì phải tiếp nhiều người đến thăm trong một ngày, phải đi điều trị hay đơn giản là muốn được nghỉ ngơi… Nếu người bạn định đến thăm đang ở nhà, thì bạn càng nên gọi điện hẹn trước, ít nhất họ cũng cần biết bạn đến thăm khi nào để sắp xếp các công việc cá nhân hoặc dọn dẹp lại phòng.

[b]2. Rửa tay sạch sẽ[/b]

Bạn cần nhớ rằng, người bạn đến thăm là một bệnh nhân đang được điều trị một bệnh nào đó (càng cần chú ý hơn nếu đó là các bệnh truyền nhiễm, lây lan…), chính vì thế, bạn cần phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau cuộc viếng thăm. Điều này thực sự cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả bạn và người bệnh.

[b]3. Gõ cửa trước khi vào phòng người bệnh[/b]

Một người lịch sự và biết giao tiếp sẽ luôn luôn gõ cửa trước khi vào phòng, cho dù là người ốm đang ở nhà hay bệnh viện. Cả bạn và người bạn đến thăm sẽ rất bối rối nếu bạn bước vào đúng lúc người ốm đang được thay đồ, đang tắm tại phòng bệnh hoặc đang làm thủ tục trị liệu. Người đang ốm thường rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Bạn đừng làm cho điều ấy trở nên tồi tệ. Hãy cho họ thời gian định thần bằng cách dừng lại trước cửa, gọi tên của họ, nói tên của bạn và bước vào khi họ đã thực sự sẵn sàng đón tiếp bạn.
[b]
4. Đừng để chiếc tivi phá hỏng cuộc viếng thăm của bạn
[/b]
Người ốm thường rất thích nằm xem tivi để giải khuây hoặc có khi cứ bật tivi để đấy cho đỡ buồn. Nếu bạn hỏi: “Bạn đang xem chương trình yêu thích à?” thì thường người ốm sẽ trả lời: “À, không, bạn cứ tắt tivi đi.” Nếu bạn thấy chương trình tivi làm phiền cuộc viếng thăm của bạn, bạn có thể đề nghị “Mình tắt tivi để nói chuyện một lát nhé!”, nhưng trước khi bạn kết thúc cuộc viếng thăm và ra về, hãy nhớ bật lại chương trình tivi đó cho người ốm.

[b]5. Hãy tươi cười và thật sôi nổi[/b]

Điều này đặc biệt quan trọng và cần thiết nếu người bạn đến thăm bị bệnh nặng. Thứ quan trọng và quý giá nhất bạn có thể mang đến cho người bệnh là niềm vui và hi vọng, giúp họ lấy lại tinh thần. Bạn không nên nói những tin không tốt hay chuyện buồn. Cố gắng chọn những chủ đề vui vẻ để người bạn đến thăm cảm thấy dễ chịu, hào hứng hơn. Một câu chuyện hài hước sẽ giúp người bệnh khỏe khoắn hơn. Điều này hoàn toàn có cơ sở khoa học, vì một số nghiên cứu về y khoa cho thấy, tiếng cười và sự hài hước có một sức mạnh chữa bệnh rất lớn.

[b]6. Nói những câu chuyện đơn giản[/b]

Hãy đề cập đến những vấn đề đơn giản và lắng nghe là chủ yếu. Hãy nhớ, bạn không phải là trung tâm của cuộc viếng thăm, vì thế, hãy lắng nhiều hơn là nói!

[b]7. Không nên tạo ấn tượng là bạn muốn can thiệp vào việc điều trị của người bệnh[/b]

Nếu người bạn mà bạn đến thăm thực sự muốn chia sẻ với bạn về bệnh tình của họ, bạn hãy lắng nghe. Đó là điều quan trọng nhất đối với người bệnh lúc này. Đặc biệt là khi ai đó cảm thấy mệt mỏi, điều quan trọng nhất với họ là họ cảm thấy mình đang được lắng nghe. Nhưng hãy đừng trở thành một bác sỹ tư vấn, hay thể hiện những kiến thức về y học của bạn. Đặc biệt tránh nói về những người đã chết vì loại bệnh mà họ đang mắc phải mà bạn biết.
[b]
8. Không nên tranh luận[/b]

Đây không phải là lúc để bạn thể hiện quan điểm của mình với người được thăm, với cô y tá hay bác sỹ của người bệnh. Đừng tạo cảm giác ồn ào và căng thẳng khi bạn đến thăm ai đó, nếu bạn không muốn họ càng cảm thấy tồi tệ hơn sau chuyến viếng thăm của bạn.
[b]
9. không nên kéo dài thời gian thăm hỏi[/b]

Hầu hết những người bệnh đều nói rằng, một chuyến thăm kéo dài vừa phải sẽ khiến họ thoải mái và vui vẻ hơn. Thời gian cho một cuộc viếng thăm hoàn hảo là từ 10 đến 15 phút

[b]10. Động viên[/b]

Ốm đau là chuyện không tránh khỏi trong cuộc đời mỗi con người. Bạn hãy nhớ điều đó để dành cho người bạn đến thăm một lời động viên thích hợp. Điều đó không chỉ thể hiện sự quan tâm chu đáo của bạn mà còn là một động lực rất lớn giúp người bệnh lạc quan và tự tin vượt qua bệnh tật sớm hơn.

[b]11. Một món quà ý nghĩa[/b]

Để có được một món quà hoàn hảo dành cho người ốm, bạn cầu lưu ý một số điều sau: Nếu bạn có ý định mua đồ bổ dưỡng như thuốc bổ, hoa quả, sữa,… thì bạn cần tìm hiểu kĩ xem người bạn sắp đến thăm bị mắc bệnh gì, phải kiêng kị những đồ ăn, thức uống nào, tránh trường hợp món quà bạn mang đến tặng người đó lại không dùng được hoặc phải kiêng thì món quà đó mất ý nghĩa. Nếu người bạn đến thăm là bạn thân, bạn có thể mua những món người đó khoái khẩu, hoặc không nhất thiết phải mua đồ bổ dưỡng, bạn có thể tặng người bệnh một món quà nhỏ về tinh thần như một đĩa nhạc, một cuốn sách… mà người đó thích.

Hiện nay, khi đi thăm người ốm bạn còn có thể mua hoa, và nhớ đừng quên tặng kèm một tấm thiệp chúc người bệnh mau khỏe (có bán rất nhiều ở các cửa hàng thiệp lưu niệm), đó là những món quà tinh thần vừa đơn giản lại nhiều ý nghĩa

Source: https://vvc.vn
Category : Tư Vấn

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay