1. Vị trí con đường
Đường Tùng Thiện Vương nằm trên địa bàn
2. Lịch sử con đường
Đường được hình thành vào giữa thế kỷ 19, cùng thời với việc các hoàng tử con vua Minh Mạng được phong đất về đây lập phủ. Nguyên xưa đường này nhỏ hẹp, thuộc làng Vĩ Dạ, xã Phú Lưu,
3. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường
Tùng Thiện Vương (Kỷ Mão 1819 – Canh Ngọ 1870): Nhà thơ lớn triều Nguyễn, tự Trọng Uyên, Thận Minh, biệt hiệu Thương Sơn, Bạch Hào Tử, tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, lúc nhỏ có tên nữa là Ngợn, ông là con thứ 10 của vua Minh Mạng, là anh khác mẹ với Tuy Lý Vương Miên Trinh.
Ông cực kỳ thông minh, hiếu học, kiến thức rộng, tính tình nhân hậu, một người con hiếu thảo. Ông nổi tiếng văn thơ, rành hội hoạ, am hiểu âm nhạc từ nhỏ.
Năm 1839, ông được phong Tùng Thiện Công, sau phong Tùng Thiện Quận Vương rồi Tùng Thiện Vương. Ông cùng hai em trai là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương lập ra Tùng Vân Thi xã một hội văn thơ góp mặt các danh sĩ tài ba nhất thời bấy giờ của Kinh đô Huế, cũng gọi là Mặc Vân Thi xã, trong đó có Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu. Người đương thời có câu truyền tụng:”Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán. Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường”. Thơ văn ông nổi tiếng sang tận Trung Quốc và nhiều nước khác, ông được xưng tặng là Thi Ông, Thi Bá. Năm Sứ thần nhà Thanh là Tiến sĩ Lào Sùng Quang sang Việt Nam vào Kinh đô Huế, đọc thơ ông kinh ngạc mà thốt lên rằng: “Độc đáo bạch âu hoàng diệp cú. Mãn hoài tiêu sắc đái thu hàn” (đọc đến câu bạch âu hoàng diệp cả người ớn lạnh với hơi thu). Năm Thiệu Trị mới lên ngôi, ông được sung chức Ngự tiền hộ giá Bắc tuần. Ra Hà Nội cố đô Thăng Long xưa, ông giao thiệp rộng với giới trí thức Bắc Hà, thăm thú nhiều nơi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử của các triều đại trước.
Năm 1865, vua Tự Đức đặt ông kiêm nhiếp Phủ Tôn Nhơn. Nhân sự kiện con rể ông là Đoàn Hữu Trưng cùng các đồng sự phát động khởi nghĩa “Chày vôi”, từ sở Vạn Niên của vua Tự Đức kéo về Đại nội, hòng truất phế Tự Đức lập Hoàng tôn Ưng Đạo lên ngôi (năm 1866). Việc không thành, Đoàn Hữu Trưng cùng nhiều người chủ mưu bị hành quyết, Tùng Thiện Vương bị liên luỵ phế chức, suýt mất mạng. Sau vua Tự Đức xét án có phê rằng: “Ông Tùng Thiện Vương không phải là người tham danh, hám lợi, tâm thuật, lại biết lấy trung hiếu làm căn cơ; chỉ vì kén rể sai lầm”. Vua Tự Đức bắt ông lại phải kiêm nhiếp Phủ Tôn Nhơn như trước.
Ông mất tháng 3 năm 1870, hưởng dương 51 tuổi. Vua Tự Đức thương tiếc làm thơ khóc ông: “Sao Thi Ông nỡ sớm về không trở lại”. Nhiều danh sĩ trí thức, quan lại, dân chúng đều thương tiếc ông – một tài năng đất nước, như Lê Tân người nhà Thanh viết: “Thi, ca linh động, đến quỉ thần cũng phải khóc”. Khu tẩm mộ ông và gia đình có tên Cõi Lạc Thiên nằm ở một ngọn đồi thấp thuộc khu vực Từ Hiếu, bên cạnh
Đường phố cùng tên Tùng Thiện Vương:
Đường Tùng Thiện Vương nằm trên địa bàn phường Vĩ Dạ, bên kia sông Hương về phía Đông Nam Kinh thành Huế, khởi đầu từ đường Nguyễn Sinh Cung, qua ngã ba đường Thanh Tịnh, ngã tư Phạm Văn Đồng đến giáp cầu xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, dài 1200m. Đường lưu thông hai chiều.Đường được hình thành vào giữa thế kỷ 19, cùng thời với việc các hoàng tử con vua Minh Mạng được phong đất về đây lập phủ. Nguyên xưa đường này nhỏ hẹp, thuộc làng Vĩ Dạ, xã Phú Lưu, huyện Phú Vang. Sau năm 1981 sát nhập vào thành phố. Năm 1995 đường được nâng cấp, đổ nhựa. Tháng 6/1996, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định đặt tên mới là đường Tùng Thiện Vương.Tùng Thiện Vương (Kỷ Mão 1819 – Canh Ngọ 1870): Nhà thơ lớn triều Nguyễn, tự Trọng Uyên, Thận Minh, biệt hiệu Thương Sơn, Bạch Hào Tử, tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, lúc nhỏ có tên nữa là Ngợn, ông là con thứ 10 của vua Minh Mạng, là anh khác mẹ với Tuy Lý Vương Miên Trinh.Ông cực kỳ thông minh, hiếu học, kiến thức rộng, tính tình nhân hậu, một người con hiếu thảo. Ông nổi tiếng văn thơ, rành hội hoạ, am hiểu âm nhạc từ nhỏ.Năm 1839, ông được phong Tùng Thiện Công, sau phong Tùng Thiện Quận Vương rồi Tùng Thiện Vương. Ông cùng hai em trai là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương lập ra Tùng Vân Thi xã một hội văn thơ góp mặt các danh sĩ tài ba nhất thời bấy giờ của Kinh đô Huế, cũng gọi là Mặc Vân Thi xã, trong đó có Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu. Người đương thời có câu truyền tụng:”Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán. Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường”. Thơ văn ông nổi tiếng sang tận Trung Quốc và nhiều nước khác, ông được xưng tặng là Thi Ông, Thi Bá. Năm Sứ thần nhà Thanh là Tiến sĩ Lào Sùng Quang sang Việt Nam vào Kinh đô Huế, đọc thơ ông kinh ngạc mà thốt lên rằng: “Độc đáo bạch âu hoàng diệp cú. Mãn hoài tiêu sắc đái thu hàn” (đọc đến câu bạch âu hoàng diệp cả người ớn lạnh với hơi thu). Năm Thiệu Trị mới lên ngôi, ông được sung chức Ngự tiền hộ giá Bắc tuần. Ra Hà Nội cố đô Thăng Long xưa, ông giao thiệp rộng với giới trí thức Bắc Hà, thăm thú nhiều nơi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử của các triều đại trước.Năm 1865, vua Tự Đức đặt ông kiêm nhiếp Phủ Tôn Nhơn. Nhân sự kiện con rể ông là Đoàn Hữu Trưng cùng các đồng sự phát động khởi nghĩa “Chày vôi”, từ sở Vạn Niên của vua Tự Đức kéo về Đại nội, hòng truất phế Tự Đức lập Hoàng tôn Ưng Đạo lên ngôi (năm 1866). Việc không thành, Đoàn Hữu Trưng cùng nhiều người chủ mưu bị hành quyết, Tùng Thiện Vương bị liên luỵ phế chức, suýt mất mạng. Sau vua Tự Đức xét án có phê rằng: “Ông Tùng Thiện Vương không phải là người tham danh, hám lợi, tâm thuật, lại biết lấy trung hiếu làm căn cơ; chỉ vì kén rể sai lầm”. Vua Tự Đức bắt ông lại phải kiêm nhiếp Phủ Tôn Nhơn như trước.Ông mất tháng 3 năm 1870, hưởng dương 51 tuổi. Vua Tự Đức thương tiếc làm thơ khóc ông: “Sao Thi Ông nỡ sớm về không trở lại”. Nhiều danh sĩ trí thức, quan lại, dân chúng đều thương tiếc ông – một tài năng đất nước, như Lê Tân người nhà Thanh viết: “Thi, ca linh động, đến quỉ thần cũng phải khóc”. Khu tẩm mộ ông và gia đình có tên Cõi Lạc Thiên nằm ở một ngọn đồi thấp thuộc khu vực Từ Hiếu, bên cạnh đường Lê Ngô Cát đối diện với Tháp Yết Ma, thành phố Huế. Xin giới thiệu bài “Cổ ý” qua bản dịch của cụ Ưng Trình để hiểu thêm về thơ ông: ý Xưa “Phía Nam có mái nhà chàng, Bên Bắc nhà thiếp cách màng con sông; Ngọn lau còn có lưu thông Hai người lại chẳng còn mong được nhìn”. Ông để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ: Thương Sơn thi tập, Thương Sơn thi thoại, Thương Sơn ngoại tập, Thương Sơn văn di; Nạp bị văn tập; Học giá chí, Nam Cầm phổ; Độc ngã thư sao, Lão sinh thường đàm, Tịnh y ký tập; Thi tấu hợp biên; Lịch đại thi tuyển; Thức cốc biên; Thi kinh diễn nghĩa ca; Lịch đại đế vương thống hệ đồ.