Tài liệu hướng dẫn Phát triển du lịch cộng đồng
pdf
48
2 MB
2
41
4.8 (
20 lượt)
482 MB
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 48 trang, để tải xuống xem rất vừa đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề đối sánh tương quan
Tài liệu tương tự
Nội dung
Quỹ Châu Á Thái Bình Dương
Viện Nghiên cứu và Phát triển
Ngành nghề nông thôn Việt Nam
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
Hà Nội
Tháng 12 – 2012
LỜI GIỚI THIỆU
Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhu cầu thị trường đối với mặt hàng
thủ công sụt giảm, dẫn đến việc nhiều gia đình thuộc các làng nghề thủ công nông thôn
phải đóng cửa sản xuất và tìm kiếm việc làm khác ở các đô thị lớn, điều này làm trầm
trọng thêm các vấn đề xã hội ở các khu đô thị, làm tăng thêm phân tầng xã hội và đánh
mất sự gắn kết của các cộng đồng nông thôn truyền thông Việt Nam.
Trước tình hình đó, Quỹ Châu Á đã hỗ trợ và phối hợp với Viện nghiên cứu và phát triển
ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI) thực hiện dự án “du lịch cộng đồng cho các làng
nghề thủ công truyền thống ở Bắc Ninh”. Dự án này hỗ trợ ba làng nghề thủ công truyền
thống ở Bắc Ninh xây dựng và quản lý hiệu quả mô hình du lịch cộng đồng nhằm đem
lạo lợi ích cho các cộng đồng nghèo ở địa phương thông qua các dịch vụ du lịch đồng
thời giảm thiểu các tác động tiêu cực, đặc biệt là những tác đông đối với môi trường và
văn hóa truyền thống địa phương.
Sau gần hai năm thực hiện dự án, Quỹ Châu Á và Viện nghiên cứu và phát triển ngành
nghề nông thôn Việt Nam trân trọng được giới thiệu với các bạn cuốn “Tài liệu hướng
dẫn phát triển du lịch cộng đồng” nhằm chia sẻ các kinh nghiệm xây dựng mô hình du
lịch cộng đồng nâng cao đời sống người dân ở các vùng miền khác trên cả nước.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng cuốn sách chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách trong những lần tiếp
theo được hoàn thiện hơn.
Phần I. Các vấn đề chung
1. Du lịch là gì? Có những hình thức du lịch nào?
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định.
Người ta căn cứ vào những yếu tố sau đây để phân ra các hình thức du lịch:
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: Du lịch quốc tế ; Du lịch nội điạ
Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách: Du lịch chữa bệnh; Du lịch nghỉ ngơi giải
trí; Du lịch thể thao; Du lịch tôn giáo; Du lịch khám phá
Căn cứ vào phương tiện giao thông: Du lịch bằng xe đạp; Du lịch tàu hỏa; Du lịch tàu
biển; Du lịch ô tô; Du lịch hàng không
Căn cứ theo phương tiện lưu trú: Du lịch ở khách sạn; Du lịch nhà trọ; Du lịch cắm
trại
Căn cứ vào đặc điểm địa lý: Du lịch miền biển; Du lịch miền núi; Du lịch đô thị; Du
lịch đồng quê
Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch: Du lịch theo đoàn; du lịch cá nhân
Căn cứ vào thành phần của du khách: Du khách thượng lưu ; du khách bình dân
Các loại hình du lịch mới: Du lịch sinh thái; Du lịch cộng đồng; Du lịch nông nghiệp
Du lịch Teambuilding; Du lịch MICE (Là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo,
triển lãm, tổ chức sự kiện); Du lịch Thiền
2. Du lịch cộng đồng là gì?
Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ
chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung
thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh,
văn hoá…)
Du lịch cộng đồng dựa trên sự tò mò, mong muốn của khách du lịch để tìm hiểu thêm về
cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau. Du lịch cộng đồng
thường liên kết với người dân thành thị đến các vùng nông thôn để thưởng thức cuộc
sống tại đó trong một khoảng thời gian nhất định.
3. Du lịch cộng đồng có những hình thức nào?
Các loại hình du lịch sau đây phù hợp với Du lịch cộng đồng bởi chúng được sở hữu và
quản lý bởi cộng đồng: Du lịch sinh thái, Du lịch nông nghiệp, nông thôn Du lịch, Du lịch
Làng, Du lịch dân tộc hay bản địa, và du lịch văn hóa. Ngoài ra, việc thúc đẩy nghệ thuật
và hàng thủ công địa phương có thể là một thành phần quan trọng trong các dự án Du lịch
cộng đồng và trong các hình thức chủ đạo của ngành du lịch.
Du lịch sinh thái: du lịch sinh thái là một hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên
(đặc biệt là trong các khu vực cân được bảo vệ và môi trường xung quanh nó) và kết hợp
tìm hiểu bản sắc văn hóa – xã hội của địa phương có sự quan tâm đến vấn đề môi trường.
Nó thúc đẩy một hệ sinh thái bền vững thông qua một quá trình quản lý môi trường có sự
tham gia của tất cả các bên liên quan.
Du lịch văn hóa: du lịch văn hóa là một trong những thành phần quan trọng nhất của du
lịch dựa vào cộng đồng từ khi văn hóa, lịch sử, khảo cổ học, là yếu tố thu hút khách chủ
yếu của cộng đồng địa phương. Ví dụ về du lịch dựa vào văn hóa bao gồm khám phá các
di tích khảo cổ học, địa điểm tôn giáo nổi tiếng hay trải nghiệm cuộc sống địa phương tại
một ngôi làng dân tộc thiểu số.
Du lịch nông nghiệp: đây là một hình thức du lịch tại các khu vực nông nghiệp như vườn
cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và các trang trại động vật, đã
được chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch. Khách du lịch xem hoặc tham gia vào thực tiễn
sản xuất nông nghiệp như làm việc với dụng cụ của nhà nông hoặc thu hoạch mùa mà
không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suất của gia đình chủ nhà. Một sản
phẩm mới đặc biệt là nghỉ ngơi ở các trang trại hữu cơ, nơi du khách có thể tìm hiểu thêm
về thiên nhiên và học tập các phương pháp canh tác không dùng thuốc trừ sâu.
Du lịch bản địa: Du lịch bản địa / Dân tộc đề cập đến một loại du lịch, nơi đồng bào dân
tộc thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, nền văn hóa
vốn có của họ chính là yếu tố chính thu hút khách du lịch.
Du lịch làng: Khách du lịch chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống thôn bản, và các làng
nông thôn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch. Dân làng cung cấp các dịch
vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm. Nhà trọ chính chính là các điểm kinh
doanh du lịch, trong đó du khách ở lại qua đêm trong những ngôi nhà làng, cùng với một
gia đình. Khách du lịch có thể chọn nhà nghỉ, các nhà nghỉ này được hoạt động bởi một
hợp tác xã, làng, hoặc cá nhân, cung cấp cho du khách không gian riêng tư hơn, thoải mái
cho cả họ và đôi khi cũng là thoải mái hơn cho chủ nhà.
Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ: Nghệ thuật và sản xuất thủ công mỹ nghệ ở địa phương
có một lịch sử lâu dài. Nó không phải là một hình thức độc lập của du lịch, mà chính là
một thành phần của các loại hình khác nhau của du lịch. Du lịch không chỉ mang lại cơ
hội kinh doanh tốt hơn cho ngành công nghiệp thủ công mỹ nghệ của khu vực, doanh số
bán hàng của hàng thủ công mỹ nghệ cũng có thể giúp người dân địa phương để tìm hiểu
thêm về di sản văn hóa và nghệ thuật phong phú và độc đáo của họ.
4. Ở đâu có thể phát triển được du lịch cộng đồng?
Nơi có tài nguyên du lịch là nơi có thể làm được du lịch – có thể chia nguồn tài nguyên du
lịch thành 2 nhóm chính là i) nguồn tài nguyên liên quan đến yếu tố văn hóa và ii) nguồn
tài nguyên tự nhiên.
Tài nguyên văn hóa:
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
Dân tộc thiểu số / hoặc có tính chất đa văn hóa
Các màn biểu diễn địa phương (ví dụ như bài hát, điệu múa)
Lễ hội
Điểm tham quan lịch sử
Nghệ thuật và hàng thủ công
Cảnh quan văn hóa (ví dụ như ruộng bậc thang)
Cây trồng đặc biệt và thực hành làm nông
Đặn sản ẩm thực
Hoạt động thường nhật của cộng đồng (ví dụ như giã gạo, nghiền gạo)
Tiếp đón / sự thân thiện của người dân
Tài nguyên môi trường:
•
•
•
•
•
Công viên / khu vực thiên nhiên
Đường xá
Động thực vật
Các điểm tham quan đặc biệt (thác nước)
Thể thao (chèo thuyền, leo núi)
Nhưng chắc chắn để hình thành và phát triển được Du lịch cộng đồng thì ngoài các tài
nguyên du lịch trên cần phải có các yếu tố hạ tầng tốt. Các yếu tố hạ tầng cần phải được
xem xét gồm: i) Chỗ ở, ii) và giao thông đi lại, iii) Thông tin / Dịch vụ khách trong khu
vực Du lịch cộng đồng hoặc khu vực gần đó, iv) An toàn Sức khỏe trong khu vực Du lịch
cộng đồng và khu vực gần đó) v) Nguồn nhân lực, vi)Mua sắm vii) Dịch vụ đi lại
viii)nước, năng lượng và thoát nước, ix) Nguồn tài chính.
