Bạn hẳn đã nghe nhiều mớ triết lý suông về việc ” bản lĩnh đàn ông chẳng khi nào đo bằng việc anh ta thỏa mãn nhu cầu được vợ bao nhiều lần một tuần ” hay ” chuyện giường chiếu có gì mà quan trọng, quan trọng là tình yêu và tình nghĩa, có thế mới ăn đời ở kiếp được với nhau ” …
Đừng tin. Như tôi đây này, từ kinh nghiệm tay nghề của một người đàn bà có chồng nhưng chưa khi nào được tận thưởng cảm xúc thỏa mãn nhu cầu đến cùng những lúc ở trên giường, tôi hoàn toàn có thể nói với bạn rằng, rất bực !
Phía sau một người đàn ông bất lực là một người đàn bà rất bực. Ảnh minh họa
Phụ nữ cũng là một sinh vật có nhu cầu sinh lý bình thường mà. Đừng ai khoác cho họ chiếc áo thánh nhân để rồi rao giảng rằng chớ có bao giờ lên tiếng đòi hỏi quyền lợi trong “chuyện ấy”. Việc của các bà là nằm dưới và cho bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu. Ôi trời!
Phụ nữ cũng là một sinh vật có nhu cầu sinh lý bình thường mà. Đừng ai khoác cho họ chiếc áo thánh nhân để rồi rao giảng rằng chớ có bao giờ lên tiếng đòi hỏi quyền lợi trong “chuyện ấy”. Việc của các bà là nằm dưới và cho bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu. Ôi trời!
Tôi không thuộc hàng ngũ những người phụ nữ hiền lành cam chịu ấy đâu, cho nên tôi biết nói ra phần nhiều là sẽ hứng gạch đá. Nhưng vì những người phụ nữ giống tôi, tôi nghĩ vẫn cần một tiếng nói.
Thế này nhé, tôi kết hôn với một ông chồng ngoài năm mươi tuổi người Úc khi bản thân vẫn tràn trề tuổi xanh. Đừng vội quy kết tôi hám tiền. Anh ấy chẳng có tiền đâu. Tôi còn kiếm được nhiều hơn ấy. Vì tôi làm việc trong công ty nước ngoài, là mẫu phụ nữ nhanh nhẹn, thích giao du, lại sắc sảo nên cơ hội làm ra tiền không thiếu. Nhưng tôi lại vì mến mộ kho tàng hiểu biết gần như vô đáy của anh mà chết mê chết mệt và muốn theo anh về làm vợ. Tôi đòi có anh bằng được và sự hiếu thắng đã bắt tôi trả giá. Thành vợ chồng rồi tôi mới hiểu thế nào là “cay đắng” khi “chuyện ấy” lệch pha. Trong khi tôi muốn thật nhiều, chẳng biết bao nhiêu mà đủ, thì anh ấy nhất định chỉ “5 tuần 4 lần”. Bạn có hình dung được cái bực của người thừa sức ăn hàng ngày nhưng lại chỉ được chu cấp nhỏ giọt tuần 1 lần kèm 1 tuần nhịn đói hay không?
Dù anh rất tốt nhưng tôi rất tiếc, chúng tôi phải chia tay.
Tôi gặp người đàn ông trẻ hơn và lại quyết định lên xe hoa lần nữa. Đồng trang lứa nên chồng có thể hòa nhịp với ham muốn của tôi, ít ra là tôi không bị bỏ đói. Nhưng rồi tôi sớm nhận ra, người chồng này, ngoài việc biết ngủ với vợ ra thì rặt không biết làm thêm một chuyện gì. Nói tới đây cũng phải nhận lỗi một phần do tôi, khi tìm kiếm người đàn ông thứ hai trong đời, tôi đã quá đặt nặng vấn đề chăn gối.
Chồng thứ hai của tôi đích thị là con cưng của mẹ. Từ bé đến lớn anh được mẹ bao bọc. Tất tật mọi việc đều do mẹ lo, từ chuyện học hành, công việc, mẹ đặt đâu, anh ngồi đấy. Chỉ có kết hôn với tôi là anh tự “cãi” mẹ mà quyết định. Giá anh ta đừng thử “cãi” như thế một lần trong đời thì có khi mọi chuyện lại chẳng đến như bây giờ. Mẹ chồng luôn mâu thuẫn với tôi, bởi ngay từ đầu bà đã không chấp nhận tôi. Bà ghét lối sống hiện đại của tôi, ghét việc tôi đã có một đời chồng. Còn tôi thì không có ý định thay đổi bất cứ điều gì để làm người khác, kể cả bà, hài lòng cả.
Mẹ và tôi thường xuyên có những điểm bằng mặt mà không bằng lòng, lúc nào ức thì hoặc bóng gió hoặc xổ toẹt hết ra. Tôi ban đầu không hề có ý định cãi mẹ. Nhưng nhìn thái độ lí nhí, bất lực của chồng trước mẹ mà tôi ức quá. Tôi hiểu ra rằng cái chàng con cưng của mẹ kia đến chết cũng sẽ không thể một lần nói cho ra nói trước mẹ để bảo vệ vợ. Cho nên tôi phải xù lên bảo vệ chính mình. Kịch bản quen thuộc là anh ta thường xuyên bỏ đi, để mặc hai người đàn bà với nhau khi có chuyện. Rồi sẽ có lúc mẹ anh ta gọi riêng con trai ra rao giảng đạo đức, anh ta cúi mặt nghe như nuốt từng lời. Rồi nói chuyện với vợ anh ta cũng cúi mặt như thế, tiếp thu mọi lý lẽ của tôi. Tôi chán ngấy, tôi thèm khát thấy chồng mình có được cái uy của một thằng đàn ông thực sự, nhưng chẳng bao giờ thấy. Tôi nhận ra thêm được một kiểu bất lực nữa của đàn ông. Dù kiểu nào, cũng làm cho đàn bà phát bực.
Giờ tôi băn khoăn lắm. Sống nhạt nhòa theo số đông, cố chấp nhận những khuyết thiếu của cuộc hôn nhân hay lại một lần nữa bất kham mà vùng ra tìm kiếm nơi mình có thể sống được như mong muốn của chính mình? Xã hội này bó buộc, hạn hẹp đến mức không có chỗ cho người đàn bà bé nhỏ như tôi dung thân hay sao chứ?
Theo H.M (Dantri)