Giáo trình:Trí tuệ nhân tạo – Phạm Thọ Hoàn, Phạm Thị Anh Lê

OPTADS360
Link xem tivi trực tuyến nhanh nhất xem tivi trực tuyến nhanh nhất xem phim mới 2023 hay nhất xem phim chiếu rạp mới nhất phim chiếu rạp mới xem phim chiếu rạp xem phim lẻ hay 2022, 2023 xem phim lẻ hay xem phim hay nhất trang xem phim hay xem phim hay nhất phim mới hay xem phim mới link phim mới
intTypePromotion = 1

YOMEDIA


ADSENSE

Trang Chủ

Công Nghệ Thông Tin

Kỹ thuật lập trình

Giáo trình:Trí tuệ nhân tạo – Phạm Thọ Hoàn, Phạm Thị Anh Lê

Chia sẻ : Lotus_123 Lotus_123 | Ngày : | Loại File : PDF | Số trang : 35

Thêm vào BST

Báo xấu

249

lượt xem

42

tải về

  Download

Vui lòng tải xuống để xem tài liệu khá đầy đủ

Trí tuệ nhân tạo hay trí mưu trí nhân tạo ( tiếng Anh : artificial intelligence hay machine intelligence, thường được viết tắt là AI ) là trí tuệ được màn biểu diễn bởi bất kể một mạng lưới hệ thống nhân tạo nào. Thuật ngữ này thường dùng để nói đến những máy tính có mục tiêu không nhất định và ngành khoa học nghiên cứu và điều tra về những triết lý và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo .
AMBIENT /

Chủ đề :

  • trí tuệ nhân tạo
  • giáo trình trí tuệ nhân tạo
  • bài giảng trí tuệ nhân tạo
  • tài liệu trí tuệ nhân tạo

Bình luận

Đăng nhập để gửi bình luận!

Lưu

Nội dung Text : Giáo trình : Trí tuệ nhân tạo – Phạm Thọ Hoàn, Phạm Thị Anh Lê

  1. Giáo trình

    TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

    ARTIFICIAL INTELLIGENCE

    Phạm Thọ Hoàn, Phạm Thị Anh Lê

    Khoa Công nghệ thông tin
    Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

    Hà nội, 2011

  2. MỤC LỤC
    Chương 1 – Giới thiệu …………………………………………………………………………………..4 

    1.  Trí tuệ nhân tạo là gì? ……………………………………………………………………………………………. 4 

    2.  Lịch sử ………………………………………………………………………………………………………………… 5 

    3.  Các lĩnh vực của AI ………………………………………………………………………………………………. 6 

    4.  Nội dung môn học…………………………………………………………………………………………………. 8 

    Chương 2 – Các phương pháp tìm kiếm lời giải ……………………………………………….9 

    1.  Hình thành bài toán ……………………………………………………………………………………………….. 9 

    2.  Tìm kiếm có hệ thống ………………………………………………………………………………………….. 12 

    3.  Tìm kiếm có sử dụng hàm đánh giá ……………………………………………………………………….. 14 

    Chương 3 – Các giải thuật tìm kiếm lời giải cho trò chơi …………………………………26 

    1.  Cây trò chơi đầy đủ ……………………………………………………………………………………………… 26 

    2.  Giải thuật Minimax ……………………………………………………………………………………………… 28 

    3.  Giải thuật Minimax với độ sâu hạn chế ………………………………………………………………….. 30 

    4.  Hàm đánh giá ……………………………………………………………………………………………………… 30 

    5.  Giải thuật Minimax với cắt tỉa alpha-beta ………………………………………………………………. 33 

    Chương 4 – Các phương pháp lập luận trên logic mệnh đề .. Error! Bookmark not
    defined. 

    1.  Lập luận và Logic ………………………………………………………Error! Bookmark not defined. 

    2.  Logic mệnh đề: cú pháp, ngữ nghĩa ………………………………Error! Bookmark not defined. 

    3.  Bài toán lập luận và các giải thuật lập luận trên logic mệnh đề…….. Error! Bookmark not
    defined. 

    4.  Câu dạng chuẩn hội và luật hợp giải ……………………………..Error! Bookmark not defined. 

    5.  Câu dạng Horn và tam đoạn luận ………………………………….Error! Bookmark not defined. 

  3. 6.  Thuật toán suy diễn dựa trên bảng giá trị chân lý ……………Error! Bookmark not defined. 

    7.  Thuật toán suy diễn dựa trên luật hợp giải……………………..Error! Bookmark not defined. 

    8.  Thuật toán suy diễn tiến, lùi dựa trên các câu Horn ………..Error! Bookmark not defined. 

    Chương 5 – Các phương pháp lập luận trên logic cấp 1…….. Error! Bookmark not
    defined. 

    1.  Cú pháp – ngữ nghĩa …………………………………………………..Error! Bookmark not defined. 

    2.  Phép hợp nhất…………………………………………………………….Error! Bookmark not defined. 

    3.  Tam đoạn luận trong logic cấp 1, câu dạng Horn ……………Error! Bookmark not defined. 

    4.  Thuật toán suy diễn tiến dựa trên câu Horn ……………………Error! Bookmark not defined. 

    5.  Thuật toán suy diễn lùi dựa trên câu Horn ……………………..Error! Bookmark not defined. 

    6.  Thuật toán suy diễn hợp giải ………………………………………..Error! Bookmark not defined. 

    Chương 6 – Prolog ………………………………………….. Error! Bookmark not defined. 

    Chương 7 – Lập luận với tri thức không chắc chắn Error! Bookmark not defined. 

    Chương 8 – Học mạng nơron nhân tạo ………………. Error! Bookmark not defined. 

  4. Chương 1 – Giới thiệu
    1. Trí tuệ nhân tạo là gì?
    Để hiểu trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) là gì chúng ta bắt đầu với khái niệm sự
    bay nhân tạo (flying machines), tức là cái máy bay.

    Đã từ lâu, loài người mong muốn làm ra một cái máy mà có thể di chuyển được
    trên không trung mà không phụ thuộc vào địa hình ở dưới mặt đất, hay nói cách khác là
    máy có thể bay được. Không có gì ngạc nhiên khi những ý tưởng đầu tiên làm máy bay là
    từ nghiên cứu cách con chim bay. Những chiếc máy biết bay được thiết kế theo nguyên lý
    “vỗ cánh” như con chim chỉ có thể bay được quãng đường rất ngắn và lịch sử hàng không
    thực sự sang một trang mới kể từ anh em nhà Wright thiết kế máy bay dựa trên các
    nguyên lý của khí động lực học (aerodynamics).

    Các máy bay hiện nay, như đã thấy, có sức trở rất lớn và bay được quãng đường
    có thể vòng quanh thế giới. Nó không nhất thiết phải có nguyên lý bay của con chim
    nhưng vẫn bay được như chim (dáng vẻ), và còn tốt hơn chim.

    Quay lại câu hỏi Trí tuệ nhân tạo là gì. Trí tuệ nhân tạo là trí thông minh của máy
    do con người tạo ra. Ngay từ khi chiếc máy tính điện tử đầu tiên ra đời, các nhà khoa học
    máy tính đã hướng đến phát hiển hệ thống máy tính (gồm cả phần cứng và phần mềm)
    sao cho nó có khả năng thông minh như loài người. Mặc dù cho đến nay, theo quan niệm
    của người viết, ước mơ này vẫn còn xa mới thành hiện thực, tuy vậy những thành tựu đạt
    được cũng không hề nhỏ: chúng ta đã làm được các hệ thống (phần mềm chơi cờ vua
    chạy trên siêu máy tinh GeneBlue) có thể thắng được vua cờ thế giới; chúng ta đã làm
    được các phần mềm có thể chứng minh được các bài toán hình học; v.v. Hay nói cách
    khác, trong một số lĩnh vực, máy tính có thể thực hiện tốt hơn hoặc tương đương con
    người (tất nhiên không phải tất cả các lĩnh vực). Đó chính là các hệ thống thông minh.

    Có nhiều cách tiếp cận để làm ra trí thông minh của máy (hay là trí tuệ nhân tạo),
    chẳng hạn là nghiên cứu cách bộ não người sản sinh ra trí thông minh của loài người như

  5. thế nào rồi ta bắt chước nguyên lý đó, nhưng cũng có những cách khác sử dụng nguyên lý
    hoàn toàn khác với cách sản sinh ra trí thông minh của loài người mà vẫn làm ra cái máy
    thông minh như hoặc hơn người; cũng giống như máy bay hiện nay bay tốt hơn con chim
    do nó có cơ chế bay không phải là giống như cơ chế bay của con chim.

    Như vậy, trí tuệ nhân tạo ở đây là nói đến khả năng của máy khi thực hiện các công
    việc mà con người thường phải xử lý; và khi dáng vẻ ứng xử hoặc kết quả thực hiện của
    máy là tốt hơn hoặc tương đương với con người thì ta gọi đó là máy thông minh hay máy
    đó có trí thông minh. Hay nói cách khác, đánh giá sự thông minh của máy không phải
    dựa trên nguyên lý nó thực hiện nhiệm vụ đó có giống cách con người thực hiện hay
    không mà dựa trên kết quả hoặc dáng vẻ ứng xử bên ngoài của nó có giống với kết quả
    hoặc dáng vẻ ứng xử của con người hay không.

    Các nhiệm vụ của con người thường xuyên phải thực hiện là: giải bài toán (tìm kiếm,
    chứng minh, lập luận), học, giao tiếp, thể hiện cảm xúc, thích nghi với môi trường xung
    quanh, v.v., và dựa trên kết quả thực hiện các nhiệm vụ đó để kết luận rằng một ai đó có
    là thông minh hay không. Môn học Trí tuệ nhân tạo nhằm cung cấp các phương pháp
    luận để làm ra hệ thống có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đó: giải toán, học, giao tiếp,
    v.v. bất kể cách nó làm có như con người hay không mà là kết quả đạt được hoặc dáng vẻ
    bên ngoài như con người.

    Trong môn học này, chúng ta sẽ tìm hiểu các phương pháp để làm cho máy tính biết
    cách giải bài toán, biết cách lập luận, biết cách học, v.v.

    2. Lịch sử
    Vào năm 1943, Warren McCulioch và Walter Pitts bắt đầu thực hiện nghiên cứu ba cơ sở
    lý thuyết cơ bản: triết học cơ bản và chức năng của các noron thần kinh; phân tích các
    mệnh đề logic; và lý thuyết dự đoán của Turing. Các tác giả đã nghiên cứu đề xuât mô
    hình noron nhân tạo, mỗi noron đặc trưng bởi hai trạng thái “bật”, “tắt” và phát hiện
    mạng noron có khả năng học.

  6. Thuật ngữ “Trí tuệ nhân tạo” (Artificial Intelligence – AI) được thiết lập bởi John
    McCarthy tại Hội thảo đầu tiên về chủ đề này vào mùa hè năm 1956. Đồng thời, ông
    cũng đề xuất ngôn ngữ lập trình Lisp – một trong những ngôn ngữ lập trình hàm tiêu
    biểu, được sử dụng trong lĩnh vực AI. Sau đó, Alan Turing đưa ra “Turing test” như là
    một phương pháp kiểm chứng hành vi thông minh.

    Thập kỷ 60, 70 Joel Moses viết chương trình Macsyma – chương trình toán học sử dụng
    cơ sở tri thức đầu tiên thành công. Marvin Minsky và Seymour Papert đưa ra các chứng
    minh đầu tiên về giới hạn của các mạng nơ-ron đơn giản. Ngôn ngữ lập trình logic Prolog
    ra đời và được phát triển bởi Alain Colmerauer. Ted Shortliffe xây dựng thành công một
    số hệ chuyên gia đầu tiên trợ giúp chẩn đoán trong y học, các hệ thống này sử dụng ngôn
    ngữ luật để biểu diễn tri thức và suy diễn.

    Vào đầu những năm 1980, những nghiên cứu thành công liên quan đến AI như các hệ
    chuyên gia (expert systems) – một dạng của chương trình AI mô phỏng tri thức và các kỹ
    năng phân tích của một hoặc nhiều chuyên gia con người

    Vào những năm 1990 và đầu thế kỷ 21, AI đã đạt được những thành tựu to lớn nhất, AI
    được áp dụng trong logic, khai phá dữ liệu, chẩn đoán y học và nhiều lĩnh vực ứng dụng
    khác trong công nghiệp. Sự thành công dựa vào nhiều yếu tố: tăng khả năng tính toán của
    máy tính, tập trung giải quyết các bài toán con cụ thể, xây dựng các mối quan hệ giữa AI
    và các lĩnh vực khác giải quyết các bài toán tương tự, và một sự chuyển giao mới của các
    nhà nghiên cứu cho các phương pháp toán học vững chắc và chuẩn khoa học chính xác.

    3. Các lĩnh vực ứng dụng của AI
    – Bài toán lập luận, suy diễn

    Khái niệm lập luận (reasoning), và suy diễn (reference) được sử dụng rất phổ biến
    trong lĩnh vực AI. Lập luận là suy diễn logic, dùng để chỉ một tiến trình rút ra kết luận
    (tri thức mới) từ những giả thiết đã cho (được biểu diễn dưới dạng cơ sở tri thức).
    Như vậy, để thực hiện lập luận người ta cần có các phương pháp lưu trữ cơ sở tri thức
    và các thủ tục lập luận trên cơ sở tri thức đó.

  7. – Biểu diễn tri thức

    Muốn máy tính có thể lưu trữ và xử lý tri thức thì cần có các phương pháp biểu diễn
    tri thức. Các phương pháp biểu diễn tri thức ở đây bao gồm các ngôn ngữ biểu diễn và
    các kỹ thuật xử lý tri thức. Một ngôn ngữ biểu diễn tri thức được đánh giá là “tốt” nếu
    nó có tính biểu đạt cao và các tính hiệu quả của thuật toán lập luận trên ngôn ngữ đó.
    Tính biểu đạt của ngôn ngữ thể hiện khả năng biểu diễn một phạm vi rộng lớn các
    thông tin trong một miền ứng dụng. Tính hiệu quả của các thuật toán lập luận thể hiện
    chi phí về thời gian và không gian dành cho việc lập luận. Tuy nhiên, hai yếu tố này
    dường như đối nghịch nhau, tức là nếu ngôn ngữ có tính biểu đạt cao thì thuật toán lập
    luận trên đó sẽ có độ phức tạp lớn (tính hiệu quả thấp) và ngược lại (ngôn ngữ đơn
    giản, có tính biểu đạt thấp thì thuật toán lập luận trên đó sẽ có hiệu quả cao). Do đó,
    một thách thức lớn trong lĩnh vực AI là xây dựng các ngôn ngữ biểu diễn tri thức mà
    có thể cân bằng hai yếu tố này, tức là ngôn ngữ có tính biểu đạt đủ tốt (tùy theo từng
    ứng dụng) và có thể lập luận hiệu quả.

    – Lập kế hoạch: khả năng suy ra các mục đích cần đạt được đối với các nhiệm vụ
    đưa ra, và xác định dãy các hành động cần thực hiện để đạt được mục đích đó.

    – Học máy: là một lĩnh vực nghiên cứu của AI đang được phát triển mạnh mẽ và có
    nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như khai phá dữ liệu, khám phá tri
    thức,…

    – Xử lý ngôn ngữ tự nhiên: là một nhánh của AI, tập trung vào các ứng dụng trên
    ngôn ngữ của con người. Các ứng dụng trong nhận dạng tiếng nói, nhận dạng chữ
    viết, dịch tự động, tìm kiếm thông tin,…

    – Hệ chuyên gia: cung cấp các hệ thống có khả năng suy luận để đưa ra những kết
    luận. Các hệ chuyên gia có khả năng xử lý lượng thông tin lớn và cung cấp các kết
    luận dựa trên những thông tin đó. Có rất nhiều hệ chuyên gia nổi tiếng như các hệ
    chuyên gia y học MYCIN, đoán nhận cấu trúc phân tử từ công thức hóa học
    DENDRAL, …

  8. – Robotics

    – …

    4. Nội dung môn học
    Giáo trình này được viết với các nội dung nhập môn về AI cho các sinh viên chuyên
    ngành Tin học và Công nghệ thông tin. Các tác giả có tham khảo một số tài liệu, giáo
    trình của các trường Đại học Quốc gia Hà nội, Đại học Bách khoa Hà nội, … Nội
    dung gồm các phần sau:

    – Chương 1. Giới thiệu: trình bày tổng quan về AI, lịch sử ra đời và phát triển và các
    lính vực ứng dụng của AI.

    – Chương 2. Các phương pháp tìm kiếm lời giải: trình bày các kỹ thuật tìm kiếm cơ
    bản được áp dụng để giải quyết các vấn đề và được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh
    vực của trí tuệ nhân tạo.

    – Chương 3. Các giải thuật tìm kiếm lời giải cho trò chơi: trình bày một số kỹ thuật
    tìm kiếm trong các trò chơi có đối thủ.

    – Chương 4. Các phương pháp lập luận trên logic mệnh đề: trình bày cú pháp, ngữ
    nghĩa của logic mệnh đề và một số thuật toán lập luận trên logic mệnh đề.

    – Chương 5. Các phương pháp lập luận trên logic vị từ cấp một: trình bày cú pháp,
    ngữ nghĩa của logic vị từ cấp một và một số thuật toán lập luận cơ bản trên logic
    vị từ cấp một.

    – Chương 6. Prolog: Giới thiệu chung về ngôn ngữ Prolog, cú pháp, ngữ nghĩa và
    cấu trúc chương trình trong Prolog, một số phiên bản mới của Prolog như SWI
    Prolog,…

    – Chương 7. Lập luận với tri thức không chắc chắn: Giới thiệu về tri thức không
    chắc chắn và một số cách tiếp cận biểu diễn và xử lý tri thức không chắc chắn.

    – Chương 8. Học mạng noron nhân tạo: Giới thiệu về phương pháp và các kỹ thuật
    cơ bản trong lập luận sử dụng mạng noron nhân tạo.

  9. Chương 2 – Các phương pháp tìm kiếm lời giải
    Một lớp các nhiệm vụ mà máy tính (với phần mềm trí tuệ nhân tạo phù hợp) có thể
    thực hiện tốt hơn con người nhờ vào tốc độ thực hiện của CPU và bộ nhớ dung lượng lớn
    là tìm kiếm lời giải trong không gian (hữu hạn hoặc vô hạn) các lời giải tiềm năng của
    một bài toán cụ thể. Một lời giải tiềm năng có thể là một đường đi trong không gian đồ
    thị trạng thái của bài toán hoặc là một trạng thái của bài toán. Với tốc độ xử lý nhanh,
    máy tính chỉ cần sinh ra và duyệt các lời giải tiềm năng (cây tìm kiếm) một cách có hệ
    thống (tìm kiếm mù, tìm kiếm theo chiều rộng hoặc theo chiều sâu) và kiểm tra nó có là
    lời giải thực sự (tối ưu) của bài toán đã cho không. Trong nhiều trường hợp, máy tính có
    thể sử dụng một hàm đánh giá/định hướng (hàm heuristic) để hạn chế không sinh ra các
    phần của cây tìm kiếm mà khả năng sẽ không chứa lời giải thực sự.

    Rất nhiều bài toán từ đơn giản đến phức tạp có thể giải được bằng các phương pháp
    tìm kiếm đơn giản như trên, như các bài toán chơi cờ, các bài toán tìm đường đi trên đồ
    thị, các bài toán duyệt các tổ hợp, chỉnh hợp, v.v. Các bài toán có cùng đặc trưng là có
    thể biểu diễn bởi 4 thành tố sinh ra không gian các lời giải tiềm năng của bài toán: trạng
    thái đầu, trạng thái đích, các thao tác chuyển trạng thái, chi phí các phép chuyển trạng
    thái. Với các bài toán này, rõ ràng máy tính có khả năng giải quyết tốt hơn con người.

    2.1 Hình thành bài toán
    Trong thực tế, nhiều bài toán có thể đưa về bài toán tìm kiếm. Chẳng hạn, muốn tìm
    nghiệm của phương trình, ta đi tìm những giá trị của biến số trong miền xác định mà khi
    thay vào phương trình được thỏa mãn; với các bài toán chứng minh, ta đi tìm dãy các lập
    luận sao cho xuất phát từ giả thiết có thể đi đến kết luận; hoặc muốn đi từ Hà nội đến Sài
    gòn, người ta phải tra cứu trên bản đồ để tìm những thành phố mà theo đó có thể đi đến
    Sài gòn nếu xuất phát từ Hà nội.

    Bài toán tìm kiếm là xác định trong không gian tìm kiếm (miền) những đối tượng mà
    thỏa mãn các điều kiện đặt ra.

  10. Trong lĩnh vực AI, chúng ta nghiên cứu hành trình của các agent thông minh. Cơ sở
    của các bài toán là: trạng thái đầu (trạng thái xuất phát), các hành động biến đổi trạng thái
    và trạng thái kết thúc (trạng thái đích). Vấn đề đặt ra là xác định dãy các trạng thái hợp lý
    để sao cho từ trạng thái xuất phát có thể đến được trạng thái đích.

    Không gian trạng thái: là tập các trạng thái có thể đạt được bằng cách thực hiện chuỗi
    các hành động xuất phát từ trạng thái ban đầu. Một hành trình không gian trạng thái là
    thực hiện dãy các hành động từ trạng thái này đến trạng thái khác.

    Giải bài toán : xác định trạng thái xuất phát, tìm dãy các hành động hoặc phép biến
    đổi (toán tử) các trạng thái sao cho từ trạng thái xuất phát có thể dẫn đến trạng thái đích.
    Với mỗi bài toán, có thể có một hoặc nhiều cách giải, trong đó, người ta luôn mong muốn
    tìm lời giải “tốt nhất” dựa vào việc tình chi phí thực hiện.

    Hàm chi phí: Giá trị đánh giá chi phí thực hiện biến đổi trạng thái.

    Hiệu quả của việc tìm kiếm thể hiện qua việc đánh giá:

    – Việc tìm kiếm có kết thúc không?

    – Có tìm thấy lời giải của bài toán không?

    – Có tìm được lời giải tối ưu không?

    Để thực hiện tìm kiếm, trước hết phải tìm cách biểu diễn bài toán trong không gian
    tìm kiếm. Không gian tìm kiếm bao gồm tất cả các đối tượng mà ta cần quan tâm tìm
    kiếm (có thể là không gian liên tục, không gian các đối tượng rời rạc, không gian
    vecto,…). Không gian tìm kiếm được thể hiện bởi không gian trạng thái. Việc biểu
    diễn bài toán trong không gian trạng thái, cần xác định các yếu tố sau:

    – Trạng thái xuất phát

    – Tập hợp các toán tử

    – Tập hợp các trạng thái kết thúc (trạng thái đích).

  11. Không gian trạng thái có thể được biểu diễn bởi đồ thị có hướng: mỗi đỉnh của đồ thị
    tương ứng với 1 trạng thái, nếu toán tử R biến đổi từ trạng thái u đến trạng thái v thì
    có 1 cung gán nhãn R nối hai đỉnh u và v.

    Ví dụ:

    Đồ thị có hướng lặp (directed
    acyclic graph – DAG)

    Hình 2.1: Không gian trạng thái của trò chơi tic-tac-toe

    Khi biểu diễn một vấn đề như một đồ thị không gian trạng thái, chúng ta có thể sử
    dụng lý thuyết đồ thị để phân tích cấu trúc và độ phức tạp của các vấn đề cũng như
    thực hiện các thủ tục tìm kiếm. Quá trình tìm kiếm là đi xây dựng cây tìm kiếm với
    gốc của cây tương ứng với trạng thái xuất phát, các đỉnh tương ứng với các trạng thái
    trong đồ thị không gian trạng thái.

    Các kỹ thuật tìm kiếm đuợc áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực TTNT :

    – Tìm kiếm mù : không có hiểu biết gì về các đối tượng để hướng dẫn tìm kiếm

    – Tìm kiếm kinh nghiệm (heuristic) : dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết về vấn đề cần
    giải quyết để xây dựng hàm đánh giá hướng dẫn sự tìm kiếm.