Chỗ ở:
Đầy đủ về số lượng giường / phòng / nhà trọ
Loại, chất lượng, và giá cả liên quan đến nhu cầu dự thị trường (khách sạn, nhà khách,
cắm trại, nhà nghỉ, nhà trọ)
Phương tiện và giao thông đi lại:
• Đầy đủ của các tuyến đường và cảng cho tất cả các phương thức vận chuyển trong khu
vực (máy bay, tàu, xe hơi)
• Khoảng cách từ các thành phố chính
• Các vấn đề ô nhiễm tiềm năng
Thông tin / Dịch vụ cho du khách trong khu vực Du lịch cộng đồng và khu vực lân cận:
• Có hướng dẫn viên và phiên dịch
• Gian hàng cung cấp thông tin, trung tâm du khách, bảo tàng, triển lãm
•
•
•
•
•
Tài liệu quảng cáo, bản đồ và các vật liệu khác cho du khách
Có nhà vệ sinh công cộng
Khu vực nghỉ ngơi và dã ngoại
Điện thoại, fax và truyền thông, internet
Ngân hàng, thu đổi ngoại tệ
Y tế và An toàn trong khu vực Du lịch cộng đồng và khu vực lân cận:
• Có các dịch vụ y tế và ứng phó với các trường hợp khẩn cấp
• Lực lượng cảnh sát an ninh
Nhân sự:
• Cung cấp nguồn lao động
• Thái độ đối với du lịch và các công việc liên quan
• Trung tâm đào tạo và chương trình đào tạo
Mua sắm:
• Quảng bá giới thiệu nghệ thuật và hàng thủ công địa phương
• Thời gian, địa điểm và các ngày hoạt động
Dịch vụ du lịch
• Công ty lữ hành hoặc vận tải xe buýt địa phương
• Cung cấp và cho thuê thiết bị
• Hướng dẫn và phiên dịch viên
Nước, năng lượng và thoát nước:
•
•
•
•
Tương xứng
Tác động môi trường từ việc sử dụng tiềm năng quá mức
Nhiên liệu thay thế (kho chứa dầu hỏa, năng lượng mặt trời)
Nguồn cung cấp nước sạch
Nguồn tài chính:
• Tư nhân tài trợ (cộng đồng, chủ đầu tư)
• Các nguồn vay từ chính phủ (các khoản vay, trợ cấp)
Không phải cộng đồng ở nơi nào trên thế giới cũng giống nhau, và không có nghĩa là tất
cả các cộng đồng trên thế giới đều có tiềm năng cho Du lịch cộng đồng phát triển. Một số
có khả năng để thực hiện một dự án, một số khác thì không. Một số cộng đồng chỉ đơn
giản là không nằm trong những vị trí thích hợp cho phát triển du lịch. Ngay cả những
chiến lược tiếp thị tốt nhất cũng không thể giúp đỡ nếu vị trí địa lý của cộng đồng quá
khó khăn để tiếp cận hoặc quá xa với khu vực của du khách. Hầu hết các khách du lịch
chỉ đơn giản là không có thời gian trong kỳ nghỉ hai tuần mà giành hết 2 ngày để đi tới tới
một cộng đồng, ở lại đó cho hai đêm và lại dành hai ngày để trở về.
Có thể có một số trường hợp ngoại lệ nhưng cộng đồng cũng nên được nằm gần một điểm
du lịch nào đó hoặc trên đường tới điểm du lịch đó. Nếu vậy, các thành viên trong cộng
đồng nên thảo luận nếu họ có bất kỳ điểm thu hút đặc biệt hoặc độc đáo nào bao gồm các
cảnh quan thiên nhiên, truyền thống văn hóa (kiến trúc, thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật, âm
nhạc, các điệu nhảy) hoặc một tiềm năng tổ chức một hoạt động cụ thể như đi bộ, câu cá,
nấu ăn, v..v..
5. Đặc điểm của khách tham gia tua Du lịch cộng đồng là gì?
Theo Trung tâm Du lịch có trách nhiệm (CREST – http://www.responsibletravel.org) và
các chuyên gia du lịch khác, đặc điểm quan trọng của du khách Du lịch cộng đồng là:
Tôn trọng các giá trị tự nhiên, lịch sử và văn hóa và các điểm tham quan
Quan tâm đến các tác động của du lịch đối với môi trường và giá trị bền vững.
Thích chỗ ở quy mô nhỏ của người dân địa phương.
Tìm kiếm những khía cạnh chân thực của cuộc sống: đặc sản địa phương, thiết kế mộc
mạc và tự nhiên, các yếu tố mang đậm tính truyền thống đại phương.
Tìm kiếm sự tương tác với con người, lối sống và các nền văn hóa riêng khác nhau của
chính họ.
Không bị thu hút bởi cách tiếp thị hàng loạt.
Có học vấn cao.
Có thu nhập tương đối cao
Không có con cái hoặc có con đủ tuổi để ở nhà một mình.
Khách du lịch bụi và khách du lịch trẻ có ngân sách đi du lịch nhỏ cũng có thể tham gia
được Du lịch cộng đồng vì các dịch vụ ăn ở đi lại của Du lịch cộng đồng thường rẻ hơn
so với các dịch vụ của loại hình du lịch khác. Xin lưu ý rằng các du khách chỉ tham gia
Du lịch cộng đồng là “không tồn tại”. Mặc dù họ có những đặc điểm sơ lược chung,
nhưng mỗi khách du lịch đều có những đặc điểm riêng cũng như những nhu cầu đặc biệt
trong ngày nghỉ của mình.
6. Xu hướng đi du lịch của khách như thế nào? Họ có thích Du lịch cộng đồng
không? Chúng tôi có cơ hội không?
Khách quốc tế có xu hướng đi du lịch ngày càng nhiều hơn (1 ngày 2 triệu khách du lịch
– 2007. Hàng năm có khoảng 1.5 tỷ người trên thế giới đi du lịch và thu nhập từ du lịch
toàn thế giới đạt 1.100 tỷ USD/năm và tạo 6-7% việc làm cho tổng số lượng lao động trên
thế giới. Khách du lịch ở Việt Nam tăng từ trên 2 triệu lượt năm 2000 đến 4.1 triệu khách
quốc tế năm 2007. Đặt mục tiêu 5.5 – 6 triệu du khách quốc tế năm 2010, doanh thu 4.5
tỷ USD.
Một xu hướng về du lịch cùng có thể là cơ hội cho một điểm đến nhưng cũng có thể là
nguy cơ cho một điểm đến khác. Do đó, xu hướng luôn luôn được phân tích trong mối
liên quan cụ thể đến từng trường hợp. Các cơ hội và nguy cơ chính cho Du lịch cộng
đồng tại Việt Nam là:
Du lịch bền vững ngày càng được quan tâm hơn bởi khách du lịch. Bằng cách phát huy
các giá trị truyền thống của địa phương, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo
vệ và ứng phó với những tác động của môi trường, Du lịch cộng đồng tại Việt Nam có
thể thu hút ngày càng nhiều du
Sự gia tăng số lượng của du lịch kết hợp với công tác tình nguyện cung cấp cơ hội tốt
cho các nhà cung cấp Du lịch cộng đồng tại Việt Nam. Một xu hướng đang phát triển
là kết hợp công việc tình nguyện như là một phần của kỳ nghỉ. Du lịch kết hợp với
công tác tình nguyện cho phép du khách để giúp đỡ cộng đồng địa phương trong quá
trình đi du lịch. Loại hình du lịch này dự kiến sẽ tăng vì du khách đang ngày càng tìm
kiếm những cách đi du lịch có ý nghĩa hơn và có thể đóng góp nhiều hơn cho cộng
đồng địa phương.
Nhu cầu du lịch mạo hiểm kết hợp các hoạt động Du lịch cộng đồng ngày càng tăng.
Bên cạnh các hoạt động mạo hiểm, khách du lịch cũng ngày càng trở nên quan tâm
hơn đến sự tương tác với cộng đồng địa phương, giáo dục văn hóa, tình nguyện để
mang lại lợi ích cho môi trường và cộng đồng địa phương. Vì vậy, nhà tổ chức các
tour phiêu lưu mạo hiểm ngày càng tăng và kết hợp được các chuyến thăm các cộng
đồng địa phương như một yếu tố không thể thiếu trong hành trình của họ.
