CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE, ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG – Tài liệu text

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE, ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 53 trang )

Bạn đang đọc: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE, ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG – Tài liệu text

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
KHOA CÁC KHOA HỌC, HÀNH VI VÀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE
2008

CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE
(DETERMINANTS OF HEALTH)

Tài liệu học tập
Môn: Nâng cao sức khỏe
Đối tượng: Cao học YTCC

Biên soạn:
TS. Nguyuyễn Thanh Hương
Ths. Lê Thị Hải Hà
Ths. Trương Quang Tiến

L
Ư U

H À N H

N
Ộ I

B

2

MỤC LỤC

1. Các khái niệm cơ bản 3
1.1.Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe 3
1.2. Sức khỏe quần thể và sức khỏe cá nhân 4
1.3. Các cấp độ phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe 5
2. Các mô hình phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe 7
2.1 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Lalonde 8
2.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Dahlgren và
Whitehead 11
2.3. Tiếp cận xã hội học về sức khỏe 13
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe 20
3.1.Các yếu tố sinh học 21
3.2. Các yếu tố môi trường tự nhiên 24
3.3. Các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe 27
KẾT LUẬN 40
PHỤ LỤC 41

3

MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Sau khi học xong bài học, học viên có thể:
1. Trình bày được các khái niệm cơ bản và các yếu tố ảnh hưởng đến sức
khỏe;
2. Trình bày được các cấp độ và mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
sức khỏe;
3. Trình bày được mối liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ về mặt xã hội tới sức
khỏe;
4. Định hướng những giải pháp nhằm tăng/giảm sự tác động của các yếu tố xã
hội đến sức khỏe.

1. Các khái niệm cơ bản
1.1.Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, được thực hiện từ những năm 1970,
đóng vai trò quan trọng đối với cả các nhà hoạch định chính sách cũng như những
người lập kế hoạch cho hệ thống chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến sức khỏe cung cấp những bằng chứng và phương pháp quan trọng nhằm
hiểu được các số liệu về tình hình bệnh tật, tử vong cũng như những gánh nặng của
bệnh tật.
Daniel Reidpath định nghĩa một yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe là “một yếu tố gây ra
sự thay đổi về sức khỏe theo hướng tốt hơn hoặc xấu đi” (Trích dẫn theo Helen
Keleher và Berni Murphy, 2004). Tiếp cận trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
sức khỏe được hình thành từ nhiều môn học khác nhau nhằm tìm hiểu những cách
thức mà tình trạng sức khỏe hay bệnh tật tăng lên hay giảm đi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm các yếu tố về sinh thái xã hội, môi
trường, văn hóa và các yếu tố thuộc về gen và sinh học. Tuy nhiên, các nhóm yếu tố
này không tác động một cách độc lập mà giữa chúng có những mối liên hệ chặt chẽ
với nhau trong việc tác động đến sức khỏe. Những câu hỏi về mối liên hệ giữa các
nhóm yếu tố đã từng được bàn luận như: Các áp lực xã hội (social force) gây ảnh

hưởng đến sức khỏe của cá nhân như thế nào trong quá trình tác động qua lại với các
yếu tố sinh học của cơ thể? Yếu tố hành vi có ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ
bệnh tật? Các điều kiện xã hội góp phần làm gia tăng hay giảm thiểu các cơ hội cải
thiện sức khỏe như thế nào? v.v…
4

C
ấp độ địa lý

1.2. Sức khỏe quần thể và sức khỏe cá nhân
Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tập trung vào cả các vấn đề sức
khỏe quần thể (population health) lẫn sức khỏe cá nhân (individual health).
Sức khỏe cá nhân xuất phát từ nhận định mỗi cá nhân có cách hiểu khác nhau về tình
trạng sức khỏe của họ cũng như những cách thức khác nhau nhằm đạt được tình trạng
sức khỏe tốt hơn. Sức khỏe cá nhân liên quan trực tiếp đến chẩn đoán và điều trị các
vấn đề sức khỏe của cá nhân.
Trái lại, sức khỏe quần thể liên quan đến việc cải thiện tình trạng sức khỏe của một
quần thể nhất định (như nhóm các bà mẹ trẻ, người cao tuổi v.v…), đặc biệt trong việc
giảm bất bình đẳng về sức khỏe thông qua các chính sách, các nghiên cứu và chương
trình can thiệp nhằm phòng, chống bệnh tật và nâng cao sức khỏe.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tập trung nhiều vào các vấn đề sức
khỏe và bệnh tật của quần thể hơn là của cá nhân.
Tiếp cận sức khoẻ quần thể đề cập đến các vấn đề sức khoẻ ở 4 cấp độ theo thang đo
về địa lý từ cấp độ sức khoẻ của cộng đồng (community health) đến sức khoẻ của một
quốc gia (national health) hay phạm vi xa hơn là sức khoẻ quốc tế (international
health). Bên cạnh đó, sức khoẻ của chúng ta đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố vượt ra khỏi phạm vi quốc gia – sức khỏe toàn cầu (transnational health/global
health) và những vấn đề liên quan đến toàn cầu hoá được xem xét như là những nhân
tố mới ảnh hưởng đến sức khoẻ và bệnh tật.

Hình 1. Phân loại sức khỏe theo cấp độ thang đo địa lý
Sức khoẻ toàn cầu được phân biệt khác với sức khoẻ quốc tế. Sức khoẻ quốc tế chỉ các
vấn đề sức khoẻ liên quan đến hai hay nhiều quốc gia và thường đề cập đến những vấn
đề liên quan đến các nước đang phát triển. Điểm nhân biết vấn đề sức khoẻ quốc tế là
chính phủ vẫn có thể ngăn chặn những ảnh hưởng từ bên ngoài tới sức khoẻ người dân
của họ bằng những công cụ chính sách phù hợp. Sức khỏe toàn cầu được nhận biết khi
những nguyên nhân và hậu quả của vấn đề sức khỏe đã vượt ra khỏi sự kiểm soát
 Sức khỏe toàn cầu
 Sức khỏe quốc tế Sức khỏe quần thể
 Sức khỏe quốc gia (Populational health)
 Sức khỏe cộng đồng

 Sức khỏe cá nhân

5

trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, do đó vượt ra khỏi khả năng giải quyết của
một quốc gia (ví dụ HIV/AIDS là một vấn đề sức khỏe toàn cầu). Sức khỏe toàn cầu
quan tâm đến những yếu tố làm thay đổi khả năng của các quốc gia trong việc đương
đầu với các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe.
1.3. Các cấp độ phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
Tiếp cận về yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe ở các cấp độ khác nhau giúp chúng ta hiểu
sâu hơn không chỉ về các vấn đề sức khỏe mà còn đề ra được các can thiệp cần thiết
để giải quyết các vấn đề đó. Theo Turrell và cộng sự, có ba cấp độ về yếu tố ảnh
hưởng đến sức khỏe: vĩ mô, trung mô và vi mô (trích dẫn theo Helen Keleher và Berni
Murphy, 2004)

1
.
 Các yếu tố vi mô (downstream): Bao gồm các hệ thống điều trị, quản lý bệnh
tật và các chương trình đầu tư trong nghiên cứu lâm sàng. Điều này có nghĩa là
sự cố gắng can thiệp để thay đổi các điều kiện ban đầu của sức khỏe. Điều này
có thể bao gồm cả các chương trình can thiệp ban đầu như chương trình nuôi
dạy con cái nhằm tăng trình độ học vấn và sự tích cực, năng động của đứa trẻ.
Nó cũng có thể là các chương trình can thiệp nhằm đảm bảo rằng những đứa trẻ
có điều kiện khó khăn được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi
chúng bị ốm.
 Các yếu tố trung mô (midstream): Bao gồm các yếu tố thuộc về lối sống, hành
vi và các hoạt động phòng chống bệnh tật ở cấp độ cá nhân. Ví dụ, đối với bệnh
lao, các yếu tố trung mô có thể liên quan đến môi trường nhà ở và trường học.
Các chương trình can thiệp ở cấp độ trung mô có thể là tác động nhằm giảm
hoặc chấm dứt hành vi hút thuốc của cha mẹ, đảm bảo việc cung cấp các bữa
ăn tốt cho sức khỏe và các hoạt động thể thao phù hợp trong trường học.
 Các yếu tố vĩ mô (upstream): Các yếu tố ở cấp độ tác động cao nhất đến sức
khỏe của cá nhân/sức khỏe quần thể. Nhóm các yếu tố ở cấp độ vĩ mô bao gồm
chính sách của nhà nước, các hiệp ước thương mại toàn cầu, và các chương
trình đầu tư trong nghiên cứu sức khỏe dân số v.v… Các yếu tố vĩ mô quyết
định sức khỏe liên quan đến các yếu tố thuộc về cấu trúc kinh tế và xã hội.
Thay đổi các yếu tố vĩ mô được thực hiện thông qua việc tác động về mặt chính
sách. Các chính sách cần tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến bất bình
đẳng về thu nhập vốn có tác động mạnh đến sức khỏe của trẻ em và tiếp cận
đến các dịch vụ như dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các chính sách cũng cần tập

1
Tham khảo thêm Nick Spencer tại http://www.euro.who.int/socialdeterminants/socmarketing/20051214_1)
6

trung vào cấu trúc của hệ thống giáo dục vì giáo dục cũng được coi là một
trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Các chính sách cần đảm bảo rằng
các hộ gia đình nghèo có cơ hội đạt được một trình độ giáo dục nhất định.
Bên cạnh cách phân chia thành ba cấp độ yếu tố trên, các yếu tố quyết định sức khoẻ
cũng có thể chia thành hai cấp độ (Helen keleher, 2004):
 Cấp độ gần (proximal determinants): Các yếu tố ở cấp độ gần có tác động trực
tiếp đến việc làm thay đổi tình trạng sức khỏe. Các yếu tố ở cấp độ gần tương
đương với các yếu tố vi mô ở trên.
 Cấp độ xa (distal determinants): Bao gồm các yếu tố có tác động gián tiếp tới
sự thay đổi của tình trạng sức khỏe. Mối tương quan giữa sự thay đổi của tình
trạng sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe có thể là gián tiếp và khó
nhận biết do các yếu tố khác. Các yếu tố thuộc cấp độ xa tương đương với các
yếu tố trung mô và vĩ mô phân tích ở trên.
Nghiên cứu trường hợp
2

Gia đình anh Hải ở xã M, huyện N, tỉnh ĐN ăn cá nóc. Sau khi ăn xong, con
gái 3 tuổi của anh Hải bị đau bụng. Gia đình đưa đến TTYT huyện cấp cứu.
Tại phòng cấp cứu của TTYT huyện, bác sĩ chỉ cặp nhiệt độ rồi bỏ đi. Sau
khi gia đình gọi nhiều lần, bác sĩ cho cháu bé uống một viên thuốc. Sau vài
tiếng đồng hồ, cháu bé đau và la hét dữ dội hơn. Người nhà lại gọi nhân viên
trực nhưng không nhận được sự hỗ trợ của bác sĩ. Vợ chồng ảnh Hải cũng bị
đau bụng sau đó nhưng cũng không được bác sĩ khám. Anh Hải yêu cầu bệnh
viện chuyển cả nhà anh lên bệnh viện tỉnh, nhưng các bác sĩ trực nhất quyết
không cho và lại cặp nhiệt độ cho cháu bé để “theo dõi”! Sáng hôm sau vợ
anh Hải bị bất tỉnh nhưng cũng không bác sĩ khám.
Sau đó, cháu bé bị nôn sau khi bác sĩ cho uống một gói thuốc. Người nhà
anh Hải tiếp tục đề nghị cứu giúp hoặc là chuyển cháu bé lên bệnh viện tỉnh
nhưng các bác sĩ không đồng ý. Sáng hôm sau cháu bé đã tử vong. Sau đó
TTYT đã cho xe chở hai vợ chồng anh Hải lên bệnh viện tỉnh cấp cứu.

Trong bệnh án của cháu bé, bác sĩ ghi rõ chẩn đoán ban đầu rối loạn tiêu
hóa có thể do ngộ độc thức ăn
Câu hỏi :

2
Biên tập dựa trên bài báo “Cái chết đau lòng của một bé gái” đăng trên website báo điện tử Dân trí
http://www8.dantri.com.vn/Sukien/2006/11/153652.vip
7

1.

Nh
ững yếu tố n
ào có th
ể ảnh h
ư
ởng dẫn đến cái chết của cháu bé?

2. Phân loại cấp độ của những yếu tố quyết định dẫn đến cái chết của
cháu bé?
3. Cái chết của cháu bé có thay đổi được không?Chúng ta có thể tác
động vào những yếu tố nào để có thể không dẫn đến cái chết của cháu
bé?
2. Các mô hình phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
Trước những năm 1970, trên thế giới phổ biến một cách tiếp cận truyền thống về sức
khỏe thông qua quan điểm y sinh học xã hội
3
(Marc Ladonde, 1981). Quan điểm này đã
bị Thomas McKeown phê phán trong những năm từ 1970 đến 1980. Theo Thomas
McKeown, sự cải thiện về mức sống đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao sức

khỏe cộng đồng hơn là các điều trị y học lâm sàng (trích dẫn theo Marc Ladonde,
1981). Quan điểm y sinh học xã hội bị chỉ trích phê phán bởi nó đã không đề cập tới
những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số hạn chế của mô hình được xác
định bao gồm:
 Chỉ tập trung vào những nguyên nhân mang tính đơn lẻ (single causes);
 Phân loại bệnh nhân theo dấu hiệu bệnh tật;
 Quy giản mọi nguyên nhân của bệnh tật về các yếu tố sinh học (tế bào, gen);
 Đề cao sự can thiệp và tập trung vào chữa trị hơn là phòng bệnh;
 Giải thích sự bất bình đẳng về sức khỏe thông qua quy kết tình trạng sức khỏe của
cá nhân là kết quả của những lựa chọn mang tính cá nhân hay bởi những hạn chế
của cá nhân về mặt tâm lý và sinh học.
Mặc dù những giải thích bệnh tật theo mô hình y sinh học đã có nhiều phát minh liên
quan đến bệnh truyền nhiễm như phát minh ra quy trình vệ sinh và khử trùng, đặc biệt
là trong quá trình phẫu thuật để ngăn ngừa sự lây nhiễm của vi khuẩn; cấy ghép các bộ
phận trong cơ thể; hay việc sử dụng những loại thuốc đặc trị trong điều trị bệnh tật
v.v… nhưng việc tập trung vào cá nhân đã giới hạn việc hiểu rõ căn nguyên sâu xa của
bệnh tật và việc tập trung vào điều trị đã hạn chế cách tiếp cận mang tính dự phòng.

3
Quan điểm y sinh học xã hội chẩn đoán và giải thích nguyên nhân của bệnh tật như là sự hoạt động sai chức
năng về mặt sinh học của cơ thể con người. Mô hình y sinh học xã hội dựa trên giả định rằng mỗi bệnh tật đều
có nguyên nhân cụ thể ảnh hưởng một cách tự nhiên đến cơ thể con người và có thể dự đoán trước được. Điều
này có nghĩa là về mặt lý thuyết thì tất cả các loại bệnh đều có thể chữa trị được. Mô hình này liên quan đến
quan điểm cho rằng con người cũng là một khối được hình thành từ các bộ phận liên kết với nhau thông qua bộ
xương và hệ tuần hoàn. Theo cách giải thích của mô hình y sinh học thì vai trò của bác sĩ gần giống với việc sửa
chữa các bộ phận khi chúng bị hỏng (John Germov, 2005)
8

Trên cơ sở phê phán những hạn chế của mô hình y sinh học trong giải thích nguyên
nhân của các vấn đề sức khỏe, các nhà nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe đã xây dựng

mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe một cách toàn diện hơn. Cho đến nay, có
nhiều mô hình đã được công bố và ứng dụng trong các phân tích về các yếu tố ảnh
hưởng đến sức khỏe như Mô hình tình trạng sức khỏe y tế công cộng và dự báo của
Viện y tế công cộng và môi trường Hà Lan; Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức
khỏe của Dahlgren và Whitehead; Mô hình của Evans và Stottard; Mô hình của Frenk
và cộng sự; Mô hình của Wollleswinkel; Mô hình của VanLeeuwen và cộng sự; Mô
hình của Hancock và Perkins;
Mô hình của Huynen và Martens; Mô hình của Lalonde
v.v….
Nhìn chung, các mô hình yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trên đã khắc phục được cái
nhìn thiên lệch trước đây về lĩnh vực sức khỏe. Bên cạnh vai trò của các yếu tố sinh
học như gen, tế bào các mô hình đã tập trung chủ yếu vào việc phân tích sự tác động
của các yếu tố xã hội trong quá trình ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân và cộng
đồng.

Trong khuôn khổ của tài liệu giảng dạy này, nhóm biên soạn sẽ giới thiệu ba mô hình
các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Lalonde; Dahlgren và Whitehead; và John
Germov. Trong đó, mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Lalonde, với tư
cách là một cách tiếp cận mới đoạn tuyệt với quan điểm truyền thống về các yếu tố
ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật trước đó (khoảng trước những năm 1970), cho
chúng ta thấy một cách tiếp cận tổng thể về các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mô hình của Dahlgren và Whitehead cho chúng ta một cách nhìn chi tiết hơn các phân
loại nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Mô hình “Khung xã hội”
4
của John
Germov dựa trên tiếp cận của xã hội học sức khỏe cho chúng ta thấy tác động của cấu
trúc xã hội lên sức khỏe của cá nhân như thế nào.
2.1 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Lalonde
Theo Lalonde
5

, sức khỏe bị ảnh hưởng bởi 4 nhóm yếu tố: Yếu tố sinh học, môi
trường, lối sống và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Bốn nhóm yếu tố này được tác giả xác
định thông qua việc phân tích các yếu tố nguyên nhân của bệnh tật và tử vong của
người dân Canada.

4
Tiếng Anh: Social Skeleton
5
Bộ trưởng Bộ Y tế Canada, năm 1973
9

Hình 2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Lalonde (Marc Lalonde, 1981)

Các yếu tố sinh học
Các yếu tố sinh học bao gồm các khía cạnh của sức khỏe về mặt thể chất và tâm
thần thuộc bên trong cơ thể của mỗi cá nhân. Nhóm yếu tố này bao gồm gen di
truyền của cá nhân, quá trình trưởng thành và già hóa, và nhiều cơ quan bên trong cơ
thể như xương, hệ thần kinh, cơ, nội tiết, hệ tiêu hóa v.v…. Cơ thể của con người là
một cơ quan hữu cơ phức tạp nên vấn đề sức khỏe liên quan đến yếu tố sinh học
được xem là vấn đề quan trọng, đa dạng và phức tạp. Nhóm yếu tố sinh học tác động
đến tất cả các bệnh tật và tử vong như các bệnh mãn tính và các bệnh khác (đột biến
gen, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ).

Các yếu tố môi trường

Các yếu tố môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi tcác yếu tố liên quan
đến sức khỏe tồn tại bên ngoài cơ thể của con người và vượt ra ngoài phạm vi kiểm

soát của cá nhân hoặc nếu có thì sự kiểm soát đó cũng chỉ ở mức độ có giới hạn. Các
cá nhân tự họ không thể đảm bảo được những vấn đề như lương thực thực phẩm,
thuốc, nước v.v… an toàn và không bị ô nhiễm; tự họ không thể kiểm soát ô nhiễm
không khí, ô nhiễm nước và tiếng ồn; hay ngăn chặn sự lan tràn của các bệnh truyền
nhiễm; giải quyết việc vứt rác thải, nước thải bừa bãi; cũng như họ không thể kiểm
soát được những biến đổi nhanh chóng của môi trường xã hội để không gây ảnh
hưởng xấu tới sức khỏe của họ.

Hành vi, lối sống
Nhóm các yếu tố thuộc hành vi, lối sống liên quan đến sức khỏe là những mô hình
hành vi có thể nhận biết được dựa trên những lựa chọn mang tính cá nhân.Các thói
10

quen và quyết định của cá nhân có thể có lợi hoặc có hại cho sức khỏe của họ. Khi các
hành vi này dẫn đến bệnh tật và tử vong thì hành vi và lối sống của nạn nhân thường
được xem như là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật và tử vong của họ.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe
Nhóm yếu tố về hệ thống chăm sóc sức khỏe bao gồm số lượng, chất lượng, sự sắp
xếp, bản chất và các mối quan hệ của con người và các nguồn lực liên quan đến hệ
thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hệ thống này bao gồm thực hành lâm
sàng, sự chăm sóc bệnh nhân, bệnh viện, nhà điều dưỡng, thuốc điều trị, các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe công và tư nhân, và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác.
Theo Lalonde, ngày nay, hầu hết những nỗ lực của các xã hội trong việc nâng cao sức
khỏe đều tập trung phần nhiều cho hệ thống chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, nguyên
nhân gốc rễ gây ra bệnh tật và tử vong lại thuộc nhóm ba yếu tố sinh học, môi trường
và lối sống. Hệ thống chăm sóc sức khỏe được sử dụng khi vấn đề bệnh tật đã xảy ra
và cần được điều trị. Do đó, việc tập trung vào ba nhóm yếu tố sinh học, môi trường
và lối sống trong việc phòng tránh bệnh bật và tử vong là việc làm quan trọng nhất.
Những đóng góp quan trọng trong mô hình của Lalonde
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Lalonde đánh dấu bước đầu trong

việc xác định được các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Tác giả đã chỉ ra những
khác biệt mà mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe này đạt được, bao gồm:
1. Mô hình đã đề cập vai trò của các yếu tố về sinh học, môi trường và lối sống
ngang hàng với vai trò của hệ thống chăm sóc sức khỏe trong quá trình ảnh
hưởng tới sức khỏe. Đây là bước đột phá quan trọng vì các quan điểm trước đó
đều cho rằng vai trò quan trọng nhất trong việc nâng cao sức khỏe là của các hệ
thống chăm sóc sức khỏe.
2. Đóng góp thứ hai của mô hình là sự toàn diện của nó. Bất cứ bệnh tật nào cũng
đều có thể tìm thấy nguồn gốc từ một hay kết hợp của cả 4 yếu tố. Sự toàn diện
của một mô hình là rất quan trọng vì nó đảm bảo được việc xác định đầy đủ tất
cả các khía cạnh của vấn đề sức khỏe cũng như các bên có liên quan tới vấn đề
sức khỏe (ở cả cấp độ cá nhân và cấp độ tập thể, bệnh nhân, bác sĩ điều trị, các
nhà khoa học và chính phủ) đều có vai trò ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe.
3. Đóng góp thứ ba của mô hình là cho phép sử dụng để phân tích bất cứ một vấn
đề sức khỏe nào thông qua hệ thống 4 nhóm yếu tố để đánh giá mức độ quan
trọng tương đối và sự tương tác giữa các nhóm yếu tố. Dựa trên nguồn số liệu
quốc gia về sức khỏe của Canada, ông đa phân tích các yếu tố tác động tới tử
11

vong do tai nạn giao thông và thấy một thực tế rằng các nguyên nhân chính của
tử vong do tai nạn giao thông có thể do những yếu tố rủi ro gây ra bởi cá nhân,
các yếu tố liên quan đến phương tiện giao thông cũng như chất lượng đường
xá, sự sẵn sàng và kịp thời của hệ thống cấp cứu; các yếu tố về sinh học có vai
trò ít hơn hoặc thậm chí là không được đề cập trong vấn đề này. Sắp xếp theo
trật tự quan trọng giảm dần ảnh hưởng tới tử vong do tai nạn giao thông gây ra
sẽ là: hành vi/lối sống, môi trường, và hệ thống chăm sóc sức khỏe (tỉ lệ phần
trăm ảnh hưởng chiếm tỷ lệ tương đương là khoảng: 75%, 20% và 5%). Việc
phân tích này cho phép các nhà hoạch định chính sách tập trung sự chú ý của
họ vào những yếu tố quyết định đóng vai trò quan trọng nhất.
4. Đóng góp thứ tư của mô hình là cho phép khu trú thành các nhóm yếu tố. Điều

này dễ dàng hơn cho việc phát triển cây vấn đề mô tả mối liên hệ trực tiếp nhất
giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Quay trở lại với ví dụ về các nguyên
nhân tử vong do tai nạn giao thông, trong nhóm yếu tố thuộc hành vi/lối sống
chúng ta có thể tiếp tục phân tích các nguy cơ cụ thể như do tay lái không
vững, do sự bất cẩn và do sơ suất trong việc thắt dây an toàn và tốc độ của
phương tiện giao thông v.v….
5. Cuối cùng, mô hình đã cung cấp một cách tiếp cận mới về sức khỏe, trong đó
cho phép có những cách suy nghĩ sáng tạo, cởi mở hơn trong nhận thức
.
Một
trong những vấn đề của nâng cao sức khỏe chính là quyền lực hợp pháp để thực
hiện nhiệm vụ này bị phân tán một cách rộng rãi giữa các cá nhân, các chính
phủ, các chuyên gia sức khỏe và các thiết chế xã hội. Sự phân chia về trách
nhiệm đôi khi dẫn đến một hệ quả là sự mất cân bằng do mỗi bên tham gia chỉ
chú trọng đến các giải pháp liên quan đến một lĩnh vực nhất định. Thông qua
mô hình này các bộ phận vốn bị phân tán này được kết nối lại với nhau thành
một chỉnh thể thống nhất cho phép xác định được tầm quan trọng của tất cả các
yếu tố trong đó bao gồm cả những vấn đề thuộc trách nhiệm của các lĩnh vực
khác, các bên tham gia khác.
2.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Dahlgren và Whitehead
Năm 1995, Dahlgren và Whitehead đã khái niệm hóa các yếu tố ảnh hưởng đến sức
khỏe dưới hình thức một sơ đồ được phân cấp thành các nhóm yếu tố với những cấp
độ khác nhau từ cấp độ gần (những yếu tố gần với cá nhân) đến cấp độ xa (những yếu
tố thuộc về cấu trúc xã hội, vượt ra khỏi sự kiểm soát của cá nhân).

12

Hình 2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Dahlgren và Whitehead
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Dahlgren và Whitehead được cấu

trúc thành 5 cấp độ. Nhóm các yếu tố được chia theo cấp độ từ gần tới xa, từ vi mô tới
vĩ mô (được thể hiện thành 5 vòng tròn với các yếu tố bên trong).
Các nhóm yếu tố bao gồm:
 Tuổi, giới tính và các đặc trưng về di truyền
 Các yếu tố về hành vi và lối sống của cá nhân
 Các mạng lưới cộng đồng và xã hội
 Điều kiện sống và làm việc (môi trường làm việc, giáo dục, thất nghiệp, nước và
nước thải, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nhà ở v.v…)
 Các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường chung.
Nhóm các yếu tố sinh học gồm tuổi, giới tính và các yếu tố di truyền được xếp ở vòng
tròn trung tâm của mô hình (cấp độ gần nhất với cá nhân). Những yếu tố này nhìn
chung không thể thay đổi được [người ta không thể thay đổi tuổi, giới tính (số đông)
cũng như những đặc trưng sinh học của cơ thể] trong khi đó, các nhóm yếu tố còn lại
về mặt l ý thuyết có thể tác động làm thay đổi được. Vòng tròn tiếp theo là nhóm các
13

yếu tố thuộc về hành vi và lối sống của cá nhân. Các yếu tố này có thể có lợi hoặc có
hại đối với sức khỏe. Tuy nhiên, do các cá nhân có những mối tương tác với gia đình,
bạn bè và những nhóm xã hội khác nên hành vi và lối sống của các cá nhân chịu ảnh
hưởng bởi những tác động của cộng đồng và xã hội. Các vòng tròn tiếp theo cho thấy
sự tác động của các yếu tố về điều kiện sống và làm việc của cá nhân (trong đó bao
gồm cả việc tiếp cận tới các dịch vụ và hỗ trợ chăm sóc y tế cần thiết). Bao trùm toàn
bộ các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe là bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội và
môi trường chung.
Cách tiếp cận về mô hình đa cấp độ của Dahlgren và Whitehead đã được áp dụng rộng
rãi trong các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ưu điểm của mô hình
 Mô hình đã chỉ ra được các cấp độ ảnh hưởng khác nhau của các nhóm yếu tố.
 Chỉ ra được mối liên hệ giữa các cấp độ với nhau và cả chiều hướng tác động
của các nhóm yếu tố đi từ vòng tròn to nhất tới trung tâm.

 Chỉ ra được từng yếu tố chi tiết trong mỗi cấp độ nhóm yếu tố.
2.3. Tiếp cận xã hội học về sức khỏe
Không thỏa mãn với sự phân tích nguyên nhân của sức khỏe và bệnh tật theo tiếp cận
của mô hình y sinh học
6
, các nhà xã hội học sức khỏe đã phát triển một cách tiếp cận
mới nhằm giải thích nguyên nhân của sức khỏe và bệnh tật. Cách tiếp cận này tập
trung sự chú ý vào các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó hệ thống y tế
như là một trong những yếu tố xã hội đó.
Một điểm quan trọng cần lưu ý là tiếp cận xã hội học không chối bỏ sự tồn tại của
những khía cạnh về sinh học hay tâm lý của bệnh tật và tầm quan trọng của can thiệp
mang tính lâm sàng. Tiếp cận xã hội học nhấn mạnh rằng sức khỏe và bệnh tật luôn
xuất hiện và tồn tại trong một bối cảnh xã hội cụ thể và những can thiệp hiệu quả, cụ
thể là những biện pháp phòng ngừa, cần phải được đặt lên trên những can thiệp của y
học. Khi đề cập đến nguồn gốc xã hội của bệnh tật, chúng ta cần phải hiểu rằng ở đây
rất cần có sự cân bằng giữa những can thiệp mang tính cá nhân và những can thiệp
mang tính xã hội, bởi vì phần lớn các khoản tiền đầu tư cho sức khỏe đều tập trung
vào các can thiệp của y học. Các nhà xã hội học sức khỏe không có ý định thay thế mô
hình y sinh học khi họ phát triển tiếp cận xã hội học về sức khỏe, mà mục đích của họ
chỉ nhằm mở rộng cách hiểu và phân tích các vấn đề sức khỏe và bệnh tật.

6
Đã đề cập ở trên
14

Mô hình y sinh học dựa vào giả định rằng cá nhân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối
với sức khỏe của mình, do đó mô hình này tập trung vào cấp độ cá nhân của nguyên
nhân và cách chữa trị bệnh tật. Trong khi đó, tiếp cận xã hội học lại giả định sức khỏe
là trách nhiệm của xã hội và tập trung vào tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sức
khỏe. Vì vậy, trong khi mô hình y sinh học tập trung vào việc chữa bệnh và những yếu

tố nguy cơ của cá nhân, thì tiếp cận xã hội học lại tập trung vào những yếu tố mang
tính xã hội, những yếu tố được cho là có nguy cơ đối với sức khỏe (như ô nhiễm môi
trường, công việc căng thẳng, sự phân biệt đối xử v.v ), và cụ thể là nhấn mạnh đến
sự bất bình đẳng về sức khỏe giữa các nhóm xã hội về giai cấp, giới, dân tộc, chủng
tộc, nghề nghiệp.

Hình 3. Mô hình các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khoẻ (Social Skeleton)
(Jonh Germov, 2005)
15

Mô hình Khung xã hội (the social skeleton) được xây dựng dựa trên tiếp cận xã hội
học về sức khỏe nhằm phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc xã hội
7
và cá nhân và
những tác động của cấu trúc xã hội tới tình trạng sức khỏe của cá nhân như thế nào.
Mô hình biểu thị bốn vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng tròn là một cấp độ nhóm các yếu
tố tác động đến sức khỏe của cá nhân. Vòng tròn trong cùng chỉ cấp độ yếu tố gần với
cá nhân nhất (lối sống của cá nhân và đặc điểm sinh học của cá nhân), tiếp đến là các
vòng tròn chỉ cấp độ tác động theo nhóm xã hội, thiết chế xã hội và văn hóa. Thiết chế
xã hội (như y tế, giáo dục, pháp luật, tôn giáo ) là những cấu trúc chính thức trong
một xã hội được hình thành nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội như chăm sóc sức khỏe
(thiết chế y tế), trang bị kiến thức (thiết chế giáo dục)…. Nhóm xã hội hình thành như
là kết quả của việc tạo lập các thiết chế xã hội (ví dụ, các giai cấp được hình thành từ
hệ thống kinh tế; văn hóa, luật pháp và giáo dục ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ và
nam giới cũng như thái độ đối với những người có những hành động khác với số đông
như các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số). Các mối quan hệ xã hội cũng được hình
thành cùng với sự hình thành của các thiết chế xã hội (ví dụ, mối quan hệ giữa bác sĩ
và bệnh nhân trong thiết chế y tế, quan hệ giữa thầy giáo và học sinh trong thiết chế
giáo dục v.v…). Cấu trúc xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả chúng ta, nhưng ảnh

hưởng đó không phải là bất biến. Các mũi tên hai chiều trong hình 3 thể hiện sự tương
tác qua lại giữa các lớp (vòng tròn) và giữa các yếu tố. Điều này có nghĩa là, chúng ta
là thành viên của nhóm, của một xã hội và chúng ta hành xử theo cách của nhóm, xã
hội mà chúng ta là thành viên.
Mô hình trên đề cập đến ba khía cạnh chính khi nghiên cứu về sức khỏe. Ba khía
cạnh này bao gồm: Sự phân bố xã hội về sức khỏe và bệnh tật (cấp độ nhóm xã hội);
Kiến tạo xã hội về sức khỏe và bệnh tật (cấp độ văn hóa) và Tổ chức xã hội của chăm
sóc sức khỏe (cấp độ thiết chế xã hội). Mô hình Khung xã hội không chú trọng nhiều
tới cấp độ gần với cá nhân nhất (gen và lối sống) mà chú trọng tới ba cấp độ còn lại
hơn.
1. Sự phân bố xã hội về sức khỏe và bệnh tật (Social distribution of health and
disease): bệnh tật có sự phân bố không đồng đều giữa các nhóm xã hội, cộng đồng,
quốc gia khác nhau. Điều này có thể thấy thông qua các số liệu thống kê về hiện
tượng tự tử theo giới tính và tuổi, hay tuổi thọ giữa các nhóm, các quốc gia trên thế
giới v.v…Mỗi nhóm xã hội với những đặc trưng của nó có ảnh hưởng khác nhau

1. Cấu trúc xã hội (CTXH) là sự sắp xếp của các thành phần xã hội hoặc các đơn vị xã hội và sự tương tác của
chúng trong cả trạng thái tĩnh và trạng thái động (Ficher H ).

16

đến cơ hội sức khỏe. Khi chúng ta phân tích mối tương quan giữa các yếu tố về
dân tộc, giai cấp, giới v.v… chúng ta sẽ nhận thấy một cách cụ thể và rõ ràng sự
khác biệt trong phân bố về sức khỏe. Điều này có nghĩa là khi chúng ta phân tích
các số liệu về tình trạng bệnh tật (số người bị ốm) hay tử vong (số người bị chết)
và mối tương quan với các đặc trưng về giới tính, tuổi, giai cấp, vị thế kinh tế-xã
hội hay các nhóm dân tộc khác nhau chúng ta sẽ thấy sự phân bố không đồng đều.
Bằng cách tiếp cận của xã hội học về sức khỏe, sự khác biệt này sẽ được giải thích
thông qua sự tác động gián tiếp của các điều kiện xã hội bên ngoài cá nhân. Khi cố
gắng giải thích sự phân bố xã hội khác nhau, tiếp cận xã hội học về sức khỏe đã

tập trung vào những tác động của các điều kiện sống và làm việc tới tình trạng sức
khỏe. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy nhiều căn bệnh là sản phẩm của xã hội (ví
dụ, các bệnh nghề nghiệp như bệnh nhiễm độc chì, bụi phổi – bông, bụi phổi – silic
xuất hiện do người lao động phải làm việc trong môi trường lao động bị ô nhiễm).
2. Kiến tạo xã hội
8
về sức khỏe và bệnh tật (Social construction of health and
disease): Định nghĩa về sức khỏe và bệnh tật là khác nhau giữa các nền văn hóa và
biến đổi qua thời gian. Một vấn đề bệnh tật được nhìn nhận/xác định ở xã hội này,
thời điểm này nhưng có thể không phải là vấn đề bệnh tật ở xã hội khác, thời điểm
khác (ví dụ như vấn đề đồng tính, hội chứng nghiện rượu v.v…). Sự khác biệt này
cho thấy các niềm tin văn hóa, hành vi, và các thiết chế xã hội định hình hay kiến
tạo những cách thức mà qua đó vấn đề sức khỏe và bệnh tật được hiểu như thế nào.
Do đó, định nghĩa về sức khỏe và bệnh tật không nhất thiết là những sự kiện mang
tính khách quan mà còn có thể là kết quả phản ánh những đặc điểm văn hóa, chính
trị, đạo đức của mỗi xã hội ở mỗi giai đoạn nhất định. Ví dụ, ngày nay các công ty
dược bị buộc tội là họ đã kiến tạo ra nhiều căn bệnh khi họ tung ra thị trường
những loại dược phẩm mới nhằm chữa trị các triệu chứng mang tính phổ biến
thông thường.
Ví dụ, mãn kinh không phải là bệnh lý mà là một hiện tượng tự nhiên trong
đời mỗi người phụ nữ do sự giảm sản xuất các hormone sinh dục ở buồng
trứng, đặc biệt là estrogen ở độ tuổi nhất định. Các thế hệ trước đây cũng đã
trải qua giai đoạn này một cách tự nhiên nhưng họ không được cảnh báo về
những nguy cơ sức khỏe có thể xảy ra trong giai đoạn này và họ cũng trải
qua thời kỳ này một cách tự nhiên. Nhưng ngày nay, mãn kinh ở phụ nữ đã

8
Chỉ sự sáng tạo mang tính xã hội về những đặc trưng của đời sống con người dựa trên những quan điểm/giá trị
mà con người đã xây dựng lên trong thực tế cuộc sống. Do đó, những quy định về bình thường/khác thường,
đúng/sai, sức khỏe/bệnh tật là những sáng tạo mang tính chủ quan của con người.

17

tr
ở th
ành m
ột chủ đề sức khỏe. Những ng
ư
ời phụ nữ đ
ư
ợc cảnh báo về hiện
tượng mãn kinh, về những triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn này như
những cơn bốc hỏa, mất ngủ và những biến chứng như bệnh tim mạch, loãng
xương v.v…Hàng loạt các biện pháp can thiệp thông qua sử dụng dược phẩm
được đưa ra như liệu pháp hormone thay thế (sử dụng estrogen liều thấp kết
hợp progestin khá hữu hiệu trong điều trị nhiều triệu chứng mãn kinh như
cơn bốc hỏa, khô âm đạo và khó ch
ịu khi giao hợp), sử dụng
Bisphosphonates để ngăn ngừa hoặc điều trị loãng xương.
Một ví dụ khác, hiện nay ở Việt Nam (và các nước khác trên thế giới) các
công ty dược có một ảnh hưởng nhất định đến hành vi của các bác sĩ bởi
những chính sách về tiếp thị và hoa hồng của các công ty dược này. Điều này
dẫn đến hiện tượng các bác sĩ có xu hướng kê đơn một số thuốc không cần
thiết hoặc chỉ của một hãng nhất định. Các bác sĩ với những quyền lực do
đặc trưng nghề nghiệp mang lại đã tạo cho bệnh nhân một niềm tin rằng chỉ
có thuốc đó là đúng, là hiệu quả, là có thể chữa được bệnh của mình. Trong
trường hợp các đơn thuốc này chỉ có bán ở hiệu thuốc này và không bán ở
hiệu thuốc khác thì bệnh nhân cũng sẽ cố gắng mua đúng những loại thuốc
đã được bác sĩ kê đơn v.v…. Điều này cho thấy có những nguyên nhân về xã
hội và kinh tế trong việc xác định những vấn đề sức khỏe và bệnh tật cũng
như các biện pháp chữa trị bệnh tật.

3. Tổ chức xã hội của hệ thống chăm sóc sức khỏe (The social organization of health
care): xem xét cách thức mà xã hội tổ chức, đầu tư và sử dụng hệ thống chăm sóc
sức khỏe như thế nào. Mối quan tâm chính ở đây là vai trò thống trị của những
chuyên gia y tế. Vai trò này ảnh hưởng đáng kể tới việc xây dựng các chính sách y
tế cũng như các nguồn vốn nhằm đảm bảo cho lợi ích của những chuyên gia này
nhưng lại có thể ảnh hưởng đến lợi ích của những y tá và những cán bộ y tế khác.
Các mối quan hệ bất công bằng giữa những người làm trong lĩnh vực y tế có thể
làm hạn chế việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực y tế cũng như việc tiếp cận và
sử dụng hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân.
Ví dụ, hệ thống bệnh viện của Việt Nam bao gồm các tuyến từ trung ương tới
địa phương. Bên cạnh việc các bệnh viện tuyến dưới không đủ năng lực để
chữa trị cho những ca phức tạp còn có những yếu tố xã hội khác như để tăng
hiệu quả kinh tế và có nhiều thành tích, các bệnh viện tuyến dưới sẵn sàng
chuyển những ca khó hơn lên tuyến trên và chỉ giữ lại những ca đơn giản.
18

Đi
ều n
ày đ
ã d
ẫn đến t
ình tr
ạng các bệnh viện tuyến tr
ên (trung ương) luôn
luôn ở trong tình trạng quá tải. Sự quá tải này dẫn đến hàng loạt các vấn đề
liên quan đến mối quan hệ giữa nhân viên y tế và bệnh nhân: dư luận xã hội
lên án thái độ ứng xử và thực hành chăm sóc sức khỏe của các bác sĩ đối với
bệnh nhân, bên cạnh đó, các bác sĩ cũng lên tiếng bảo vệ mình với những lý
do khá hợp lý như họ đang quá tải với những hoạt động chăm sóc sức khỏe
tại bệnh viện, lương nhận thì thấp mà khối lượng công việc thì nhiều v.v….

Sự phối hợp không hợp lý giữa bệnh viện các cấp cũng như các chính sách
có liên quan là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải của
các bệnh viện trung ương hiện nay.

Quan điểm của tiếp cận xã hội học cho rằng bất kỳ những cố gắng nào nhằm mục đích
cải thiện sức khỏe của cộng đồng đều phải tập trung toàn diện vào các điều kiện sống
và làm việc như nghèo đói, cơ hội việc làm, các điều kiện làm việc và sự khác biệt về
văn hóa. Tiếp cận xã hội học đặt ra những ưu tiên ngang bằng cho cả biện pháp phòng
bệnh và chữa bệnh và các mục tiêu nhằm giảm bất bình đẳng về sức khỏe. Để làm
được điều đó cần có sự tham gia và ủng hộ của cộng đồng và can thiệp ở cấp độ vĩ mô
bao gồm cả mặt dịch vụ xã hội và chính sách công (như sự an toàn của nơi làm việc và
kiểm soát ô nhiễm). Tất cả những giải pháp này hoàn toàn nằm bên ngoài hệ thống y
tế và sự kiểm soát của cá nhân. Điều này cũng có nghĩa là, các đề xuất giải pháp của
tiếp cận xã hội học về sức khỏe rất phức tạp và khó thực thi, dài hạn và cần có sự hợp
tác của nhiều ngành, lĩnh vực có liên quan.
Bảng 1 dưới đây (John Germov, 2005) chỉ ra những yếu tố khác biệt của tiếp cận y
sinh học và tiếp cận xã hội học về sức khỏe thông qua việc so sánh các khía cạnh về
mối quan tâm chính, những giả định, những lợi ích, và hạn chế của từng tiếp cận.

Bảng 1: Những đặc điểm chính của hai tiếp cận
Tiêu
chí
so sánh
Tiếp cận y sinh học
về sức khỏe và bệnh tật
Tiếp cận xã hội học
về sức khỏe và bệnh tật
Mối
quan
tâm

Tập trung vào cấp độ cá nhân:
chữa bệnh cho từng cá nhân
– Các dịch vụ y tế, giáo dục sức
khỏe, tiêm chủng

Tập trung vào cấp độ xã hội: các
điều kiện sống và làm việc ảnh
hưởng đến sức khỏe
– Cơ sở hạ tầng y tế công cộng/luật
pháp, dịch vụ xã hội, hành động
của cộng đồng, bình đẳng
Giả

Sức khỏe và bệnh tật là tình trạng –

Sức khỏe và bệnh tật là những kiến
19

Tiêu
chí
so sánh
Tiếp cận y sinh học
về sức khỏe và bệnh tật
Tiếp cận xã hội học
về sức khỏe và bệnh tật
định sinh học mang tính khách quan

– Cá nhân chịu trách nhiệm về sức
khỏe của mình
tạo xã hội
9

– Xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe
của cá nhân
Chỉ báo
chính
của
bệnh
tật

Tình trạng bệnh của cá nhân
– Các yếu tố di truyền, giới tính, tuổi
– Các yếu tố nguy cơ (risk factors)
của cá nhân như cao huyết áp,
cholesterole cao v.v…

Bất bình đẳng xã hội
– Các nhóm xã hội: giai cấp, giới,
dân tộc, tuổi, nghề nghiệp
– Các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn bên
ngoài cá nhân
Nguyên
nhân
của
bệnh

tật

Khiếm khuyết của gen và do các vi
sinh vật (vi rút, vi khuẩn)
– Chấn thương (tai nạn)
– Hành vi/lối sống có nhiều nguy cơ
(ăn mặn là hành vi nguy cơ dẫn
đến cao huyết áp)

Yếu tố chính trị/kinh tế/xã hội: sự
phân phối tài sản/thu nhập/quyền
lực, nghèo đói, mức độ của dịch vụ
xã hội
– Yếu tố việc làm: cơ hội giáo dục
và việc làm, các công việc nguy
hiểm và căng thẳng
– Yếu tố văn hóa (giá trị, truyền
thống), định kiến/sự phân biệt (sự
thành kiến về giới, chủ nghĩa phân
biệt chủng tộc)
Can
thiệp

Chữa bệnh cho cá nhân thông qua
dùng thuốc và phẫu thuật
– Thay đổi hành vi (không hút thuốc,
thể dục thể thao, ăn kiêng)

– Giáo dục sức khỏe và tiêm chủng

Chính sách công
– Can thiệp ở cấp độ vĩ mô để làm
giảm bất bình đẳng về sức khỏe và
bệnh tật
– Sự tham gia và ủng hộ của cộng
đồng, vận động chính trị
Mục
tiêu

Chữa bệnh, làm giảm thương tật,
và giảm các yếu tố nguy cơ để
phòng bệnh ở cấp độ cá nhân

Phòng bệnh và làm giảm bất bình
đẳng trong chăm sóc sức khỏe
nhằm đạt một sự bình đẳng về sức
khỏe
Ưu
điểm

Tập trung vào tình trạng bệnh tật
và thương tật của bệnh nhân

Tập trung và xác định được các
yếu tố xã hội quyết định sức khỏe;
– Nhấn mạnh đến nhu cầu có các
biện pháp phòng bệnh bên ngoài
sự điều trị của hệ thống y tế.
Hạn
chế

Tập trung vào chữa bệnh dẫn đến
ít nỗ lực trong phòng bệnh
– Quy giản bệnh tật về các nguyên
nhân đơn lẻ dẫn đến bỏ qua tính
phức tạp của vấn đề sức khỏe và
bệnh tật
– Sai lầm trong việc giải thích nguồn
gốc xã hội của bệnh tật

Đề cập đến mục tiêu “không
tưởng” về bình đẳng dẫn đến tình
trạng khó có thể thực hiện được
các giải pháp để biến đổi xã hội;
– Quá nhấn mạnh đến những mặt
hạn chế của tiếp cận y học;
– Đề xuất các giải pháp có thể là
phức tạp và khó thực hiện trong

9

Xem định nghĩa ở trang 14
20

Tiêu
chí
so sánh
Tiếp cận y sinh học
về sức khỏe và bệnh tật
Tiếp cận xã hội học
về sức khỏe và bệnh tật
– Các quan điểm y học có thể dẫn
đến quy trách nhiệm cho cá nhân
thời gian ngắn;
– Quan điểm xã hội học có thể đánh
giá thấp trách nhiệm cá nhân và
các yếu tố tâm lý.

Ưu điểm của tiếp cận xã hội học về sức khỏe:
 Tập trung và xác định được các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe;
 Nhấn mạnh đến nhu cầu có các biện pháp phòng bệnh bên ngoài sự điều trị của hệ
thống y tế.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
Các mô hình yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe đã đề cập đến các nhóm yếu tố có khả
năng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào. Việc áp dụng các mô hình trên tùy thuộc
vào cách tiếp cận và mục đích. Tuy nhiên giữa các mô hình không có sự mâu thuẫn
với nhau và nhìn chung các yếu tố đều được đề cập nhưng việc xếp loại theo nhóm
các yếu tố có sự khác nhau. Trong mục này, chúng ta cần có một cách nhìn khái quát
hơn để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, cần áp dụng một cách
phân loại để có sự thống nhất và cách phân loại của Helen Keleher và Berni Murphy
sẽ được sử dụng.