    + Tìm kiếm tối ưu

  12. + Tìm kiếm có đối thủ : tìm kiếm nước đi trong các trò chơi hai người (cờ vua, cờ
    tướng,…)

    2.2 Tìm kiếm có hệ thống
    Tìm kiếm mù là chiến lược tìm kiếm không có sự hướng dẫn nào cho tìm kiếm, chỉ
    phát triển các trạng thái từ trạng thái ban đầu cho tới khi gặp một trạng thái đích nào
    đó. Có hai thuật toán tìm kiếm đơn giản:

    2.2.1 Tìm kiếm theo chiều rộng:

    – Ý tưởng: Bắt đầu mở rộng từ nút gốc, sau đó lần lượt mở rộng các nút được sinh
    ra từ nút gốc, tiếp đến những nút kế tiếp của các nút này, và cứ như vậy cho đến khi
    tìm thấy một nút đích nào đó hoặc không còn nút nào được sinh ra. Trong đó, nút B
    gọi là được sinh ra từ nút A nếu B là kề với A trong đồ thị không gian trạng thái. Do
    đó, tại mỗi bước, trạng thái chọn để phát triển là trạng thái được sinh ra trước các
    trạng thái chờ phát triển khác

    – Thuật toán:

    Procedure Breadth_first_Search;

    begin

    1. Khởi tạo dsách L chỉ chứa trạng thái ban đầu;

    2. Loop do

    2.1 if L rỗng then {thông báo tìm kiếm thất bại; stop};

    2.2 Loại trạng thái u đầu danh sách L;

    2.3 if u là trạng thái kết thúc then

    {thông báo tìm kiếm thành công; stop};

    2.4 for mỗi trạng thái v kề u do

    {Đặt v vào cuối danh sách L;

  13. father(v) ← u};

    end;

    – Đánh giá thuật toán: Danh sách L được xử lý như hàng đợi

    + Nếu bài toán có nghiệm (tồn tại đường đi từ trạng thái ban đầu tới trạng thái
    đích) thì thuật toán sẽ tìm ra nghiệm và đường đi là ngắn nhất.

    + Nếu bài toán vô nghiệm, không gian trạng thái hữu hạn, thuật toán dừng và
    thông báo vô nghiệm.

    + Gọi b là nhân tố nhánh, nghiệm của bài toán là đường đi có độ dài d, độ phức tạp
    O(bd).

    – Ví dụ:

    2.2.2 Tìm kiếm theo chiều sâu

    – Ý tưởng: Bắt đầu mở rộng từ nút gốc, sau đó mở rộng một trong các nút ở mức sâu
    nhất của cây. Nếu tìm đến một điểm cụt (tức là đến nút không phải nút đích và lại
    không mở rộng được nữa). Như vậy, tại mỗi bước, trạng thái chọn để phát triển là
    trạng thái được sinh ra sau các trạng thái chờ phát triển khác

    – Thuật toán:

    Procedure Deepth_first_Search;

    begin

    1. Khởi tạo dsách L chỉ chứa trạng thái ban đầu;

    2. Loop do

    2.1 if L rỗng then {thông báo tìm kiếm thất bại; stop};

    2.2 Loại trạng thái u đầu danh sách L;

    2.3 if u là trạng thái kết thúc then

    {thông báo tìm kiếm thành công; stop};

  14. 2.4 for mỗi trạng thái v kề u do

    {Đặt v vào đầu danh sách L;

    father(v) ← u};

    end;

    – Ví dụ:

    – Đánh giá thuật toán: Danh sách L được xử lý như ngăn xếp

    + Nếu bài toán có nghiệm, không gian trạng thái hữu hạn thì thuật toán sẽ tìm ra
    nghiệm. Nếu không gian trạng thái vô hạn thì có thể không tìm ra nghiệm không
    nên dùng thuật toán này với bài toán có cây tìm kiếm chứa các nhánh vô hạn

    + Nghiệm bài toán là đường đi có độ dài d, cây tìm kiếm có nhân tố nhánh b, độ
    phức tạp trong trường hợp tồi nhất O(bd), độ phức tạp không gian là O(db).

    2.3 Tìm kiếm có sử dụng hàm đánh giá
    Tìm kiếm kinh nghiệm (heuristic) là kỹ thuật tìm kiếm dựa vào kinh nghiệm, sự hiểu
    biết, trực giác để đưa các phỏng đoán, ước chừng trong các bước tìm kiếm.

    Lĩnh vực AI giải quyết các bài toán trong hai tình huống cơ bản sau:

    – Bài toán được định nghĩa chính xác nhưng chi phí tìm lời giải bằng tìm kiếm vét cạn
    là không thể chấp nhận. Ví dụ: sự bùng nổ không gian tìm kiếm trong trò chơi cờ
    vua,…

    – Lời phát biểu bài toán hay dữ liệu cũng như tri thức sẵn có của bài toán mang tính
    mơ hồ. Ví dụ: chẩn đoán trong y học, các sự cố hỏng hóc của máy móc,…

    Việc giải quyết bài toán bằng tìm kiếm heuristic thường thực hiện ba bước chính sau:

    – Tìm biểu diễn thích hợp mô tả các trạng thái và các toán tử biến đổi trạng thái của
    bài toán

  15. – Xây dựng hàm đánh giá (evaluation function), dùng để đánh giá các đặc điểm của
    một trạng thái trong KGTT

    – Thiết kế chiến lược chọn các trạng thái để phát triển ở mỗi bước: Tìm kiếm tốt
    nhất-đầu tiên (best-first search) và tìm kiếm leo đồi (hill-climbing).

    Hàm đánh giá: Không có một phương pháp tổng quát để xác định hàm đánh giá, mà
    tùy vào từng bài toán cụ thể và dựa vào kinh nghiệm người ta có thể đưa ra các đánh
    giá khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ:

    Ví dụ: trò chơi 8 số (8-puzzle): các con số liên tiếp từ 1 đến 8 được đặt trong một bàn
    cờ 3×3 (9 ô), như vậy sẽ có 1 ô trống. Người ta di chuyển ô trống này sao cho có thể
    đưa bàn cờ về trạng thái mà tất cả các con số đều xếp theo thứ tự lien tiếp theo từ
    ngoài vào trong.

    1 5 2 1 2 3

    8 3 4 8 4

    6 7 7 6 5

    a.Trạng thái đầu b.Trạng thái đích

    Hình 2.2: Ví dụ về trò chơi 8-puzzle

    Một số hàm đánh giá có thể được xác định như sau:

    – Hàm đánh giá h1 = số quân cờ nằm sai vị trí. Trong hình 2.2.a) thì h1= 5

    – Hàm đánh giá h2 = tổng số khoảng cách của các quân cờ so với vị trí mục tiêu
    (trạng thái đích). Khoảng cách các quân cờ được tính bằng số di chuyển theo chiều
    ngang hoặc theo chiều dọc của các quân cờ để đến vị trí mục tiêu. Ví dụ trong hình
    2.2.a) thì h2 = 1+2+3+1+1= 8.

    2.3.1 Tìm kiếm tốt nhất đầu tiên

    – Ý tưởng: tìm kiếm theo chiều rộng kết hợp với hàm đánh giá

  16. – Thuật toán:

    Procedure Best-first search;

    Begin

    1. Khởi tạo danh sách L chỉ chứa trạng thái đầu;

    2. Loop do

    2.1 If L rỗng then {thông báo thất bại; stop};

    2.2 Loại trạng thái u ở đầu danh sách L;

    2.3 If u là trạng thái kết thúc then

    {thông báo thành công; stop};

    2.4 For mỗi trạng thái v kề u do

    Chèn v vào danh sách L sao cho L được sắp theo thứ tự tăng
    dần của hàm đánh giá;

    End;

    – Ví dụ:

    20
    A
    C
    15
    E7
    6 D
    F I K 12
    8

    B G
    0 5
    3
    H

    Hình 2.2: Đồ thị không gian trạng thái

  17. A 20

    C E7
    15
    D
    6
    K 12

    I
    F G
    10 8 5

    B H
    3
    0

    Hình 2.3: Cây tìm kiếm tốt nhất-đầu tiên

    2.3.2 Tìm kiếm leo đồi

    – Ý tưởng: Tìm kiếm theo chiều sâu kết hợp với hàm đánh giá. Mở rộng trạng thái
    hiện tại và đánh giá các trạng thái con của nó bằng hàm đánh giá heuristic. Tại mỗi
    bước, con “tốt nhất” sẽ được chọn để đi tiếp.

    – Thuật toán:

    Procedure Hill-Climbing_search;

    Begin

    1. Khởi tạo danh sách L chỉ chứa trạng thái đầu;

    2. Loop do

    2.1 If L rỗng then {thông báo thất bại; stop};

    2.2 Loại trạng thái u ở đầu danh sách L;

    2.3 If u là trạng thái kết thúc then

  18. {thông báo thành công; stop};

    2.4 For mỗi trạng thái v kề u do đặt v vào L1;

    2.5 Sắp xếp L1 theo thứ tự tăng dần của hàm đánh giá sao cho trạng
    thái tốt nhất ở đầu danh sách L1;

    2.6 Chuyển danh sách L1vào đầu danh sách L;

    End;

    Ví dụ : Với ví dụ đồ thị không gian trạng thái như hình 2.2 thì cây tìm kiếm leo đồi
    tương ứng như hình 2.4 :

    A 20

    C E7
    15
    D
    6

    I
    F
    10 8

    G
    B
    0 5

    Hình 2.4: Cây tìm kiếm leo đồi

    Hạn chế của thuật toán :

    – Giải thuật có khuynh hướng bị sa lầy ở những cực đại cục bộ:

    + Lời giải tìm được không tối ưu

    + Không tìm được lời giải mặc dù có tồn tại lời giải

  19. – Giải thuật có thể gặp vòng lặp vô hạn do không lưu giữ thông tin về các trạng thái đã
    duyệt.

