13 thành viên từ 6 doanh nghiệp Nước Ta – thuộc những nghành sản xuất và kinh doanh thương mại ngành thép, vật tư kiến thiết xây dựng, khuôn đúc, công cụ làm khuôn và máy vỏ hộp – đã có chuyến công tác làm việc tới Đức để tham gia chương trình giao lưu với những đối tác chiến lược Đức thuộc nghành sản xuất và gia công sắt kẽm kim loại .
Các vị khách Việt Nam và các công ty thành viên của Hiệp hội Máy móc và Thiết bị Đức VDMA đã gặp nhau hôm 19.06.2015 tại Hội thảo chuyên ngành ở Düsseldorf. Tiến sĩ Timo Würz, giám đốc điều hành Hiệp hội Máy móc và Thiết bị Đức VDMA, chuyên ngành Đúc, Luyện và cán kim loại, Kỹ thuật nhiệt, đã đến chào hỏi đoàn và nhắc đến sự thành công của chuyến công tác nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp Đức đến Việt Nam trước đây hai năm – một trong ba hoạt động chính thuộc Chương trình nghiên cứu thị trường của Bộ Kinh tế và Năng lượng CHLB Đức nhằm hỗ trợ phát triển hợp tác kinh tế thông qua các chuyến thăm của các đoàn doanh nghiệp hai nước.
“Hợp tác được với nhau đã là một thành công“
Đại diện của hai doanh nghiệp Đức mở màn cho những cuộc trao đổi tiếp theo. Người đầu tiên phát biểu là ông Louis Braun, giám đốc kinh doanh và tiếp thị của công ty Oskar Frech, chuyên sản xuất máy móc thiết bị đúc áp lực cho nhôm, ma giê và kẽm. Trong bài phát biểu ngắn của mình, ông nhấn mạnh đến các cơ hội tốt để phát triển hợp tác Đức-Việt, đặc biệt trong ngành ô tô và điện tử. Đứng trên quan điểm của doanh nghiệp chế tạo máy Gustav Eirich, chuyên chế tạo máy và thiết bị kỹ thuật gia công công nghiệp, giám đốc phụ trách kinh doanh khu vực châu Á Michael Wetzel báo cáo về dự án đầu tiên ở Việt Nam. Năm 2016 một thiết bị làm khuôn cắt của Eirich ở gần Đà Nẵng với công suất 50 tấn/giờ sẽ đi vào hoạt động. Cả hai doanh nghiệp này đều tham gia chuyến công tác nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp Đức đến Việt Nam năm 2013 và tin rằng hợp tác với đối tác Việt Nam sẽ được tăng cường trong những năm tới.
Giáo sư Rüdiger Bähr từ bộ phận kỹ thuật tạo hình kim loại thuộc đại học Otto von Guericke (Đại học Tổng hợp Magdeburg) tiếp lời với một câu trích rất hợp cảnh của Henry Ford, người sáng lập công ty Ford : “Đến được với nhau là một khởi đầu, ở lại với nhau là một bước tiến mới và hợp tác được với nhau là một thành công“. Ở Magdeburg hiện có khoảng 14.000 sinh viên theo học tại 9 khoa, trong đó có nhiều sinh viên đến từ Việt Nam. Ngoài việc giới thiệu về lịch sử, cơ sở vật chất và các ngành học của trường, giáo sư còn nói về quan hệ mật thiết với Việt Nam đã từng có từ thập kỷ 70 thời CHDC Đức. Có những cựu sinh viên của trường đã gửi con cháu đến học ở Magdeburg, và nhiều tiến sĩ khi trở lại Việt nam đã trở thành đối tác khoa học của Đức.
Sau hội thảo chuyên ngành là cuộc thăm viếng các gian hàng của các doanh nghiệp Đức như Agtos, Joest, Küttner, LOI Thermprocess và StrikoWestofen, các doanh nghiệp Việt Nam nhận được thông tin về những phát triển mới nhất trong chế tạo thiết bị luyện kim, xây lò công nghiệp cũng như kỹ thuật động cơ rung và phun mạt. Chương trình chính thức kết thúc với chuyến thăm tại xưởng sản xuất của công ty SMS Meer (Mönchengladbach) và ABP Induction Systems (Dortmund) hôm thứ Hai sau hội chợ, đem lại cho đoàn cơ hội “tai nghe mắt thấy“ kỹ thuật chế tạo máy ở trình độ cao nhất. Tại Mönchengladbach, phó giám đốc sản xuất và chất lượng Joachim Gietmann đón tiếp đoàn và giới thiệu SMS Meer như một địa chỉ cung cấp từ A đến Z hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tạo hình kim loại cũng như trang thiết bị kỹ thuật hiệu suất cao khi tham quan các xưởng sản xuất. Ở Dortmund, đoàn có dịp tiếp xúc một doanh nghiệp hạng trung, chuyên sản xuất thiết bị luyện kim và lò công nghiệp nổi tiếng thế giới. Giám đốc kinh doanh khu vực châu Á của ABP Induction, ông Jürgen Himmelmann, giới thiệu với đoàn các dự án quốc tế đang tiến hành, sau đó bổ sung thông tin về công nghệ cảm ứng cũng như về thiết kế lò nấu kim loại của ABP khi đi tham quan bộ phận sản xuất.
Việt Nam trên đường tiến lên trở thành quốc gia công nghiệp bền vững
Theo báo cáo giữa năm của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Đức (GTAI), tình hình phát triển năm 2015 của Việt Nam đi vào ổn định và môi trường kinh doanh có nhiều dấu hiệu tích cực. Tiêu biểu là các lĩnh vực như tiêu dùng, nhập khẩu và đầu tư – đặc biệt là đầu tư từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Deutsche Bank dự đoán năm 2015 Việt Nam sẽ có sự tăng trưởng thực là 6,3%. Hiện tại các sản phẩm từ Đức chỉ chiếm tỉ trọng 1,8% tổng số lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nhưng được người tiêu dùng đánh giá rất cao về mặt chất lượng. Năm 2014 các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam nhập khẩu máy móc với tổng giá trị 22,5 tỉ USD, trong đó Đức đứng thứ 5, sau Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Quy hoạch tổng thể của chính phủ Việt Nam đang tính đến sự mở rộng các ngành công nghiệp then chốt, đồng thời phải thân thiện với môi trường hơn và ít tiêu hao tài nguyên hơn. Trong quá trình tiếp tục công nghiệp hoá, dự tính sẽ tăng nhu cầu về hợp phần và sản phẩm kim loại. Ngành sản xuất các chi tiết đặc chủng mang tính phức hợp và cao cấp còn non trẻ. Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã trở thành địa điểm sản xuất hấp dẫn hơn cho công nghiệp phụ trợ ô tô quốc tế. Việt Nam và EU đang nỗ lực tiến tới ký kết hiệp định thương mại tự do trong năm nay
Đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã sang thăm và gặp gỡ các doanh nghiệp chế tạo máy, luyện kim và cơ khí Đức thuộc Hiệp hội chế tạo máy và thiết bị Đức VDMA vào tháng 6 / 2015
Với sự hỗ trợ và đồng tổ chức của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, một đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã sang thăm và gặp gỡ các doanh nghiệp chế tạo máy, luyện kim và cơ khí Đức thuộc Hiệp hội chế tạo máy và thiết bị Đức VDMA vào tháng 6 / 2015 vừa qua.
Ngày 19 và 20.06.2015 một đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã đến thăm Hội chợ “ Cơ khí – Kim loại – Nhiệt – Đúc“, hội chợ hàng đầu thế giới về thiết bị đúc, luyện, cán kim loại và kỹ thuật nhiệt ở Düsseldorf, CHLB Đức. Đây là một trong những chuyến khảo sát thị trường đầu tiên trong khuôn khổ „Chương trình Phát triển Thị trường“ do Bộ Kinh tế và Năng lượng CHLB Đức tài trợ. Chuyến đi này tiếp nối cho chuyến công tác nghiên cứu thị trường rất thành công của các công ty chế tạo máy luyện kim Đức đến Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh vào năm 2013.
13 thành viên từ 6 doanh nghiệp Nước Ta – thuộc những nghành nghề dịch vụ sản xuất và kinh doanh thương mại ngành thép, vật tư thiết kế xây dựng, khuôn đúc, công cụ làm khuôn và máy vỏ hộp – đã có chuyến công tác làm việc tới Đức để tham gia chương trình giao lưu với những đối tác chiến lược Đức thuộc nghành sản xuất và gia công sắt kẽm kim loại .
Các vị khách Việt Nam và các công ty thành viên của Hiệp hội Máy móc và Thiết bị Đức VDMA đã gặp nhau hôm 19.06.2015 tại Hội thảo chuyên ngành ở Düsseldorf. Tiến sĩ Timo Würz, giám đốc điều hành Hiệp hội Máy móc và Thiết bị Đức VDMA, chuyên ngành Đúc, Luyện và cán kim loại, Kỹ thuật nhiệt, đã đến chào hỏi đoàn và nhắc đến sự thành công của chuyến công tác nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp Đức đến Việt Nam trước đây hai năm – một trong ba hoạt động chính thuộc Chương trình nghiên cứu thị trường của Bộ Kinh tế và Năng lượng CHLB Đức nhằm hỗ trợ phát triển hợp tác kinh tế thông qua các chuyến thăm của các đoàn doanh nghiệp hai nước.
“Hợp tác được với nhau đã là một thành công“
Đại diện của hai doanh nghiệp Đức mở màn cho những cuộc trao đổi tiếp theo. Người đầu tiên phát biểu là ông Louis Braun, giám đốc kinh doanh và tiếp thị của công ty Oskar Frech, chuyên sản xuất máy móc thiết bị đúc áp lực cho nhôm, ma giê và kẽm. Trong bài phát biểu ngắn của mình, ông nhấn mạnh đến các cơ hội tốt để phát triển hợp tác Đức-Việt, đặc biệt trong ngành ô tô và điện tử. Đứng trên quan điểm của doanh nghiệp chế tạo máy Gustav Eirich, chuyên chế tạo máy và thiết bị kỹ thuật gia công công nghiệp, giám đốc phụ trách kinh doanh khu vực châu Á Michael Wetzel báo cáo về dự án đầu tiên ở Việt Nam. Năm 2016 một thiết bị làm khuôn cắt của Eirich ở gần Đà Nẵng với công suất 50 tấn/giờ sẽ đi vào hoạt động. Cả hai doanh nghiệp này đều tham gia chuyến công tác nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp Đức đến Việt Nam năm 2013 và tin rằng hợp tác với đối tác Việt Nam sẽ được tăng cường trong những năm tới.
Giáo sư Rüdiger Bähr từ bộ phận kỹ thuật tạo hình kim loại thuộc đại học Otto von Guericke (Đại học Tổng hợp Magdeburg) tiếp lời với một câu trích rất hợp cảnh của Henry Ford, người sáng lập công ty Ford : “Đến được với nhau là một khởi đầu, ở lại với nhau là một bước tiến mới và hợp tác được với nhau là một thành công“. Ở Magdeburg hiện có khoảng 14.000 sinh viên theo học tại 9 khoa, trong đó có nhiều sinh viên đến từ Việt Nam. Ngoài việc giới thiệu về lịch sử, cơ sở vật chất và các ngành học của trường, giáo sư còn nói về quan hệ mật thiết với Việt Nam đã từng có từ thập kỷ 70 thời CHDC Đức. Có những cựu sinh viên của trường đã gửi con cháu đến học ở Magdeburg, và nhiều tiến sĩ khi trở lại Việt nam đã trở thành đối tác khoa học của Đức.
Sau hội thảo chuyên ngành là cuộc thăm viếng các gian hàng của các doanh nghiệp Đức như Agtos, Joest, Küttner, LOI Thermprocess và StrikoWestofen, các doanh nghiệp Việt Nam nhận được thông tin về những phát triển mới nhất trong chế tạo thiết bị luyện kim, xây lò công nghiệp cũng như kỹ thuật động cơ rung và phun mạt. Chương trình chính thức kết thúc với chuyến thăm tại xưởng sản xuất của công ty SMS Meer (Mönchengladbach) và ABP Induction Systems (Dortmund) hôm thứ Hai sau hội chợ, đem lại cho đoàn cơ hội “tai nghe mắt thấy“ kỹ thuật chế tạo máy ở trình độ cao nhất. Tại Mönchengladbach, phó giám đốc sản xuất và chất lượng Joachim Gietmann đón tiếp đoàn và giới thiệu SMS Meer như một địa chỉ cung cấp từ A đến Z hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tạo hình kim loại cũng như trang thiết bị kỹ thuật hiệu suất cao khi tham quan các xưởng sản xuất. Ở Dortmund, đoàn có dịp tiếp xúc một doanh nghiệp hạng trung, chuyên sản xuất thiết bị luyện kim và lò công nghiệp nổi tiếng thế giới. Giám đốc kinh doanh khu vực châu Á của ABP Induction, ông Jürgen Himmelmann, giới thiệu với đoàn các dự án quốc tế đang tiến hành, sau đó bổ sung thông tin về công nghệ cảm ứng cũng như về thiết kế lò nấu kim loại của ABP khi đi tham quan bộ phận sản xuất.
Việt Nam trên đường tiến lên trở thành quốc gia công nghiệp bền vững
Theo báo cáo giữa năm của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Đức (GTAI), tình hình phát triển năm 2015 của Việt Nam đi vào ổn định và môi trường kinh doanh có nhiều dấu hiệu tích cực. Tiêu biểu là các lĩnh vực như tiêu dùng, nhập khẩu và đầu tư – đặc biệt là đầu tư từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Deutsche Bank dự đoán năm 2015 Việt Nam sẽ có sự tăng trưởng thực là 6,3%. Hiện tại các sản phẩm từ Đức chỉ chiếm tỉ trọng 1,8% tổng số lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nhưng được người tiêu dùng đánh giá rất cao về mặt chất lượng. Năm 2014 các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam nhập khẩu máy móc với tổng giá trị 22,5 tỉ USD, trong đó Đức đứng thứ 5, sau Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Quy hoạch tổng thể của chính phủ Việt Nam đang tính đến sự mở rộng các ngành công nghiệp then chốt, đồng thời phải thân thiện với môi trường hơn và ít tiêu hao tài nguyên hơn. Trong quá trình tiếp tục công nghiệp hoá, dự tính sẽ tăng nhu cầu về hợp phần và sản phẩm kim loại. Ngành sản xuất các chi tiết đặc chủng mang tính phức hợp và cao cấp còn non trẻ. Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã trở thành địa điểm sản xuất hấp dẫn hơn cho công nghiệp phụ trợ ô tô quốc tế. Việt Nam và EU đang nỗ lực tiến tới ký kết hiệp định thương mại tự do trong năm nay