Phương pháp làm và sửa cần câu

Phần 1 : Dụng cụ cần thiết để làm cần

Muốn làm hoặc sửa chửa một cây cần các bạn không nhất thiết phải cần có những máy móc “tối tân” hiện đại. Những cây cần đầu tiên Locky làm chỉ gát lên một cái thùng giấy hai đầu cắt thành chử “V”. Sau đó chế máy quấn bằng đầu máy tiện nhỏ và motor máy may. Những năm gần đây Locky mới đầu tư vào máy “Pro” của American Tackle. Máy móc chỉ giúp cho mình làm nhanh hơn, khỏe hơn và tiện hơn. Sau đây là một số gợi ý để các bạn chuẩn bị cho mình một ít dụng cụ cơ bản
a/ Máy quấn tay (hình từ Tnternet)

Chỉ cần một chút ít gổ vụn và ít thời giờ rảnh ai cũng hoàn toàn có thể làm được một “ máy ” như thế này .

b/ Xe chỉ
Những xe chỉ tự chế này làm cũng khá đơn giản. Những phụ kiện dùng để căng chỉ các bạn tìm mua ở những cửa hàng bán phụ kiện máy may (Ở Tân Bình bán rất nhiều).

c / Những dụng cụ linh tinh khác

– Băng keo giấy
– Kềm để kéo chỉ
– Kềm cắt móng, đồ cắt móng tay dùng để cắt chỉ cho sát
– Dây kéo chỉ ( Locky sử dụng braid 60LB cột vào nút chận phao để kéo cho dễ, các bạn cũng có thể sử dụng dây đàn số 1)
– Kéo cắt chỉ của thợ may.
– Dụng cụ cắt da móng của các bà được chế lại thành những cây đẩy chỉ, sửa chỉ.
– Dao mổ số 11, cán số 3
– Cọ sơn để quét keo, thước và viết chì sáp để Mark

d / Phụ kiện

– Epoxy (Keo dán 2 thành phần). Keo này chỉ để dán khác với loại Epoxy làm bóng’
– Acetone để chùi rửa Epoxy
– Color Lock ( Một loại keo bóng dùng để giữ màu chỉ)
– Epoxy (Finishing Epoxy). Keo bóng dùng để sơn lên cần sau khi quấn chỉ. Ở đây Locky xài 2 loại, một loại đặc (Regular) và một loại lỏng (light Epoxy). Loại lỏng dễ làm và lâu khô hơn loại đặc.
– Đèn Alcohol (Đèn cồn) dùng để hơ khi sơn bị nổi bong bóng. Cái nhỏ trong hình là đèn tự chế bằng tim Zippo và chai thủy tinh nhỏ.
– Ống tiêm để đo keo, ly nhựa chứa keo, Keo nóng (hot glue) và chai đựng cồn
– Món không thể thiếu là CHỈ quấn. Có nhiều loại chỉ có thể xài nylon, Polyester, silk…Nhưng thông thường và dễ làm nhất là chỉ Nylon. Mới làm các bạn sử dụng chỉ size lơn một tí (size C hoặc D). Chỉ Polyester nhỏ làm đẹp hơn nhưng rất dễ đứt.
– Ngoài ra các bạn cũng cần có một máy sấy tóc để làm mềm keo (Nhớ mua một cái riêng cho mình nếu không thì cần rất dễ gãy…)

PHẦN 2 : Cách tháo khoen, Bát máy và Cán cần

Ngoài viêc sửa chửa cần củ những bạn bè nào muốn tập làm cần hoàn toàn có thể mua một cây cần rẻ tiền một tí về tháo ra rồi tập làm. Hôm trước về SG Locky có ghé chợ Kim biên ở đó họ có bán khá nhiều cần TQ giá khá rẻ. Những cây cần này nếu chịu khó lựa cũng có những cây chỉ cần làm lại một tí là thành một cây cần tốt. Bắt đầu bằng một cây Medium Action khoảng chừng 2.4 m hoặc 2.7 m là được rồi .

a/ Tháo khoen cần củ
Dùng heat gun hoặc máy sấy tóc hơ phần keo phủ khoen cho mềm

Dùng dao cắt đoạn chỉ quấn khoen. Bắt đầu từ phía vòng khoen đi ra ngoài. Đa số những chân khoen đều được quấn từ ngoài vô trong vì vậy mở màn từ mé này sẽ thuận tiện kéo chỉ ra .
Đẩy đầu chỉ ra. Cắt trên thân khoen sẽ không phạm vào Blank cần .
Kéo chỉ ! Nếu những bạn làm đúng chỉ sẽ đi ra rất thuận tiện
Làm tựa như bên chân khoen thứ hai
Dùng máy sấy hơ phần keo giữa chân khoen và dùng móng tay cạy lớp keo này ra
Tiếp tục tháo lớp chỉ dưới ( Under bound ). Cẩn thận không để dao cắt vào Blank
Dùng giấy nhám nhuyễn chà bỏ những phần keo còn dính vào Blank sau đó dùng cồn lau sạch. Tiếp tục với những khoen còn lại
Tháo Tip top cũng làm như vậy. Dùng máy sấy hơ keo cho mềm, dùng kềm kéo Tip top ra khỏi Blank sau đó tháo chỉ như đã lý giải ở trên. Đoạn này PHẢI THẬT CẨN THẬN vì chỉ cần độ nóng hơi nhiều một tí là đầu cần sẽ mềm đi và gãy. Cẩn thận, cẩn trọng và cẩn trọng …

b/ Tháo tay cầm (Fore and Rear Grip) và Reel Seat (Bát máy)
Dùng dao cắt ống foam thành từng mảnh nhỏ sau đó dùng tuộc vít nạy ra. Tránh cắt vào Blank. Những đoạn keo dính chắc quá để lưỡi dao nằm ngang với thân cần, giữ dao chặt và dùng ngón cái đẩy dao. Cách này an toàn và chính xác hơn dùng tay kéo.

Sau khi đã tháo Foregrip dùng cưa cắt hoặc máy cắt, cắt bỏ bát máy. Nếu những bạn sử dụng máy cắt phải thật cẩn trọng vì phạm vào thân cần sẽ làm cần yếu đi và gãy. CẨN THẬN !
Sau khi tháo reel seat ra khỏi blank chỉ cần hơ mềm keo, dùng dao lụt cạo bỏ những lớp foam còn dính

Dùng giấy nhám nhuyễn chà sạch sau đó dùng cồn rửa. Phần cán cuối cần (Rear grip) có
thể giữ lại để xài không cần tháo.

PHẦN 3 : Cách gắn tay cầm và Bát máy

a/ Tìm SPINE (hay xương sống)của blank

Tay cầm (Grips) và bát máy được gắn vào cần trước khi gắn khoen. Muốn gắn bát máy và khoen việc đầu tiên cần làm là tìm Back bone hay còn gọi là SPINE (Chiều cong chuẩn nhất trên thân cần). Mỗi Blank cần đều có một chiều cong chuẩn khác nhau và chỉ cong về phía trước theo một hướng. Khoen bắt đúng theo chiều cong này sẽ tránh được hiện tượng cần bị xoáy, gãy khi kéo cá và khai thác được hết những tính chất của cần. Có nhiều cách để tìm SPINE của cần. Sau đây là cách đơn giản nhất
Trước nhất dùng băng keo quấn vào giữa Blank hoặc chung quanh RearGrip để khi tìm xong mình đánh dấu Spine. Để đầu cần vào lòng bàn tay, giữa ngón trỏ và ngón cái, cán cần dưới đất ở một độ nghiêng khoảng từ 30-40 độ. Dùng tay kia vừa đè nhẹ xuống vừa xoay thân cần, cho đến khi bạn thấy Blank cần cong theo một chiều và nằm im tại một chổ. Thường thì đây là Spine của Blank. Làm đi làm lại vài lần sau đó làm dấu Spine lên băng keo. Đôi khi bạn thấy mỗi lần làm vị trí của Spine lại khác, trường hợp này rất ít xảy ra mà nếu xảy ra đừng nản vì vô tình bạn đã tìm được một Blank cần “hoàn hảo” muốn cong chiều nào cũng được.


Một cách khác nữa là để cần dưới đất nghiêng khoảng 45 độ. Dùng 1 tay giữ đầu cần,
tay kia nâng cần lên từ từ. Vừa nâng vừa xoay nhẹ thân cần. Bạn sẽ thấy cần chỉ
xoay theo một hướng.
Làm xong việc này mới gắn khoen, trong hình mình dán khoen
vào để các bạn dễ thấy.

b/ Gắn tay cầm và bát máy

Trong hình Locky giữ lại tay cầm sau ( Reargrip )

Tròng Reel seat và Foregrip vào blank để đánh dấu vị trí

Dùng băng keo giấy quấn vòng quanh blank cho đến khi vừa với đường kính của reel seat. Không cần chặc lắm chỉ vừa cứng là được. Quấn 3 vòng, 1 vòng chính giữa và 2 vòng cách cạnh trong của reel seat chừa khoảng chừng hở chừng 10 mm .
Pha Epoxy ( loại dùng để dán ). Tránh dùng Super glue vì không đủ chắc sẽ làm reel seat bị chạy khi kéo cá .
Trét Epoxy vào blank chú ý quan tâm khoảng chừng giữa băng keo và khoảng trống của thân cần. Lúc đẩy reel seat vào, vừa đẩy vừa xoay để Epoxy bám đều. Làm tương tự như với foregrip. Trước khi gắn keo dùng băng keo dán che reel seat và foam để Epoxy khỏi dính vào. Sau đó clean sạch bằng acetone .
Dùng thước chỉnh reel seat theo đúng chiều của Spine. Cẩn thận ! Nếu là cần Spinning thì chổ gắn máy PHẢI cùng chiều với Guides ( Dĩ nhiên là như vậy rồi nhưng rất dễ quên. Khi Epoxy cứng rồi mới nhớ thì phiền lắm lắm lắm … )
Chỉ cần sử dụng giấy nhám làm theo hình dáng mình thích nữa là cac bạn đã hoàn hảo phần cán cần

PHẦN 4 : Cách tìm vị trí khoen ( Spinning Rod )

New Fuji Guide concept ( NFGC ) ? Câu hỏi này đã được hỏi và nhắc đi nhắc lại nhiều lần trên forum. Phải làm một cây cần theo NFGC mới tốt và hoàn hảo ? Trên Fuji web site và cả trên rất nhiều những trang Web khác, những bảng hướng dẫn sắp khoen theo Fuji Concept rất nhiều nhưng vận dụng thế nào cho đúng ? sử dụng khoen nào cho hợp ? … ? Có lẻ đây là câu hỏi mà những bạn mới làm cần thường vướng mắc. Vì vậy trong bài viết này Locky sẽ trình diễn về một trong những chiêu thức tìm vị trí khoen. Phương pháp này đã được sử dụng từ nhiều năm qua và lúc bấy giờ vẫn là cách dễ nhất và đúng mực nhất để xác lập vị trí của khoen. Như đã nói đây chỉ là 1 số ít kinh nghiệm tay nghề và kỹ năng và kiến thức riêng trong những năm làm cần của Locky vì vậy rất mong được đảm nhiệm thêm những quan điểm riêng của những bạn làm cần ở việt nam .
Mỗi cây cần đều có một độ cong và một lực tải khác nhau vì vậy những bảng sắp khoen chỉ là một đề xuất, một gợi ý. Một cây cần nếu sắp khoen đúng sẽ khai thác hết được những đặc thù của Blank. Dưới đây là 2 thí dụ về vị trí khoen

Trong hình này Lằn đỏ là độ cong chuẩn của dây chạy trên khoen. Các bạn để ý khoen #4 dây bị kéo sát vào cần. Lực kéo sẽ trãi không đều làm giảm sức mạnh của blank và tạo thêm áp lực không cần thiết lên các khoen khác.

Thêm một khoen rải theo khoảng cách hợp lý sẽ giúp dây ra nhẹ nhàng và lực được tải đều trên blank sử dụng hết tính chất của cần. Mục đích của mình khi gắn khoen là giúp dây đi ra theo Độ Cong Chuẩn.

Khi kéo cá lực tải sẽ truyền đều từ thân cần đến khoen và đến nhợ. Nhợ chạy ra khỏi máy ( spinning ) đi theo hình xoắn trước khi đi ra thẳng qua khoen. Vấn đề quan trọng khi gắn khoen là tạo ra 2 đường thẳng. Một từ trục máy đến choke point ( Điểm tiếp xúc khi nhợ chạy ra đến Blank ) và một đường thẳng khác từ choke point đến Tip top. Hình dưới để lý giải những từ Locky xài trong bài viết .

1/ CÁCH LÀM : Tìm một cái bàn dài có cạnh thẳng (cạnh bàn tượng trưng cho đường dây ra khỏi máy). Lựa một cái máy mà các bạn dự định sử dụng với cây cần sắp làm. Tháo spool, tay cầm ra khỏi máy và gắn vào cần. Dể trục máy sát vào cạnh bàn sao cho trục máy và cạnh bàn là một đường thẳng.

2/ CHOKE POINT : Chổ Blank tiếp xúc với cạnh bàn là Choke Point (mũi tên đỏ trong hình).Ở đây các bạn đặt một khoen. Thường Locky sử dụng khoen lớn hơn Tip top một chút nơi Choke Point (Thí dụ tip top xài #6 thì ở đây Locky xài khoen #7).

3/ REDUCTION GUIDES : Đặt Stripper guide (Khoen lớn nhất). Thông thường khoảng cách từ bát máy đến Stripper guide các bạn đặt khoảng từ 45cm đến 60cm là vừa nếu cần dài quá thì khoảng từ 55cm đến 75cm.

Từ stripper guide đến Chokepoint đặt khoảng chừng 3 khoen là đủ ( Đây chỉ là để test sau đó mình hoàn toàn có thể thêm hoặc bớt khoen sau ). Chú ý 2 mũi tên đỏ ! ! ! Các bạn lựa size của khoen sao cho vòng khoen chạm vào cạnh bàn như trong hình .

4/ RUNNING GUIDES: Chia đều khoảng cách từ choke point đến tip top tùy theo số lượng khoen mình muốn sử dụng. Không cần thiết phải xài khoen từ nhỏ đến lớn và cũng không cần thiết phải tạo khoảng cách lớn dần giữa các khoen (NGC). Những khoen từ Tip top đến choke point Locky sử dụng khoen cùng size với Tip top. Nên nhớ mục đích của mình là tạo ra một ĐỘ CONG CHUẨN. Lựa khoen lớn nhỏ tùy theo loại cần mình muốn làm.

5/ Dán khoen vào Blank : Dùng băng keo giấy quấn các khoen vào blank. Nhớ quấn thẳng hàng với back bone.

6/Testing : Kéo dây từ máy qua khoen. Dùng một ống PVC bắt nghiêng 45 độ và cắm cần vào. Cột hoặc móc một vật nặng nào đó vào dây và check độ cong của cần (mình sử dụng cái mỏ lết lớn).

Bây giờ chỉ cần dời sơ vị trí của khoen, máng cục chì hoặc con lure nào đó và ra sân ném thử. Sau khi đã hài lòng những bạn đã hoàn toàn có thể làm bước cuối là quấn chỉ và quét keo. CHÚC MỪNG BẠN ĐÃ TỰ LÀM XONG CHO MÌNH MỘT CÂY CẦN NHƯ Ý !
Nếu rảnh những ban hoàn toàn có thể trang trí thêm thân cần như những cây dưới đây

PHẦN 4 : Tiếp theo …

Quấn cán cần

Quấn Khoen

Trim bands

Hoàn tất

Thử thêm chiêu này xem sao ?

Sau khi cần đã làm xong các bạn có thể thử thêm cách này nếu thích thì quấn hẳn vào cần không thì tháo ra. Đây là một phương pháp đã ” thất truyền” nhiều năm nay và đã được các cao thủ làm Fly Rod sử dụng rất hiệu quả. Phương pháp này gọi là DOUBLE STRIPPER.
Khi làm xong cần các bạn lựa thêm một khoen giống với khoen Stripper. Dùng băng keo quấn khoen này vào cần cách Stripper guide khoảng 10-12cm về hướng Tip top. Thêm một khoen này sẽ làm nhợ ra dễ dàng hơn, nhanh hơn. Khuyết điểm duy nhất là NHÌN HỔNG GIỐNG AI hết. Thử xem nếu không thích thì tháo ra không thiệt hại gì hết. Nếu OK nhớ cho Locky biết nha !


Nguồn : “ HộiQuánBạnCâu. vn ”

Source: https://vvc.vn
Category : Phụ Kiện

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay
Liên kết:SXMB