Để hiểu rõ hơn về cấu tạo một hộp mực máy in bao gồm những thành phần nào, chúng tôi xin giới thiệu khái quát thành phần linh kiện bên trong hộp mực. Hy vọng qua bài viết này giúp mọi người có thể hiểu rõ chi tiết cấu tạo hộp mực máy in bao gồm những thành phần để có hướng khắc phục, thay thế linh kiện nếu thấy cần thiết.
Trống (Drum) : Linh kiện này có tác dụng quan trọng đến bản in, bản in đẹp – xấu – mờ – in lem…là do linh kiện này gây ra. Nguyên tắc hoạt động của Drum là nhận tín hiệu từ máy (hoặc trục từ) từ dữ liệu bản in trong máy tính và in lên giấy khi nó chạy qua.
2 – Trục cao su (trục sạt) : Trục này có nhiệm vụ là giá đỡ và cuốn giấy đưa lên Trống (Drum), trục này ít khi hỏng hoặc lỗi, tuy nhiên không phải là không có, nếu trục lỗi sẽ gây ra kẹt giấy (hiếm khi), bản in đen một nửa, một góc hoặc đen từng vết theo tuần hoàn cũng có thể đen cả bản in.
3 – Gạt mực (gạt lớn) : Có nhiệm vụ gạt mực thừa từ Trống (Drum) vào khay chứa mực thừa của máy, nếu thấy bản in có vết sọc kẻ từ trên xuống (kẻ nhỏ, thanh) thì do lưỡi gạt bị mẻ hoặc mòn hoặc cũng do gạt gây ra các vệt đen nằm ngang bản in.
4 – Trụ từ : Trục từ đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc hoạt động của hộp mực có tác dụng “hút” mực từ hộp mực lên và cán vào Trống (Drum) về cơ bản trục này ít khi bị lỗi, mặc dù có thể bị trầy xước hoặc mòn…đều có thể vẫn tái sử dụng bình thường.
5 – Gạt từ (gạt nhỏ) : Khi trục từ quay sẽ hút mực lên để cán vào Trống (Drum), tuy nhiên khi hút sẽ hút rất nhiều khi đó bản in sẽ rất đậm, thậm chí đen cả bảng, vấn đề đặt ra là cần có một linh kiện, thiết bị giữ lại mực chỉ cho trục từ “hút” lên một lượng mực vừa đủ cần thiết cho bản in. Gạt từ này có tác dụng như vậy, nếu bản in xuất hiện một (hoặc nhiều hơn) vệt đen to bằng đầu đũa trở lên, vệt đen xậm từ trên xuống thì khi đó là lưỡi gạt của Gạt từ yếu – cần phải thay.