Theo Helen Keleher và Berni Murphy (2004), các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe có
thể chia thành ba nhóm: các yếu tố sinh học mang tính cá nhân (ví dụ, gen, tuổi, giới
tính); các yếu tố môi trường tự nhiên (thời tiết, khí hậu, không khí, nước), và các yếu
tố xã hội (ví dụ, điều kiện kinh tế, văn hóa…).
Tuy nhiên, theo tác giả, sự phân biệt giữa các yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường
xã hội và các yếu tố sinh học của cá nhân chỉ mang tính tương đối. Trong thực tế, giữa
các nhóm yếu tố này có mối liên hệ chặt chẽ qua lại với nhau. Ví dụ, yếu tố tuổi vừa là
đặc điểm sinh học của cá nhân nhưng cũng lại là một yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến
sức khỏe của cá nhân (người già và trẻ em là nhóm phụ thuộc và dễ bị tổn thương nên
dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe). Hay nước là yếu tố thuộc môi trường tự nhiên nhưng
những vấn đề về nước sạch lại chịu ảnh hưởng của các quan hệ xã hội của con người
(ví dụ, vấn đề ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của cộng đồng do rác và nước thải của
các nhà máy công nghiệp).
21

3.1.Các yếu tố sinh học
Các yếu tố sinh học quyết định sức khỏe và bệnh tật đề cập tới một số những yếu tố
không đồng nhất, thuộc bên trong của mỗi cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp, trung gian
hoặc vừa phải đến sức khỏe và bệnh tật. Về cơ bản, gen là một biến số sinh học quan
trọng trong mối tương quan với các yếu tố xã hội, môi trường và các cá nhân khác.
Những đặc điểm của cơ thể như tầm vóc, độ béo và màu da thường là những biểu hiện
của sự tương tác giữa gen, hành vi và môi trường. Hai yếu tố sinh học quan trọng nữa
là tuổi và giới tính cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuổi có ảnh hưởng quan trọng
đến nguyên nhân bệnh tật và tử vong. Trong phần lớn các số liệu điều tra liên quan
đến bệnh tật, những tỉ lệ bệnh tật đặc trưng theo tuổi có thể giải thích cho nhận định
này.
Sự khác biệt về tỉ lệ bệnh tật giữa các quần thể dân cư có mối tương quan với biến số
chủng tộc và dân tộc. Chủng tộc chỉ những đặc trưng về mặt sinh học (ví dụ như màu
da, màu tóc, màu mắt, hình dáng cơ thể v.v…) trong khi đó dân tộc hàm chứa cả
những khía cạnh khác như yếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế mà ngày nay đã được chấp

nhận rộng rãi là những dấu hiệu nhận biết phù hợp.
Rất nhiều các nghiên cứu tại các nước đang phát triển cho thấy tại các nước này các
nhóm dân tộc thiểu số thường có sức khỏe kém hơn. Bên cạnh những lý giải thiên về
các nguyên nhân xã hội của hiện tượng này như điều kiện kinh tế – xã hội, vai trò cá
nhân và cộng đồng, sự kỳ thị và phân biệt đối xử v.v… người ta cũng cho rằng sự
khác biệt về bệnh tật giữa các quần thể có thể có liên quan đến yếu tố chủng tộc.
Trong một nghiên cứu của Coyne và cộng sự tiến hành năm 2000 cho thấy có một số
quần thể có tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường rất cao, đặc biệt là những người Pima Indians ở
Arizona và những người Micronesian của Nauru. Ở cả hai quần thể này, hơn 50%
những người trung niên đều bị mắc bệnh tiểu đường type 2. Nghiên cứu của Gardner
và cộng sự tiến hành năm 1984 cũng cho thấy những quần thể có pha lẫn gen của thổ
dân Mỹ càng cao thì càng có tỉ lệ bị bệnh tiểu đường càng cao (Boyd Swinburn và
David Cameon Smith, 2004).
Tuy nhiên, những khác biệt về sinh học không phải là yếu tố duy nhất quyết định sức
khỏe. Sự khác biệt về sức khỏe theo chủng tộc còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế
– xã hội khác. Những người Pima ở trên phải chịu những áp lực do không được xã hội
quan tâm, sự bóc lột, kỳ thị và phân biệt đối xử và nghèo đói phổ biến hơn tất cả các
chủng tộc khác. Tại Anh, một số các nhóm dân tộc thiểu số bao gồm những nhóm
cộng đồng người châu Á và châu Phi thường phải sống trong những điều kiện kinh tế
22

xã hội thấp, dẫn đến những hậu quả về sức khoẻ như điều kiện vệ sinh ăn ở và làm
việc kém, điều này có tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người. Ngoài các yếu tố
kinh tế xã hội thì vai trò của các cá nhân trong gia đình và hôn nhân cũng góp phần
quan trọng trong việc tác động đến sức khoẻ. Do mô hình gia đình thay đổi theo các
nhóm dân tộc nên vai trò của giới cũng là một khía cạnh quan trọng trong việc tạo nên
sự khác biệt về sức khoẻ giữa các chủng tộc.
Bảng 2. Các nguyên nhân tử vong theo tuổi và tỉ lệ theo tổng tử vong của Úc

Tuổi

Tỉ lệ % tử vong
theo giới tính

Thứ tự nguyên nhân
tử vong
Tỉ lệ % tử vong
theo nhóm tuổi
Nam Nữ Nam Nữ
Dưới 1 1.1 0.9 –

Các điều kiện đỡ đẻ/sinh
đẻ
– Bệnh bẩm sinh
49
25
50
25
1-14 0.6 0.4 –

Chấn thương và ngộ độc
– Ung thư
51
14
36
17
15-24 1.8 0.7 –

Chấn thương và ngộ độc
– Ung thư
73

7
61
12
25 – 44 6.5 3.3 –

Chấn thương và ngộ độc
– Ung thư
52
12
32
33
45 – 64 16.7 10.9 –

Ung thư
– Bệnh tim mạch
41
29
55
18
65 – 84 54.3 45.2 –

Bệnh tim mạch
– Ung thư
38
35
41
30
85+ 19.0 38.5 –

Bệnh tim mạch

– Ung thư
48
18
56
11
Nguồn: Boyd Swinburn và David Cameon Smith, 2004
Tuổi có lẽ là yếu tố có ảnh hưởng nhất trong nhóm các yếu tố sinh học dẫn đến các
nguy cơ của bệnh tật và tử vong. Bảng 2 cho thấy sự gia tăng nhanh tỉ lệ tử vong ở
người già (tăng đột biến ở độ tuổi từ 65 trở lên ở cả hai nhóm nam và nữ). Ở các nước
có thu nhập thấp hiện nay, có sự khác biệt về tỉ lệ tử vong cao hơn nhiều ở nhóm trẻ
sơ sinh, nhóm thiếu niên/vị thành niên và tử vong mẹ. Về bản chất, những loại bệnh
gây tử vong cao thường là những bệnh truyền nhiễm (và các vấn đề về sản khoa). Các
bệnh truyền nhiễm trở nên nghiêm trọng ở những nhóm có hệ thống miễn dịch chưa
hoàn thiện (nhóm trẻ nhỏ), suy dinh dưỡng (thường là trẻ em), và các bệnh nguy hiểm
khác. Đồng thời, bảng 2 cho thấy các nguyên nhân quyết định tử vong lại là những
bệnh về tim mạch và ung thư (chiếm xấp xỉ khoảng 2/3 tổng tử vong) và đây là căn
bệnh phổ biến của người già.
23

So sánh tương quan giữa tuổi và các bệnh khác nhau và các yếu tố nguy cơ của họ
cũng cho thấy những ảnh hưởng của yếu tố tuổi tác. Nghiên cứu của Dunstan và cộng
sự (trích theo Boyd Swinburn và David Cameon Smith, 2004) cho thấy có mối tương
quan giữa sự phổ biến của bệnh béo phì và tuổi (có sự gia tăng tuyến tính tương đối
tới nhóm tuổi 60 sau đó giảm xuống ở nhóm trên 60 tuổi). Một số yếu tố giải thích
cho sự giảm xuống của căn bệnh béo phì ở người cao tuổi được các tác giả đưa ra
gồm:
1. Cá nhân có thể bị giảm cân do kết quả của những căn bệnh mắc phải đồng thời như
ung thư, mất cảm giác thèm ăn do tuổi già, răng yếu, chế độ ăn uống đặc biệt do
mắc bệnh tiểu đường hay do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng do thu nhập thấp v.v…;
2. Tỉ lệ này cũng phản ánh phần nào một hiện những người béo phì thường chết sớm

hơn và những người già còn lại là những người gầy;
3. Sự giảm xuống của căn bệnh béo phì có thể phản ánh những xu hướng theo thời
gian của bệnh béo phì trong đó người cao tuổi có số thời gian sống trong môi
trường xã hội ít bị béo phì hơn các thế hệ sau của họ (bao gồm những cơ hội và
điều kiện sống dễ gây béo cho cá nhân và quần thể).
Ở Việt Nam, số liệu điều tra Mức sống hộ gia đình (VLSS) 1998 cho thấy, ốm đau
thường xảy ra với trẻ em từ 0 – 4 tuổi và đối với người lớn trên 50 tuổi. Nhóm 15 – 24
tuổi có tỷ lệ ốm đau thấp nhất. Mặc dù có thể có nhiều l ý giải về mặt xã hội cho sự
khác biệt này nhưng cũng không thể không nhắc tới một đặc trưng về mặt sinh học
của nhóm 15-24 tuổi là thời kỳ cơ thể có sức đề kháng cao nhất với mọi loại bệnh tật.
(UNDP, 2001).
Bảng 2 cho thấy có sự khác nhau về tình trạng bệnh tật theo giới tính với một tỉ lệ tử
vong cao hơn ở nhóm nam và tuổi thọ cao hơn ở nhóm nữ. Tình hình trên cũng tương
tự ở Việt Nam. Theo số liệu Tổng điều tra dân số năm 1999, tuổi thọ trung bình của
nam và nữ chênh lệch 3 năm (70 tuổi đối với nữ và 67 tuổi đối với nam). Ðiều tra biến
động dân số 2001 cho thấy, tuổi thọ trung bình của nam giới đạt 70 và nữ giới đạt 73
tuổi. Vì vậy, hiện nay khoảng 60% người cao tuổi là phụ nữ.
Bên cạnh các bệnh liên quan đến khác biệt giới một cách hiển nhiên như ung thư vú (ở
nữ) và tuyến tiền liệt (ở nam), cũng có những khác biệt khác về bệnh giữa hai giới như
bệnh loãng xương chẳng hạn. Bệnh loãng xương là căn bệnh khá phổ biến ở nữ giới,
đặc biệt là với sự mất hocmon sinh dục nữ sau mãn kinh. Trong khi đó, nam giới lại
có khả năng chống lại yếu tố nguy cơ này do họ có cơ thể to khỏe hơn và ảnh hưởng
của kích thích tố sinh dục nam (testosterone effects).
24

Ở trên là những phân tích về ảnh hưởng của các yếu tố sinh học đến sức khỏe thông
qua các đặc điểm cơ bản thuộc về sinh học như gen, giới tính, chủng tộc/dân tộc, và
tuổi. Tuy nhiên, mối liên quan giữa các yếu tố sinh học và sức khỏe trong mối tương
quan với các yếu tố khác vẫn thật sự đang được quan tâm. Liệu các yếu tố nguy cơ về
sinh học đóng vai trò quyết định hay chỉ đóng vai trò nhỏ trong mạng lưới các yếu tố

nguyên nhân khác? Các yếu tố sinh học quyết định sức khỏe rất đa dạng và có mối
liên hệ qua lại với nhau và với hành vi của một cá nhân và các môi trường xung quanh
như thế nào?
3.2. Các yếu tố môi trường tự nhiên
Mối liên hệ chặt chẽ giữa sức khỏe con người và môi trường mà chúng ta đang sống
đã được nhiều nghiên cứu đề cập. Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 1997) ước tính 25%
gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu là do môi trường gây ra. Các nhà nghiên cứu của Đại
học Cornell (Pimental và cộng sự, 1998) đưa ra con số lớn hơn, chiếm 40% và dự báo
tỉ lệ này còn tiếp tục gia tăng (Rosemary Nicholson and Peter Stephenson, 2004).
Những con số thống kê trên cho thấy chúng ta không thể nói về sức khỏe mà không
xét trong mối tương quan với các vấn đề môi trường tự nhiên.
Các yếu tố môi trường quyết định sức khỏe có thể chia theo môi trường đô thị, môi
trường nông thôn; hoặc chia theo môi trường lao động và môi trường nhà ở.
Môi trường đô thị
Hiện nay gần một nửa dân số thế giới sinh sống tại khu vực đô thị. Các thành phố tạo
cơ hội cho mọi người có việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe tốt hơn; và đô thị
cũng đóng góp rất lớn vào nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, sự tăng trưởng đô thị
nhanh chóng mà không có quy hoạch toàn diện đã kéo theo hàng loạt những hiện
tượng mà đô thị đang phải đối mặt như hiện tượng nghèo đói, ô nhiễm môi trường và
nhu cầu của người dân thường vượt quá khả năng của các dịch vụ. Tất cả những yếu
tố này đã gây ra những nguy cơ đối với sức khỏe của người dân.
Những dữ liệu nghiên cứu cho thấy một loạt các nguy cơ về sức khỏe và những yếu tố
ảnh hưởng đến sức khỏe ở khu vực đô thị như nhà ở không đạt tiêu chuẩn, sự đông
đúc, ô nhiễm không khí, nước hoặc thiếu nước, thiếu các dịch vụ vệ sinh và xử lý chất
thải, các bệnh truyền nhiễm, chất thải công nghiệp, phương tiện giao thông tăng lên,
hiện tượng stress có liên quan đến nghèo khổ và thất nghiệp. Các chính quyền địa
phương và chính phủ các nước cùng các tổ chức đa quốc gia đang vật lộn với những
thách thức của quá trình đô thị hóa. Những nguy cơ về sức khỏe và các yếu tố liên
quan là mối quan tâm của nhiều ngành khác nhau trong đó những cảnh báo về ảnh
25

hưởng của ô nhiễm môi trường đô thị đến sức khỏe đang ngày càng thu hút sự chú ý
của các ngành có liên quan.
Một số vấn đề môi trường đô thị đang phải đối mặt:
 Sự quá tải của dân cư đô thị
 Giao thông và ô nhiễm
 Mức độ gia tăng ô nhiễm đất, không khí và nước
 Hệ thống xử lý rác thải, thoát nước không hợp lý
 Thiếu nước sạch
 …
Nguồn: Rosemary Nicholson and Peter Stephenson, 2004
Các vấn đề môi trường được đề cập ở trên như gia tăng ô nhiễm đất, không khí và
nước; hệ thống xử lý rác thải, thoát nước không hợp lý v.v… đã trở nên đặc biệt
nghiêm trọng đối với chất lượng cuộc sống của người dân (trong đó có sức khỏe) do
sự gia tăng và mở rộng nhanh chóng của dân số và nền sản xuất đô thị mà không quan
tâm tới môi trường và sức khỏe con người.
Môi trường nông thôn
Những nguy cơ môi trường chính ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng nông thôn
bao gồm ô nhiễm không khí trong nhà do đốt nguyên liệu rắn để nấu ăn và sưởi (một
nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ ở các nước thế giới thứ ba),
hệ thống xử lý rác thải kém, nhiễm độc thuốc trừ sâu bởi các hoạt động sản xuất nông
nghiệp, thiếu nước sạch, và các véc tơ gây bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết…
(Rosemary Nicholson and Peter Stephenson, 2004).
Môi trường ở các vùng nông thôn Việt Nam do ảnh hưởng của sự phát triển các làng
nghề và các nhà máy công nghiệp đang ngày càng bị ô nhiễm. Không khí bị ô nhiễm
do nhiệt, tiếng ồn, hơi độc, bụi khói; không gian ngày càng bị thu hẹp do đất bị chiếm
dụng để xây dựng cơ sở sản xuất, chứa nguyên vật liệu, chất đốt, sản phẩm và nhất là
chất thải đủ các loại; đất và nước đang bị chất thải rắn và nước thải xâm hại. Hàng loạt
các “làng ung thư” ở Hà Tây, Phú Thọ, Hà Nam, Nghệ An, Quảng Nam, và Hải
Phòng được phát hiện và thông báo trên hệ thống các phương tiện truyền thông đại

chúng như là tiếng chuông cảnh báo cho tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn
hiện nay ở nước ta.
Ộ IMỤC LỤC1. Các khái niệm cơ bản 31.1. Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe 31.2. Sức khỏe quần thể và sức khỏe cá thể 41.3. Các Lever nghiên cứu và phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe 52. Các quy mô nghiên cứu và phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe 72.1 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Lalonde 82.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Dahlgren vàWhitehead 112.3. Tiếp cận xã hội học về sức khỏe 133. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe 203.1. Các yếu tố sinh học 213.2. Các yếu tố môi trường tự nhiên tự nhiên 243.3. Các yếu tố xã hội quyết định hành động sức khỏe 27K ẾT LUẬN 40PH Ụ LỤC 41M ỤC TIÊU HỌC TẬP : Sau khi học xong bài học kinh nghiệm, học viên hoàn toàn có thể : 1. Trình bày được các khái niệm cơ bản và các yếu tố ảnh hưởng đến sứckhỏe ; 2. Trình bày được các Lever và quy mô nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đếnsức khỏe ; 3. Trình bày được mối liên hệ giữa các yếu tố rủi ro tiềm ẩn về mặt xã hội tới sứckhỏe ; 4. Định hướng những giải pháp nhằm mục đích tăng / giảm sự ảnh hưởng tác động của các yếu tố xãhội đến sức khỏe. 1. Các khái niệm cơ bản1. 1. Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏeNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, được triển khai từ những năm 1970, đóng vai trò quan trọng so với cả các nhà hoạch định chủ trương cũng như nhữngngười lập kế hoạch cho mạng lưới hệ thống chăm nom sức khỏe. Nghiên cứu các yếu tố ảnhhưởng đến sức khỏe phân phối những dẫn chứng và chiêu thức quan trọng nhằmhiểu được các số liệu về tình hình bệnh tật, tử trận cũng như những gánh nặng củabệnh tật. Daniel Reidpath định nghĩa một yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe là “ một yếu tố gây rasự đổi khác về sức khỏe theo hướng tốt hơn hoặc xấu đi ” ( Trích dẫn theo HelenKeleher và Berni Murphy, 2004 ). Tiếp cận trong nghiên cứu và điều tra các yếu tố ảnh hưởng đếnsức khỏe được hình thành từ nhiều môn học khác nhau nhằm mục đích khám phá những cáchthức mà thực trạng sức khỏe hay bệnh tật tăng lên hay giảm đi. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe gồm có các yếu tố về sinh thái xanh xã hội, môitrường, văn hóa truyền thống và các yếu tố thuộc về gen và sinh học. Tuy nhiên, các nhóm yếu tốnày không tác động ảnh hưởng một cách độc lập mà giữa chúng có những mối liên hệ chặt chẽvới nhau trong việc tác động ảnh hưởng đến sức khỏe. Những câu hỏi về mối liên hệ giữa cácnhóm yếu tố đã từng được bàn luận như : Các áp lực đè nén xã hội ( social force ) gây ảnhhưởng đến sức khỏe của cá thể như thế nào trong quy trình ảnh hưởng tác động qua lại với cácyếu tố sinh học của khung hình ? Yếu tố hành vi có ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơbệnh tật ? Các điều kiện kèm theo xã hội góp thêm phần làm ngày càng tăng hay giảm thiểu các thời cơ cảithiện sức khỏe như thế nào ? v.v … ấp độ địa lý1. 2. Sức khỏe quần thể và sức khỏe cá nhânViệc nghiên cứu và điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tập trung chuyên sâu vào cả các yếu tố sứckhỏe quần thể ( population health ) lẫn sức khỏe cá thể ( individual health ). Sức khỏe cá thể xuất phát từ nhận định và đánh giá mỗi cá thể có cách hiểu khác nhau về tìnhtrạng sức khỏe của họ cũng như những phương pháp khác nhau nhằm mục đích đạt được tình trạngsức khỏe tốt hơn. Sức khỏe cá thể tương quan trực tiếp đến chẩn đoán và điều trị cácvấn đề sức khỏe của cá thể. Trái lại, sức khỏe quần thể tương quan đến việc cải tổ thực trạng sức khỏe của mộtquần thể nhất định ( như nhóm các bà mẹ trẻ, người cao tuổi v.v … ), đặc biệt quan trọng trong việcgiảm bất bình đẳng về sức khỏe trải qua các chủ trương, các nghiên cứu và điều tra và chươngtrình can thiệp nhằm mục đích phòng, chống bệnh tật và nâng cao sức khỏe. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tập trung chuyên sâu nhiều vào các yếu tố sứckhỏe và bệnh tật của quần thể hơn là của cá thể. Tiếp cận sức khoẻ quần thể đề cập đến các yếu tố sức khoẻ ở 4 Lever theo thang đovề địa lý từ Lever sức khoẻ của cộng đồng ( community health ) đến sức khoẻ của mộtquốc gia ( national health ) hay khoanh vùng phạm vi xa hơn là sức khoẻ quốc tế ( internationalhealth ). Bên cạnh đó, sức khoẻ của tất cả chúng ta đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi các yếutố vượt ra khỏi khoanh vùng phạm vi vương quốc – sức khỏe toàn thế giới ( transnational health / globalhealth ) và những yếu tố tương quan đến toàn cầu hoá được xem xét như thể những nhântố mới ảnh hưởng đến sức khoẻ và bệnh tật. Hình 1. Phân loại sức khỏe theo Lever thang đo địa lýSức khoẻ toàn thế giới được phân biệt khác với sức khoẻ quốc tế. Sức khoẻ quốc tế chỉ cácvấn đề sức khoẻ tương quan đến hai hay nhiều vương quốc và thường đề cập đến những vấnđề tương quan đến các nước đang tăng trưởng. Điểm nhân biết yếu tố sức khoẻ quốc tế làchính phủ vẫn hoàn toàn có thể ngăn ngừa những ảnh hưởng từ bên ngoài tới sức khoẻ người dâncủa họ bằng những công cụ chủ trương tương thích. Sức khỏe toàn thế giới được nhận ra khinhững nguyên do và hậu quả của yếu tố sức khỏe đã vượt ra khỏi sự trấn áp  Sức khỏe toàn thế giới  Sức khỏe quốc tế Sức khỏe quần thể  Sức khỏe vương quốc ( Populational health )  Sức khỏe cộng đồng  Sức khỏe cá nhântrong khoanh vùng phạm vi chủ quyền lãnh thổ của một vương quốc, do đó vượt ra khỏi năng lực xử lý củamột vương quốc ( ví dụ HIV / AIDS là một yếu tố sức khỏe toàn thế giới ). Sức khỏe toàn cầuquan tâm đến những yếu tố làm biến hóa năng lực của các vương quốc trong việc đươngđầu với các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. 1.3. Các Lever nghiên cứu và phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏeTiếp cận về yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe ở các Lever khác nhau giúp tất cả chúng ta hiểusâu hơn không riêng gì về các yếu tố sức khỏe mà còn đề ra được các can thiệp cần thiếtđể xử lý các yếu tố đó. Theo Turrell và tập sự, có ba Lever về yếu tố ảnhhưởng đến sức khỏe : vĩ mô, trung mô và vi mô ( trích dẫn theo Helen Keleher và BerniMurphy, 2004 )  Các yếu tố vi mô ( downstream ) : Bao gồm các mạng lưới hệ thống điều trị, quản trị bệnhtật và các chương trình góp vốn đầu tư trong nghiên cứu và điều tra lâm sàng. Điều này có nghĩa làsự cố gắng nỗ lực can thiệp để biến hóa các điều kiện kèm theo khởi đầu của sức khỏe. Điều nàycó thể gồm có cả các chương trình can thiệp khởi đầu như chương trình nuôidạy con cháu nhằm mục đích tăng trình độ học vấn và sự tích cực, năng động của đứa trẻ. Nó cũng hoàn toàn có thể là các chương trình can thiệp nhằm mục đích bảo vệ rằng những đứa trẻcó điều kiện kèm theo khó khăn vất vả được tiếp cận với các dịch vụ chăm nom sức khỏe khichúng bị ốm.  Các yếu tố trung mô ( midstream ) : Bao gồm các yếu tố thuộc về lối sống, hànhvi và các hoạt động giải trí phòng chống bệnh tật ở Lever cá thể. Ví dụ, so với bệnhlao, các yếu tố trung mô hoàn toàn có thể tương quan đến thiên nhiên và môi trường nhà ở và trường học. Các chương trình can thiệp ở Lever trung mô hoàn toàn có thể là tác động ảnh hưởng nhằm mục đích giảmhoặc chấm hết hành vi hút thuốc của cha mẹ, bảo vệ việc cung ứng các bữaăn tốt cho sức khỏe và các hoạt động giải trí thể thao tương thích trong trường học.  Các yếu tố vĩ mô ( upstream ) : Các yếu tố ở Lever tác động ảnh hưởng cao nhất đến sứckhỏe của cá thể / sức khỏe quần thể. Nhóm các yếu tố ở Lever vĩ mô bao gồmchính sách của nhà nước, các hiệp ước thương mại toàn thế giới, và các chươngtrình góp vốn đầu tư trong nghiên cứu và điều tra sức khỏe dân số v.v … Các yếu tố vĩ mô quyếtđịnh sức khỏe tương quan đến các yếu tố thuộc về cấu trúc kinh tế tài chính và xã hội. Thay đổi các yếu tố vĩ mô được thực thi trải qua việc tác động ảnh hưởng về mặt chínhsách. Các chủ trương cần tập trung chuyên sâu xử lý các yếu tố tương quan đến bất bìnhđẳng về thu nhập vốn có tác động ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe của trẻ nhỏ và tiếp cậnđến các dịch vụ như dịch vụ chăm nom sức khỏe. Các chủ trương cũng cần tậpTham khảo thêm Nick Spencer tại http://www.euro.who.int/socialdeterminants/socmarketing/20051214_1 ) trung vào cấu trúc của mạng lưới hệ thống giáo dục vì giáo dục cũng được coi là mộttrong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Các chủ trương cần bảo vệ rằngcác hộ mái ấm gia đình nghèo có thời cơ đạt được một trình độ giáo dục nhất định. Bên cạnh cách phân loại thành ba Lever yếu tố trên, các yếu tố quyết định hành động sức khoẻcũng hoàn toàn có thể chia thành hai Lever ( Helen keleher, 2004 ) :  Cấp độ gần ( proximal determinants ) : Các yếu tố ở Lever gần có ảnh hưởng tác động trựctiếp đến việc làm đổi khác thực trạng sức khỏe. Các yếu tố ở Lever gần tươngđương với các yếu tố vi mô ở trên.  Cấp độ xa ( distal determinants ) : Bao gồm các yếu tố có ảnh hưởng tác động gián tiếp tớisự biến hóa của thực trạng sức khỏe. Mối đối sánh tương quan giữa sự đổi khác của tìnhtrạng sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe hoàn toàn có thể là gián tiếp và khónhận biết do các yếu tố khác. Các yếu tố thuộc Lever xa tương tự với cácyếu tố trung mô và vĩ mô nghiên cứu và phân tích ở trên. Nghiên cứu trường hợpGia đình anh Hải ở xã M, huyện N, tỉnh ĐN ăn cá nóc. Sau khi ăn xong, congái 3 tuổi của anh Hải bị đau bụng. Gia đình đưa đến TTYT huyện cấp cứu. Tại phòng cấp cứu của TTYT huyện, bác sĩ chỉ cặp nhiệt độ rồi bỏ đi. Saukhi mái ấm gia đình gọi nhiều lần, bác sĩ cho cháu bé uống một viên thuốc. Sau vàitiếng đồng hồ đeo tay, cháu bé đau và hô hào kinh hoàng hơn. Người nhà lại gọi nhân viêntrực nhưng không nhận được sự tương hỗ của bác sĩ. Vợ chồng ảnh Hải cũng bịđau bụng sau đó nhưng cũng không được bác sĩ khám. Anh Hải nhu yếu bệnhviện chuyển cả nhà anh lên bệnh viện tỉnh, nhưng các bác sĩ trực nhất quyếtkhông cho và lại cặp nhiệt độ cho cháu bé để ” theo dõi ” ! Sáng hôm sau vợanh Hải bị bất tỉnh nhân sự nhưng cũng không bác sĩ khám. Sau đó, cháu bé bị nôn sau khi bác sĩ cho uống một gói thuốc. Người nhàanh Hải liên tục ý kiến đề nghị tương hỗ hoặc là chuyển cháu bé lên bệnh viện tỉnhnhưng các bác sĩ không chấp thuận đồng ý. Sáng hôm sau cháu bé đã tử trận. Sau đóTTYT đã cho xe chở hai vợ chồng anh Hải lên bệnh viện tỉnh cấp cứu. Trong bệnh án của cháu bé, bác sĩ ghi rõ chẩn đoán khởi đầu rối loạn tiêuhóa hoàn toàn có thể do ngộ độc thức ănCâu hỏi : Biên tập dựa trên bài báo “ Cái chết đau lòng của một bé gái ” đăng trên website báo điện tử Dân tríhttp : / / www8.dantri.com.vn/Sukien/2006/11/153652.vip1.Những yếu tố nào hoàn toàn có thể ảnh hởng dẫn đến cái chết của cháu bé ? 2. Phân loại Lever của những yếu tố quyết định hành động dẫn đến cái chết củacháu bé ? 3. Cái chết của cháu bé có biến hóa được không ? Chúng ta hoàn toàn có thể tácđộng vào những yếu tố nào để hoàn toàn có thể không dẫn đến cái chết của cháubé ? 2. Các quy mô nghiên cứu và phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏeTrước những năm 1970, trên quốc tế thông dụng một cách tiếp cận truyền thống lịch sử về sứckhỏe trải qua quan điểm y sinh học xã hội ( Marc Ladonde, 1981 ). Quan điểm này đãbị Thomas McKeown phê phán trong những năm từ 1970 đến 1980. Theo ThomasMcKeown, sự cải tổ về mức sống đã tạo điều kiện kèm theo thuận tiện cho việc nâng cao sứckhỏe cộng đồng hơn là các điều trị y học lâm sàng ( trích dẫn theo Marc Ladonde, 1981 ). Quan điểm y sinh học xã hội bị chỉ trích phê phán bởi nó đã không đề cập tớinhững yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số hạn chế của quy mô được xácđịnh gồm có :  Chỉ tập trung chuyên sâu vào những nguyên do mang tính đơn lẻ ( single causes ) ;  Phân loại bệnh nhân theo tín hiệu bệnh tật ;  Quy giản mọi nguyên do của bệnh tật về các yếu tố sinh học ( tế bào, gen ) ;  Đề cao sự can thiệp và tập trung chuyên sâu vào chữa trị hơn là phòng bệnh ;  Giải thích sự bất bình đẳng về sức khỏe trải qua quy kết thực trạng sức khỏe củacá nhân là tác dụng của những lựa chọn mang tính cá thể hay bởi những hạn chếcủa cá thể về mặt tâm ý và sinh học. Mặc dù những lý giải bệnh tật theo quy mô y sinh học đã có nhiều ý tưởng liênquan đến bệnh truyền nhiễm như ý tưởng ra quá trình vệ sinh và khử trùng, đặc biệtlà trong quy trình phẫu thuật để ngăn ngừa sự lây nhiễm của vi trùng ; cấy ghép các bộphận trong khung hình ; hay việc sử dụng những loại thuốc đặc trị trong điều trị bệnh tậtv. v … nhưng việc tập trung chuyên sâu vào cá thể đã số lượng giới hạn việc hiểu rõ căn nguyên sâu xa củabệnh tật và việc tập trung chuyên sâu vào điều trị đã hạn chế cách tiếp cận mang tính dự trữ. Quan điểm y sinh học xã hội chẩn đoán và lý giải nguyên do của bệnh tật như thể sự hoạt động giải trí sai chứcnăng về mặt sinh học của khung hình con người. Mô hình y sinh học xã hội dựa trên giả định rằng mỗi bệnh tật đềucó nguyên do đơn cử ảnh hưởng một cách tự nhiên đến khung hình con người và hoàn toàn có thể Dự kiến trước được. Điềunày có nghĩa là về mặt kim chỉ nan thì toàn bộ các loại bệnh đều hoàn toàn có thể chữa trị được. Mô hình này tương quan đếnquan điểm cho rằng con người cũng là một khối được hình thành từ các bộ phận link với nhau trải qua bộxương và hệ tuần hoàn. Theo cách lý giải của quy mô y sinh học thì vai trò của bác sĩ gần giống với việc sửachữa các bộ phận khi chúng bị hỏng ( John Germov, 2005 ) Trên cơ sở phê phán những hạn chế của quy mô y sinh học trong lý giải nguyênnhân của các yếu tố sức khỏe, các nhà nghiên cứu về nghành nghề dịch vụ sức khỏe đã xây dựngmô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe một cách tổng lực hơn. Cho đến nay, cónhiều quy mô đã được công bố và ứng dụng trong các nghiên cứu và phân tích về các yếu tố ảnhhưởng đến sức khỏe như Mô hình thực trạng sức khỏe y tế công cộng và dự báo củaViện y tế công cộng và thiên nhiên và môi trường Hà Lan ; Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sứckhỏe của Dahlgren và Whitehead ; Mô hình của Evans và Stottard ; Mô hình của Frenkvà tập sự ; Mô hình của Wollleswinkel ; Mô hình của VanLeeuwen và tập sự ; Môhình của Hancock và Perkins ; Mô hình của Huynen và Martens ; Mô hình của Lalondev. v …. Nhìn chung, các quy mô yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trên đã khắc phục được cáinhìn thiên lệch trước đây về nghành nghề dịch vụ sức khỏe. Bên cạnh vai trò của các yếu tố sinhhọc như gen, tế bào các quy mô đã tập trung chuyên sâu hầu hết vào việc nghiên cứu và phân tích sự tác độngcủa các yếu tố xã hội trong quy trình ảnh hưởng đến sức khỏe của cá thể và cộngđồng. Trong khuôn khổ của tài liệu giảng dạy này, nhóm biên soạn sẽ ra mắt ba mô hìnhcác yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Lalonde ; Dahlgren và Whitehead ; và JohnGermov. Trong đó, quy mô các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Lalonde, với tưcách là một cách tiếp cận mới đoạn tuyệt với quan điểm truyền thống lịch sử về các yếu tốảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật trước đó ( khoảng chừng trước những năm 1970 ), chochúng ta thấy một cách tiếp cận tổng thể và toàn diện về các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Mô hình của Dahlgren và Whitehead cho tất cả chúng ta một cách nhìn chi tiết cụ thể hơn các phânloại nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Mô hình “ Khung xã hội ” của JohnGermov dựa trên tiếp cận của xã hội học sức khỏe cho tất cả chúng ta thấy tác động ảnh hưởng của cấutrúc xã hội lên sức khỏe của cá thể như thế nào. 2.1 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của LalondeTheo Lalonde, sức khỏe bị ảnh hưởng bởi 4 nhóm yếu tố : Yếu tố sinh học, môitrường, lối sống và dịch vụ chăm nom sức khỏe. Bốn nhóm yếu tố này được tác giả xácđịnh trải qua việc nghiên cứu và phân tích các yếu tố nguyên do của bệnh tật và tử trận củangười dân Canada. Tiếng Anh : Social SkeletonBộ trưởng Bộ Y tế Canada, năm 1973H ình 2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Lalonde ( Marc Lalonde, 1981 ) Các yếu tố sinh họcCác yếu tố sinh học gồm có các góc nhìn của sức khỏe về mặt sức khỏe thể chất và tâmthần thuộc bên trong khung hình của mỗi cá thể. Nhóm yếu tố này gồm có gen ditruyền của cá thể, quy trình trưởng thành và già hóa, và nhiều cơ quan bên trong cơthể như xương, hệ thần kinh, cơ, nội tiết, hệ tiêu hóa v.v …. Cơ thể của con người làmột cơ quan hữu cơ phức tạp nên yếu tố sức khỏe tương quan đến yếu tố sinh họcđược xem là yếu tố quan trọng, phong phú và phức tạp. Nhóm yếu tố sinh học tác độngđến toàn bộ các bệnh tật và tử trận như các bệnh mãn tính và các bệnh khác ( đột biếngen, dị tật bẩm sinh, chậm tăng trưởng trí tuệ ). Các yếu tố môi trườngCác yếu tố thiên nhiên và môi trường gồm có thiên nhiên và môi trường tự nhiên và môi tcác yếu tố liên quanđến sức khỏe sống sót bên ngoài khung hình của con người và vượt ra ngoài khoanh vùng phạm vi kiểmsoát của cá thể hoặc nếu có thì sự trấn áp đó cũng chỉ ở mức độ có số lượng giới hạn. Cáccá nhân tự họ không hề bảo vệ được những yếu tố như lương thực thực phẩm, thuốc, nước v.v … bảo đảm an toàn và không bị ô nhiễm ; tự họ không hề trấn áp ô nhiễmkhông khí, ô nhiễm nước và tiếng ồn ; hay ngăn ngừa sự lan tràn của các bệnh truyềnnhiễm ; xử lý việc vứt rác thải, nước thải bừa bãi ; cũng như họ không hề kiểmsoát được những đổi khác nhanh gọn của thiên nhiên và môi trường xã hội để không gây ảnhhưởng xấu tới sức khỏe của họ. Hành vi, lối sốngNhóm các yếu tố thuộc hành vi, lối sống tương quan đến sức khỏe là những mô hìnhhành vi hoàn toàn có thể nhận ra được dựa trên những lựa chọn mang tính cá thể. Các thói10quen và quyết định hành động của cá thể hoàn toàn có thể có lợi hoặc có hại cho sức khỏe của họ. Khi cáchành vi này dẫn đến bệnh tật và tử trận thì hành vi và lối sống của nạn nhân thườngđược xem như thể nguyên do dẫn đến bệnh tật và tử trận của họ. Hệ thống chăm nom sức khỏeNhóm yếu tố về mạng lưới hệ thống chăm nom sức khỏe gồm có số lượng, chất lượng, sự sắpxếp, thực chất và các mối quan hệ của con người và các nguồn lực tương quan đến hệthống phân phối dịch vụ chăm nom sức khỏe. Hệ thống này gồm có thực hành thực tế lâmsàng, sự chăm nom bệnh nhân, bệnh viện, nhà điều dưỡng, thuốc điều trị, các dịch vụchăm sóc sức khỏe công và tư nhân, và các dịch vụ chăm nom sức khỏe khác. Theo Lalonde, thời nay, hầu hết những nỗ lực của các xã hội trong việc nâng cao sứckhỏe đều tập trung chuyên sâu phần nhiều cho mạng lưới hệ thống chăm nom sức khỏe. Tuy nhiên, nguyênnhân căn nguyên gây ra bệnh tật và tử trận lại thuộc nhóm ba yếu tố sinh học, môi trườngvà lối sống. Hệ thống chăm nom sức khỏe được sử dụng khi yếu tố bệnh tật đã xảy ravà cần được điều trị. Do đó, việc tập trung chuyên sâu vào ba nhóm yếu tố sinh học, môi trườngvà lối sống trong việc phòng tránh bệnh bật và tử trận là việc làm quan trọng nhất. Những góp phần quan trọng trong quy mô của LalondeMô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Lalonde lưu lại trong bước đầu trongviệc xác lập được các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Tác giả đã chỉ ra nhữngkhác biệt mà quy mô các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe này đạt được, gồm có : 1. Mô hình đã đề cập vai trò của các yếu tố về sinh học, thiên nhiên và môi trường và lối sốngngang hàng với vai trò của mạng lưới hệ thống chăm nom sức khỏe trong quy trình ảnhhưởng tới sức khỏe. Đây là bước nâng tầm quan trọng vì các quan điểm trước đóđều cho rằng vai trò quan trọng nhất trong việc nâng cao sức khỏe là của các hệthống chăm nom sức khỏe. 2. Đóng góp thứ hai của quy mô là sự tổng lực của nó. Bất cứ bệnh tật nào cũngđều hoàn toàn có thể tìm thấy nguồn gốc từ một hay phối hợp của cả 4 yếu tố. Sự toàn diệncủa một quy mô là rất quan trọng vì nó bảo vệ được việc xác lập không thiếu tấtcả các góc nhìn của yếu tố sức khỏe cũng như các bên có tương quan tới vấn đềsức khỏe ( ở cả Lever cá thể và Lever tập thể, bệnh nhân, bác sĩ điều trị, cácnhà khoa học và cơ quan chính phủ ) đều có vai trò ảnh hưởng đến yếu tố sức khỏe. 3. Đóng góp thứ ba của quy mô là được cho phép sử dụng để nghiên cứu và phân tích bất kỳ một vấnđề sức khỏe nào trải qua mạng lưới hệ thống 4 nhóm yếu tố để nhìn nhận mức độ quantrọng tương đối và sự tương tác giữa các nhóm yếu tố. Dựa trên nguồn số liệuquốc gia về sức khỏe của Canada, ông đa nghiên cứu và phân tích các yếu tố tác động ảnh hưởng tới tử11vong do tai nạn thương tâm giao thông vận tải và thấy một trong thực tiễn rằng các nguyên do chính củatử vong do tai nạn thương tâm giao thông vận tải hoàn toàn có thể do những yếu tố rủi ro đáng tiếc gây ra bởi cá thể, các yếu tố tương quan đến phương tiện đi lại giao thông vận tải cũng như chất lượng đườngxá, sự sẵn sàng chuẩn bị và kịp thời của mạng lưới hệ thống cấp cứu ; các yếu tố về sinh học có vaitrò ít hơn hoặc thậm chí còn là không được đề cập trong yếu tố này. Sắp xếp theotrật tự quan trọng giảm dần ảnh hưởng tới tử trận do tai nạn đáng tiếc giao thông vận tải gây rasẽ là : hành vi / lối sống, môi trường tự nhiên, và mạng lưới hệ thống chăm nom sức khỏe ( tỉ lệ phầntrăm ảnh hưởng chiếm tỷ suất tương tự là khoảng chừng : 75 %, 20 % và 5 % ). Việcphân tích này được cho phép các nhà hoạch định chủ trương tập trung chuyên sâu sự chú ý quan tâm củahọ vào những yếu tố quyết định hành động đóng vai trò quan trọng nhất. 4. Đóng góp thứ tư của quy mô là được cho phép khu trú thành các nhóm yếu tố. Điềunày thuận tiện hơn cho việc tăng trưởng cây yếu tố diễn đạt mối liên hệ trực tiếp nhấtgiữa các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Quay trở lại với ví dụ về các nguyênnhân tử trận do tai nạn thương tâm giao thông vận tải, trong nhóm yếu tố thuộc hành vi / lối sốngchúng ta hoàn toàn có thể liên tục nghiên cứu và phân tích các rủi ro tiềm ẩn đơn cử như do tay lái khôngvững, do sự thiếu cẩn trọng và do sơ suất trong việc thắt dây bảo đảm an toàn và vận tốc củaphương tiện giao thông vận tải v.v …. 5. Cuối cùng, quy mô đã cung ứng một cách tiếp cận mới về sức khỏe, trong đócho phép có những cách tâm lý phát minh sáng tạo, cởi mở hơn trong nhận thứcMộttrong những yếu tố của nâng cao sức khỏe chính là quyền lực tối cao hợp pháp để thựchiện trách nhiệm này bị phân tán một cách thoáng rộng giữa các cá thể, các chínhphủ, các chuyên viên sức khỏe và các thiết chế xã hội. Sự phân loại về tráchnhiệm đôi lúc dẫn đến một hệ quả là sự mất cân đối do mỗi bên tham gia chỉchú trọng đến các giải pháp tương quan đến một nghành nghề dịch vụ nhất định. Thông quamô hình này các bộ phận vốn bị phân tán này được liên kết lại với nhau thànhmột chỉnh thể thống nhất được cho phép xác lập được tầm quan trọng của tổng thể cácyếu tố trong đó gồm có cả những yếu tố thuộc nghĩa vụ và trách nhiệm của các lĩnh vựckhác, các bên tham gia khác. 2.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Dahlgren và WhiteheadNăm 1995, Dahlgren và Whitehead đã khái niệm hóa các yếu tố ảnh hưởng đến sứckhỏe dưới hình thức một sơ đồ được phân cấp thành các nhóm yếu tố với những cấpđộ khác nhau từ Lever gần ( những yếu tố gần với cá thể ) đến Lever xa ( những yếutố thuộc về cấu trúc xã hội, vượt ra khỏi sự trấn áp của cá thể ). 12H ình 2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Dahlgren và WhiteheadMô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của Dahlgren và Whitehead được cấutrúc thành 5 Lever. Nhóm các yếu tố được chia theo Lever từ gần tới xa, từ vi mô tớivĩ mô ( được biểu lộ thành 5 vòng tròn với các yếu tố bên trong ). Các nhóm yếu tố gồm có :  Tuổi, giới tính và các đặc trưng về di truyền  Các yếu tố về hành vi và lối sống của cá thể  Các mạng lưới cộng đồng và xã hội  Điều kiện sống và thao tác ( môi trường tự nhiên thao tác, giáo dục, thất nghiệp, nước vànước thải, dịch vụ chăm nom sức khỏe và nhà tại v.v … )  Các điều kiện kèm theo kinh tế tài chính, xã hội, văn hóa truyền thống và môi trường tự nhiên chung. Nhóm các yếu tố sinh học gồm tuổi, giới tính và các yếu tố di truyền được xếp ở vòngtròn TT của quy mô ( Lever gần nhất với cá thể ). Những yếu tố này nhìnchung không hề đổi khác được [ người ta không hề biến hóa tuổi, giới tính ( số đông ) cũng như những đặc trưng sinh học của khung hình ] trong khi đó, các nhóm yếu tố còn lạivề mặt l ý thuyết hoàn toàn có thể tác động ảnh hưởng làm biến hóa được. Vòng tròn tiếp theo là nhóm các13yếu tố thuộc về hành vi và lối sống của cá thể. Các yếu tố này hoàn toàn có thể có lợi hoặc cóhại so với sức khỏe. Tuy nhiên, do các cá thể có những mối tương tác với mái ấm gia đình, bè bạn và những nhóm xã hội khác nên hành vi và lối sống của các cá thể chịu ảnhhưởng bởi những ảnh hưởng tác động của cộng đồng và xã hội. Các vòng tròn tiếp theo cho thấysự tác động ảnh hưởng của các yếu tố về điều kiện kèm theo sống và thao tác của cá thể ( trong đó baogồm cả việc tiếp cận tới các dịch vụ và tương hỗ chăm nom y tế thiết yếu ). Bao trùm toànbộ các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe là toàn cảnh kinh tế tài chính, văn hóa truyền thống, xã hội vàmôi trường chung. Cách tiếp cận về quy mô đa Lever của Dahlgren và Whitehead đã được vận dụng rộngrãi trong các điều tra và nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Ưu điểm của quy mô  Mô hình đã chỉ ra được các Lever ảnh hưởng khác nhau của các nhóm yếu tố.  Chỉ ra được mối liên hệ giữa các Lever với nhau và cả khunh hướng tác độngcủa các nhóm yếu tố đi từ vòng tròn to nhất tới TT.  Chỉ ra được từng yếu tố chi tiết cụ thể trong mỗi Lever nhóm yếu tố. 2.3. Tiếp cận xã hội học về sức khỏeKhông thỏa mãn nhu cầu với sự nghiên cứu và phân tích nguyên do của sức khỏe và bệnh tật theo tiếp cậncủa quy mô y sinh học, các nhà xã hội học sức khỏe đã tăng trưởng một cách tiếp cậnmới nhằm mục đích lý giải nguyên do của sức khỏe và bệnh tật. Cách tiếp cận này tậptrung sự quan tâm vào các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó mạng lưới hệ thống y tếnhư là một trong những yếu tố xã hội đó. Một điểm quan trọng cần quan tâm là tiếp cận xã hội học không chối bỏ sự sống sót củanhững góc nhìn về sinh học hay tâm ý của bệnh tật và tầm quan trọng của can thiệpmang tính lâm sàng. Tiếp cận xã hội học nhấn mạnh vấn đề rằng sức khỏe và bệnh tật luônxuất hiện và sống sót trong một toàn cảnh xã hội đơn cử và những can thiệp hiệu suất cao, cụthể là những giải pháp phòng ngừa, cần phải được đặt lên trên những can thiệp của yhọc. Khi đề cập đến nguồn gốc xã hội của bệnh tật, tất cả chúng ta cần phải hiểu rằng ở đâyrất cần có sự cân đối giữa những can thiệp mang tính cá thể và những can thiệpmang tính xã hội, do tại phần nhiều các khoản tiền góp vốn đầu tư cho sức khỏe đều tập trungvào các can thiệp của y học. Các nhà xã hội học sức khỏe không có dự tính thay thế sửa chữa môhình y sinh học khi họ tăng trưởng tiếp cận xã hội học về sức khỏe, mà mục tiêu của họchỉ nhằm mục đích lan rộng ra cách hiểu và nghiên cứu và phân tích các yếu tố sức khỏe và bệnh tật. Đã đề cập ở trên14Mô hình y sinh học dựa vào giả định rằng cá thể phải trọn vẹn chịu nghĩa vụ và trách nhiệm đốivới sức khỏe của mình, do đó quy mô này tập trung chuyên sâu vào Lever cá thể của nguyênnhân và cách chữa trị bệnh tật. Trong khi đó, tiếp cận xã hội học lại giả định sức khỏelà nghĩa vụ và trách nhiệm của xã hội và tập trung chuyên sâu vào khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến sứckhỏe. Vì vậy, trong khi quy mô y sinh học tập trung vào việc chữa bệnh và những yếutố rủi ro tiềm ẩn của cá thể, thì tiếp cận xã hội học lại tập trung chuyên sâu vào những yếu tố mangtính xã hội, những yếu tố được cho là có rủi ro tiềm ẩn so với sức khỏe ( như ô nhiễm môitrường, việc làm stress, sự phân biệt đối xử v.v ), và đơn cử là nhấn mạnh vấn đề đếnsự bất bình đẳng về sức khỏe giữa các nhóm xã hội về giai cấp, giới, dân tộc bản địa, chủngtộc, nghề nghiệp. Hình 3. Mô hình các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khoẻ ( Social Skeleton ) ( Jonh Germov, 2005 ) 15M ô hình Khung xã hội ( the social skeleton ) được kiến thiết xây dựng dựa trên tiếp cận xã hộihọc về sức khỏe nhằm mục đích nghiên cứu và phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc xã hộivà cá thể vànhững ảnh hưởng tác động của cấu trúc xã hội tới thực trạng sức khỏe của cá thể như thế nào. Mô hình bộc lộ bốn vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng tròn là một Lever nhóm các yếutố ảnh hưởng tác động đến sức khỏe của cá thể. Vòng tròn trong cùng chỉ Lever yếu tố gần vớicá nhân nhất ( lối sống của cá thể và đặc thù sinh học của cá thể ), tiếp đến là cácvòng tròn chỉ Lever ảnh hưởng tác động theo nhóm xã hội, thiết chế xã hội và văn hóa truyền thống. Thiết chếxã hội ( như y tế, giáo dục, pháp lý, tôn giáo ) là những cấu trúc chính thức trongmột xã hội được hình thành nhằm mục đích cung ứng các nhu yếu xã hội như chăm nom sức khỏe ( thiết chế y tế ), trang bị kỹ năng và kiến thức ( thiết chế giáo dục ) …. Nhóm xã hội hình thành nhưlà hiệu quả của việc tạo lập các thiết chế xã hội ( ví dụ, các giai cấp được hình thành từhệ thống kinh tế tài chính ; văn hóa truyền thống, pháp luật và giáo dục ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ vànam giới cũng như thái độ so với những người có những hành vi khác với số đôngnhư các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số ). Các mối quan hệ xã hội cũng được hìnhthành cùng với sự hình thành của các thiết chế xã hội ( ví dụ, mối quan hệ giữa bác sĩvà bệnh nhân trong thiết chế y tế, quan hệ giữa thầy giáo và học viên trong thiết chếgiáo dục v.v … ). Cấu trúc xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ tất cả chúng ta, nhưng ảnhhưởng đó không phải là không bao giờ thay đổi. Các mũi tên hai chiều trong hình 3 bộc lộ sự tươngtác qua lại giữa các lớp ( vòng tròn ) và giữa các yếu tố. Điều này có nghĩa là, chúng talà thành viên của nhóm, của một xã hội và tất cả chúng ta hành xử theo cách của nhóm, xãhội mà tất cả chúng ta là thành viên. Mô hình trên đề cập đến ba góc nhìn chính khi điều tra và nghiên cứu về sức khỏe. Ba khíacạnh này gồm có : Sự phân bổ xã hội về sức khỏe và bệnh tật ( Lever nhóm xã hội ) ; Kiến tạo xã hội về sức khỏe và bệnh tật ( Lever văn hóa truyền thống ) và Tổ chức xã hội của chămsóc sức khỏe ( Lever thiết chế xã hội ). Mô hình Khung xã hội không chú trọng nhiềutới Lever gần với cá thể nhất ( gen và lối sống ) mà chú trọng tới ba Lever còn lạihơn. 1. Sự phân bổ xã hội về sức khỏe và bệnh tật ( Social distribution of health anddisease ) : bệnh tật có sự phân bổ không đồng đều giữa các nhóm xã hội, cộng đồng, vương quốc khác nhau. Điều này hoàn toàn có thể thấy trải qua các số liệu thống kê về hiệntượng tự tử theo giới tính và tuổi, hay tuổi thọ giữa các nhóm, các vương quốc trên thếgiới v.v … Mỗi nhóm xã hội với những đặc trưng của nó có ảnh hưởng khác nhau1. Cấu trúc xã hội ( CTXH ) là sự sắp xếp của các thành phần xã hội hoặc các đơn vị chức năng xã hội và sự tương tác củachúng trong cả trạng thái tĩnh và trạng thái động ( Ficher H ). 16 đến thời cơ sức khỏe. Khi tất cả chúng ta nghiên cứu và phân tích mối đối sánh tương quan giữa các yếu tố vềdân tộc, giai cấp, giới v.v … tất cả chúng ta sẽ nhận thấy một cách đơn cử và rõ ràng sựkhác biệt trong phân bổ về sức khỏe. Điều này có nghĩa là khi tất cả chúng ta phân tíchcác số liệu về thực trạng bệnh tật ( số người bị ốm ) hay tử trận ( số người bị chết ) và mối đối sánh tương quan với các đặc trưng về giới tính, tuổi, giai cấp, vị thế kinh tế-xãhội hay các nhóm dân tộc bản địa khác nhau tất cả chúng ta sẽ thấy sự phân bổ không đồng đều. Bằng cách tiếp cận của xã hội học về sức khỏe, sự độc lạ này sẽ được giải thíchthông qua sự tác động ảnh hưởng gián tiếp của các điều kiện kèm theo xã hội bên ngoài cá thể. Khi cốgắng lý giải sự phân bổ xã hội khác nhau, tiếp cận xã hội học về sức khỏe đãtập trung vào những tác động ảnh hưởng của các điều kiện kèm theo sống và thao tác tới thực trạng sứckhỏe. Chúng ta hoàn toàn có thể thuận tiện nhìn thấy nhiều căn bệnh là loại sản phẩm của xã hội ( vídụ, các bệnh nghề nghiệp như bệnh nhiễm độc chì, bụi phổi – bông, bụi phổi – silicxuất hiện do người lao động phải thao tác trong môi trường tự nhiên lao động bị ô nhiễm ). 2. Kiến tạo xã hộivề sức khỏe và bệnh tật ( Social construction of health anddisease ) : Định nghĩa về sức khỏe và bệnh tật là khác nhau giữa các nền văn hóa truyền thống vàbiến đổi qua thời hạn. Một yếu tố bệnh tật được nhìn nhận / xác lập ở xã hội này, thời gian này nhưng hoàn toàn có thể không phải là yếu tố bệnh tật ở xã hội khác, thời điểmkhác ( ví dụ như yếu tố đồng tính, hội chứng nghiện rượu v.v … ). Sự độc lạ nàycho thấy các niềm tin văn hóa truyền thống, hành vi, và các thiết chế xã hội định hình hay kiếntạo những phương pháp mà qua đó yếu tố sức khỏe và bệnh tật được hiểu như thế nào. Do đó, định nghĩa về sức khỏe và bệnh tật không nhất thiết là những sự kiện mangtính khách quan mà còn hoàn toàn có thể là hiệu quả phản ánh những đặc thù văn hóa truyền thống, chínhtrị, đạo đức của mỗi xã hội ở mỗi tiến trình nhất định. Ví dụ, ngày này các công tydược bị buộc tội là họ đã xây đắp ra nhiều căn bệnh khi họ tung ra thị trườngnhững loại dược phẩm mới nhằm mục đích chữa trị các triệu chứng mang tính phổ biếnthông thường. Ví dụ, mãn kinh không phải là bệnh lý mà là một hiện tượng kỳ lạ tự nhiên trongđời mỗi người phụ nữ do sự giảm sản xuất các hormone sinh dục ở buồngtrứng, đặc biệt quan trọng là estrogen ở độ tuổi nhất định. Các thế hệ trước đây cũng đãtrải qua tiến trình này một cách tự nhiên nhưng họ không được cảnh báo nhắc nhở vềnhững rủi ro tiềm ẩn sức khỏe hoàn toàn có thể xảy ra trong quá trình này và họ cũng trảiqua thời kỳ này một cách tự nhiên. Nhưng ngày này, mãn kinh ở phụ nữ đãChỉ sự phát minh sáng tạo mang tính xã hội về những đặc trưng của đời sống con người dựa trên những quan điểm / giá trịmà con người đã kiến thiết xây dựng lên trong trong thực tiễn đời sống. Do đó, những pháp luật về thông thường / khác thường, đúng / sai, sức khỏe / bệnh tật là những phát minh sáng tạo mang tính chủ quan của con người. 17 trở thành một chủ đề sức khỏe. Những ngời phụ nữ đợc cảnh báo nhắc nhở về hiệntượng mãn kinh, về những triệu chứng Open trong quá trình này nhưnhững cơn bốc hỏa, mất ngủ và những biến chứng như bệnh tim mạch, loãngxương v.v … Hàng loạt các giải pháp can thiệp trải qua sử dụng dược phẩmđược đưa ra như liệu pháp hormone sửa chữa thay thế ( sử dụng estrogen liều thấp kếthợp progestin khá hữu hiệu trong điều trị nhiều triệu chứng mãn kinh nhưcơn bốc hỏa, khô âm đạo và không dễ chịu khi giao hợp ), sử dụngBisphosphonates để ngăn ngừa hoặc điều trị loãng xương. Một ví dụ khác, lúc bấy giờ ở Nước Ta ( và các nước khác trên quốc tế ) cáccông ty dược có một ảnh hưởng nhất định đến hành vi của các bác sĩ bởinhững chủ trương về tiếp thị và hoa hồng của các công ty dược này. Điều nàydẫn đến hiện tượng kỳ lạ các bác sĩ có khuynh hướng kê đơn một số ít thuốc không cầnthiết hoặc chỉ của một hãng nhất định. Các bác sĩ với những quyền lực tối cao dođặc trưng nghề nghiệp mang lại đã tạo cho bệnh nhân một niềm tin rằng chỉcó thuốc đó là đúng, là hiệu suất cao, là hoàn toàn có thể chữa được bệnh của mình. Trongtrường hợp các đơn thuốc này chỉ có bán ở hiệu thuốc này và không bán ởhiệu thuốc khác thì bệnh nhân cũng sẽ cố gắng nỗ lực mua đúng những loại thuốcđã được bác sĩ kê đơn v.v …. Điều này cho thấy có những nguyên do về xãhội và kinh tế tài chính trong việc xác lập những yếu tố sức khỏe và bệnh tật cũngnhư các giải pháp chữa trị bệnh tật. 3. Tổ chức xã hội của mạng lưới hệ thống chăm nom sức khỏe ( The social organization of healthcare ) : xem xét phương pháp mà xã hội tổ chức triển khai, góp vốn đầu tư và sử dụng mạng lưới hệ thống chăm sócsức khỏe như thế nào. Mối chăm sóc chính ở đây là vai trò thống trị của nhữngchuyên gia y tế. Vai trò này ảnh hưởng đáng kể tới việc thiết kế xây dựng các chủ trương ytế cũng như các nguồn vốn nhằm mục đích bảo vệ cho quyền lợi của những chuyên viên nàynhưng lại hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của những y tá và những cán bộ y tế khác. Các mối quan hệ bất công bằng giữa những người làm trong nghành y tế có thểlàm hạn chế việc sử dụng có hiệu suất cao các nguồn lực y tế cũng như việc tiếp cận vàsử dụng mạng lưới hệ thống dịch vụ chăm nom sức khỏe của dân cư. Ví dụ, mạng lưới hệ thống bệnh viện của Nước Ta gồm có các tuyến từ TW tớiđịa phương. Bên cạnh việc các bệnh viện tuyến dưới không đủ năng lượng đểchữa trị cho những ca phức tạp còn có những yếu tố xã hội khác như để tănghiệu quả kinh tế tài chính và có nhiều thành tích, các bệnh viện tuyến dưới sẵn sàngchuyển những ca khó hơn lên tuyến trên và chỉ giữ lại những ca đơn thuần. 18 Điều này đã dẫn đến thực trạng các bệnh viện tuyến trên ( TW ) luônluôn ở trong thực trạng quá tải. Sự quá tải này dẫn đến hàng loạt các vấn đềliên quan đến mối quan hệ giữa nhân viên cấp dưới y tế và bệnh nhân : dư luận xã hộilên án thái độ ứng xử và thực hành thực tế chăm nom sức khỏe của các bác sĩ đối vớibệnh nhân, cạnh bên đó, các bác sĩ cũng lên tiếng bảo vệ mình với những lýdo khá hài hòa và hợp lý như họ đang quá tải với những hoạt động giải trí chăm nom sức khỏetại bệnh viện, lương nhận thì thấp mà khối lượng việc làm thì nhiều v.v …. Sự phối hợp không hài hòa và hợp lý giữa bệnh viện các cấp cũng như các chính sáchcó tương quan là một trong những nguyên do dẫn đến thực trạng quá tải củacác bệnh viện TW lúc bấy giờ. Quan điểm của tiếp cận xã hội học cho rằng bất kể những nỗ lực nào nhằm mục đích mục đíchcải thiện sức khỏe của cộng đồng đều phải tập trung chuyên sâu tổng lực vào các điều kiện kèm theo sốngvà thao tác như bần hàn, thời cơ việc làm, các điều kiện kèm theo thao tác và sự độc lạ vềvăn hóa. Tiếp cận xã hội học đặt ra những ưu tiên ngang bằng cho cả giải pháp phòngbệnh và chữa bệnh và các tiềm năng nhằm mục đích giảm bất bình đẳng về sức khỏe. Để làmđược điều đó cần có sự tham gia và ủng hộ của cộng đồng và can thiệp ở Lever vĩ môbao gồm cả mặt dịch vụ xã hội và chủ trương công ( như sự bảo đảm an toàn của nơi thao tác vàkiểm soát ô nhiễm ). Tất cả những giải pháp này trọn vẹn nằm bên ngoài mạng lưới hệ thống ytế và sự trấn áp của cá thể. Điều này cũng có nghĩa là, các đề xuất kiến nghị giải pháp củatiếp cận xã hội học về sức khỏe rất phức tạp và khó thực thi, dài hạn và cần có sự hợptác của nhiều ngành, nghành nghề dịch vụ có tương quan. Bảng 1 dưới đây ( John Germov, 2005 ) chỉ ra những yếu tố độc lạ của tiếp cận ysinh học và tiếp cận xã hội học về sức khỏe trải qua việc so sánh các góc nhìn vềmối chăm sóc chính, những giả định, những quyền lợi, và hạn chế của từng tiếp cận. Bảng 1 : Những đặc thù chính của hai tiếp cậnTiêuchíso sánhTiếp cận y sinh họcvề sức khỏe và bệnh tậtTiếp cận xã hội họcvề sức khỏe và bệnh tậtMốiquantâmTập trung vào Lever cá thể : chữa bệnh cho từng cá thể – Các dịch vụ y tế, giáo dục sứckhỏe, tiêm chủngTập trung vào Lever xã hội : cácđiều kiện sống và thao tác ảnhhưởng đến sức khỏe – Cơ sở hạ tầng y tế công cộng / luậtpháp, dịch vụ xã hội, hành độngcủa cộng đồng, bình đẳngGiảSức khỏe và bệnh tật là thực trạng – Sức khỏe và bệnh tật là những kiến19Tiêuchíso sánhTiếp cận y sinh họcvề sức khỏe và bệnh tậtTiếp cận xã hội họcvề sức khỏe và bệnh tậtđịnh sinh học mang tính khách quan – Cá nhân chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về sứckhỏe của mìnhtạo xã hội – Xã hội ảnh hưởng đến sức khỏecủa cá nhânChỉ báochínhcủabệnhtậtTình trạng bệnh của cá thể – Các yếu tố di truyền, giới tính, tuổi – Các yếu tố rủi ro tiềm ẩn ( risk factors ) của cá thể như cao huyết áp, cholesterole cao v.v … Bất bình đẳng xã hội – Các nhóm xã hội : giai cấp, giới, dân tộc bản địa, tuổi, nghề nghiệp – Các yếu tố rủi ro tiềm ẩn tiềm ẩn bênngoài cá nhânNguyênnhâncủabệnhtậtKhiếm khuyết của gen và do các visinh vật ( vi rút, vi trùng ) – Chấn thương ( tai nạn thương tâm ) – Hành vi / lối sống có nhiều rủi ro tiềm ẩn ( ăn mặn là hành vi rủi ro tiềm ẩn dẫnđến cao huyết áp ) Yếu tố chính trị / kinh tế tài chính / xã hội : sựphân phối gia tài / thu nhập / quyềnlực, nghèo nàn, mức độ của dịch vụxã hội – Yếu tố việc làm : thời cơ giáo dụcvà việc làm, các việc làm nguyhiểm và căng thẳng mệt mỏi – Yếu tố văn hóa truyền thống ( giá trị, truyềnthống ), định kiến / sự phân biệt ( sựthành kiến về giới, chủ nghĩa phânbiệt chủng tộc ) CanthiệpChữa bệnh cho cá thể thông quadùng thuốc và phẫu thuật – Thay đổi hành vi ( không hút thuốc, thể dục thể thao, ăn kiêng ) – Giáo dục đào tạo sức khỏe và tiêm chủngChính sách công – Can thiệp ở Lever vĩ mô để làmgiảm bất bình đẳng về sức khỏe vàbệnh tật – Sự tham gia và ủng hộ của cộngđồng, hoạt động chính trịMụctiêuChữa bệnh, làm giảm thương tật, và giảm các yếu tố rủi ro tiềm ẩn đểphòng bệnh ở Lever cá nhânPhòng bệnh và làm giảm bất bìnhđẳng trong chăm nom sức khỏenhằm đạt một sự bình đẳng về sứckhỏeƯuđiểmTập trung vào thực trạng bệnh tậtvà thương tật của bệnh nhânTập trung và xác lập được cácyếu tố xã hội quyết định hành động sức khỏe ; – Nhấn mạnh đến nhu yếu có cácbiện pháp phòng bệnh bên ngoàisự điều trị của mạng lưới hệ thống y tế. HạnchếTập trung vào chữa bệnh dẫn đếnít nỗ lực trong phòng bệnh – Quy giản bệnh tật về các nguyênnhân đơn lẻ dẫn đến bỏ lỡ tínhphức tạp của yếu tố sức khỏe vàbệnh tật – Sai lầm trong việc lý giải nguồngốc xã hội của bệnh tậtĐề cập đến tiềm năng “ khôngtưởng ” về bình đẳng dẫn đến tìnhtrạng khó hoàn toàn có thể thực thi đượccác giải pháp để đổi khác xã hội ; – Quá nhấn mạnh vấn đề đến những mặthạn chế của tiếp cận y học ; – Đề xuất các giải pháp hoàn toàn có thể làphức tạp và khó thực thi trongXem định nghĩa ở trang 1420T iêuchíso sánhTiếp cận y sinh họcvề sức khỏe và bệnh tậtTiếp cận xã hội họcvề sức khỏe và bệnh tật – Các quan điểm y học hoàn toàn có thể dẫnđến quy nghĩa vụ và trách nhiệm cho cá nhânthời gian ngắn ; – Quan điểm xã hội học hoàn toàn có thể đánhgiá thấp nghĩa vụ và trách nhiệm cá thể vàcác yếu tố tâm ý. Ưu điểm của tiếp cận xã hội học về sức khỏe :  Tập trung và xác lập được các yếu tố xã hội quyết định hành động sức khỏe ;  Nhấn mạnh đến nhu yếu có các giải pháp phòng bệnh bên ngoài sự điều trị của hệthống y tế. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏeCác quy mô yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe đã đề cập đến các nhóm yếu tố có khảnăng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào. Việc vận dụng các quy mô trên tùy thuộcvào cách tiếp cận và mục tiêu. Tuy nhiên giữa các quy mô không có sự mâu thuẫnvới nhau và nhìn chung các yếu tố đều được đề cập nhưng việc xếp loại theo nhómcác yếu tố có sự khác nhau. Trong mục này, tất cả chúng ta cần có một cách nhìn khái quáthơn để nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, cần vận dụng một cáchphân loại để có sự thống nhất và cách phân loại của Helen Keleher và Berni Murphysẽ được sử dụng. Theo Helen Keleher và Berni Murphy ( 2004 ), các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cóthể chia thành ba nhóm : các yếu tố sinh học mang tính cá thể ( ví dụ, gen, tuổi, giớitính ) ; các yếu tố thiên nhiên và môi trường tự nhiên ( thời tiết, khí hậu, không khí, nước ), và các yếutố xã hội ( ví dụ, điều kiện kèm theo kinh tế tài chính, văn hóa truyền thống … ). Tuy nhiên, theo tác giả, sự phân biệt giữa các yếu tố môi trường tự nhiên tự nhiên, môi trườngxã hội và các yếu tố sinh học của cá thể chỉ mang tính tương đối. Trong trong thực tiễn, giữacác nhóm yếu tố này có mối liên hệ ngặt nghèo qua lại với nhau. Ví dụ, yếu tố tuổi vừa làđặc điểm sinh học của cá thể nhưng cũng lại là một yếu tố xã hội có ảnh hưởng đếnsức khỏe của cá thể ( người già và trẻ nhỏ là nhóm phụ thuộc vào và dễ bị tổn thương nêndễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe ). Hay nước là yếu tố thuộc môi trường tự nhiên tự nhiên nhưngnhững yếu tố về nước sạch lại chịu ảnh hưởng của các quan hệ xã hội của con người ( ví dụ, yếu tố ô nhiễm nguồn nước hoạt động và sinh hoạt của cộng đồng do rác và nước thải củacác xí nghiệp sản xuất công nghiệp ). 213.1. Các yếu tố sinh họcCác yếu tố sinh học quyết định hành động sức khỏe và bệnh tật đề cập tới một số ít những yếu tốkhông như nhau, thuộc bên trong của mỗi cá thể có ảnh hưởng trực tiếp, trung gianhoặc vừa phải đến sức khỏe và bệnh tật. Về cơ bản, gen là một biến số sinh học quantrọng trong mối đối sánh tương quan với các yếu tố xã hội, thiên nhiên và môi trường và các cá thể khác. Những đặc thù của khung hình như tầm vóc, độ béo và màu da thường là những biểu hiệncủa sự tương tác giữa gen, hành vi và thiên nhiên và môi trường. Hai yếu tố sinh học quan trọng nữalà tuổi và giới tính cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuổi có ảnh hưởng quan trọngđến nguyên do bệnh tật và tử trận. Trong phần nhiều các số liệu tìm hiểu liên quanđến bệnh tật, những tỉ lệ bệnh tật đặc trưng theo tuổi hoàn toàn có thể lý giải cho nhận địnhnày. Sự độc lạ về tỉ lệ bệnh tật giữa các quần thể dân cư có mối đối sánh tương quan với biến sốchủng tộc và dân tộc bản địa. Chủng tộc chỉ những đặc trưng về mặt sinh học ( ví dụ như màuda, màu tóc, màu mắt, hình dáng khung hình v.v … ) trong khi đó dân tộc bản địa hàm chứa cảnhững góc nhìn khác như yếu tố văn hóa truyền thống, xã hội, kinh tế tài chính mà ngày này đã được chấpnhận thoáng rộng là những tín hiệu nhận ra tương thích. Rất nhiều các điều tra và nghiên cứu tại các nước đang tăng trưởng cho thấy tại các nước này cácnhóm dân tộc thiểu số thường có sức khỏe kém hơn. Bên cạnh những lý giải thiên vềcác nguyên do xã hội của hiện tượng kỳ lạ này như điều kiện kèm theo kinh tế tài chính – xã hội, vai trò cánhân và cộng đồng, sự tẩy chay và phân biệt đối xử v.v … người ta cũng cho rằng sựkhác biệt về bệnh tật giữa các quần thể hoàn toàn có thể có tương quan đến yếu tố chủng tộc. Trong một nghiên cứu và điều tra của Coyne và tập sự triển khai năm 2000 cho thấy có một sốquần thể có tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường rất cao, đặc biệt quan trọng là những người Pima Indians ởArizona và những người Micronesian của Nauru. Ở cả hai quần thể này, hơn 50 % những người trung niên đều bị mắc bệnh tiểu đường type 2. Nghiên cứu của Gardnervà tập sự thực thi năm 1984 cũng cho thấy những quần thể có pha lẫn gen của thổdân Mỹ càng cao thì càng có tỉ lệ bị bệnh tiểu đường càng cao ( Boyd Swinburn vàDavid Cameon Smith, 2004 ). Tuy nhiên, những độc lạ về sinh học không phải là yếu tố duy nhất quyết định hành động sứckhỏe. Sự độc lạ về sức khỏe theo chủng tộc còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế tài chính – xã hội khác. Những người Pima ở trên phải chịu những áp lực đè nén do không được xã hộiquan tâm, sự bóc lột, tẩy chay và phân biệt đối xử và nghèo nàn thông dụng hơn toàn bộ cácchủng tộc khác. Tại Anh, một số ít các nhóm dân tộc thiểu số gồm có những nhómcộng đồng người châu Á và châu Phi thường phải sống trong những điều kiện kèm theo kinh tế22xã hội thấp, dẫn đến những hậu quả về sức khoẻ như điều kiện kèm theo vệ sinh ăn ở và làmviệc kém, điều này có ảnh hưởng tác động xấu đi đến sức khoẻ con người. Ngoài các yếu tốkinh tế xã hội thì vai trò của các cá thể trong mái ấm gia đình và hôn nhân gia đình cũng góp phầnquan trọng trong việc ảnh hưởng tác động đến sức khoẻ. Do quy mô mái ấm gia đình biến hóa theo cácnhóm dân tộc bản địa nên vai trò của giới cũng là một góc nhìn quan trọng trong việc tạo nênsự độc lạ về sức khoẻ giữa các chủng tộc. Bảng 2. Các nguyên do tử trận theo tuổi và tỉ lệ theo tổng tử trận của ÚcTuổiTỉ lệ % tử vongtheo giới tínhThứ tự nguyên nhântử vongTỉ lệ % tử vongtheo nhóm tuổiNam Nữ Nam NữDưới 1 1.1 0.9 – Các điều kiện kèm theo đỡ đẻ / sinhđẻ – Bệnh bẩm sinh492550251-14 0.6 0.4 – Chấn thương và ngộ độc – Ung thư5114361715-24 1.8 0.7 – Chấn thương và ngộ độc – Ung thư73611225 – 44 6.5 3.3 – Chấn thương và ngộ độc – Ung thư5212323345 – 64 16.7 10.9 – Ung thư – Bệnh tim mạch4129551865 – 84 54.3 45.2 – Bệnh tim mạch – Ung thư3835413085 + 19.0 38.5 – Bệnh tim mạch – Ung thư48185611Nguồn : Boyd Swinburn và David Cameon Smith, 2004T uổi có lẽ rằng là yếu tố có ảnh hưởng nhất trong nhóm các yếu tố sinh học dẫn đến cácnguy cơ của bệnh tật và tử trận. Bảng 2 cho thấy sự ngày càng tăng nhanh tỉ lệ tử trận ởngười già ( tăng đột biến ở độ tuổi từ 65 trở lên ở cả hai nhóm nam và nữ ). Ở các nướccó thu nhập thấp lúc bấy giờ, có sự độc lạ về tỉ lệ tử trận cao hơn nhiều ở nhóm trẻsơ sinh, nhóm thiếu niên / vị thành niên và tử trận mẹ. Về thực chất, những loại bệnhgây tử trận cao thường là những bệnh truyền nhiễm ( và các yếu tố về sản khoa ). Cácbệnh truyền nhiễm trở nên nghiêm trọng ở những nhóm có mạng lưới hệ thống miễn dịch chưahoàn thiện ( nhóm trẻ nhỏ ), suy dinh dưỡng ( thường là trẻ nhỏ ), và các bệnh nguy hiểmkhác. Đồng thời, bảng 2 cho thấy các nguyên do quyết định hành động tử trận lại là nhữngbệnh về tim mạch và ung thư ( chiếm xê dịch khoảng chừng 2/3 tổng tử trận ) và đây là cănbệnh phổ cập của người già. 23S o sánh đối sánh tương quan giữa tuổi và các bệnh khác nhau và các yếu tố rủi ro tiềm ẩn của họcũng cho thấy những ảnh hưởng của yếu tố tuổi tác. Nghiên cứu của Dunstan và cộngsự ( trích theo Boyd Swinburn và David Cameon Smith, 2004 ) cho thấy có mối tươngquan giữa sự thông dụng của bệnh béo phì và tuổi ( có sự ngày càng tăng tuyến tính tương đốitới nhóm tuổi 60 sau đó giảm xuống ở nhóm trên 60 tuổi ). Một số yếu tố giải thíchcho sự giảm xuống của căn bệnh béo phì ở người cao tuổi được các tác giả đưa ragồm : 1. Cá nhân hoàn toàn có thể bị giảm cân do hiệu quả của những căn bệnh mắc phải đồng thời nhưung thư, mất cảm xúc thèm ăn do tuổi già, răng yếu, chính sách ẩm thực ăn uống đặc biệt quan trọng domắc bệnh tiểu đường hay do chính sách ăn thiếu dinh dưỡng do thu nhập thấp v.v … ; 2. Tỉ lệ này cũng phản ánh phần nào một hiện những người béo phì thường chết sớmhơn và những người già còn lại là những người gầy ; 3. Sự giảm xuống của căn bệnh béo phì hoàn toàn có thể phản ánh những xu thế theo thờigian của bệnh béo phì trong đó người cao tuổi có số thời hạn sống trong môitrường xã hội ít bị béo phì hơn các thế hệ sau của họ ( gồm có những thời cơ vàđiều kiện sống dễ gây béo cho cá thể và quần thể ). Ở Nước Ta, số liệu tìm hiểu Mức sống hộ mái ấm gia đình ( VLSS ) 1998 cho thấy, ốm đauthường xảy ra với trẻ nhỏ từ 0 – 4 tuổi và so với người lớn trên 50 tuổi. Nhóm 15 – 24 tuổi có tỷ suất ốm đau thấp nhất. Mặc dù hoàn toàn có thể có nhiều l ý giải về mặt xã hội cho sựkhác biệt này nhưng cũng không hề không nhắc tới một đặc trưng về mặt sinh họccủa nhóm 15-24 tuổi là thời kỳ khung hình có sức đề kháng cao nhất với mọi loại bệnh tật. ( UNDP, 2001 ). Bảng 2 cho thấy có sự khác nhau về thực trạng bệnh tật theo giới tính với một tỉ lệ tửvong cao hơn ở nhóm nam và tuổi thọ cao hơn ở nhóm nữ. Tình hình trên cũng tươngtự ở Nước Ta. Theo số liệu Tổng tìm hiểu dân số năm 1999, tuổi thọ trung bình củanam và nữ chênh lệch 3 năm ( 70 tuổi so với nữ và 67 tuổi so với nam ). Ðiều tra biếnđộng dân số 2001 cho thấy, tuổi thọ trung bình của phái mạnh đạt 70 và phái đẹp đạt 73 tuổi. Vì vậy, lúc bấy giờ khoảng chừng 60 % người cao tuổi là phụ nữ. Bên cạnh các bệnh tương quan đến độc lạ giới một cách hiển nhiên như ung thư vú ( ởnữ ) và tuyến tiền liệt ( ở nam ), cũng có những độc lạ khác về bệnh giữa hai giới nhưbệnh loãng xương ví dụ điển hình. Bệnh loãng xương là căn bệnh khá thông dụng ở phái đẹp, đặc biệt quan trọng là với sự mất hocmon sinh dục nữ sau mãn kinh. Trong khi đó, phái mạnh lạicó năng lực chống lại yếu tố rủi ro tiềm ẩn này do họ có khung hình to khỏe hơn và ảnh hưởngcủa kích thích tố sinh dục nam ( testosterone effects ). 24 Ở trên là những nghiên cứu và phân tích về ảnh hưởng của các yếu tố sinh học đến sức khỏe thôngqua các đặc thù cơ bản thuộc về sinh học như gen, giới tính, chủng tộc / dân tộc bản địa, vàtuổi. Tuy nhiên, mối tương quan giữa các yếu tố sinh học và sức khỏe trong mối tươngquan với các yếu tố khác vẫn thật sự đang được chăm sóc. Liệu các yếu tố rủi ro tiềm ẩn vềsinh học đóng vai trò quyết định hành động hay chỉ đóng vai trò nhỏ trong mạng lưới các yếu tốnguyên nhân khác ? Các yếu tố sinh học quyết định hành động sức khỏe rất phong phú và có mốiliên hệ qua lại với nhau và với hành vi của một cá thể và các môi trường tự nhiên xung quanhnhư thế nào ? 3.2. Các yếu tố môi trường tự nhiên tự nhiênMối liên hệ ngặt nghèo giữa sức khỏe con người và môi trường tự nhiên mà tất cả chúng ta đang sốngđã được nhiều nghiên cứu và điều tra đề cập. Tổ chức Y tế thế giới ( WHO, 1997 ) ước tính 25 % gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới là do môi trường tự nhiên gây ra. Các nhà nghiên cứu của Đạihọc Cornell ( Pimental và tập sự, 1998 ) đưa ra con số lớn hơn, chiếm 40 % và dự báotỉ lệ này còn liên tục ngày càng tăng ( Rosemary Nicholson and Peter Stephenson, 2004 ). Những số lượng thống kê trên cho thấy tất cả chúng ta không hề nói về sức khỏe mà khôngxét trong mối đối sánh tương quan với các yếu tố môi trường tự nhiên tự nhiên. Các yếu tố môi trường tự nhiên quyết định hành động sức khỏe hoàn toàn có thể chia theo thiên nhiên và môi trường đô thị, môitrường nông thôn ; hoặc chia theo thiên nhiên và môi trường lao động và thiên nhiên và môi trường nhà ở. Môi trường đô thịHiện nay gần 50% dân số quốc tế sinh sống tại khu vực đô thị. Các thành phố tạocơ hội cho mọi người có việc làm, giáo dục, chăm nom sức khỏe tốt hơn ; và đô thịcũng góp phần rất lớn vào nền kinh tế tài chính quốc dân. Tuy nhiên, sự tăng trưởng đô thịnhanh chóng mà không có quy hoạch tổng lực đã kéo theo hàng loạt những hiệntượng mà đô thị đang phải đương đầu như hiện tượng kỳ lạ bần hàn, ô nhiễm môi trường tự nhiên vànhu cầu của người dân thường vượt quá năng lực của các dịch vụ. Tất cả những yếutố này đã gây ra những rủi ro tiềm ẩn so với sức khỏe của dân cư. Những tài liệu điều tra và nghiên cứu cho thấy một loạt các rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe và những yếu tốảnh hưởng đến sức khỏe ở khu vực đô thị như nhà ở không đạt tiêu chuẩn, sự đôngđúc, ô nhiễm không khí, nước hoặc thiếu nước, thiếu các dịch vụ vệ sinh và giải quyết và xử lý chấtthải, các bệnh truyền nhiễm, chất thải công nghiệp, phương tiện đi lại giao thông vận tải tăng lên, hiện tượng kỳ lạ stress có tương quan đến bần hàn và thất nghiệp. Các chính quyền sở tại địaphương và cơ quan chính phủ các nước cùng các tổ chức triển khai đa vương quốc đang vật lộn với nhữngthách thức của quy trình đô thị hóa. Những rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe và các yếu tố liênquan là mối chăm sóc của nhiều ngành khác nhau trong đó những cảnh báo nhắc nhở về ảnh25hưởng của ô nhiễm thiên nhiên và môi trường đô thị đến sức khỏe đang ngày càng lôi cuốn sự chú ýcủa các ngành có tương quan. Một số yếu tố môi trường tự nhiên đô thị đang phải đương đầu :  Sự quá tải của dân cư đô thị  Giao thông và ô nhiễm  Mức độ ngày càng tăng ô nhiễm đất, không khí và nước  Hệ thống giải quyết và xử lý rác thải, thoát nước không hài hòa và hợp lý  Thiếu nước sạch  … Nguồn : Rosemary Nicholson and Peter Stephenson, 2004C ác yếu tố môi trường tự nhiên được đề cập ở trên như ngày càng tăng ô nhiễm đất, không khí vànước ; mạng lưới hệ thống giải quyết và xử lý rác thải, thoát nước không hài hòa và hợp lý v.v … đã trở nên đặc biệtnghiêm trọng so với chất lượng đời sống của dân cư ( trong đó có sức khỏe ) dosự ngày càng tăng và lan rộng ra nhanh gọn của dân số và nền sản xuất đô thị mà không quantâm tới thiên nhiên và môi trường và sức khỏe con người. Môi trường nông thônNhững rủi ro tiềm ẩn thiên nhiên và môi trường chính ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng nông thônbao gồm ô nhiễm không khí trong nhà do đốt nguyên vật liệu rắn để nấu ăn và sưởi ( mộtnguyên nhân phổ cập dẫn đến bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ ở các nước quốc tế thứ ba ), mạng lưới hệ thống giải quyết và xử lý rác thải kém, nhiễm độc thuốc trừ sâu bởi các hoạt động giải trí sản xuất nôngnghiệp, thiếu nước sạch, và các véc tơ gây bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết … ( Rosemary Nicholson and Peter Stephenson, 2004 ). Môi trường ở các vùng nông thôn Nước Ta do ảnh hưởng của sự tăng trưởng các làngnghề và các xí nghiệp sản xuất công nghiệp đang ngày càng bị ô nhiễm. Không khí bị ô nhiễmdo nhiệt, tiếng ồn, hơi độc, bụi khói ; khoảng trống ngày càng bị thu hẹp do đất bị chiếmdụng để thiết kế xây dựng cơ sở sản xuất, chứa nguyên vật liệu, chất đốt, mẫu sản phẩm và nhất làchất thải đủ các loại ; đất và nước đang bị chất thải rắn và nước thải xâm hại. Hàng loạtcác “ làng ung thư ” ở Hà Tây, Phú Thọ, Hà Nam, Nghệ An, Quảng Nam, và HảiPhòng được phát hiện và thông tin trên mạng lưới hệ thống các phương tiện đi lại tiếp thị quảng cáo đạichúng như thể tiếng chuông cảnh báo nhắc nhở cho thực trạng ô nhiễm thiên nhiên và môi trường nông thônhiện nay ở nước ta .

Source: https://vvc.vn
Category : Vì Cộng Đồng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay