MỤC SƯ NGUYỄN VĂN ĐẠI – Phan Du Mục

“Hãy ở với nhau
cách nhân từ,
đầy dẫy  lòng thương xót,
tha thứ nhau như
Ðức Chúa Trởi đã tha thứ
anh chị em trong Chúa Cứu Thế vậy.”

Êphêsô 4 : 32 –
Tham Khao : Côlôse 3 : 12 – 13 .

Victor Hugo, Ðại Văn hào của Pháp  khi được phỏng vấn  về tác phẩm văn chương nào trên thế giới cảm động và tạo dấu ấn  nhiều nhất trên sự nghiệp văn chương của ông? Ông đã trã lời:”Nếu không kể đến phương diện thần học của Kinh thánh, thì câu chuyện Người con trai hoang đàng gây ấn tượng thật mạnh mẽ, và lòng tha thứ của Người Cha cảm động lòng tôi nhiều nhất.”    

   Sự tha thứ  là một vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống đức tin chúng ta.  Khởi điểm một người chưa tin ,  nay trở lại tiếp nhận ơn cứu rỗi thì được Chúa tha thứ tội lỗi và ban cho địa vị làm con của Ngài.(Giăng 1:12).Từ đó, chúng ta học tập sống trong yêu thương và tha thứ người khác, như lời Chúa khuyên dạy:”Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Ðức Chúa Trời đã tha thứ anh chị em trong Chúa Cứu Thế vậy”(Êphêsô 4:32). 
 Nhưng trong thực tế đời sống, sự tha thứ là một điều tốt khó thực hành.Khi một người trong gia đình làm điều lầm lỗi, nếu người ấy nhận lỗi và xin lỗi, nhưng người kia không tha thứ thì kể như vấn đề chưa được giải quyết.  Sự  rạn nức   tình cảm chưa hàn gắn bằng sự tha thứ thì bầu không khí căn thẳng  và lạnh nhạt vẫn đang cứ diễn ra trong gia đình.  Vì lẽ đó, sự tha thứ là một hành động rất cần thiết cho đời sống tin kính của mỗi chúng ta, ích lợi cho sinh hoạt gia đình, kể cả sinh hoạt thuộc linh trong Hội thánh. 

SỰ THA THỨ LÀ GÌ ?  

 Theo từ điển Webster, “tha thứ” là bỏ đi lòng phiền giận, bỏ qua hình phạt, thôi giận dữ và không oán trách hay đỗ lỗi cho người có lỗi.”  Ðơn giãn và dễ nhớ hơn, chúng ta có thể định nghĩa “tha thứ” là kể người có lỗi là không còn lỗi nữa.
 Thí dụ như có một người vì hiểu lầm đã đùng đùng nổi giận, chạy đến mắng chửi chúng ta hềt sức nặng lời. Sau đó, người ấy hiểu rõ và đến xin lỗi,  chúng ta bằng lòng bỏ qua kể như không có chuyện gì xãy ra. Ðó là tha thứ.  Khi con cái trong nhà, vợ chồng trong gia đình, anh chị em trong Hội thánh lỡ làm một điều tổn thương, xúc phạm hoặc thiệt hại cho chúng ta. Nếu ngừơi đó ăn năn và xin lỗi, chúng ta bỏ  qua, coi như không có chuyện gì, ấy là sự tha thứ. Ðôi khi, người phạm lỗi có địa vị xã hội hay là người lớn tuổi hơn chúng ta nên người ấy không thể trực tiếp xin lỗi, nhưng nngười ấy tỏ ra thành khẩn ăn năn, biết lỗi, chúng ta sẳn lòng tha thứ, thì đó là sự tha thứ dồ dào.

   

 Tiếng Việt chúng ta rất phong phú. Có thành ngữ “Lỡ thì tha” (lầm lỡ thì tha thứ), xin phép lạm bàn về ngữ ý một chút cho vui. Trong Tiếng Việt, “lỡ” đồng nghiã với bể, vỡ, hư. Tỷ như  bờ ruộng bị lỡ, bị hư, bị sạt đất rồi. Còn “tha” có ba ý, tha là thả ra, tha là không chấp, bỏ qua. Ý cuối, tha là ngậm trong miệng mang từ nơi này đến nơi khác. Tỷ như  con kiến tha rơm về xây tổ, tức là mang một điều gì đó từ nơi này đắp vào nơi đang thiếu.  Vậy thì, “lỡ thì tha” theo thiển ý người viết: “ Một khi mối quan hệ tình cảm vì sai lầm nào đó đưa đến đỗ vỡ, thì tha thứ là hành động mang đến sự phục hồi, để tình cảm được nguyên vẹn trở lại như thuở ban đầu”.    

TẠI SAO CHÚNG TA CẦN THA THỨ CHO NHAU ?
1 ) Chúng Ta Tha Thứ Nhau Vì Mạng Lịnh Của Chúa .

  Khi chúng ta thực hiện sự tha thứ ấy là lúc chúng ta vâng lời Chúa.  Sự tha thứ là một chủ đề xuyên suốt kinh thánh. Kinh thánh dề cập đến từ ngữ “tha thứ”, “tha tội” hoặc “tha” đến  một ngàn ba trăm ba mươi sáu lần (1336 lần).  Sứ đồ Phao lô khi viết thư cho Hội thánh Côlôse đã dạy rằng:” Vậy anh chị em là kẻ chọn lựa của Ðức Chúa Trời, là người thánh và rất yêu dấu của Ngài, hãy có lòng thương xót, hãy mặc lấy sự nhân từ, khiêm nhượng, mềm mại, nhịn nhục. Nếu một người trong anh chị em có sự gì phàn nàn với kẻ khác, thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau: như  Chúa đã tha thứ anh chị em thể nào, thì anh chị em cũng phải tha thứ thể ấy”(Côlôse 3:12 – 13).  
 Nếu chúng ta không tha thứ cho người khác thì chúng ta không đựơc Chúa tha thứ.  Trong bài giảng trên núi, Chúa Giêxu đã dạy chúng ta:”Và, nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ  tha thứ các ngươi.  Song nếu không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi.”(Mathiơ 6:14-15).  
 Ðể cảnh tỉnh chúng ta về việc thực hiện sự tha thứ, Chúa Giêxu đã kể một câu chuyện.  Có một người mắc nợ nhiều lắm, không trả  nổi nhưng được chủ tha cho. Nhưng anh laịbắt bỏ tù  một ngừơi bạn  thiếu anh món nợ nhỏ. Mặc cho sự nài xin, anh bỏ tù người bạn cho đến khi trả hết nợ mới thôi.  “Các bạn thấy vậy buồn lắm, đến thuật cùng chủ mình mọi điều đã xãy ra.  Chủ bèn đòi đầy tớ ấy đến mà nói rằng: Hỡi đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi vì ngươi cầu xin ta, ngươi há chẳng nên thương xót bạn làm việc ngươi như ta đã thương xót ngươi sao? Chủ nổi giận phú nó cho kẻ giữ ngục cho đến khi nào trả xong hết nợ.”(Mathiơ 18:23-34)  Rồi Chúa Giêxu đã phán:”Nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha lỗi cho anh chị em mình, thì Cha ta ở trên trời cũng sẽ xử với các ngươi như vậy”(Mathiơ 23:35).  
 Quan trọng hơn nữa, có tha thưa nhau chúng ta mới xứng đáng thờ phượng Chúa. Chúa dạy:”Aáy vậy, nếu khi nào ngươi đem của lễ dâng nơi bàn thờ, mà nhớ lại anh chị em có điều gì nghịch cùng mình, thì hãy để của lễ trước bàn thờ, trở về giảng hòa với anh chị em trước đã; rồi hãy đến dâng của lễ.”(Mathiơ 5:23-24). Nếu lòng chúng ta còn nhiều nổi muộn phiền, buồn giận, thì sự thờ phượng Chúa của chúng ta không có giá trị gì trước mặt Chúa. Lòng tha thứ và sự giảng hòa đối với nhau mới đích thực là bước đầu của tấm lòng thờ phượng Chúa vậy.  
2)Không tha thứ ta không sống lâu dài với nhau được.  
 Con người là bất toàn, dễ phạm những lỗi lầm trong cuộc sống, rất dễ làm tổn thương hay mích lòng nhau bằng lời nói hay những hành động nông nổi, dại dột.
 Trong phạm trù gia đình, cha mẹ và con cái thường có vấn đề tuỳ theo sự phát triển tâm sinh lý và mức độ trưởng thành của từng đứa con. Vợ chồng cũng có nhiều nan đề cần giải quyết. Thành ngữ Việt nam có câu:”Vợ chồng như chén bát trong sóng, sao khỏi khua động !” Chưa nói đến cái tinh thần cổ hũ “Chồng Chúa Vợ tôi” nơi miền thôn quê mộc mạc, hay “Lady firth” của Tây phương  nếu quá chừng mực sẽ đưa đến biết bao phiền toái giữa vợ chồng.  Các Bạn Trẻ thì sao? Có câu “Hồi chưa cưới, em là nữ hoàng của anh. Sau khi  cưới, em là nữ tỳ của anh !?”. 

Một nhà tâm lý đã đúc kết sự phức tạp trong đời sống vợ chồng như sau:
Năm thứ nhất: Anh nói cho em nghe, em nói cho anh nghe.
Năm thứ hai:  Anh nói anh nghe, em nói em nghe.
Năm thú ba: Cả hai cùng nói cho lối xóm nghe.  
 Phải tha thứ. Không có một gia đình nào là không có những chuyện buồn lòng nhau.   Gia đình Chấp sự, Truyền đạo, Mục sư vẫn vướng các nan đề, vì chúng ta là những con người bất toàn trong cuộc sống. Nhưng gia đình nào, Hội thánh nào biết tha thứ nhau thì tình cảm sẽ gần gủi và  yêu thương nhau nhiều hơn. 
 Nếu không tha thứ, chúng ta sẽ  ngày càng xa ncách nhau hơn. Sự phiền muộn, giận hờn  và lầm lỗi giống như rác rến, nếu không quét dọn và tẩy sạch đi, lâu ngày sẽ thành ra ô nhiểm bầu không khí thuộc linh của chúng ta. 
 Sự buồn giận nhiều khi bắt đầu bằng những việc rất nhỏ… nếu không sớm giải quyết thì theo ngày tháng sẽ trở nên những bức tường vô hình tạo ngăn cách. Vợ chồng không thèm đối mặt, cha mẹ không trò chuyện cùng con cái và anh chị em trong Hội thánh gặp nhau thì ngoảnh mặt làm ngơ như người xa lạ, trong nhà thờ đụng mặt thì dang xa, thậm chí không bao ngồi chung băng ghế. Một bức tường đã được ma quỷ hay chính bản ngả con người xây lên ngăn cách họ với nhau.  

Hãy nhớ rằng Hội thánh là một hội đồng yêu thương và hiệp nhất, có mối thông công thân ái ; chớ không phải là một phòng lapp học sinh ngữ, ngồi chung một phòng nhưng mỗi người tự học. Thập tự giá của Chúa Giêxu có thanh dọc và thanh ngang, hoàn toàn có thể ứng dụng hạn hẹp trong ý nghĩa cao quý là sự quyết tử của Chúa đưa tất cả chúng ta đến sự tương giao giữa Chúa và người. Ðồng thời tạo mối thông công giữa con người với nhau trong tình huynh đệ. Xin đừng tạo cho mình một thập tự trơ trọi chỉ một chiều thẳng đứng mà thôi. Hãy xử lý mọi bất hoà bằng sự tha thứ cho nhau như Chúa đã tha thứ tất cả chúng ta vậy .

     

 

CÁCH NÀO ÐỂ THA THỨ VÀ ÐƯỢC THA THỨ ?  

1 ) Phải chân thành với nhau .   

 Trên nền tảng  dạy dỗ của Thánh kinh :
             “Chúa muốn cho chúng ta lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chân thật.”,”nhưng mỗi  người trong anh em phải chừa sự nói dối, hãy nói thật với kẻ lân cận mình” (Êphêsô 4:15,25)

 Muốn được tha thứ chúng ta phải thành thật nhận lỗi và chân tình đến xin anh chị em mình tha thứ. Sự chân tình lúc nào cũng được đáp ứng. Chúa không  muốn chúng ta giả hình, đóng kịch hay nói dối trong khi làm hoà với nhau. Có thể xem thái độ, kiểu cách và giọng nói của một người, chúng ta có thể hiểu được người ấy có thật lòng xin lỗi hay chân thành tha thứ hay không. 
 Thí dụ: Khi người chồng xin lỗi vợ:  Ai cũng vậy mà, trai năm thê bảy thiếp, anh chú chút cho vui thôi. Bỏ qua cho anh nghen?. Chúng ta biết ngay người chồng này chưa hết lòng nhận lỗi. Thí dụ: Sau khi người chồng xin lỗi thì  người vợ nói lời tha thứ như sau: Thôi, thôi, thôi! Tui tha cho ông đó, nói hoài nhức đầu quá. Hay nói nhẹ nhàng hơn rằng: Thôi, ông có lỗi gì đâu mà tha với thứ!
 Hãy luôn nhớ rằng phải có hành động cập theo xứng hiệp với lòng ăn năn hối lỗi, như Xa Chê ngày xưa sẳn lòng bồi hoàn lỗi lầm bằng những điều có thể thực hiện được.(Luca 19:1-10) 

2) Tha thứ và quên hết.
 

 “Tha thứ là tốt, nhưng quên hết là tốt hơn”. Người tha thứ thật là người quên những lỗi lầm người khác. Chúng ta thường có khuynh hướng nhớ những chuyện buồn, luôn nhớ đến những lỗi lầm người khác, hơn là chuyện vui, chuyện tốt người khác làm cho mình.Cho nên, khi tha thứ hãy cố gắng quên hết những chuyện đã qua.
  

 Như chính Ðức Chúa Trời đối với chúng ta. Lời Chúa phán:”Phương đông xa cách phương tây bao nhiêu, thì Ngài đã đem sự vi phạm chúng tôi khỏi xa chúng tôi bấy nhiêu. Ðức Giêhôva thương xót kẻ kính sợ Ngài”(Thi thiên 103:12-13).
    

Sau giờ nhóm, có hai em mần nin thiếu nhi đánh nhau. Chị hướng dẫn khuyên nhũ và khuyên hai em làm hòa với nhau. Em đánh xin lỗi nhưng em kia không chịu. Ðau qúa, mắt xưng làm thế nào tha thứ được ? ! Chị hướng dẫn hoảng sợ vì thấy nhẹ nhàng khuyên không được, chị nói mạnh : ” Em không tha thứ cho bạn, nếu … lở đêm nay Chúa tái lâm thì làm thế nào gặp Chúa ? Em bị đánh trợn con mắt bầm tím tâm lý, rồi nói : ” Ờ, em tha cho nó đó, nhưng nếu đêm nay Chúa chưa tái lâm thì ngày mai nó biết tay em … Ðó là con trẻ. Nhưng nhiều lúc tất cả chúng ta cũng đã rất trẻ con trong cách cư xữ của mình. Nguyện xin Lời Chúa giúp đở tất cả chúng ta .
3 ) Tha thứ và không nhắc lại .
Ðôi khi tất cả chúng ta đã thật lòng tha thứ, nhưng thừơng hay nhắc lại hoặc kể lễ cho người khác về những lỗi lầm của người mà tất cả chúng ta đã tha thứ. Ðiều đó không tốt và gây nhiều tổn thương .

Có một bà tráng niên nói với tôi về những yếu ớt của chồng. Tôi hỏi bà đã tha thứ cho ông chưa ? Bà nói trong niềm vui ” tha rồi chớ, hỏng tha làm thế nào có mấy mặt con nữa mục sư ”, “ Sao là còn nhắc ? ” Bà nói ” Tại tôi tiếc của, gia tài lúc trước cũng nhiều nhưng tại ổng ham chơi tiêu hết .. ” Nói đến đây bà buồn rười rượi. Tôi nói : “ Chiều nay bà qua nhà thời thánh, tôi cho bà một cái thùng phuy Mỹ ( loại có nắp khóa kín và chắc ) ”. Bà kinh ngạc hỏi tôi “ lấy thùng phuy làm gì mục sư ? ” Thì bà làm ơn bỏ hết cái chuyện cũ đó vô thùng rồi đem đi liệng xuống sông dùm tôi đi ! Tôi vừa nói vừa cười khiến cho bà hiểu ý. Tôi về mà lòng thật vui .
Ðức Chúa Trời muốn tất cả chúng ta tha thứ nhau như vậy, vì chính Ngài so với tất cả chúng ta bằng sự bao dung rộng lượng của Ngài, ” Ta sẽ tha sự gian ác họ, không nhớ đến tội lỗi họ nữa ” ( Hêbơrơ 8 : 12 ) .
Một chị tín hữu có đứa con gái tuổi thiếu niên. Sáng hôm đó, cháu rữa chén tay trơn làm bể mấy cái chén kiểu đẹp. Bà đánh đòn nhưng cháu năn nĩ với nguyên do là tại xà bông trơn nên rớt bể …. Nên bà tha không đánh. Chiều hôm đó, có bà ngoại ở quê lên thăm cháu, cả hai mẹ con chạy ra mừng. Cháu đưa tay giỏ xoài cho ngoại, được bà khen “ Con nhỏ lớn đại rồi bây, .. nhờ được quá hén ! ” Người mẹ nói : ” Nó mà nhờ gì má, mới hồi sáng làm bể mấy cái chén kiểu đây nè. ” Em gái thiếu niên kia buồn và đau đớn vô cùng. Có lẽ đau hơn những lằn đòn phải chịu .

4 ) Chúng ta phải sẳn sàng tha thứ nhiều lần .   

Vì phải cứ liên tục chung sống với nhau trong một mái mái ấm gia đình, vì là người thân trong gia đình, bạn hữu của nhau tất cả chúng ta phải tha thứ nhiều lần. Vì là anh chị em trong Hội thánh với nhau tất cả chúng ta, còn phải liên tục san sẻ giúp thở nhau trong đời sống, cùng nhau thjờ phượng và ship hàng Chúa nên tất cả chúng ta phải tha thứ cho nhau trong tình thương của Chúa .
Như lời Chúa dạy trong Mathiơ 18 : 21-22 “ Phierơ bèn đến gần Ðức Chúa Giêxu mà hỏi rằng : Thưa Chúa, nếu đồng đội tôi phạm tội cùng tôi, thì sẽ tha cho họ mấy lần ? Có phải đến bảy lần chăng ? Ngài đáp rằng : Ta không nói cùng ngươi bảy lần đâu, nhưng đến bảy mươi lần bảy. ” Vậy, có phải Chúa dạy tất cả chúng ta tha thứ cho nhau bốn trăm chín mươi lần phải không ? ( 70 X 7 = 490 ? ) Rồi sang đến lần thứ bốn trăm chín mươi mốt thì không tha thứ nữa ? Không, không phải như vậy. Chắc chắn Chúa muốn tất cả chúng ta hãy luôn luôn, mãi mãi, hoài hoài … tha thứ cho nhau .
Nhưng cũng có người tín hữư hỏi tôi : “ Mục sư nói vậy thì sao được ? ( Chúa nói chớ không phải tôi ! ) Nhu ông nhà tôi, cứ kiểu đó ông phạm tội rồi ăn năn xin tha thứ, rồi lại cứ phạm tội, ăn năn tha thứ mãi hay sao ? ” Ðúng vậy, Chúa dạy tất cả chúng ta phải tha thứ luôn luôn tha thứ dồi dào., nhưng trường hợp này có một diều thật nguy khốn cho người chồng cố ý phạm tội. Tôi lấy thí dụ lòng tha thứ giống như một lọ thuốc cầm máu rất hiệu nghiệm, khi cạo râu lở bị đứt làm cho chảy máu, tôi sẽ dùng nó cầm máu. Nhung không vì cớ có lọ thuốc hiệu nghiệm tôi lại cố ý làm cho chảy máu để … .. lấy thuốc xức chơi. Tôi chỉ dùng thuốc khi lở tay, bị đứt mà thôi. Nhưng thử nghĩ, nếu một người cứ cố ý làm cho chảy máu, rồi cầm máu … như vậy, một thời hạn khuôn mặt người ấy sẽ như thế nào ? Méo mó, đầy sẹo và dị dạng phải không ? Ðời sống thuộc linh của một người cố ý phạm tội cũng giống như vậy .

KẾT LUẬN  

Sự tha thứ là mạng lịnh của Chúa tất cả chúng ta phải thực thi trong đời sống. Khi tha thứ và muốn được tha thứ tất cả chúng ta phải chân thành với nhau, quên hết và không nhắc lại hay kể lể cho người khác. Ðồng thời, tất cả chúng ta phải tha thứ nhiều lần, tha thứ luôn luôn. Nguyện Lời Chúa giup đở tất cả chúng ta. Nếu khi nào anh chị em thấy không hề, hoặc cảm thấy khó khăn vất vả khi phải tha thứ cho người khác, thì hãy nhớ rằng chính mình là một tội nhân xấu xa, đáng bị hình phạt trong hỏa ngục, nhưng Chúa đã tha thứ cho tất cả chúng ta. Nghĩ và hiểu rỏ như vậy tất cả chúng ta thuận tiện tha thứ cho anh chị em mình .   

 Có hai vợ chồng kia giận nhau. Vì lỗi nặng người chồng xấu hổ ra đi. Trong lúc xa nhà anh đã thành khẫn ăn năn và viết biết bao lá thư xin lỗi vợ mình.  Sau khoảng hai tháng sống trong đau đớn, anh quyết định trở về sum họp với vợ con.,Anh viết lá thư hẹn ngày về, trong đó phần tái bút có ghi “Nếu em tha thứ cho anh, hãy cho anh một dấu hiệu. Nếu được xin em lấy chiếc khăn vàng anh tặng em ngày xưa đem treo nơi cây chùm duột trước sân nhà.” Và ngày trở về thật là hồi hộp. Xe chạy gần đến khúc quanh  trước nhà, anh nghĩ nếu có chiếc khăn vàng thì anh nhà, còn không có thì anh cứ ngồi trên xe rồi …phải đi xa. Anh mong có chiếc khăn vàng, có chiếc khăn vàng…Rồ xe chạy gần đến nhà, anh nhìn thấy không phải một chiếc khăn vàng mà rất nhiều, rất nhiều…một rừng khăn vàng. Ðổ vở được hàn gắn, lở lầm thì tha thứù, nhung đây là sự tha thứ dồi dào.
  

Hãy lan rộng ra vòng tay tiếp đón va tha thứ lẫn nhau, như Chúa nhân từ đã và đang dang rộng đôi tay có dấu đinh đẫm máu của Ngài luôn chờ đón và sẳn lòng tha thứ cho mỗi tất cả chúng ta. Thật cảm tạ ơn Chúa vô cùng. Amen .

Mục sư Nguyễn văn Ðại
     

Share this:

Thích bài này:

Thích

Đang tải …

Source: https://vvc.vn
Category : Nhân Ái

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay