Phản ứng trao đổi – Wikipedia tiếng Việt

Phản ứng trao đổi là một loại phản ứng hoá học, trong đó hai hợp chất tham gia trao đổi cho nhau thành phần cấu tạo của nó mà không làm thay đổi chỉ số oxi hóa. Từ sự trao đổi này, chúng hình thành nên những chất mới của phương trình phản ứng.

Có thể phân loại phản ứng trao đổi theo thành phần các chất tham gia phản ứng của phương trình tham gia

Xem thêm: Thu mua đồ dùng nhà hàng

Phản ứng giữa axit và bazơ[sửa|sửa mã nguồn]

Là phản ứng giữa một acid và một base để tạo ra muối và nước.

  • Phản ứng tổng quát:
  • Ví dụ như:
HCl + NaOH → NaCl + H2O
H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O

Phản ứng giữa axit và muối[sửa|sửa mã nguồn]

  • Phản ứng tổng quát:
Acid + Muối → Acid (mới) + Muối (mới)
Acid mạnh + Muối tan → Acid mới + Muối (mới)
  • Điều kiện phản ứng:
Các chất tạo thành phải có ít nhất một chất kết tủa hoặc dễ bay hơi hay dễ phân huỷ, hoặc yếu hơn so với chất tham gia (đối với acid).
Acid (mới) có thể mạnh hơn acid cũ nếu muối (mới) là: CuS, HgS, Ag2S, PbS, CdS

Ví dụ:

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 (kết tủa) + 2 HCl
2 HNO3 + K2S → 2 KNO3 + H2S (bay hơi)
6 HCl + Cu3(PO4)2 → 3 CuCl2 + 2 H3PO4 (yếu hơn HCl)
Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2 HNO3
CuSO4 + H2S → CuS↓ + H2SO4

Phản ứng giữa bazơ và muối[sửa|sửa mã nguồn]

  • Phản ứng tổng quát:
Bazơ + Muối → bazơ (mới) + Muối (mới)
  • Thỏa mãn cả hai điều kiện sau:
sản phẩm tham gia phải tan (ở dạng dung dịch)

Một trong 2 sản phẩm có kết tủa hoặc bay hơi hoặc hai chất kết tủa
  • Ví dụ:
2 NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2 (kết tủa)
Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 (kết tủa) + 2 NaOH

Phản ứng giữa những muối với nhau[sửa|sửa mã nguồn]

  • Phản ứng tổng quát:
Muối + Muối → Muối (mới) + Muối (mới)
  • Thỏa mãn cả hai Điều kiện sau:
– Hai muối tham gia phản ứng đều tan.
– Sản phẩm có chất kết tủa hoặc có chất khí bay hơi.
  • Ví dụ:
BaCl2 + CuSO4 → BaSO4 (kết tủa) + CuCl2
2 AgNO3 + CuCl2 → 2 AgCl (kết tủa) + Cu(NO3)2
BaS + Na2CO3 → BaCO3 (kết tủa) + Na2S

Source: https://vvc.vn
Category : Đồ Cũ

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay