I. Giai đoạn lứa tuổi
học sinh tiểu học
1. Một số khó khăn vất vả tâm ý của học viên tiểu học
Quá trình chuyển đổi hoạt
động từvui
chơi (mầm non) sang học tập (tiểu học) đã khiến cho các em phải đối diện với
nhiều khó khăn trong cuộc sống:
–Sự thay đổi chế độ hoạt
động và sinh hoạt. Hoạt động học ở trường tiểu học có yêu cầu cao hơn nhiều so
với ở trường mẫu giáo (phải đi học đúng giờ, không được nghỉ học…). Sự thay đổi
hoạt động học tập buộc trẻ phải nhanh chóng hình thành các thói quen mới. Vì vậy,
thường đem lại cho trẻ sự mệt mỏi, chán, ngại đi học và kết
quả học tập không cao
–Sự vỡ mộng và suy giảm
hứng thú trong học tập. Biểu hiện của sự thất vọng và suy giảm hứng thú trong học
tập.Đa phầncác học sinh đầu năm học rất thích thú, hăng hái đến lớp, nhưng
sau vài tháng học, các em bắt đầu ngại việc đi học, thích được nghỉ, thờ ơ…
Nguyên nhân là về phía học sinh, nhiều em thích thú đi học do sự hấp dẫn bề
ngoài của việc học.Sau
một thời gian học sự thích thú đó giảm, dẫn đến chán, ngại học. Về phía nhà trường,
bên cạnh sự quá tải của chương trình, cách tổ chức dạy học chưa phù hợp với sự
phát triển tâm lí lứa tuổi đã khiến các em cảm thấy việc học trở nên nặng nề và
kém hấp dẫn.
Nghiên cứu về khó khăn
tâm lý của học sinh đầu lớp 1 trên 547 học sinh
ở Hà Nội, Hà Tây, Cà Mau, Trà vinh, tác giả Vũ Ngọc Hà nhận xét: Đa số
HS đầu lớp 1 có khó khăn tâm lý trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp với bạn, học
sinh nam ít khó khăn hơn nữ; 5,7%- muốn về nhà- an toàn; 4,6%- khóc 1-2 lần/tuần
vì nhớ nhà, mệt, bạn trêu, đi vệ sinh; 6,3%- Giấc ngủ không ngon… mơ, sợ,…;
1,8%- đau không rõ nguyên nhân.
Như vậysự thay đổi hoạt động
chủ đạo sang học tập, chương trình học tập nặng, các quy định cần được thực hiện
trong môi trường học đường… Để giúp học sinh tiểu học có những khởi đầu tốt đẹp,
có khả năng vượt qua những khó khăn của bản thân trong cuộc sống nhà trường, việc
triển khai công tác tư vấn học đường trong nhà trường là một công việc hữu ích
và cấp thiết.
2. Một số nội dung tư vấn học đường trong trường tiểu học
–
Đối với học sinh, tư vấn học đường tập trung vào các chương trình nâng cao năng
lực xã hội cho học sinh. Đối với nhóm học
sinh nằm trong nhóm can thiệp 2 và can thiệp 3 (15 – 20%) thì tùy theo vấn đề của
học sinh mà giáo viên có những kế hoạch và chương trình phù hợp với từng em nhằm
tác động đến cả ba lĩnh vực nhận thức, thái độ và hành vi của các em.
– Đối với phụ huynh, tư vấn học đường tập trung vào các
chương trình nâng cao năng lực của các bậc cha mẹ. Đối với nhóm phụ huynh có
con nằm trong nhóm can thiệp 2 và nhóm can thiệp 3 (15 – 20%) thì tùy theo vấn
đề của học sinh mà giáo viên có những kế hoạch và chương trình phù hợp với các
phụ huynh nhằm phối kết hợp hiệu quả trong việc hộ trợ tâm lý cho các em…
– Đối với giáo viên: Tâm sinh lý lứa tuổi; Kỷ luật tích cực…
là những nội dung cần thiết nhằm giúp giáo viên có những phương pháp làm việc
phù hợp với học sinh, phụ huynh, đặc biệt là sự kết nối giữa các lực lượng giáo
dục trong việc xây dựng môi trường học đường an toàn, thân thiện và bình đẳng
cho học sinh…
II. Giai đoạn học sinh THCS
1. Một số khó khăn tâm lý của học sinh THCS
Trong giai đoạn này sự
thay đổi tâm sinh lý cùng với những thách thức đa dạng và phức tạp từ gia đình,
nhà trường và xã hội đã tạo ra nhiều khó khăn tâm lý.
Trên cơ sở nghiên cứu
trên 2549 trẻ em có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi, nhóm tác giả Lê Thị Kim Dung, Lã
Thị Bưởi, Đinh Đăng Hòe và các cộng sự (thuộc Trung tâm nghiên cứu và phát triển
cộng đồng) đã khẳng định những rối loạn liên quan đến sức khỏe tinh thần của học
sinh bao gồm: Các rối loạn hành vi như: đánh nhau; hành hạ súc vật; nói dối; Các rối loạn liên quan đến sức khỏe tinh thần
khác: lo âu (12,3%); sợ bẩn (10%); trầm cảm (8,4%)…; Hành vi sử dụng chất gây
nghiện (2,6% học sinh): thuốc lá (1,22%); rượu (0,88%); ma túy (0,47%).
Qua nghiên cứu trên, các em thường gặp khó khăn
trong việc vượt qua biến đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì, xây dựng mối quan hệ với
người lớn (cha mẹ/ thầy cô), tình bạn Cũng trong giai đoạn này, thiếu niên rất
dễ chịu sự tác động mạnh mẽ từ những yếu tố bên ngoài như sự lôi kéo của bạn
bè, ảnh hưởng tiêu cực từ phương tiện truyền thông, sự cám dỗ từ phía xã hội
2. Một số nội dung tư vấn học đường trong
trường THCS
– Đối với học sinh, tư
vấn học đường tập trung vào các chương trình nâng cao năng lực xã hội cho học
sinh: Kỹ năng thích ứng với môi trường học đường; Giao tiếp ứng xử… Đối với nhóm học sinh nằm trong nhóm can thiệp 2 và
can thiệp 3 (15 – 20%) thì tùy theo vấn đề của học sinh mà giáo viên có những kế
hoạch và chương trình phù hợp với từng em nhằm tác động đến cả ba lĩnh vực nhận
thức, thái độ và hành vi.
– Đối với phụ huynh, tư vấn học đường tập trung vào các
chương trình nâng cao năng lực của các bậc cha mẹ: Kỹ năng giúp con thích ứng với
môi trường học đường; Làm bạn cùng con tuổi trăng tròn; Giúp con chọn trường chọn
nghề… Đối với nhóm phụ huynh có con nằm
trong nhóm can thiệp 2 và nhóm can thiệp 3 (15 – 20%) thì tùy theo vấn đề của học
sinh mà giáo viên có những kế hoạch và chương trình phù hợp với các phụ huynh
nhằm phối kết hợp hiệu quả trong việc hộ trợ tâm lý cho các em.
– Đối với giáo viên: Tâm sinh lý lứa tuổi; Kỷ luật tích cực;
Hướng học và hướng nghiệp… là những nội dung cần thiết nhằm giúp giáo viên có
những phương pháp làm việc phù hợp với học sinh, phụ huynh, đặc biệt là sự kết
nối giữa các lực lượng giáo dục trong việc xây dựng môi trường học đường an
toàn, thân thiện và bình đẳng cho học sinh…
III. Giai đoạn thanh niên học sinh – THPT
1. Một số khó khăn tâm lý của học sinh THPT
Học sinh trung học phổ thông (THPT) là lứa tuổi đang
trong giai đoạn hoàn thiện nhân cách. Vì vậy trước nhiều vấn đề đặt ra trong đời
sống, học tập, tu dưỡng khi phải lựa chọn một giải pháp các em thường gặp nhiều
khó khăn, nhất là trong điều kiện xã hội hiện tại. Trong các nghiên cứu gần đây
đã cho thấy thực tế học sinh THPT thiếu cả tri thức và kỹ năng để đối diện với
những thách thức vượt ra khỏi phạm vi hiểu biết của các em. Khi học sinh không
thể giải quyết được hoặc giải quyết không triệt để các khó khăn tâm lý gặp phải
sẽ dẫn tới những tác động có tính tiêu cực lên quá trình phát triển nhân cách của
trẻ.
Nghiên cứu về các vấn đề nổi bật đang tồn tại ở lứa tuổi vị thành
niên hiện nay cho thấy: Tình trạng học
sinh nghiện Internet gia tăng;Tình trạng học sinh nghiện Game online gia tăng; Tình
trạng học sinh mắc chứng trầm cảm ngày càng gia tăng; Tình trạng bạo lực học đường; Tình trạng học
sinh lạm dụng chất gây nghiện
Có thể thấy được những khó khăn điển hình của lứa tuổi
THPT diễn ra trong lĩnh các vực học tập, tình bạn, tình yêu, quan hệ với cha mẹ,
thầy cô và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Thách thức mà học sinh phải
vượt qua chính là lựa chọn những giá trị sống cho bản thân, định hình xu hướng
phát triển và học tập; phân biệt và phòng tránh tệ nạn xã hội, những cám dỗ xấu
từ bạn bè và môi trường sống.
2. Một số nội dung tư vấn học đường trong trường
THPT
–
Đối với học sinh, tư vấn học đường tập trung vào các chương trình nâng cao năng
lực xã hội cho học sinh:Kỹ năng thích ứng với môi trường học đường;Giao tiếp ứng
xử; Phương pháp học tập đỉnh cao; Hướng nghiệp… Đối với nhóm học sinh nằm trong nhóm can thiệp 2 và
can thiệp 3 (15 – 20%) thì tùy theo vấn đề của học sinh mà giáo viên có những kế
hoạch và chương trình phù hợp với từng em nhằm tác động đến cả ba lĩnh vực nhận
thức, thái độ và hành vi.
– Đối với phụ huynh, tư vấn học đường
tập trung vào các chương trình nâng cao năng lực của các bậc cha mẹ: Kỷ luật
tích cực; Giúp con chọn trường chọn nghề… Đối với nhóm phụ huynh có con nằm trong nhóm can thiệp
2 và nhóm can thiệp 3 (15 – 20%) thì tùy theo vấn đề của học sinh mà giáo viên
có những kế hoạch và chương trình phù hợp với các phụ huynh nhằm phối kết hợp
hiệu quả trong việc hộ trợ tâm lý cho các em.
– Đối với giáo viên: Tâm sinh lý lứa
tuổi; Đồng hành cùng học sinh; Giúp các em học tập hiệu quả… là những nội
dung cần thiết nhằm giúp giáo viên có những phương pháp làm việc phù hợp với học
sinh, phụ huynh, đặc biệt là sự kết nối giữa các lực lượng giáo dục trong việc
xây dựng môi trường học đường an toàn, thân thiện và bình đẳng cho học sinh…