Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh cảnh báo về việc chuyển tiền cho các cá nhân mà Quý vị chưa từng gặp mặt trực tiếp.
Phòng tránh lừa đảo qua mạng
Bộ phận Dịch vụ Công dân Hoa Kỳ (ACS) của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh thường nhận được những phản ánh từ nạn nhân của các vụ lừa đảo qua mạng. Các hình thức phổ biến nhất mà chúng tôi thấy gồm có lừa đảo qua điện thoại, tin nhắn, hoặc qua mạng xã hội từ các cá nhân tự xưng là công dân Hoa Kỳ đang đóng quân tại nước ngoài mạo danh là thành viên Quân đội Hoa Kỳ, nhà thầu quân đội hoặc nhân viên công ty/tổ chức quốc tế có văn phòng tại Việt Nam. Thông thường, những hành vi lừa đảo này nhằm mục đích thuyết phục các nạn nhân chuyển tiền cho chúng bằng cách tạo dựng mối quan hệ bạn bè, tình cảm hoặc hợp tác kinh doanh qua mạng để rồi sau đó lợi dụng mối quan hệ đó để lừa tiền. Chúng tôi đặc biệt khuyến cáo Quý vị KHÔNG chuyển tiền cho bất cứ cá nhân nào mà Quý vị chưa từng gặp mặt trực tiếp.
Các đối tượng người dùng lừa đảo ngày càng trở nên phức tạp hơn trong việc tích lũy thông tin cá thể từ tiềm năng và mỗi năm gây thiệt hại hàng trăm triệu đô la cho công dân Hoa Kỳ. Các đối tượng người tiêu dùng này hoàn toàn có thể dành hàng tuần, thậm chí còn hàng tháng để xâydựng quan hệ trước khi san sẻ những câu truyện thương tâm đáng tin để lấy tiền hoặc thông tin cá thể từ nạn nhân. Một số kẻ lừa đảo hoàn toàn có thể sử dụng ảnh của những người thật để kiến thiết xây dựng danh tính ảo trên mạng .
Những hình thức lừa đảo phổ biến
Đối tượng lừa đảo không nhắm đến một nhóm người nhất định nào; bất kỳ ai cũng có thể trở thành mục tiêu lừa đảo. Dưới đây là một số hình thức lừa đảo qua mạng phổ biến.
- Lừa đảo tình cảm: Đối tượng lừa đảo có thể tạo ra một danh tính hư cấu thông qua các trang mạng xã hội và các trang hẹn hò trực tuyến. Chúng dành một thời gian dài để xây dựng quan hệ trước khi dựng lên một câu chuyện đáng tin để lừa tiền. Ví dụ: Họ nói bị tai nạn nghiêm trọng hoặc tạo các danh tính ảo khác bằng email (như Yahoo, Hotmail, hoặc Gmail) để xin tiền trợ giúptrường hợp khẩn cấp liên quan đến tính mạng của danh tính ảo mà chúng tạo ra. Quý vị nên đề cao cảnh giác với những yêu cầu như vậy, đặc biệt nếu Quý vị chưa gặp trực tiếp người đó bao giờ.
- Lừa đảo tài chính: Quý vị có thể nhận được thư điện tử từ một web giả danh yêu cầu xác minh tài khoản ngân hàng hoặc cung cấp thông tin cá nhân giúp đối tượng lừa đảo có thể truy cập vào tài khoản ngân hàng của Quý vị. Đối tượng lừa đảo sử dụng chiêu thức này để lấy thông tin cá nhân nhằm thực hiện các giao dịch trái phép trên danh nghĩa của nạn nhân.
- Ăn cắp danh tính: Tuy không phải là một hình thức lừa đảo phổ biến, nhưng với mục đích xây dựng một danh tính đáng tin cậy, đối tượng lừa đảo có thể lấy cắp thông tin cá nhân từ những người thật.. Những hành vi khai thác thông tin cá nhân bất hợp pháp nói trên có thể dẫn đến các vụ lừa đảo tài chính, bao gồm việc mở tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng dưới danh tính bị đánh cắp.
Hãy cảnh giác
Dưới đây là một số ít “ cảnh báo nhắc nhở ” giúp Quý vị xem xét khi tương tác với người lạ qua mạng. Nếu Quý vị gặp phải bất kể tín hiệu nào dưới đây, cần xem xét năng lực Quý vị đã bị hoặc sẽ trở thành tiềm năng của một hành vi lừa đảo .
- Quý vị chưa bao giờ gặp mặt trực tiếp người bạn/bạn trai/bạn gái/ vợ, chồng, chưa cưới/đối tác kinh doanh này; tất cả mọi liên lạc đều diễn ra qua mạng internet.
- Người này gửi cho Quý vị bản sao hộ chiếu Hoa Kỳ của họ làm “bằng chứng” họ là công dân Hoa Kỳ, nhưng hộ chiếu đó có lỗi chính tả, phông chữ không nhất quán và ảnh đã “qua chỉnh sửa”, không đáp ứng được Những tiêu chuẩn về ảnh hộ chiếu của Hoa Kỳ.
- Người này tự xưng là quân nhân Hoa Kỳ muốn sang thăm Quý vị trong kỳ nghỉ phép nhưng cần Quý vị chuyển tiền hoặc gửi số thẻ tín dụng để họ mua vé máy bay. Với cùng một hình thức lừa đảo này, họ có thể hỏi xin tiền để chi trả chi phí y tế khẩn cấp. Lưu ý, Quân đội Hoa Kỳ có riêng hệ thống y tế cho phép các quân nhân được hưởng đãi ngộ y tế trong thời gian nghỉ phép hoặc bị thương khi làm nhiệm vụ.
- Quý vị đã chuyển tiền cho người này để nộp phí xin thị thực hoặc mua vé máy bay, nhưng họ vẫn viện cớ chưa thể đi được vì những lý do như họ đang bị cơ quan quân sự hoặc hải quan cửa khẩu tạm giữ.
- Người này nói rằng họ đang bị cảnh sát địa phương hoặc hải quan cửa khẩu tạm giữ và cần Quý vị hỗ trợ về mặt tài chính để trả phí nhập cảnh.
- Người này dường như liên tiếp gặp phải những sự cố đáng lo ngại và khẳng định chỉ Quý vị mới có thể giúp đỡ được họ về mặt tài chính. Anh ta/cô ta nói rằng mình gặp tai nạn xe hơi, bị trấn lột, bị bắt giữ, bị hành hung, nhập viện, v.v. và lần nào cũng hỏi xin tiền Quý vị mặc dù trước đó Quý vị chưa từng gặp mặt người này.
- Người này viện ra nhiều lý do tại sao họ không thể liên lạc trực tiếp với bệnh viện hoặc cảnh sát địa phương, hoặc thậm chí liên hệ với Đại sứ quán Hoa Kỳ để được giúp đỡ, nhưng bằng cách nào đó họ lại có thể liên lạc được với Quý vị.
- Một người có thể dùng nhiều danh tính khác nhau để liên hệ và hỏi xin tiền Quý vị, viện cớ rằng họ không thể liên lạc được với bất kỳ ai khác. Đối tượng lừa đảo thường tạo ra nhiều danh tính hư cấu để lấy lòng tin của nạn nhân.
- Người này tạo cảm giác cấp bách khi hỏi xin tiền, rằng nếu Quý vị không nhanh chóng chuyển tiền thì điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra với họ.
Hãy tự bảo vệ mình
- ĐỪNG chuyển tiền. Quý vị có thể sẽ không bao giờ nhận lại được số tiền mà mình đã chuyển đi.
- Bảo mật thông tin cá nhân. Không nên tiết lộ thông tin cá nhân qua mạng hoặc qua điện thoại. Đối tượng lừa đảo có thể sử dụng những thủ đoạn khác nhau để lấy cắp mật khẩu, số tài khoản và thông tin nhận dạng của Quý vị. Không cung cấp quyền truy cập những thông tin này cho bất kỳ ai. Kiểm tra địa chỉ e-mail và các đường dẫn cẩn thận trước khi cung cấp thông tin.
- Đặt câu hỏi cho mọi vấn đề. Tự hỏi bản thân liệu các thông tin được yêu cầu cung cấp có hợp lý không. Ví dụ, nếu ai đó liên hệ với Quý vị nói rằng họ cần giúp đỡ ngay lập tức vì đang gặp nguy hiểm hoặc trong tình huống khẩn cấp, tại sao họ không trực tiếp liên hệ với cảnh sát, gia đình hoặc với Đại sứ quán của họ?
- Cắt đứt liên lạc. Nếu Quý vị tin rằng mình đang là mục tiêu của kẻ lừa đảo, đừng cố gắng giải quyết vấn đề hoặc tự mình lấy lại số tiền đã mất. Quý vị nên cắt đứt mọi liên lạc với cá nhân hoặc tổ chức này ngay lập tức. Dù rất khó để tin rằng Quý vị lại bị lừa bởi người mà mình tin tưởng, nhưng nếu vẫn giữ liên lạc, Quý vị sẽ chỉ khuyến khích đối tượng tiếp tục hành vi lừa đảo. Đối tượng lừa đảo thường tạo ra cho mình danh tính ảo hoặc mạo danh một tổ chức nào đó để lấy lòng tin của Quý vị.
- Báo cáo hành vi lừa đảo ngay lập tức. Hãy liên lạc ngay với cảnh sát địa phương, đặc biệt nếu Quý vị cảm thấy bị đe doạ. Nếu đối tượng lừa đảo thông qua một trang web hoặc mạng xã hội, hãy thông báo cho quản trị viên của trang web hoặc mạng xã hội đó. Quý vị cũng có thể nộp đơn khiếu nại cho Trung tâm Khiếu nại Tội phạm Mạng thuộc Cục điều tra Liên bang FBI (IC3) và Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ.
Nguồn tin tham khảo:
Truy cập Website Cảnh báo Lừa đảo và chiếm đoạt tài sản Tài chính Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để biết thêm thông tin chi tiết cụ thể. Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ là nguồn tìm hiểu thêm hữu dụng nếu Quý vị có bất kể quan ngại nào về hành vi trộm cắp danh tính .