Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) bao gồm 12 quốc gia, được thành lập tháng 12-1991, sau khi Liên Xô tan rã, đang đứng trước những thử thách khắc nghiệt và phải trả lời câu hỏi tồn tại hay không tồn tại?
Sự liên kết nhằm mục tiêu gì?
Những sự kiện dồn dập từ tháng 8 đến tháng 12-1991 với việc hàng loạt nước CH thuộc Liên Xô tuyên bố độc lập, tách khỏi liên bang các nước cộng hòa đã cùng tồn tại gần bảy thập kỷ, không khỏi làm cho hàng chục triệu người bị sốc, bỡ ngỡ như không tin ở mắt mình.
Chính vì vậy, tại Boloveska, Ukraine, các vị nguyên thủ quốc gia Nga, Ukraine, Belarus, Kazakhstan đã có cuộc họp và quyết định thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) ngay vào những ngày cuối năm 1991. SNG được thành lập lúc đầu là nhằm điều phối sự hợp tác giữa các quốc gia độc lập sau khi Liên Xô giải thể, từ bốn nước sáng lập, đã phát triển thành 12 nước thành viên (trừ ba nước CH ở Baltic Latvia, Lít-va và Estonia) do Liên bang Nga làm chủ đạo.
Từ ngày đầu mới hình thành, SNG đã có những nỗ lực nhằm thắt chặt quan hệ giữa các nước với việc tổ chức các cuộc gặp cấp cao hằng năm. Tại những kỳ hội nghị này, các nhà lãnh đạo các nước SNG thường xuyên bàn thảo các vấn đề hợp tác thúc đẩy quan hệ chính trị, kinh tế – thương mại, kể cả giải quyết những vấn đề bất đồng. Tuy nhiên, những nỗ lực thúc đẩy sự liên kết hầu như không thành công, do còn có những khác biệt khá lớn về trình độ phát triển kinh tế cũng như tình trạng mất lòng tin.
Có thể thấy rằng, việc thành lập liên minh kinh tế và chính trị, quân sự SNG ngay từ đầu đã không thực tế, vì chưa hội đủ điều kiện cần thiết cho sự hình thành của tổ chức này. Thực tiễn xây dựng nhà nước của SNG cho thấy, người ta đã thiết lập những nhà nước dân tộc, chứ không phải nhà nước dân chủ. Từ đây xuất hiện tình hình nội bộ căng thẳng. Những đường biên giới không dựa trên nền tảng lịch sử giữa các nhà nước độc lập ẩn chứa trong mình mối nguy hiểm của những tham vọng lãnh thổ và xung đột xuyên quốc gia, vấn đề dễ dàng dẫn đến sự nghi ngờ và không tin tưởng lẫn nhau.
Vấn đề thứ hai-liên kết kinh tế. Sự liên kết kinh tế chỉ có thể phát triển thành công với điều kiện đầy đủ các quan hệ sở hữu đã định hình. Nhưng, có thể thấy điều đó không tồn tại ở Cộng đồng SNG. Vấn đề tư nhân hóa các cơ sở thuộc sở hữu nhà nước trước đây ở nhiều nước thành viên SNG chưa thể kết thúc trong một thời gian dài. Chủ yếu sở hữu nhà nước đã chuyển vào tay các nhóm sở hữu khác nhau, có quan hệ gần gũi với chính quyền. Khi Liên Xô đã giải thể, khi các vành đai bảo vệ giúp liên kết các dân tộc khác nhau thành một khối thống nhất trong nhiều thập kỷ bị chặt đứt, thì ngay lập tức đã xuất hiện những khác biệt và mâu thuẫn ở những quốc gia mới tuyên bố độc lập. Trên thế giới, trong thực tế chưa xảy ra sự liên kết các quốc gia thuộc về những nền văn minh khác nhau, có thể lấy thí dụ trường hợp Cộng đồng châu Âu (EC). EC trong nhiều năm đã bác bỏ đơn gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ và cho đến nay, tương lai vấn đề này cũng chưa rõ ràng.
Còn có thể kể ra nhiều nguyên nhân khác, trong đó có sự can thiệp của Mỹ và các nước phương Tây nhằm tranh giành ảnh hưởng ở khu vực với các cuộc cách mạng mầu sắc, sự cạnh tranh của nhiều tổ chức liên kết khu vực mà EU và NATO đang có sức thu hút lớn… Nếu tính đến tình hình hiện nay của SNG, có thể nói mô hình này không còn là phương án duy nhất và hấp dẫn nhất.
Không gian hậu Soviet – địa bàn tranh giành ảnh hưởng
Từ khi SNG được hình thành, Nga đã nhiều lần đề xuất những sáng kiến nhằm thiết lập mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế và chính trị-quân sự của các nước thành viên. Song cho đến nay, SNG đã không trở thành một liên minh chính trị – quân sự, cũng không phải liên minh kinh tế, và cũng không phải là liên minh các quốc gia.
Ngày nay, theo nhiều nhà quan sát, SNG là tập hợp của một số các liên hợp khu vực và đất nước, mà lợi ích lại tách rời nhiều hơn hội tụ. Nước Nga đang mất dần vai trò đầu tàu chủ đạo và không còn là trung tâm duy nhất có thể thu hút về mặt kinh tế và địa chính trị. Không gian hậu Soviet trở thành vũ đài đấu tranh gay gắt nhằm tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ, EU, Trung Quốc. Ngay cả thành quả những nỗ lực nhiều thế kỷ của nhà nước Nga, nhằm mở mang bờ cõi, sau này đã trả bằng máu của nhiều thế hệ người Nga, cũng giảm dần giá trị, còn ảnh hưởng của Nga tại không gian này cũng đang bị co lại như “miếng da lừa”.
Trước hết, ở mặt trận phía Ðông; quan hệ Nga – Belarus hiện nay ở tầm cấp cao vẫn tốt đẹp và duy trì các cam kết, nhưng trong xã hội, nhiều ý kiến đối lập đang gây sức ép tiến hành các cuộc cách mạng kiểu “sắc mầu”. Trước cuối năm 2004, mối quan hệ Nga – Ukraine còn tương đối chặt chẽ, nhưng khi “cách mạng da cam” bùng nổ và lực lượng đối lập, đứng đầu là ông V.Yushenko giành thắng lợi, thì mối quan hệ này đang suy giảm dần. Ở Bắc Kavkaz, Gruzia từ cuối năm 2003 đã thành lập một chính quyền thân phương Tây. Mới đây nhất, một quan chức cấp cao Gruzia đã không ngại ngần tuyên bố Gruzia sẽ đi đầu trong việc làm tan rã SNG với các cuộc “cách mạng sắc mầu” được thực hiện ở các quốc gia khác trong cộng đồng. Tại Moldova, suýt nữa bùng nổ “cuộc cách mạng nho” sau cuộc bầu cử QH ngày 6-3 vừa qua, với thắng lợi thuộc về Ðảng CS cầm quyền. Nhưng, Tổng thống nước này Voronin cũng đã cảnh báo khả năng Moldova có thể phải ngả về phương Tây.
Về phần Trung Á, ngay từ năm 1992, Nga đã ký Hiệp ước Tashkent bảo đảm an ninh chung với các nước Trung Á. Nga còn cung cấp 25 nghìn binh sĩ cho lực lượng gìn giữ hòa bình tại Tajikistan và dọc biên giới với các nước SNG. Nga cũng phát triển các mối liên hệ kinh tế và quân sự với Kyrgyzstan bằng các căn cứ quân sự ở gần thủ đô Bishkek, căn cứ quân sự tại Armenia và Azerbaijan. Nga tăng cường quan hệ với các nước Trung Á thông qua Tổ chức Hiệp ước an ninh chung. Nga còn thúc đẩy quan hệ với các nước thành viên Tổ chức hợp tác Thượng Hải để hòa đồng những lợi ích chiến lược ở khu vực Trung Á với Trung Quốc.
Với Kazakhstan, quốc gia đông dân và có tiềm lực lớn nhất ở Trung Á, Nga đã ký Hiệp định chiến lược và hàng loạt hiệp định hợp tác kinh tế khác liên quan các hàng hóa chiến lược của Kazakhstan như dầu mỏ, bông…
Ðể ngăn chặn Mỹ “xuất khẩu dân chủ” sang các nước SNG, tránh tình trạng các nước Trung Á ngả sang Mỹ, Nga đã ký với Uzbekistan Hiệp định quan hệ đối tác chiến lược. Với Belarus, Kazakhstan, Ukraine, năm 2003, Nga đã ký Hiệp định về ý tưởng xây dựng không gian kinh tế bốn nước, nhưng với sự phát triển của “các cuộc cách mạng mầu sắc”, ý tưởng đó vẫn hầu như không có tương lai phát triển.
Mỹ với tham vọng của siêu cường duy nhất trên thế giới sau khi Liên Xô tan rã không muốn Nga duy trì ảnh hưởng tại các nước CH thuộc Liên Xô. Sau sự kiện ngày 11-9-2001 ở Washington và New York, Mỹ tiến hành chiến tranh chống khủng bố ở Afghanistan và bắt đầu quan tâm đến Trung Á với việc đặt căn cứ quân sự tại khu vực như Kyrgyzstan, Uzbekistan, Tajikistan.
Theo các nguồn tin từ báo chí Mỹ, thì nước này đã thiết lập được 13 căn cứ quân sự tại chín nước chung quanh Afghanistan, với số quân tăng từ 25 nghìn lên đến 80 nghìn vào thời điểm hiện tại. Mỹ đã viện trợ hàng trăm triệu USD cho Uzbekistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, nhằm nâng cao khả năng quân sự, huấn luyện chống khủng bố và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mỹ đồng thời tham gia Tổ chức gìn giữ hòa bình Trung Á, trong đó có Uzbekistan, Kazakhstan và Kyrgyzstan, thúc đẩy quy chế thành viên cho các nước này và các nước khác trong khu vực tham gia chương trình đối tác vì hòa bình của NATO.
Tiếp theo, ban lãnh đạo quân sự Mỹ qua lời của Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang thống nhất của NATO, tướng John, đánh giá “khu vực Kavkaz là một trong những khu vực quan trọng nhất của thế giới và là khu vực lợi ích sống còn của Mỹ, bởi vì khu vực này có ý nghĩa chiến lược về giao thông, vận chuyển dầu mỏ Caspi, vũ khí, đây là địa bàn rất quan trọng trong quá trình phát triển dân chủ và kinh tế thị trường của các nước trong khu vực”.
Những năm gần đây, các nước Gruzia, Ukraine, Moldova… đã lựa chọn liên kết với phương Tây. Còn theo các nhà phân tích chính trị, các sự kiện diễn ra ở Kyrgyzstan bắt đầu từ Mỹ và đặt ra những vấn đề bức xúc cần suy ngẫm. Ông Joncharov, đại biểu Duma quốc gia Nga cho rằng, những gì xảy ra ở Ukraine, Gruzia, Moldova và Kyrgyzstan chỉ là những mắt xích của một chuỗi dây xích dài. Ðây là hành động của các lực lượng chống Nga ở Mỹ. Các chuyên gia đạo diễn “cách mạng” muốn tạo ra trong các nước CH Soviet trước đây chế độ đối lập, không thân thiện với Nga.
Theo ông V.Slekov, thành viên của Hội đồng Chính sách và Ðối ngoại quốc phòng của Duma quốc gia Nga, cựu đại tá thuộc Tổng cục Tình báo Nga, người Mỹ đang hợp tác phái đối lập, nhưng hành động của họ được che đậy rất kín đáo. Người Mỹ đã len lỏi vào Trung Á rất lâu và cắm rễ rất sâu ở đó. Họ có rất nhiều tiềm năng tại đây. Còn người Nga thì vẫn chưa có một tiềm năng tư tưởng để có thể ngăn chặn được quá trình đó.
SNG cần một cuộc cải cách
Ngày càng có nhiều dư luận về sự tan rã khó tránh khỏi của SNG cũng như yêu sách của một số nước thành viên muốn tách khỏi tổ chức này. Tổng thống Belarus, Lukashenko, một đồng minh lớn luôn muốn duy trì SNG cũng đã phải nhận định rằng, SNG đang đi vào thời điểm nguy hiểm nhất trong lịch sử. Sau sự thay đổi tại Kyrgyzstan, câu hỏi lớn được đặt ra là liệu SNG có còn vai trò gì hay không?
Bộ trưởng Hội nhập các vấn đề kinh tế của Ukraine Teriokhin, tuyên bố “SNG đã hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra cho mình và không có hy vọng gì trong tương lai SNG sẽ phát triển”. Tuyến bố này được dư luận Nga nhìn nhận Ukraine muốn ra khỏi SNG.
Ông V. Checnomyrdin, cựu Thủ tướng Nga, hiện là Ðại sứ Nga tại Ukraine cho rằng, “không loại trừ khả năng các công nghệ cách mạng” để thay đổi chính quyền sẽ được áp dụng tại Belarus, Kazakhstan và Uzbekistan”.
Ðáng chú ý là kết quả một cuộc thăm dò dư luận do Quỹ dư luận xã hội Nga tiến hành cho thấy, trong số 1.500 người được hỏi ý kiến, 65% muốn các nước SNG dần dần sẽ thống nhất thành một nhà nước, chỉ có 19% không tán thành.
Vào thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng ở Kyrgyzstan, khi hàng chục nghìn người thuộc phe đối lập kéo về thủ đô Bishkek đòi chính phủ của ông Akayev từ chức, Tổng thống Nga V.Putin đang ở thăm Armenia. Theo dư luận báo chí, cuộc gặp cấp cao Nga – Armenia giữa Tổng thống Putin và Kocharian diễn ra trong bối cảnh tình hình nóng bỏng ở Kyrgyzstan là nhằm khởi động lại những cố gắng duy trì SNG.
Ông Putin cho rằng, người ta thất vọng nhiều về SNG bởi đã quá kỳ vọng vào cộng đồng này, trước hết là họ chờ mong những thành tích đặc biệt về hợp tác kinh tế, chính trị và quân sự. Tổng thống Putin đã khẳng định, SNG không đặt ra bất kỳ siêu nhiệm vụ nào về liên kết trong lĩnh vực kinh tế như EU. Tuy nhiên, SNG là “câu lạc bộ rất hữu ích” để trao đổi thông tin, đưa ra quan điểm đối với các vấn đề chung hoặc các vấn đề kinh tế – nhân đạo. Trong khuôn khổ SNG, các nhà lãnh đạo các nước thành viên có thể thường xuyên gặp nhau và nêu lên các vấn đề nhằm giải quyết hoặc chuyển cho các cơ cấu liên kết khác giải quyết.
Theo Tổng thống Putin, Cộng đồng kinh tế Âu – Á (gồm Nga, Belarus, Ukraine và Kazakhstan) có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề kinh tế. Trong khi đó các nước SNG phải giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan chính trị, qua lại biên giới, trả tiền hưu trí – trợ cấp xã hội do Liên Xô để lại. SNG là diễn đàn thích hợp để giải quyết vấn đề này.
Tại cuộc gặp Tổng thống Nga Putin đầu tháng 4 vừa qua, Tổng thống Kazakhstan Nazarbayev cho rằng từ tình hình thực tế mới đang diễn ra trong không gian SNG, nhất là sau những biến động chính trị tại Gruzia, Ukraine và Kyrgyzstan, Kazakhstan cho rằng cần cải cách cơ bản các cơ cấu của SNG.
Tổng thống Nga Putin khẳng định mối quan tâm đối với các vấn đề cải cách SNG và cho biết, các nhà lãnh đạo SNG sẽ thảo luận vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả hợp tác song phương và đa phương trong SNG. Khối cộng đồng này không thể tồn tại như một tổ chức, một cơ cấu liên kết lâu hơn nữa và cần đưa ra những dự án mới cho các đối tác. SNG có thể có tương lai phát triển, vì lãnh đạo các quốc gia độc lập cần đến tổ chức này như một cơ cấu tham vấn, trao đổi ý kiến quan điểm, tranh luận các vấn đề liên quan lợi ích chung của các nước.
Theo nhiều nhà nghiên cứu và điều tra, để tạo cho SNG một sức sống mới, cần một dự án Bất Động Sản địa chính trị mới hoàn toàn có thể mê hoặc các quốc gia độc lập, đồng thời, có năng lực cạnh tranh đối đầu với dự án Bất Động Sản của Cộng đồng châu Âu, cũng đang ra sức lôi kéo khoảng trống hậu Soviet. Ðó là những dự án Bất Động Sản kinh tế tài chính song phương và đa phương, toát lên được mối quan hệ đối tác chiến lược và sự link thực tiễn trong những nghành nghề dịch vụ mà ở đó quyền lợi của các bên đều trùng hợp nhau và các bên tham gia dự án Bất Động Sản đều có lợi.