Nếu bạn chưa biết, con người chúng ta có tận 06 chỉ số thường dùng để tham khảo đánh giá sự thành công trong công việc và thành đạt trong cuộc sống (Nguồn: ask.edu)
1. IQ (INTELLIGENCE QUOTIENT) – CHỈ SỐ THÔNG MINH
2. EQ (EMOTIONAL QUOTIENT) – TRÍ THÔNG MINH CẢM XÚC
3. SQ (SOCIAL QUOTIENT SQ) – THÔNG MINH XÃ HỘI
4. CQ (CREATIVE INTELLIGENCE) – TRÍ THÔNG MINH SÁNG TẠO
5. PQ (PASSION QUOTIENT) – CHỈ SỐ ĐAM MÊ
6. AQ (ADVERSITY QUOTIENT) – CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ
Nhưng ngày hôm nay, mình sẽ chỉ nói về AQ (ADVERSITY QUOTIENT) – CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ.
1. Chỉ số vượt khó – AQ là gì?
Theo Paul G. Stoltz, người sáng lập ra chỉ số vượt khó, ông cho rằng phần lớn sự thành công trong công việc và cuộc sống được quyết định bởi chỉ số AQ này, bởi:
– Nó cho biết bạn chịu được nghịch cảnh và khả năng vượt qua tới đâu.
– Nó dự đoán ai có thể vượt qua và ai có thể bị ‘’nghiền nát’’ trong nghịch cảnh.
Từ đó, chúng ta có thể hiểu rằng, AQ đo lường khả năng ‘’vượt khó’’ của một người trước nghịch cảnh. Nó giúp đánh giá xem một người có thể ‘’cần cù bù thông minh’’ tới đâu.
2. Chỉ số vượt khó (AQ) gồm những tổ hợp gì để đánh giá?
AQ bao gồm 04 tổ hợp: CO2RE, chúng kết hợp với nhau để đánh giá phản ứng của một người trước nghịch cảnh.
• Control (Kiểm soát),
• Ownership and Origin (Sở hữu và Nguồn gốc),
• Reach (Độ rộng)
• Endurance (Độ bền)
– C- Kiểm soát: bắt đầu với việc nhận thức rằng một điều khó khăn CÓ THỂ được giải quyết. Nó quyết định cách thức và mức độ người ta hành động khi bất lợi xảy ra.
– O2 – Sở hữu và Nguồn gốc: đề cập cách ta xác định nguyên nhân của các bất lợi trong cuộc sống và mức độ chịu trách nhiệm cho kết quả của bất lợi đó.
– R – Độ rộng: đề cập tới việc có đủ khả năng để hạn chế một bất lợi/ cách họ cho phép bất lợi đó ảnh hưởng tới các mảng khác của cuộc sống.
– E – Độ bền: đề cập việc nhìn bất lợi và nguyên nhân của nó là vĩnh viễn hay tạm thời.
3. Vậy làm thế nào để biết AQ của mình là bao nhiêu?
Link trắc nghiệm: http://www.winstonbrill.com/…/501-550/article517_body.html
Cần cù bù thông minh luôn là một khái niệm không bao giờ sai, hãy cố gắng ”vượt khó” và ”vượt sướng” để cải thiện mỗi ngày bạn nhé!
Nguồn tham khảo: Spiderum – tác giả Jasmine.