Kịch bản

Kịch bản “Hạnh phúc của một tang gia”

Bạn đang đọc: Kịch bản

Kịch bản

(Từ đầu đến cuối cụ cố tổ không di chuyển chỗ.)

Phân cảnh 1: Ông cụ già đang được cụ bà và ông Văn Minh đút ăn tô cháo yến.

Ông cụ ho khù khụ: “Từ từ thôi, muốn ta chết nghẹn hả?”

“Vâng, vâng.” – cụ bà đáp giọng chán nản.

Ông Văn Minh vuốt lưng cụ: “Ông mau uống đi cho chóng khỏi.”

“Di chúc thì ta đã viết xong rồi đấy. Chỉ còn việc đợi khi nào ta chết thôi.”

(Sau khi nghe cụ Viên đề cập chuyện di chúc.)

Ở bên góc phòng (cùng gian phòng với cụ Viên), nơi cụ Hồng đang ngồi châm điếu thuốc phiện, bên cạnh là ông Phán.

“Ôi, cụ khỏe đến thế thì đến khi nào cụ mới chết được ạ.” – ông Phán với nói với cụ Hồng với vẻ mặt buồn rầu.

Cụ Hồng đáp giọng ngán ngẩm :

“Biết rồi, khổ lắm nói mãi. Để ta nghĩ cách.”

“Cách gì ạ?”

“Thì chỉ còn cách làm cho bản di chúc có hiệu lực ấy.”

“Thế thì chắc phải nhờ đến ông đốc tờ Xuân rồi.”

Phân cảnh 2: Sau khi ông Phán vừa nhắc đến Xuân.

Ông Phán vừa dứt lời thì Xuân từ ngoài bước vào nhà cụ Hồng. ( Ngoài cửa lớp. )

Ông Văn Minh thấy Xuân liền đứng dậy, mỉa mai: “Ôi ngọn gió nào đưa ngài đến đây vậy, ngài Xuân.”

Cô Tuyết đang ngồi trong phòng vừa nghe thấy Xuân thì lập tức chạy ra, đi một vòng quanh nó và nhay nháy mắt .

” A…anh Xuân.”

Xuân lờ Tuyết đi, nó đến bên giường cụ tổ hỏi to :” Bẩm cụ vẫn mạnh khoẻ chứ ? Sau khi tôi chữa cho cụ thì cụ không đau yếu gì nữa, không phải mời thầy thuốc gì nữa đấy chứ ? “

(Tuyết lúc này đang đứng cạnh ông Văn Minh)

Cụ già ngừng thìa, chọ trẹ đáp :

“Cám ơn quan đốc lắm. Từ độ quan đốc chữa cho thì già vẫn khỏe mạnh, mà chưa biết lấy gì tạ ơn quan đốc đấy!”

“Được ạ, có gì mà phải nhớ ơn!”

Xuân vênh váo, hất hàm hỏi Văn Minh :

“Từ độ tôi không lại giúp được thì cửa hàng vẫn đông khách chứ hả?”

Bà vợ Văn Minh từ đâu bước ra đỡ lời :

“Vâng, có nhiều bà, nhiều cô hỏi thăm quan anh lắm đấy.”

Vẫn vênh váo, Xuân đút tay vào túi quần, nói dỗi :

“Hỏi thăm làm gì? Tôi thì danh giá quái gì! Hạ lưu! Ma cà bông! Nhặt banh quần, không đứng đắn, chỉ đáng nhổ vào mặt!”

Xuân vẫn đi đi lại lại, Tuyết nghe thấy hậm hực nói :

“Còn tôi đây chỉ muốn được có người nhổ vào mặt, tát vào mặt!”

Ông Văn Minh tức lắm nhưng vì trong nhà đang có nhiều người nên đành dịu giọng :

“Mời quan đốc ngồi chơi. Nào nhà này có ai sơ suất lỡ lời gì đâu?”

Xuân vẫn đi đi lại lại ( xung quanh chỗ cụ Viên đang nằm ), tức giận nói :

“Tôi mà đã nổi giận thì có người chết! Tôi xấu thì cũng chả ai đẹp!”

