Kỹ thuật điều hành công sở
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.55 KB, 2 trang )
Câu 10. Trình bày nội dung cơ bản về kỹ thuật điều hành công sở. Liên hệ thực tế, chỉ ra những tồn tại hiện nay
và nêu lên những giải pháp để nâng cao hiệu quả điều hành công sở ?
Công sở là nơi giao tiếp với công dân, nơi tổ chức công việc chung phục vụ nhân dân, phục vụ các cơ quan nhà
nước thực thi công vụ, là hình ảnh nhìn thấy được của chính quyền nhà nước trong quá trình hoạt động của mình theo
chức năng và nhiệm vụ được giao. Nội dung cơ bản về kỹ thuật điều hành công sở là:
– Thiết kế và phân tích công việc: Nhằm xác định cơ cấu công việc, trách nhiệm, yêu cầu về trình độ của từng vị
trí công việc trong công sở. Từ đó quyết định một cách chính xác việc bố trí các nguồn nhân lực, các phương tiện cần
thiết, cung cấp tài chính, đưa ra các quyết định điều hành thích hợp, công việc được thiết kế khoa học thì quản lý sẽ thuận
lợi.
– Phân công công việc: Trên cơ sở vị trí pháp lý, thẩm quyền của cơ quan, đơn vị; khối lượng và tính chất của
công việc; biên chế và cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan để phân công công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
– Tổ chức điều hành công việc trong các công sở: Đây là nội dung cơ bản để cán bộ, công chức thuộc quyền thực
hiện tốt nhất các công việc được giao để hoàn thành mục tiêu chung của cơ quan; có ý nghĩa tác động một cách đúng dắn
vào toàn bộ hoặc một khâu cần thiết nào đó để khuyến khích cán bộ, công chức nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
– Xây dựng kế hoạch và làm việc theo kế hoạch: Là việc xác định các mục tiêu cụ thể cần đạt được và những bước
đi cần thiết để đạt được mục tiêu đó; bao gồm các loại chương trình công tác, phương án tổ chức các công việc trong quá
trình hoạt động của cơ quan, công sở.Thực hiện tốt bước này sẽ giúp nhà quản lý, nhà lãnh đạo giảm đến mức tối đa các
bất trắc, tập trung lực lượng để thực hiện tốt các mục tiêu đã định và kiểm tra hoạt động của cơ quan, công sở một cách
thuận lợi, có căn cứ.
– Kiểm tra và kiểm soát công việc: Nhằm so sánh, xem xét quá trình thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo kế hoạch,
tiến độ giải quyết công việc trong thực tế để điều chỉnh cách tiến hành công việc; đây là nhiệm vụ thường xuyên của cán
bộ lãnh đạo, quản lý.
Nhìn chung, kỹ thuật điều hành công sở hiện nay được các cơ quan, đơn vị xác định và coi đây là một nghệ thuật
của các nhà quản lý, thực hiện có khoa học, đảm bảo nội dung, quy trình của các bước, khâu điều hành công sở; phát huy
tính năng động sáng tạo cho cán bộ, công chức khi giải quyết công việc, năng lực quản lý, điều hành của các nhà lãnh đạo,
quản lý từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, vẵn còn một số tồn tại nhất định như:
– Việc xác định mục tiêu chưa phù hợp với chức năng nhiệm vụ tại một số cơ quan, công sở, do đó trong quá
trình tổ chức, thực hiện chưa đạt được kết quả như kế hoạch đề ra.
– Lề lối làm việc của một số cơ quan, công sở chưa được phù hợp với tiến trình cải cách thủ tục hành chính nên
ảnh hưởng đến việc điều hành công sở.
– Phần lớn cán bộ lãnh đạo giỏi về năng lực lãnh đạo nhưng ít am hiểu về kỹ năng hành chính nên việc điều hành
công sở chưa mang tính khoa học và nghệ thuật.
Để khắc phục các tồn tại trên nhằm từng bước nâng cao hiệu quả việc điều hành công sở, cần phải có các giải
pháp như:
– Mệnh lệnh điều hành phải thống nhất, phù hợp thực tế, có tính khả thi cao; thủ tục áp dụng trong quá trình điều
hành phải rõ ràng dể áp dụng.
– Đề ra các biện pháp kiểm tra phải hết sức linh hoạt, công tác kiểm tra phải được xác định là việc làm thường
xuyên. Kiểm tra, kiểm soát phải gắn liền với quá trình điều hành công việc.
– Cán bộ quản lý, lãnh đạo cần phải bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về kỹ năng hành chính.
công sở chưa mang tính khoa học và nghệ thuật và thẩm mỹ. Để khắc phục những sống sót trên nhằm mục đích từng bước nâng cao hiệu suất cao việc điều hành công sở, cần phải có những giảipháp như : – Mệnh lệnh điều hành phải thống nhất, tương thích trong thực tiễn, có tính khả thi cao ; thủ tục vận dụng trong quy trình điềuhành phải rõ ràng dể vận dụng. – Đề ra những giải pháp kiểm tra phải rất là linh động, công tác làm việc kiểm tra phải được xác lập là việc làm thườngxuyên. Kiểm tra, trấn áp phải gắn liền với quy trình điều hành việc làm. – Cán bộ quản trị, chỉ huy cần phải tu dưỡng, nâng cao kỹ năng và kiến thức về kỹ năng và kiến thức hành chính .