Bằng cách mở rộng phạm vi các dịch vụ, nhà cung cấp Du lịch cộng đồng tại Việt
Nam có thể thu hút các nhóm khách hàng mục tiêu mới. Trước đây, chỗ ở được sử
dụng để Du lịch cộng đồng cung cấp dịch vụ thường xuyên nhất. Tuy nhiên, các nhóm
mục tiêu khá hạn chế và cộng đồng không phải lúc nào cũng có thể để cung cấp các
tiêu chuẩn đạt chất lượng. Để đạt tiếp cận được nhóm đối tượng mới và lôi kéo được
một bộ phân số đông cộng đồng, các điểm Du lịch cộng đồng mới và các hoạt động
đang được thiết lập và phát triển. Đây thường là các hoạt động phản ánh các yếu tố độc
đáo của lối sống và truyền thống địa phương, ví dụ, sản xuất hàng thủ công, biểu diễn
nghệ thuật..
Số lượng ngày càng tăng của những du khách đang tìm kiếm những trải nghiệm mới
và thiết thực. Ngày nay, du khách hiện đại thích những trải nghiệm mới, đích thực thay
vì những ngày nghỉ đơn thuần phổ biến. Những du khách này đang tìm kiếm một trải
nghiệm càng lạ cuộc sống bình thường hàng ngày của họ càng tốt. Họ muốn ghé thăm
các điểm du lịch mà chưa bị ảnh hưởng bởi thế giới phương Tây. Các nhà cung cấp Du
lịch cộng đồng tại Việt Nam có thể đáp ứng những mong muốn này.
Các sáng kiến Du lịch cộng đồng có có khả năng thất bại nhiều hơn so với các loại
hình du lịch khác do thiếu kiến thức tiếp thị. Do đó, khuyến khích hợp tác với một đối
tác kinh doanh mạnh và phù hợp, những đối tác có kiến thức và kinh nghiệm trên thị
trường. Tuy nhiên, sự tăng lên của các phương tiện truyền thông trực tuyến của Du
lịch cộng đồng cũng cung cấp khả năng tiếp thị ngày càng tăng cho các nhà cung cấp
Du lịch cộng đồng tại Việt Nam. Du lịch cộng đồng được quan tâm đến bởi các tài liệu
giới liệu, các chiến dịch tiếp thị điểm đến rộng lớn và đặc biệt là, quảng bá nhiều hơn
trên Internet. Videos (ví dụ trên Youtube – http://www.youtube.com), bản đồ tương tác
như Google Earth, các trang truyền thông xã hội như Facebook
(http://www.facebook.com) và Twitter (http://www.twitter com), diễn đàn du lịch trực
tuyến và các blog du lịch cung cấp cho du khách một cái nhìn trước khi trải nghiệm.
Các phương tiện truyền thông trực tuyến này chính là phương tiện đi đầu làm tăng sự
thích thú và cuốn hút của du lịch cộng đồng.
7. Du lịch cộng đồng có tác dụng gì ?
Du lịch cộng đồng đem lại nhiều tác động tích cực đến cộng đồng dân cư làm du lịch, cụ
thể là:
Cung cấp cơ hội tạo thêm việc làm cho cộng đồng địa phương
Tạo điều kiện để phát triển kinh tế địa phương thông qua việc bán các sản phẩm và
dịch vụ của du lịch
Đóng góp để bảo tồn và phát triển du lịch
Cung cấp thị trường cho hàng hoá và dịch vụ địa phương
Góp phần nâng cao hình ảnh của địa phương và của quốc gia
Hơn một nửa số nước nghèo nhất thế giới đã coi ngành du lịch là công cụ hiệu quả để
giúp những nước này tham gia nền kinh tế toàn cầu và giảm đói nghèo. Phát huy cao nhất
vai trò của du lịch đang giúp các nước nghèo đạt được những mục tiêu phát triển. Hàng
năm có khoảng 1.5 tỷ người trên thế giới đi du lịch và thu nhập từ du lịch toàn thế giới
đạt 1.100 tỷ USD/năm và tạo 6-7% việc làm cho tổng số lượng lao động trên thế giới
8. Có phải Du lịch cộng đồng luôn luôn tốt không?
Du lịch cộng đồng đem lại rất nhiều tác động tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi
trường, tuy nhiên nếu không có các biện pháp quản lý tốt thì Du lịch cộng đồng cũng dễ
gây ra nhiều nguy cơ như tăng chi phí sinh hoạt và giá đất, phá vỡ môi trường tự nhiên, ô
nhiễm và rác thải, gia tăng tiếng ồn, tắc nghẽn giao thông….Ngoài ra cũng cần phải tính
đến các nguy cơ về xã hội như sự gia tăng tội phạm, việc đánh mất bản sắc cộng đồng,
xuống cấp giá trị văn hóa… vv.
Chính vì vậy Ban quản lý Du lịch cộng đồng địa phương thường xuyên phải có các hoạt
động theo dõi và đánh giá để đề ra các biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu tác động tiêu
cực của Du lịch cộng đồng trong khi vẫn tối ưu hóa được lợi ích do Du lịch cộng đồng
đem lại
9. Những ai cần tham gia vào Du lịch cộng đồng ?
Nhiều người chỉ cho rằng chỉ có cộng đồng địa phương tham gia vào Du lịch cộng đồng –
đây là một cách nhìn không đầy đủ. Thực ra có rất nhiều bên tham gia vào Du lịch cộng
đồng tại một địa phương, đó là:
Cộng đồng dân cư địa phương (người dân, chính quyền…): Có nhiệm vụ tổ chức mô
hình Du lịch cộng đồng tại địa phương
Các công ty lữ hành: Có nhiệm vụ đưa khách đến với điểm du lịch cộng đồng
Khách du lịch: Là người có mong muốn được tìm hiểu mô hình Du lịch cộng đồng tại
địa phương
Các công ty vận tải: Là đơn vị đưa khách đến với mô hình Du lịch cộng đồng tại địa
phương – thường các công ty vận tải này có quan hệ mật thiết với các công ty lữ hành
hoặc người điều hành du lịch
Chính quyền địa phương: Có thể là chính quyền thuộc các cấp khác nhau đảm bảo cho
mô hình Du lịch cộng đồng tại địa phương hoạt động hiệu quả nhất, chẳng hạn như đề
ra các chính sách, hỗ trợ hạ tầng, cấp giấy phép cho khách nước ngoài…
Các cơ sở đào tạo: Có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ đào tạo đến các đối tượng khác
nhau trong mô hình du lịch cộng đồng. Các lĩnh vực đào tạo có thể là đào tạo kỹ năng
vận hành du lịch, đào tạo kỹ năng bán hàng, kỹ năng quản lý, đào tạo ngoại ngữ…
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Là các đơn vị tham gia vào phát triển các dịch vụ tại địa
phương như sản xuất hàng thủ công, hướng dẫn khách du lịch. Đây cũng có thể là các
doanh nghiệp không nằm ở địa phương nhưng liên kết với ban quản lý Du lịch cộng
đồng địa phương để cùng phát triển Du lịch cộng đồng và phân chia lợi nhuận.
Các tổ chức phi chính phủ: Đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực của
cộng đồng địa phương về phát triển du lịch bền vững, đào tạo các kỹ năng cần thiết
cho du lịch cộng đồng, hỗ trợ nguồn vốn xây dựng các mô hình tại địa phương…
Cộng đồng dân cư ở các vùng phụ cận: Sự phối hợp của các cộng đồng dân cư ở các
vùng phụ cận góp phần làm cho tuyến Du lịch cộng đồng càng them ấn tượng, ví dụ sự
hợp tác trong việc tạo cảnh quan chung…
10. Những dịch vụ nào địa phương chúng tôi có thể cung cấp cho khách du lịch?
Có nhiều loại hình dịch vụ các điểm Du lịch cộng đồng có thế cung cấp cho khách hàng.
Các loại hình dịch vụ này tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương và cũng cần có
thứ hạng ưu tiên khác nhau trên cơ sở các lựa chọn của cộng đồng. Một số loại hình dịch
vụ chủ yếu có thể cung cấp cho khách du lịch là:
Hướng dẫn viên địa phương
Phục vụ phương tiện đi lại
Phục vụ ăn uống
Cung cấp dịch vụ chỗ ở /lưu trú
Bán hàng thủ công mỹ nghệ
Trình diễn văn hóa địa phương (nhảy, hát, kể chuyện, v..v)
Các bản sắc văn hóa và cách thức trình diễn (dệt, học làm nông nghiệp, âm nhạc, làm
thủ công làm, nấu ăn, vv)
11. Có những hình thức nào của cộng đồng dân cư tham gia vào du lịch cộng đồng?
Việc tham gia vào Du lịch cộng đồng ở địa phương mang tính tự nguyện dựa trên sự trao