Người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới (LGBT) ở Việt Nam phải đối mặt với những thách thức mà những người không phải LGBT đối mặt. Từ cuối thập niên 2000, cùng với sự cởi mở hơn đối với giới LGBT ở các nước phát triển, LGBT ở Việt Nam bắt đầu được đề cập và nhìn nhận dần dần ở nhiều lĩnh vực.[2] Cho đến nay, mặc dù hôn nhân đồng tính chưa được hợp pháp hóa, Việt Nam là nước dẫn đầu ở Đông Nam Á trong công nhận quyền lợi của LGBT.[3] Ngày 24 tháng 11 năm 2015, quyền chuyển đổi giới tính chính thức được hợp pháp hóa tại Việt Nam sau khi Bộ luật dân sự sửa đổi 2015 cho phép chuyển đổi giới tính và thay đổi nhân thân, hộ tịch sau chuyển đổi được Quốc hội thông qua.[4][5]
Tính hợp pháp của hoạt động giải trí đồng tính
Tại Việt Nam lúc bấy giờ không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính. [ 6 ]Các chính quyền sở tại trong lịch sử dân tộc Việt Nam chưa khi nào đưa ra luật về quan hệ đồng tính. Luật Hồng Đức có đề cập đến hãm hiếp, ngoại tình và loạn luân nhưng không nhắc gì đến đồng tính. [ 7 ] Chính quyền thực dân Pháp cũng không không cho những hành vi đồng tính trong những thuộc địa. Mặc dù mại dâm nữ là phạm pháp, pháp luật không đề cập gì đến mại dâm nam. [ 7 ] Tuy nhiên, những hành vi đồng tính hoàn toàn có thể bị khởi tố dưới những tội danh như ” vi phạm luân lý “. Trong những trường hợp khan hiếm mà hành vi đồng tính bị trừng phạt, tội danh thường là ” ngoại tình ” hay ” hãm hiếp “. [ 7 ] Năm 2002, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội liệt kê đồng tính luyến ái trong những ” tệ nạn xã hội ” cần phải diệt trừ như mại dâm và ma túy .
Hôn nhân đồng giới
Diễu hành Viet Pride ủng hộ người đồng tính tại Hà Nội năm 2016
Điều 36 Khoản 1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã quy định nguyên tắc hôn nhân là “một vợ – một chồng, vợ chồng bình đẳng”, do vậy nếu quy định về kết hợp dân sự (chung sống đồng giới) thì sẽ là trái với hiến pháp Việt Nam (vi hiến), bởi kiểu chung sống này sẽ không có ai là vợ hoặc chồng. Theo nguyên tắc, các bộ luật của 1 quốc gia luôn phải tuân thủ theo Hiến pháp, vì vậy mọi bộ luật tại Việt Nam đều không được phép công nhận hôn nhân đồng giới và kết hợp dân sự. Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2 Điều 8).[8][9] Điều này có nghĩa là những người đồng giới tính vẫn có thể chung sống, nhưng khi có tranh chấp xảy ra thì sẽ không áp dụng Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết[10] Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến (Đoàn luật sư Hà Nội) cho hay: những người đồng tính sinh sống với nhau nếu có sự tranh chấp thì sẽ áp dụng theo Bộ luật Dân sự chứ không áp dụng Bộ luật Hôn nhân và Gia đình.
Quyền người chuyển giới
Năm 2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định quy định việc “xác định lại giới tính” đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác. Khác với người đồng tính, những người này là do bị dị tật bẩm sinh về thể xác, cần phẫu thuật để điều chỉnh lại bộ phận sinh dục bị dị tật.[11] Ngày 24 tháng 11 năm 2015, Quốc hội thông qua Bộ luật Dân sự (sửa đổi), trong đó có quy định về chuyển đổi giới tính và các quyền, nghĩa vụ liên quan. Luật có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2017. Điều 37, Bộ luật này quy định: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”. Như vậy, Việt Nam chính thức cho phép việc chuyển đổi giới tính.[12]
Bảng tóm tắt
Tham khảo