Mọi người đều yên lặng. Ai cũng sợ hãi không dám nói gì cả. Xuân cứ lầm lầm cái mặt, đi đi lại lại độ 10 phút nữa, chỉ có tiếng gót giầy của nó là phá vỡ cái không khí im re của gian phòng .

Nó sắp nguôi giận, thì vợ ông Phán mọc sừng bước vào nhà: “Ôi cha đông đủ thế.”

Làm cho nó chợt nghĩ đến số tiền năm đồng mà nó hoàn toàn có thể dùng để trả nợ sư ông tăng Phú một chầu chay … nay mai … ( ngước mặt nghĩ ngợi )Nó bèn ưỡn ngực, nhìn sang ông Phán : ” Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng ! “

(Vị trí của cụ Hồng và ông Phán không thay đổi.)

Tất cả mọi người đều như là điện giật .

(Gồm ông bà Văn Minh, bà Hoàng Hôn, Tuyết.)

Ông Phán giây thép đứng dậy tức tối rồi ôm lấy ngực ngã khuỵu xuống đất, khặc khừ kể lể :

“Cha mẹ ôi! Đã đẹp mặt tôi chưa? Vợ tôi ngủ với giai mà đến ai cũng biết cả, cả bàn dân thiên hạ đều rõ! Rõ đau đớn khổ nhục!”

Xuân Tóc Đỏ chưa kịp hoảng hót về cái trò đùa ấy mà lại xoay ra bi kịch như thế thì trong màn, ông cụ già cũng nấc một cái to, ngã xuống giường. (cụ tổ vẫn chưa chết.)

Cả nhà nhao lên, chia làm hai tốp (Ông bà Văn Minh một tốp) một đỡ cụ tổ, một (bà Hoàng Hôn một tốp) thì đỡ ông phán đứng dậy. Cụ bà hoảng sợ, nắm lấy tay áo kêu van với Xuân:

“Xin anh rũ lòng thương chạy chữa ngay cho cụ tôi.”

Cụ tổ rên rĩ nói như sắp tắt nghĩ :

“Không cần! Để ta chết! Sống cũng nhục! Có chạy chữa thì chạy chữa cho cái thanh danh nhà tao, mà bọn chúng mày đã trót bôi nhọ! Thế?”

Chân nó run lên, lấm bấp nói: “Thưa, quả con vô học, xưa nay nhặt banh quần vợt, hạ lưu, không biết thuốc ạ!”

Rồi nó ra cửa, chạy thẳng một mạch như thằng ăn cắp. (Tông cửa lớp chạy ra.)

Sau đó mọi người nhốn nháo một hồi và lần lượt từng người mở một nụ cười mãn nguyện. Thậm chí họ còn vỗ tay hô to :

“Đợi chờ mãi mới tới thời khắc này.”

(Ông Phán và cụ Viên nói.)

Phân cảnh 3.1:

(Vào cảnh: lấy khăn đắp lên người cụ cố tổ. Vai nữ ngồi ở 1 góc bàn để soạn quần áo, vai nam – Phán, Văn Minh cũng ngồi ở 1 góc bàn.)

(Vị trí chỗ của cụ Hồng vẫn không đổi.)

Trong lúc mọi người vẫn đang chuẩn bị sẵn sàng cho đám tang thì ông Phán quay quồng chạy vào phòng cụ Hồng quay quồng nói :

“Dạ bẩm, giờ con có còn được coi là cháu rể của cụ Viên không ạ?”

Vẫn cái câu quen thuộc của cụ Hồng: “Biết rồi khổ lắm nói mãi.”

“Nghĩa là không ạ? Vì vợ con nó cho con mọc sừng?”

Cụ Hồng ngồi dậy, ra hiệu cho ông Phán ngồi xuống giường. Cụ ho khù khụ rồi nói :

“Việc ma chay của cụ Viên là quan trọng nhất, không được để dư luận phân tán về việc của anh và con gái tôi. Tôi sẽ cho anh thêm vài chục nghìn tiền thừa kế nữa được không?”

Ông Phán vui mừng đáp: “Vâng ạ, vậy con xin lui ạ.”

( Xong thì ông Phán trở về ngồi cùng Văn Minh. )

Phân cảnh 3.2: Phía bên ngoài, mọi người đang chọn trang phục cho đám tang.

Bà Văn Minh cầm trên tay cái áo dài, ướm thử lên người Tuyết .

“Không biết cái áo này có vừa người chị không Tuyết nhỉ?”

Còn Tuyết thì vừa kiếm được một cái áo đầm trắng, viên đen nên cô chẳng màng gì đến bà Văn Minh. Mặt cô hớn hởi ướm thử lên người mình là xoay một vòng .

“Mặc đồ thế chẳng khác gì đi hội hả Tuyết?” – vợ ông Phán liếc nhìn bộ đầm của Tuyết rồi hất giọng nói.

“Chị cũng thế thôi, có khác gì em đâu nhỉ?” – Tuyết liếc mắt nhìn cái bộ đầm ngắn ngủn của chị mình.

Bà Văn Minh xen vào thở dài nói với giọng mỉa mai: “Đám tang nhà mình chắc nổi nhất Hà Thành rồi còn gì.”

Lúc này cụ Hồng bước vào phòng, ho khù khụ rồi chậm rãi nói: “Nào nào tới giờ lành rồi.”

Phân cảnh 4: Đám tang chuẩn bị bắt đầu.

(Mọi người đứng ở cuối lớp tính luôn Tú Tân.)

( Chèn âm thanh. )Trong nhà từng người thắp nhan cho cụ cố như đúng lễ nghi để thiên hạ nhìn vào biết họ là những đứa con đứa cháu hiếu thảo bằng những giọt nước mắt giả tạo đang chạy dài trên khuôn mặt của mỗi người. Ngay sau đó thì mỗi người lo một việc .

(Sau khi từng người thắp nhan xong)

Tuyết Open trước mặt những vị khách quang với bộ phục trang trắng ngay thơ. Cô đi qua đi lại, ỏng ẹo trên đôi giày cao gót .

“Ta đây vẫn còn giữ chữ trinh đấy nhé.” – cô cố nói lớn.

Còn cậu Tú Tân thì cầm trên tay chiếc máy ảnh mới được gửi từ Pháp về chụp khắp nơi .

“Máy ảnh mới gửi từ Pháp về giờ đã có dịp dùng rồi.” – cậu Tú Tân cười khoái chí. Sau đó nhìn sang các vị khách, cậu nhăn nhó nói lớn: “Nè nè, mấy anh đứng ngay hàng lại để tôi chụp nào!”

(Sau khi nói thì Tú Tân vẫn tiếp tục đi đi lại lại cho tới khi kết thúc.)

Bà Hoàng Hôn với bộ đầm sặc sỡ đứng chống tay ra vẻ quyền lực tối cao dặn dò hai tên công an mà bà mới thuê để giữ trận tự cho đám tang :

“Nè Nè, hai anh chú ý kêu mấy đứa thôi kèn phải thổi lớn hơn, sôi nổi hơn cho tôi!”

Hai tên cảnh sát đáp đồng loạt: “Vâng.”

Ngay sau đó thì bà cũng chạy đi đến bọn đàn ông đang tụ tập ở kia .

(Bà Hoàng Hôn chạy tới bàn của tụi trai ngồi chéo chân giả bộ tám chuyện.)

“Này thổi lớn lên nào!” – họ lần lượt căn dặn bọn người thôi kèn.

Sau đó họ đứng chống tay, vừa cười vừa tán dóc :

“Ê, cái nhà này đám linh đình quá ha.”

“Như rẫy hội ấy.” – anh cười mỉa mai.

“Này này, dạo vợ anh có đẻ thêm lứa nào chưa?”

“Cả chục đứa ở nhà nuôi muốn chết rồi kìa.”

“Chà chà, anh và vợ khỏe thật, tôi đây có hai đứa muốn thêm mà chưa nổi đây này.”

Nói rồi hai anh cười lớn. Tiếng cười hòa vào cái không khí ồn ào, náo nhiệt của một đám tang .

(Chèn âm thanh, tiếng ồn.)

—- End. —

Vì không quay lại clip nên các bạn vui lòng ib vào @yulpham19 nếu không hiểu.

Source: https://vvc.vn
Category: Sống Đẹp

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay