Câu hỏi
Kinh Thánh nói gì về sự không tha thứ?
Trả lời
Kinh Thánh có khá nhiều lần nói về sự tha thứ và không tha thứ. Có lẽ sự dạy dỗ nổi tiếng nhất về sự không tha thứ là ẩn dụ của Đức Chúa Giê-xu về người đầy tớ không có lòng thương xót, được chép trong Ma-thi-ơ 18:21-35. Trong ẩn dụ này, một vị vua đã tha một món nợ rất lớn (cơ bản là người đó không bao giờ có thể trả nổi) cho một trong những tôi tớ của nhà vua. Tuy nhiên, sau đó người đầy tớ ấy đã từ chối tha một món nợ nhỏ cho một người khác. Nhà vua biết được việc này và hủy bỏ sự tha thứ của anh ta trước đó. Đức Chúa Giê-xu kết luận bằng việc nói rằng, “Nếu mỗi người trong các ngươi không hết lòng tha lỗi cho anh em mình, thì Cha Ta ở trên trời cũng sẽ xử với các ngươi như vậy.” Trong những phân đoạn khác dạy chúng ta sẽ được tha thứ như chúng ta tha thứ (để thí dụ xem Ma-thi-ơ 6:14; 7:2; và Lu-ca 6:37. )
Chớ có sự lẫn lộn ở đây; sự tha thứ của Đức Chúa Trời không dựa cơ sở vào những việc làm của chúng ta. Sự tha thứ và sự cứu rỗi hoàn toàn được thiết lập trong thân vị của Đức Chúa Trời và bởi công việc cứu chuộc của Đức Chúa Giê-xu trên thập-tự-giá. Tuy nhiên, những hành động của chúng ta thể hiện đức tin và mức độ hiểu biết của chúng ta về ân điển của Đức Chúa Trời ( xem Gia-cơ 2:14-26; và Lu-ca 7:47). Chúng ta hoàn toàn không xứng đáng, tuy nhiên Đức Chúa Giê-xu đã chọn trả giá cho tội lỗi của chúng ta và ban cho chúng ta sự tha thứ (Rô-ma 5:8). Khi chúng ta thực sự nắm bắt được sự vĩ đại của món quà mà Đức Chúa Trời ban cho mình, chúng ta cũng sẽ chuyển giao món quà đó. Chúng ta được ban cho ân điển thì cũng nên ban ân điển cho người khác. Trong ẩn dụ này, chúng ta thất kinh với người đầy tớ đã không tha thứ món nợ nhỏ, sau khi anh ta đã được tha thứ món nợ không thể trả nổi của mình. Tuy nhiên, khi chúng ta không tha thứ, chúng ta cũng hành động như người đầy tớ trong ẩn dụ này.
Sự không tha thứ cũng cướp đi của chúng ta sự sống trọn vẹn mà Đức Chúa Trời dự định cho mỗi chúng ta. Thay vì làm cho sự công bình được thăng tiến, sự không tha thứ của chúng ta cứ day dứt trở thành sự cay đắng. Hê-bơ-rơ 12:14-15 cảnh báo, “Hãy nỗ lực để sống bình an với mọi người và sự nên thánh; vì nếu không nên thánh chẳng ai được thấy Đức Chúa Trời. Hãy thấy điều đó để chẳng ai kém thiếu sự ân điển của Đức Chúa Trời, kẻo rễ đắng châm ra có thể ngăn trở và làm ô uế nhiều người.” Tương tự, 2 Cô-rinh-tô 2:5-11 cảnh báo rằng sự không tha thứ có thể mở cửa cho Sa-tan làm cho sai trật chúng ta.
Chúng ta cũng nên biết rằng những người phạm tội nghịch cùng chúng ta – những người mà chúng ta có thể không muốn tha thứ — phải chịu trách nhiệm với Đức Chúa Trời (xem Rô-ma 12:19 và Hê-bơ-rơ 10:30). Rất quan trọng để nhận biết rằng tha thứ không phải là giảm thiểu một việc làm sai trái hoặc cần thiết để hòa giải. Khi chúng ta chọn tha thứ, chúng ta giải phóng một người ra khỏi món nợ của người ấy với chúng ta. Chúng ta từ bỏ quyền tìm kiếm sự trả thù cá nhân. Chúng ta chọn để nói rằng chúng ta sẽ không cố chấp việc làm sai trái của người ấy để chống lại anh ta. Tuy nhiên, chúng ta không nhất thiết phải cho phép người ấy trở lại sự tin cậy của chúng ta, hoặc thậm chí giải phóng hoàn toàn người ấy khỏi những hậu quả vì tội lỗi của anh ta. Chúng ta được dạy rằng “Tiền công của tội lỗi là sự chết” (Rô-ma 6:23). Trong lúc sự tha thứ của Đức Chúa Trời giải cứu chúng ta khỏi sự chết đời đời, nhưng không luôn luôn giải phóng chúng ta khỏi những hậu quả giống như sự chết của tội lỗi (chẳng hạn như đổ vỡ mối quan hệ, hay hình phạt do hệ thống luật pháp cung cấp). Tha thứ không có nghĩa là chúng ta hành động như thể không có điều gì sai trái đã được thực hiện, mà có nghĩa là chúng ta nhận biết ân điển dư dật đã được ban cho chúng ta rồi, và rằng chúng ta không có quyền cầm giữ việc làm sai trái của người khác trên đầu anh ta.
Một lần nữa, Kinh Thánh kêu gọi chúng ta hãy thư thứ cho người khác (Ma-thi-ơ 6:12-15; 2 Cô-rinh-tô 2:7, 10; Cô-lô-se 3:13). Thí dụ như Ê-phê-sô 4:32 dạy, “Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ cho nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ.” Chúng ta đã được ban cho nhiều theo sự tha thứ, và chúng ta cũng được mong đợi hãy đáp ứng lại nhiều như vậy (xem Lu-ca 12:48). Mặc dầu tha thứ thường rất khó khăn, nhưng không tha thứ là không vâng lời Đức Chúa Trời và coi thường sự vĩ đại của món quà của Ngài.
English
Trở lại trang chủ tiếng Việt
Kinh Thánh nói gì về sự không tha thứ?
Kinh Thánh có khá nhiều lần nói về sự tha thứ và không tha thứ. Có lẽ sự dạy dỗ nổi tiếng nhất về sự không tha thứ là ẩn dụ của Đức Chúa Giê-xu về người đầy tớ không có lòng thương xót, được chép trong Ma-thi-ơ 18:21-35. Trong ẩn dụ này, một vị vua đã tha một món nợ rất lớn (cơ bản là người đó không bao giờ có thể trả nổi) cho một trong những tôi tớ của nhà vua. Tuy nhiên, sau đó người đầy tớ ấy đã từ chối tha một món nợ nhỏ cho một người khác. Nhà vua biết được việc này và hủy bỏ sự tha thứ của anh ta trước đó. Đức Chúa Giê-xu kết luận bằng việc nói rằng, “Nếu mỗi người trong các ngươi không hết lòng tha lỗi cho anh em mình, thì Cha Ta ở trên trời cũng sẽ xử với các ngươi như vậy.” Trong những phân đoạn khác dạy chúng ta sẽ được tha thứ như chúng ta tha thứ (để thí dụ xem Ma-thi-ơ 6:14; 7:2; và Lu-ca 6:37. )Chớ có sự lẫn lộn ở đây; sự tha thứ của Đức Chúa Trời không dựa cơ sở vào những việc làm của chúng ta. Sự tha thứ và sự cứu rỗi hoàn toàn được thiết lập trong thân vị của Đức Chúa Trời và bởi công việc cứu chuộc của Đức Chúa Giê-xu trên thập-tự-giá. Tuy nhiên, những hành động của chúng ta thể hiện đức tin và mức độ hiểu biết của chúng ta về ân điển của Đức Chúa Trời ( xem Gia-cơ 2:14-26; và Lu-ca 7:47). Chúng ta hoàn toàn không xứng đáng, tuy nhiên Đức Chúa Giê-xu đã chọn trả giá cho tội lỗi của chúng ta và ban cho chúng ta sự tha thứ (Rô-ma 5:8). Khi chúng ta thực sự nắm bắt được sự vĩ đại của món quà mà Đức Chúa Trời ban cho mình, chúng ta cũng sẽ chuyển giao món quà đó. Chúng ta được ban cho ân điển thì cũng nên ban ân điển cho người khác. Trong ẩn dụ này, chúng ta thất kinh với người đầy tớ đã không tha thứ món nợ nhỏ, sau khi anh ta đã được tha thứ món nợ không thể trả nổi của mình. Tuy nhiên, khi chúng ta không tha thứ, chúng ta cũng hành động như người đầy tớ trong ẩn dụ này.Sự không tha thứ cũng cướp đi của chúng ta sự sống trọn vẹn mà Đức Chúa Trời dự định cho mỗi chúng ta. Thay vì làm cho sự công bình được thăng tiến, sự không tha thứ của chúng ta cứ day dứt trở thành sự cay đắng. Hê-bơ-rơ 12:14-15 cảnh báo, “Hãy nỗ lực để sống bình an với mọi người và sự nên thánh; vì nếu không nên thánh chẳng ai được thấy Đức Chúa Trời. Hãy thấy điều đó để chẳng ai kém thiếu sự ân điển của Đức Chúa Trời, kẻo rễ đắng châm ra có thể ngăn trở và làm ô uế nhiều người.” Tương tự, 2 Cô-rinh-tô 2:5-11 cảnh báo rằng sự không tha thứ có thể mở cửa cho Sa-tan làm cho sai trật chúng ta.Chúng ta cũng nên biết rằng những người phạm tội nghịch cùng chúng ta – những người mà chúng ta có thể không muốn tha thứ — phải chịu trách nhiệm với Đức Chúa Trời (xem Rô-ma 12:19 và Hê-bơ-rơ 10:30). Rất quan trọng để nhận biết rằng tha thứ không phải là giảm thiểu một việc làm sai trái hoặc cần thiết để hòa giải. Khi chúng ta chọn tha thứ, chúng ta giải phóng một người ra khỏi món nợ của người ấy với chúng ta. Chúng ta từ bỏ quyền tìm kiếm sự trả thù cá nhân. Chúng ta chọn để nói rằng chúng ta sẽ không cố chấp việc làm sai trái của người ấy để chống lại anh ta. Tuy nhiên, chúng ta không nhất thiết phải cho phép người ấy trở lại sự tin cậy của chúng ta, hoặc thậm chí giải phóng hoàn toàn người ấy khỏi những hậu quả vì tội lỗi của anh ta. Chúng ta được dạy rằng “Tiền công của tội lỗi là sự chết” (Rô-ma 6:23). Trong lúc sự tha thứ của Đức Chúa Trời giải cứu chúng ta khỏi sự chết đời đời, nhưng không luôn luôn giải phóng chúng ta khỏi những hậu quả giống như sự chết của tội lỗi (chẳng hạn như đổ vỡ mối quan hệ, hay hình phạt do hệ thống luật pháp cung cấp). Tha thứ không có nghĩa là chúng ta hành động như thể không có điều gì sai trái đã được thực hiện, mà có nghĩa là chúng ta nhận biết ân điển dư dật đã được ban cho chúng ta rồi, và rằng chúng ta không có quyền cầm giữ việc làm sai trái của người khác trên đầu anh ta.Một lần nữa, Kinh Thánh kêu gọi chúng ta hãy thư thứ cho người khác (Ma-thi-ơ 6:12-15; 2 Cô-rinh-tô 2:7, 10; Cô-lô-se 3:13). Thí dụ như Ê-phê-sô 4:32 dạy, “Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ cho nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ.” Chúng ta đã được ban cho nhiều theo sự tha thứ, và chúng ta cũng được mong đợi hãy đáp ứng lại nhiều như vậy (xem Lu-ca 12:48). Mặc dầu tha thứ thường rất khó khăn, nhưng không tha thứ là không vâng lời Đức Chúa Trời và coi thường sự vĩ đại của món quà của Ngài.