    2.3.3 Tìm kiếm Beam

    Để hạn chế không gian tìm kiếm, người ta đưa ra phương pháp tìm kiếm Beam. Đây
    là phương pháp tìm kiếm theo chiều rộng nhưng có hạn chế số đỉnh phát triển ở mỗi
    mức. Trong tìm kiếm theo chiều rộng, tại mỗi mức ta phát triển tất cả các đỉnh, còn
    tìm kiếm Beam thì chọn k đỉnh tốt nhất để phát triển. Các đỉnh này được xác định bởi
    hàm đánh giá. Ví dụ, với đồ thì không gian trạng thái như hình 2.2 và lấy k=2 thì cây
    tìm kiếm Beam như hình 2.5. Các đỉnh được chọn ở mỗi mức là các đỉnh được tô màu
    đỏ:

    A 20

    C E7
    15
    D
    6

    K
    12
    F I G
    10 8 5

    B
    0 G B H
    5 3
    0

    Hình 2.5: Cây tìm kiếm Beam

    2.4 Tìm kiếm tối ưu
    Tìm kiếm tối ưu là tối thiểu chi phí ước lượng để đi đến mục tiêu. Một cách tổng quát,
    trong không gian tìm kiếm, mỗi đối tượng x được gán một giá trị hàm giá f(x), ta cần
    tìm đối tượng x mà f(x) là lớn nhất (hoặc nhỏ nhất). Hàm f(x) được gọi là hàm mục
    tiêu. Trong phần này, chúng tôi trình bày một số thuật toán trong bài toán tìm đường

  20. đi ngắn nhất (thuật toán A*, thuật toán nhánh-cận) ; tìm đối tượng tốt nhất và thuật
    toán di truyền.

    2.4.1 Tìm đường đi ngắn nhất

    Vấn đề tìm kiếm như đã trình bày trong phần trước là tìm đường đi từ trạng thái xuất
    phát đến trạng thái đích trong không gian trạng thái. Trong thực tế, thường người ta
    phải tính đến chi phí di chuyển các trạng thái, từ trạng thái u đến trạng thái v, biểu
    diễn bởi một số không âm. Giá trị này được gọi là trọng số của cung (u, v) trong đồ
    thị không gian trạng thái. Trọng số này được xác định tùy thuộc từng bài toán cụ thể.
    Chẳng hạn, trong bài toán tìm đường đi trên bản đồ, trọng số của cung (u,v) là độ dài
    của đoạn đường từ địa điểm u đến địa điểm v. Độ dài đường đi được xác định bằng
    tổng độ dài các cung trên đường đi. Mục tiêu của chúng ta là tìm đường đi ngắn nhất
    từ trạng thái xuất phát đến trạng thái đích.

    Không gian tìm kiếm là tất cả các đường đi từ trạng thái xuất phát đến trạng thái đích,
    hàm mục tiêu là độ dài đường đi. Người ta có thể giải quyết bài toán bằng các phương
    pháp tìm kiếm mù (tìm tất cả các đường đi từ trạng thái xuất phát đến trạng thái đích),
    sau đó so sánh độ dài của chúng và tìm ra đường đi ngắn nhất. Tuy nhiên, trong thực
    tế không thể áp dụng kỹ thuật này vì với bài toán có không gian tìm kiếm lớn thì đòi
    hỏi chi phí về thời gian rất cao. Mặt khác, các phương pháp heuristic như tìm kiếm tốt
    nhất – đầu tiên cho kết quả là đường đi ngắn nhất nhưng có thể kém hiệu quả, hay tìm
    kiếm leo đồi cũng chỉ cho kết quả là đường đi «tương đối tốt » chứ không đảm bảo
    đường đi là ngắn nhất. Do đó, để tăng hiệu quả tìm kiếm, chúng ta cần các phương
    pháp tìm kiếm heuristic sử dụng hàm đánh giá kết hợp :

    – Hàm g(u) : đánh giá độ dài đường đi ngắn nhất từ đỉnh xuất phát u0 đến u. Trong đó,
    đường đi từ u0 đến u không phải là trạng thái đích thì được gọi là đường đi một phần,
    đường đi từ u0 đến trạng thái đích u gọi là đường đi đầy đủ.

    – Hàm h(u) : đánh giá độ dài đường đi ngắn nhất từ đỉnh u đến đích.

ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn :

    Đồng ý

    Thêm vào bộ sưu tập mới :

    *Tên bộ sưu tập

    Mô Tả :

    *Từ Khóa:

    Tạo mới

    Báo xấu

    YOMEDIA

    ERROR:connection to 10.20.1.100:9312 failed (errno=113, msg=No route to host)
    ERROR:connection to 10.20.1.100:9312 failed (errno=113, msg=No route to host)
    Đang giải quyết và xử lý …

    ERROR : connection to 10.20.1. 100 : 9312 failed ( errno = 113, msg = No route to host ) ERROR : connection to 10.20.1. 100 : 9312 failed ( errno = 113, msg = No route to host )

    Login thành công!

    AMBIENT

    Source: https://vvc.vn
    Category : Công nghệ

    BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

    Alternate Text Gọi ngay
    Liên kết:SXMB