Nhập môn PHÍM CƠ, bắt đầu từ đâu?

Đây là kích thước được làm tối giản từ 75% qua việc lược bỏ phần phím chức năng (Function Keys).

  • Ưu: gọn gàng, linh động, dễ dàng bỏ ba lô mang đi làm, kích thước cân đối nên dùng trang trí bàn làm việc rất ổn.
  • Nhược: do đã loại bỏ hàng phím chức năng nên các bạn lập trình viên hoặc game thủ sẽ hơi khó chịu khi sử dụng 😁

DSC05945.jpg

Leopold 660M Sweden (66 phím loại bỏ đi các phím Page up và Page Down)

*Còn rất nhiều style bàn phím có kích thước tối giản hơn, độc lạ hơn nhưng trong khuôn khổ bài viết này mình chỉ xin đề cập 4 loại cơ bản như trên. Các bạn có thể bổ sung thêm ở phần comment nhé.

Các bạn cũng cần chú ý độ cao của bàn phím khi đặt tay lên, xem là có cần phải kê thêm không, mình thì không thích miếng kê nên không chọn những phím quá cao.

5670938_Glorious_GMMK_Pro_tinhte_cuhiep7.jpeg

Anh Hiệp và bàn phím Glorious GMK Pro (dùng kê cổ tay)

DSC05863-1_converted.jpg

Mình dùng Leopold 660M không dùng kê cổ tay

2. LED

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng phím có LED để làm việc ban đêm thì đây là phần bạn cần lưu ý trong thông số của phím cơ khi mua, các tùy chọn cơ bản sẽ là: LED RGB, LED đơn sắc và không có LED.

5406471_tinhte_keychronK3_16.jpeg

Keychron K3 phiên bản LED RGB

Những bàn phím có trang bị LED RGB thường sẽ có nhiều chế độ hiển thị LED khi chúng ta gõ, các bạn có thể xem video Tinhte trên tay Keychron K3 (phút 11:10).

DSC05950.jpg

Một ưu điểm của bàn phím có LED là có thể kết hợp với các keycap Artisan xuyên LED. Bàn phím Leopold 660M của mình chỉ có LED đơn sắc đỏ ở hai nút Caps Lock và Insert.

3. Kết nối

1. Có dây

Các loại phím cơ có dây có chuẩn kết nối khá đa dạng, sau đây là những loại mình đã dùng qua:

  • Akko 3087: dùng kết nối USB A to USB C, loại kết nối này rất phổ biến nên dễ dàng thay dây type C to C để dùng cho Macbook, không phải dùng đầu chuyển đổi.
  • Leopold 660M: dùng kết nối USB A to mini USB, loại này dùng đầu mini USB nên tìm mua dây type C to mini USB khá cực, mình chỉ tìm được hai hãng là Ugreen và Filco.

DSC05920.jpg

Cổng mini USB trên Leopold 660M

DSC05921.jpg

Dây Type C to mini USB đầu chữ L của Filco

DSC05918.jpg

Thay dây Type C thì phối với Macbook sẽ gọn gàng hơn, không cần phải dùng đầu chuyển đổi.

Sử dụng phím cơ có dây thì lợi ích là đảm bảo về tín hiệu và không cần quan tâm về pin, tuy nhiên nếu bạn nào xài Macbook Pro M1 như mình thì khi dùng phím cơ + cắm sạc thì máy sẽ hết cổng, muốn sạc điện thoại phải sạc riêng.

2. Không dây (Bluetooth)

Hiện tại trên thị trường các dòng phím cơ hỗ trợ kết nối không dây (Bluetooth) đã cực kỳ phổ biến. Dòng phím này sẽ có hai loại là dùng pin sạc và pin tiểu.

118765979_438819300393099_164768470357037726_n.jpeg

Mình đã dùng qua bàn phím NJ68 có kết nối Bluetooth 5.0, pin 3100 mah, kết nối rất nhanh, bật công tắc là có thể dùng được ngay và pin dùng liên tục thì khoảng 2 tuần mình mới phải sạc.

5101009_cover_trentay_filco_minila_r_covertible.jpeg

Filco Minila-R Convertible

5096729_Minila_R_Convertible_Tinhte_trentay-10.jpeg

Filco Minila-R Convertible dùng 2 pin AAA

Các bạn có thể xem bài

Các bạn hoàn toàn có thể xem bài Trên tay Filco Minila-R Convertible | Tinh tế ( tinhte.vn )

4. Switch

Đây là phần làm cho chiếc phím cơ khác biệt và mang lại cảm giác “nghiện” cho người gõ.

*Trong khuôn khổ bài viết nhập môn, mình xin phép không đi quá sâu về cấu tạo và các thuật ngữ của Switch để các bạn mới chơi dễ theo dõi hơn.

DSC05938.jpg

Các bạn có thể hình dung đơn giản Switch là những chiếc công tắc nằm bên dưới phím. Khi chúng ta gõ thì những chiếc công tắc này sẽ “bật-tắt” để gửi tín hiệu cho máy tính về phím chúng ta đang nhấn.

Tùy vào cấu tạo của mỗi loại Switch sẽ cho ra cảm giác gõ (độ nặng, nhẹ khi gõ) và âm thanh phát ra khác nhau. Có 3 loại Switch cơ bản nhất gồm:

1. Linear:

  • Cảm giác gõ: không có khấc, nhấn phím trơn tuột.
  • Âm thanh: nhỏ, thích hợp các bạn gõ phím ban đêm hoặc thích yên tĩnh.

2. Tactile:

  • Cảm giác gõ: có khấc, nhấn cho cảm giác rõ ràng hơn linear.
  • Âm thanh: vừa phải, thích hợp các bạn gõ văn phòng.

3. Clicky

  • Cảm giác gõ: có khấc, nhấn cho cảm giác cực kỳ rõ ràng.
  • Âm thanh: to và ồn, thích hợp các bạn có phòng riêng, game thủ.

*Chú ý: Mình chỉ mô tả khái quát, chọn lựa Switch KHÔNG nên đọc hay xem video review trên mạng mà nên đến trực tiếp cửa hàng hoặc giao lưu với người chơi phím để trải nghiệm trực tiếp.

DSC05930.jpg

Từ trái sang → Kailh Linear Cream → Kailh Box Jade (Clicky) → Holy Panda Tactile

Giờ mình mời các bạn xem video Sound Test 3 loại Switch trên nhé, mình sử dụng những Switch mình sưu tầm được.

Trên thị trường có rất nhiều hãng làm Switch và phổ biến nhất là các Switch từ Cherry và Gateron. Nếu là người mới chơi, mình khuyến khích các bạn chọn các bàn phím có Cherry Switch để trải nghiệm cảm giác ban đầu về phím cơ. Switch của Cherry sẽ phân loại theo 3 màu cơ bản gồm: Linear (Red Switch), Tactile (Brown Switch) và Clicky (Blue Switch).

DSC05943.jpg

Cherry Brown Switch trên Leopold 660M

5. Mạch (PCB)

Một điểm lưu ý là sẽ có hai loại bàn phím: 1 loại mạch không thay nóng được (chỉ có thể rã hàn), 1 loại là mạch thay nóng (Hot Swap) cho phép chúng ta tùy biến Switch theo sở thích.

1. Không có Hot Swap

DSC05944.jpg

Bàn phím Leopold 660M của mình sử dụng Brown Switch của Cherry, không Hot Swap được, muốn thay Switch phải rã hàn.

2. Có Hot Swap

118825780_345803303125453_5122026664000506958_n.jpg

Chiếc phím NJ68 của mình thì mạch có HotSwap nên có thể tháo và thay Switch khác vào để trải nghiệm, các bạn còn có thể thay nhiều Switch khác nhau cho cùng một bàn phím, mình thích để nút Backspace là Linear Switch, phím mũi tên là Clicky còn lại thì để Tactile.

6. Keycap

Keycap là bộ phận quan trọng quyết định hành động thưởng thức gõ phím, mình sẽ nghiên cứu và phân tích những điều cơ bản cần chú ý quan tâm .

1. Chất liệu của Keycap và công nghệ xử lý kí tự

DSC05934.jpg

Từ trái sang → MT3 (ABS) → NJ68 Stock (PBT Dye-sub) → Leopold 660M Stock (PBT Double shot)

Các chất liệu dùng làm keycap:

  • ABS (Acrylonitrile Butadiene Styrene): keycap làm từ nhựa ABS, màu sắc loại này tươi tắn nên các nhà sản xuất làm ra rất nhiều bộ keycap ABS bắt mắt. Nhược điểm là bề mặt dễ bóng và dễ bám mồ hôi.
  • PBT (polybutylene terephthalate): keycap làm từ PBT – chất liệu cứng và bền, màu sắc ít bị xuống sắc theo thời gian. Nhược điểm là màu sắc sẽ không tươi tắn như ABS.

Công nghệ xử lý ký tự:

  • In nổi: phương pháp đơn giản nhất, màu sẽ được in trực tiếp lên keycap để tạo ra ký tự, kí tự được in bằng công nghệ này thường khá dễ bay màu.
  • PBT Dye-sub là công nghệ dùng nhiệt để làm cho mực thấm sâu vào keycap, keycap được xử lý bằng công nghệ này sẽ khó bay màu.
  • PBT Double shot: keycap sử dụng khuôn đúc 2 lớp. Thay vì in kí tự lên keycap, kí tự được đổ khuôn và đúc bằng nhựa màu, phần còn lại của keycap được đúc quanh kí tự đó bằng nhựa màu khác. Ưu điểm của phương pháp này là kí tự trên keycap sẽ không bao giờ có thể bị mờ, đồng thời double-shot keycap cũng tạo được độ tương phản màu cao do màu của kí tự không bị ảnh hưởng bởi màu của bề mặt keycap.

DSC05933.jpg

Phím Space của Keycap Stock Leopold 660M được lót một lớp xốp nên gõ dịu và êm hơn so với phím Space thường.

*Một thông tin mình tìm hiểu được khi chơi trên group phím cơ đó là những keycap stock của các bàn phím Leopold rất được săn đón vì chất lượng cao và cảm giác gõ tốt. Mình đã từng xem một post đăng bán bộ Keycap Leopold Sweden mà mình đang dùng với giá rất cao.

Cảm giác gõ và âm thanh của Keycap khác chất liệu tất nhiên cũng khác nhau, mình không miêu tả cho các bạn được, khuyến khích mọi người đến cửa hàng hoặc tham gia các hội nhóm để trải nghiệm trực tiếp nhé.

2. Profile của Keycap

Hiểu nôm na là độ cao của Keycap (mình chỉ nêu những profile mình đã trải nghiệm, mọi người có thể góp ý thêm ở phần comment nhé)

DSC05936.jpg

Từ trái sang → MT3 profile → NJ68 Stock (cherry profile) → Leopold 660M Stock (low profile)

Độ cao và độ nghiêng mặt keycap sẽ tạo ra trải nghiệm gõ phím rất đa dạng.

DSC05947.jpg

Keycap stock của Leopold 660M, khá thấp vì là low profile

DSC05940.jpg

MT3 profile thì cao hơn nhiều nhưng mình gõ thoải mái mà không cần phải kê cổ tay

3. Artisan Keycap

Đây là phần làm nhiều anh em mới chơi keycap ngạc nhiên khi lần đầu tiếp cận, một cái keycap giá bằng hoặc hơn cả bàn phím!

DSC05925.jpg

The Great Ducky – Artisan Keycap mình mua từ Dwarf-Factory (một studio Việt Nam) giá là 55 USD (~1tr 250 nghìn), phím Leopold 660M của mình giá là 2.5tr → con vịt bằng nửa con phím luôn rồi!

4970230_cover_Artkey_Scarlet_Sirius.jpeg

Artkey Scarlet Sirius: 70 USD của anh Hiệp (Artkey là một studio của Việt Nam)

DSC05949.jpg

Điều làm nên sự đặc biệt của keycap Artisan là chúng được chế tác thủ công và không bán đại trà. Để sở hữu một keycap Artisan:

  1. Bạn phải mua ngay thời điểm nó ra mắt, vì nếu được bán hết thì sẽ phải chờ đợt sau hoặc phải mua lại giá cao.
  2. Có keycap bán theo event, người bán sẽ chỉ sản xuất 10 cái chẳng hạn và quay số trong những người đặt mua, ai nhân phẩm tốt thì mới mua được.

Mình sẽ có bài viết đi sâu hơn về quá trình một keycap artisan được tạo ra, mọi người đón xem nhé ^^

DSC05926.jpg

DSC05945.jpg

Keycap Artisan sẽ tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho bàn phím.

7. Kết

Mình hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích cho mọi người ạ ^^

Nguồn ảnh: 1, 2Phím cơ là cả một quốc tế với rất nhiều điều mê hoặc phải không, mình có một mẹo nhỏ cho những bạn mới đó là hãy vào những hội đồng chơi phím cơ trên Facebook để đọc bài, giao lưu và thưởng thức tận nơi những bàn phím cơ mà những bạn thích. Hãy thưởng thức thật nhiều loại, nhiều tên thương hiệu, Switch và Keycap trước khi ra quyết định hành động mua vì thú chơi này tốn kém lắm nha. Mình kỳ vọng những san sẻ trong bài viết sẽ có ích cho mọi người ạ ^ ^

Đây là size được làm tối giản từ 75 % qua việc lược bỏ phần phím tính năng ( Function Keys ) .

Source: https://vvc.vn
Category : Phụ Kiện

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay
Liên kết:SXMB